Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các tông phái đạo Phật »» LUẬT TÔNG »»

Các tông phái đạo Phật
»» LUẬT TÔNG

Donate

(Lượt xem: 5.007)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các tông phái đạo Phật - LUẬT TÔNG

Font chữ:

Khai tổ:  Đạo Tuyên Luật sư ở Trung Hoa
             Giám Chân[23]  ở Nhật vào thế kỷ 8.
Giáo lý căn bản: Ba tác phẩm của Đạo Tuyên về Tạng Luật, nhất là Tứ phần luật của phái Đàm-vô-đức bộ.
Tông chỉ: Giới luật là yếu tố quan trọng nhất. Người tu phải bắt đầu từ việc nghiêm trì giới luật thì mới có thể tu chứng được bất kỳ pháp môn nào khác.

LỊCH SỬ

Luật tạng là một phần trong giáo lý nguyên thủy từ thời đức Phật, nhưng không được thuyết giảng trọn vẹn một lần. Trong suốt thời gian hành hóa khắp nơi trên xứ Ấn Độ, tùy theo từng hoàn cảnh phát sinh cụ thể mà đức Phật chế ra từng điều luật và dạy đệ tử phải lưu truyền về sau. Cho đến khi Phật nhập Niết-bàn, ngài có căn dặn lại hàng tăng chúng về sau nhất thiết phải xem giới luật là bậc thầy để nương theo trên đường tu học.

Vâng theo lời dạy của Phật, các vị đại đệ tử của ngài đều rất chú trọng đến giới luật. Ngay sau khi Phật nhập diệt, ngài Ưu-ba-ly được giáo hội ủy thác trùng tuyên lại phần giới luật trong khi kết tập kinh điển lần thứ nhất. Những gì ngài nhắc lại đều được ghi vào Luật tạng.

Tại Ấn Độ, không có một bộ phái riêng biệt chuyên về giới luật, mà tất cả các bộ phái đều vâng giữ theo giới luật do Phật đã chế định. Tuy nhiên, do thời gian và sự chia tách, nên mỗi bộ phái cũng có những sự khác biệt nhất định.

Khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt, năm vị đệ tử của ngài Ưu-ba-cúc-đa[24] phân chia thành năm bộ phái riêng, đều soạn lại phần giới luật cho bộ phái của mình. Các bộ phái ấy là:

1.   Pháp tạng bộ[25]

2.   Nhất thiết hữu bộ

3.   Âm quang bộ

4.   Hóa địa bộ

5.   Khả trụ tử bộ

Trong các bộ phái này, phần Luật tạng của Pháp tạng bộ được các ngài Trúc Phật Niệm và Phật-đà-da-xá dịch sang chữ Hán vào khoảng đầu thế kỷ thứ 5, đời Hậu Tần, với tên là Tứ phần luật, gồm 60 quyển.[26]

Vào đời Tam Quốc, khoảng thế kỷ 3, ngài Đàm-ma-ca-la,[27] một vị tăng Ấn Độ sang Trung Hoa khởi sự việc dạy luật. Cho đến đời nhà Đường (620 – 906), bộ Tứ phần luật đã được hầu như tất cả chư tăng ở Trung Hoa chấp nhận và vâng theo.

Người có công lớn nhất trong việc thúc đẩy sự hình thành Luật tông là ngài Đạo Tuyên (596 – 667), còn có danh hiệu là Nam Sơn Đại sư, khoảng thế kỷ 7, trong đời nhà Đường. Vì vậy ngài được xem là khai tổ sáng lập Luật tông ở Trung Hoa. Ngài ẩn cư trên đỉnh núi Nam Sơn, tinh thông cả ba tạng Kinh, Luật và Luận, nhưng chú trọng nhất  vào tạng Luật. Ngài biên soạn và dịch rất nhiều kinh sách, hiện nay trong Đại Tạng Kinh còn lưu giữ được 20 bộ, gồm 110 quyển. Riêng về bộ Tứ phần luật, ngài có soạn ra ba tập sách giá trị để người học dùng kèm theo. Đó là bộ Tứ phần luật San phồn bổ khuyết hành sự sao, gồm 12 quyển; bộ Tứ phần luật San bổ tùy cơ yết-ma, gồm 2 quyển; và bộ Tứ phần luật Tỳ-kheo hàm chú giới bản, gồm 2 quyển.

Sau ngài Đạo Tuyên, còn có một vị nữa cũng có công lớn trong việc xiển dương Luật tông. Vị này là tổ thứ 15 của Luật tông, hiệu là Nguyên Chiếu (1048 – 1116). Ngài thông minh, học rộng, nên người đời xưng tụng là Đại Trí Thiền sư. Ngài có soạn bộ Tứ phần luật Hành sự sao tư trì ký, gồm 16 quyển, giúp cho việc nghiêm trì giới luật được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhiều. Vì thế, nhiều người vẫn xem ngài là Tổ sáng lập thứ hai, chỉ đứng sau ngài Đạo Tuyên mà thôi.

Trong thế kỷ 8, ngài Giám Chân[28] (688 – 763) truyền Luật tông sang Nhật, trở thành vị khai tổ của Luật tông ở nước này. Ngài là người Dương Châu, Trung Hoa. Năm 14 tuổi theo cha vào chùa, nhìn thấy tượng Phật nên cảm động mà phát nguyện xuất gia. Ngài học thông thạo ba tạng kinh điển, nhưng đặc biệt chú trọng việc nghiêm trì giới luật. Năm ngài 55 tuổi, có 2 vị tăng người Nhật Bản khẩn thiết thỉnh cầu ngài sang hoằng hóa ở Nhật Bản. Ngài nhận lời và lập chí nguyện sang Nhật. Môn đồ rất nhiều người ngăn cản, vì vào lúc ấy đường sang Nhật rất gian nan, nguy hiểm. Ngài nói với môn đồ rằng: “Đây là vì việc rộng truyền chánh pháp, dù có hy sinh tính mạng cũng chẳng hề gì. Nếu không có ai cùng đi thì một mình ta đi vậy.”

Nghe như vậy, có 21 vị đệ tử cùng xin đi theo, nhưng thất bại, không đến được Nhật Bản. Ngài vẫn kiên trì tiếp tục tổ chức thêm nhiều chuyến đi khác nữa. Đến lần thứ 6, sau 11 năm gian khổ, ngài mới đến được Nại Lương,[29] Nhật Bản vào năm 754, thuộc thời đại Thiên Bình, mang theo được rất nhiều kinh sách. Trong suốt các cuộc hành trình, có tổng cộng 36 vị tỳ-kheo bỏ mạng dọc đường, và chính ngài cũng bị mù hai mắt.

Lúc bấy giờ, Nhật hoàng và cả nước Nhật đều ngưỡng mộ, tôn sùng ngài, nên việc hoằng hóa vô cùng thuận lợi. Ngài được Nhật hoàng phong tặng là Truyền Đăng Đại pháp sư. Trong thời gian hoằng pháp, ngài cũng đồng thời giúp phát triển rất nhiều cho ngành y học của Nhật Bản, vì ngài vốn rất tinh thông y học. Sau 10 năm hoằng hóa với những thành quả vô cùng to lớn, ngài thị tịch tại Nhật vào năm 763.

Trong thời gian hoằng hóa của ngài, nhiều giới đàn được lập ra ở khắp nơi, và số người xin thọ giới ngày càng đông hơn, khiến cho Luật tông trở thành một chi phái được nhiều người sùng tín.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 22 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Bức Thành Biên Giới


Giải thích Kinh Địa Tạng


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.208.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...