Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trí tuệ hoan hỷ »» Xem đối chiếu Anh Việt: 4. Bước Ngoặt »»

Trí tuệ hoan hỷ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 4. Bước Ngoặt

Donate

(Lượt xem: 10.666)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

4. Bước Ngoặt

4. The turning point





Giải thoát được hiển bày thông qua sự nhận biết đúng thật những gì đang trói buộc chúng ta.
Liberation occurs through recognizing just by that which you are bound.
Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 9
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning (Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
—THE NINTH GYALWA KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan

Khi thuyết pháp trước những cử tọa đông đảo, tôi thường gặp một vấn đề khá lúng túng. Cổ họng tôi khô khốc lúc nói chuyện, nên trong buổi giảng tôi thường uống cạn ly nước dành cho tôi khá sớm. Và bao giờ cũng vậy, người ta để ý thấy ly nước cạn nên rất tử tế châm đầy lại cho tôi. Tôi tiếp tục giảng, lại khô họng, lại uống cạn ly nước, và rồi sớm muộn gì cũng sẽ có ai đó lại đến châm đầy. Tôi tiếp tục giảng hoặc trả lời những câu hỏi, và rồi lại có người đến châm đầy ly nước.
WHEN I'M TEACHING in front of large groups, I often confront a rather embarrassing problem. My throat gets dry as I talk, so I tend to drain my glass of water pretty early on in the teaching session. Invariably, people notice that my glass is empty and they very kindly refill it. As I continue to speak, my throat gets dry, I drink the entire glass of water, and sooner or later, someone refills my glass again. I go on talking or answering questions, and again someone refills my glass.
Sau một thời gian - thường là trước giờ dự kiến kết thúc buổi giảng - tôi bắt đầu nhận biết một cảm giác khá khó chịu và một ý nghĩ thoáng qua đầu: “Chết chưa, còn đến một giờ nữa mới xong buổi giảng mà mình cần phải đi tiểu!”
After some time-usually before the teaching period is scheduled to end-I become aware of a rather uncomfortable feeling, and a thought crosses my mind.- Oh dear, there's an hour left for this session and I have to pee.
Tôi giảng thêm một lúc nữa, trả lời một số câu hỏi, rồi liếc nhìn đồng hồ.
I talk a little bit more, answer some questions, and glance at my watch.
Còn 45 phút nữa, và tôi thực sự cần đi tiểu…
Now there's forty-five minutes left and I really have to pee...
Thêm nửa giờ trôi qua, và cảm giác muốn đi tiểu trở nên căng thẳng…
Half an hour passes and the urge to pee becomes intense...
Có người đưa tay lên và hỏi: “Sự khác biệt giữa tánh giác đơn thuần và tánh giác bị quy định là gì?”
Someone raises his hand and asks, “What is the difference between pure awareness and conditioned awareness?”
Câu hỏi này đi thẳng vào tâm điểm của lời Phật dạy về Diệu đế thứ ba. Diệu đế này thường được dịch là “Diệt đế”, soi chiếu vào bản thể của kinh nghiệm để cho ta biết rằng mọi dạng thức khổ đau khác nhau mà ta phải chịu đựng đều có thể được dứt trừ.
The question goes to the heart of the Buddha's teaching about the Third Noble Truth. Often translated as “The Truth of Cessation,” this third insight into the nature of experience tells us that the various forms of suffering we experience can be brought to an end.
Nhưng bây giờ tôi thực sự, thực sự cần đi tiểu.
But now I REALLY, REALLY have to pee.
Thế là tôi nói với người ấy:
- Đó là một bí mật lớn. Tôi sẽ nói cho ông biết sau khi tạm ngưng một chút.
So I tell him, “This is a great secret, which I'll tell you after a short break.”
Với tất cả vẻ uy nghi mà tôi còn có thể giữ lại được, tôi đứng lên rời khỏi ghế ngồi, chầm chậm bước ngang những hàng người đang cúi đầu cung kính, và cuối cùng bước vào nhà vệ sinh.
With all the dignity I can summon, I get up off the chair where I've been sitting, slowly pass through rows of people bowing, and finally get to a bathroom.
Trở lại vấn đề, việc tiểu tiện có lẽ không phải là một kinh nghiệm giác ngộ trong ý tưởng của bất kỳ ai, nhưng tôi có thể nói với quý vị rằng khi được xả hết nước trong bàng quang ra, tôi nhận biết cái cảm giác nhẹ nhõm thâm sâu mà tôi thể nghiệm được lúc ấy là một ví dụ rất đúng cho Diệu đế thứ ba: cảm giác nhẹ nhõm ấy luôn tồn tại trong tôi, như một cái gì đó mà ta có thể gọi là một điều kiện căn bản. Tôi đã không nhận ra nó chỉ vì nó tạm thời bị chướng ngại bởi bầu nước căng tức kia. Nhưng rồi sau đó, [khi xả hết nước thì] tôi đã có thể nhận biết và hiểu được giá trị của nó.
Now, peeing may not be anyone's idea of an enlightening experience, but I can tell you that once I empty my bladder, I recognize that the deep sense of relief I feel in that moment is a good analogy for the Third Noble Truth: that relief was with me all the time as what you might call a basic condition. I just didn't recognize it because it was temporarily obscured by all that water. But afterwards, I was able to recognize it and appreciate it.
Đức Phật đề cập đến nan đề này với một ví dụ trang trọng hơn, qua đó Ngài so sánh bản chất căn bản này với mặt trời. Cho dù mặt trời luôn chiếu sáng, nó vẫn thường bị che mờ bởi những đám mây. Nhưng ta chỉ có thể thực sự thấy được những đám mây nhờ có mặt trời chiếu sáng chúng. Cũng vậy, bản chất căn bản của chúng ta vốn luôn hiện hữu. Trong thực tế, chính nó đã giúp ta nhận biết được ngay cả những gì đang che khuất nó: tri kiến này có thể được nhận hiểu rõ nhất bằng cách quay trở lại với câu hỏi vừa được nêu lên ngay trước khi tôi [rời giảng đường để] đi vào nhà vệ sinh.
The Buddha referred to this dilemma with a somewhat more dignified analogy in which he compared this basic nature to the sun. Though it's always shining, the sun is often obscured by clouds. Yet we can only really see the clouds because the sun is illuminating them. In the same way, our basic nature is always present. It is, in fact, what allows us to discern even those things that obscure it: an insight that may be best understood by returning to the question raised just before I left for the bathroom.
Hai loại tánh giác
TWO TYPES OF AWARENESS
Tinh yếu của mỗi một tư tưởng nảy sinh chính là tánh giác ban sơ.
The essence of every thought that arises is pristine awareness.
