Giữa khó khăn luôn tiềm ẩn cơ hội.
Albert Einstein
In the middle of difficulty lies opportunity. —
ALBERT EINSTEIN
Trong chuyến lưu giảng gần đây ở Bắc Mỹ, có người đệ tử bảo tôi rằng, một triết gia uy tín của thế kỷ 20 đã gọi thời đại chúng ta đang sống là “thời đại bất an”.
ON A RECENT teaching tour of North America, I was told by a student that an influential philosopher of the twentieth century had called the era in which we live the “age of anxiety.”
Anh ta giải thích rằng, theo vị triết gia nọ thì hai trận Thế chiến đẫm máu đã để lại một loại “vết sẹo cảm xúc” trong lòng người. Trước đây chưa từng có cuộc chiến tranh nào quá nhiều người chết đến thế, và tệ hại hơn nữa, tỷ lệ tử vong rất cao đó là hệ quả trực tiếp của những tiến bộ kỹ thuật và khoa học, lẽ ra là để giúp cho cuộc sống con người được văn minh và tiện nghi hơn.
He explained to me that, according to this philosopher, two bloody world wars had left a kind of emotional scar in people's minds. Never before had so many people been killed in warfare— and worse, the high death toll was a direct result of industrial and scientific advances that were supposed to have made human life more civilized and comfortable.
Anh ta tiếp tục rằng, từ sau những cuộc chiến tranh khủng khiếp ấy, gần như tất cả những tiến bộ trên phương diện tiện nghi và thuận lợi vật chất mà chúng ta đạt được đều kèm theo một khía cạnh đen tối. Các thành tựu đột phá về khoa học kỹ thuật đã giúp ta có được những điện thoại cầm tay, máy quét mã vạch hàng hóa trong siêu thị, máy rút tiền và máy vi tính cá nhân... nhưng lại cũng chính là những nền tảng [khoa học] để chế tạo các loại vũ khí có khả năng quét sạch toàn bộ sự sống loài người và cũng có thể hủy diệt cả hành tinh này, nơi ta vẫn xem là một ngôi nhà chung. [Các phương tiện như] điện thư (email), mạng toàn cầu (Internet), và những kỹ thuật điện toán khác, lẽ ra phải làm cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn, nhưng lại thường nhấn chìm ta trong quá nhiều thông tin, quá nhiều khả năng có thể, mà điều nào cũng được xem như khẩn cấp, đòi hỏi sự quan tâm của ta.
Since those terrible wars, he went on to say, nearly every advance we've made in terms of material comfort and convenience has had a shadow side. The same technological breakthroughs that have given us cell phones, supermarket scanners, ATMs, and personal computers are the basis for creating weapons that can wipe out entire populations and perhaps destroy the planet we call home. E-mail, the Internet, and other computer technologies that were supposed to make our lives easier often overwhelm us with too much information and too many possibilities, all supposedly urgent, demanding our attention.
Rồi anh tiếp tục nói:
- Những tin tức chúng ta nghe được qua mạng Internet, tạp chí, báo hằng ngày hay trên ti-vi, phần lớn chẳng dễ chịu chút nào: toàn là những cuộc khủng hoảng, những hình ảnh bạo lực cùng với dự báo về những điều tồi tệ sắp đến.
Tôi hỏi người đệ tử này xem vì sao những tường thuật này lại quá chú trọng đến bạo động, tội ác và khủng bố thay vì đề cập đến những hành vi tốt đẹp hay thành tựu mà người ta đã đạt được. Anh ta đáp:
The news we hear, he continued—online, in magazines and newspapers, or on TV-is overwhelmingly unpleasant: full of crises, violent images, and predictions of worse to come. I asked him why these reports focus so much on violence, crime, and terrorism rather than on the good deeds that people have done and the successes that people have accomplished.
- Tin dữ bán chạy hơn.
“Bad news sells,” he replied.
Tôi không hiểu câu ấy và hỏi lại ý anh ta muốn nói gì. Anh giải thích:
I didn't understand that phrase, and asked him what he meant.
- Các thảm họa luôn được sự chú ý của mọi người. Người ta bị lôi cuốn bởi những tin tức xấu vì điều đó xác nhận nỗi lo âu lớn nhất của chúng ta rằng cuộc đời này đầy những bất trắc và rất đáng sợ. Chúng ta luôn trong tâm trạng chờ đợi điều khủng khiếp sắp đến, để may ra có thể chuẩn bị đối phó - dầu đó là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, một cuộc đánh bom liều chết, một đợt sóng thần hay động đất. Chúng ta nghĩ: “Ừ, mình có sợ cũng đúng thôi... Nào, để mình suy nghĩ xem có thể làm được gì để tự vệ đây!”
“Disasters get people's attention,” he explained. “People are drawn to bad news because it confirms our worst fears that life is unpredictable and scary. We're always on the lookout for the next terrible thing so we can perhaps prepare against it—whether it's a stock market crash, a suicide bomb, a tidal wave, or an earthquake. 'Aha,' we think, 'I was right to be scared . . . now let me think about what I can do to protect myself.'“
Nghe anh nói, tôi nhận ra rằng cái tâm trạng [bất an] bao trùm mà anh miêu tả đó hoàn toàn không chỉ là riêng của thời hiện đại. Theo cách nhìn của Phật giáo thì từ 2.500 năm nay, mỗi một giai đoạn trong lịch sử nhân loại đều có thể được mô tả như là một “thời đại bất an”. Sự bất an mà chúng ta cảm nhận hiện nay đã là một phần của kiếp người từ bao thế kỷ rồi. Nói chung, đối với sự bất an căn bản này và những phiền não phát sinh từ đó, chúng ta phản ứng bằng hai cách rõ rệt. Chúng ta cố gắng tránh né, hoặc chấp nhận đầu hàng. Dù là cách nào thì cuối cùng cũng thường sẽ tạo ra thêm những rắc rối và bất ổn cho cuộc sống chúng ta.
As I listened to him, I realized that the emotional climate he was describing wasn't at all unique to the modern age. From the twenty-five-hundred-year-old perspective of Buddhism, every chapter in human history could be described as an “age of anxiety.” The anxiety we feel now has been part of the human condition for centuries. In general, we respond to this basic unease and the disturbing emotions that arise from it in two distinct ways. We try to escape or we succumb. Either route often ends up creating more complications and problems in our lives.
Đạo Phật cho ta một lựa chọn thứ ba. Chúng ta có thể nhìn thẳng vào những phiền não cũng như các bất ổn khác gặp phải trong đời và xem đó như những bàn đạp để hướng đến giải thoát. Thay vì chối bỏ hay đầu hàng chúng, ta có thể thân thiện với chúng, nhận hiểu thấu triệt về chúng để đạt đến một kinh nghiệm lâu dài và chân chính về sự tự tin, trong sáng, trí tuệ và niềm vui vốn sẵn có trong mỗi chúng ta.
Buddhism offers a third option. We can look directly at the disturbing emotions and other problems we experience in our lives as stepping-stones to freedom. Instead of rejecting them or surrendering to them, we can befriend them, working through them to reach an enduring, authentic experience of our inherent wisdom, confidence, clarity, and joy.
Nhiều người hỏi: “Làm sao tôi áp dụng được phương pháp này?” “Làm sao để sống theo con đường tu tập?” Theo nhiều phương cách, quyển sách này sẽ đáp ứng những câu hỏi đó: nó là một hướng dẫn thực tiễn để vận dụng những tuệ giác và các pháp tu tập Phật giáo vào những thử thách trong cuộc sống hằng ngày.
“How do I apply this approach?” many people ask. “How do I take my life on the path?” This book is, in many ways, a response to their questions: a practical guide to applying the insights and practices of Buddhism to the challenges of everyday life.
Sách này cũng hướng đến cả những người có thể hiện nay chưa gặp bất ổn hay khó khăn gì, những người mà cuộc sống đang tiến triển một cách mãn nguyện và hạnh phúc. Đối với những cá nhân may mắn ấy, quyển sách sẽ có giá trị như một bài kiểm tra lại những điều kiện cơ bản của nhân sinh mà theo lăng kính Phật giáo có thể đã tỏ ra hữu ích, dẫu chỉ như phương tiện để khám phá và nuôi dưỡng một tiềm năng nào đó, mà có thể chính họ thậm chí đã không hề nhận biết.
It's also meant for people who may not be experiencing any problems or difficulties at the moment; people whose lives are proceeding quite happily and contentedly. For these fortunate individuals it serves as an examination of the basic conditions of human life from a Buddhist perspective that may prove useful, if only as a means of discovering and cultivating a potential of which they might not even be aware.
Theo một số chiều hướng thì hẳn sẽ dễ dàng hơn khi chỉ cần sắp xếp những ý tưởng và phương pháp được bàn thảo trong những trang sau đây thành những tờ hướng dẫn đơn giản, như kiểu sách hướng dẫn sử dụng mà bạn nhận được khi mua một chiếc điện thoại di động chẳng hạn. Đại thể như là: “Bước 1: Kiểm lại xem trong hộp có đủ những thứ sau đây...” , “Bước 2: Mở nắp đậy khoang chứa pin ở phía sau máy.”, “Bước 3: Lắp pin vào...”
In some ways, it would be easy just to organize the ideas and methods discussed in the following pages as a simple instruction manual—the kind of pamphlet you get when you buy a cell phone, for instance. “Step One: Check to make sure that the package includes all of the following . . .” “Step Two: Remove the battery cover on the back of the phone.” “Step Three: Insert the battery.”
Tuy nhiên, vì được đào tạo theo cung cách rất cổ truyền, nên từ tấm bé tôi đã thấm nhuần niềm tin rằng, một sự hiểu biết căn bản về các nguyên tắc - ta có thể gọi đó là kiến giải - là điều thiết yếu để rút ra được bất kỳ lợi ích thiết thực nào từ sự tu tập. Chúng ta nhất thiết phải hiểu được thực trạng căn bản của chính mình, để từ đó mới có thể nỗ lực thích hợp. Nếu không, sự tu tập của ta sẽ không đi đến đâu cả. Chúng ta chỉ đi loanh quanh một cách mù quáng, không nhận biết được bất kỳ điều gì về phương hướng hay mục đích.
But I was trained in a very traditional fashion, and it was instilled in me from a young age that a basic understanding of the principles—what we might call the view—was essential in order to derive any real benefit from practice. We have to understand our basic situation in order to work with it. Otherwise, our practice goes nowhere; we're just flailing around blindly without any sense of direction or purpose.
Vì lý do đó, tôi thiết nghĩ phương thức tốt nhất hẳn là phải sắp xếp nội dung sách thành ba phần, theo mẫu mực của những bản văn Phật pháp cổ điển.
Phần Một khảo sát thực trạng căn bản của chúng ta: bản chất và nguyên nhân những dạng thức phiền não dị biệt đang tác động lên cuộc sống ta và tiềm năng của chúng trong việc đưa ta đến một sự nhận hiểu sâu sắc về bản thể của chính mình.
Phần Hai cung cấp sự chỉ dẫn tuần tự từng bước một qua ba phương pháp thiền tập căn bản để an định tâm thức, rộng mở tâm hồn và trau dồi trí tuệ.
Phần Ba được dành cho nội dung vận dụng những hiểu biết đạt được ở phần Một và những phương pháp đã trình bày ở phần Hai vào những vấn đề thường gặp về tâm lý, về thể chất hay các bất ổn cá nhân.
For this reason, it seemed to me that the best approach would be to organize the material into three parts, following the pattern of classical Buddhist texts. Part One explores our basic situation: the nature and causes of the various forms of unease that condition our lives and their potential to guide us toward a profound recognition of our own nature. Part Two offers a step-by-step guide through three basic meditation practices aimed at settling our minds, opening our hearts, and cultivating wisdom. Part Three is devoted to applying the understanding gained in Part One and the methods described in Part Two to common emotional, physical, and personal problems.
Tuy rằng những nỗ lực tu tập của chính tôi từ lúc còn thơ ấu có thể đóng góp theo một cách nhỏ nhoi nào đó vào những đề tài được khảo sát trong sách này, nhưng phần lớn tuệ giác là có được từ những thiện hữu tri thức và các bậc thầy của tôi. Tuy nhiên tôi đặc biệt mang ơn sâu nặng những người mà tôi đã được gặp trong suốt 12 năm lưu giảng khắp thế giới, những người đã thẳng thắn bộc lộ với tôi về cuộc đời của họ. Những câu chuyện họ kể cho tôi nghe đã giúp tôi mở mang hiểu biết về những phức tạp của đời sống tình cảm, và củng cố sâu đậm thêm niềm tri ân đối với những pháp tu tập mà một Phật tử như tôi đã được học.
While my own early struggles may contribute in some small way to the topics explored in the following pages, a far greater share of insight has come from my teachers and friends. I owe a special debt of gratitude, however, to the people I've met over the past twelve years of teaching around the world, who have spoken so candidly about their own lives. The stories they've told me have broadened my understanding of the complexities of emotional life and deepened my appreciation of the tools I learned as a Buddhist.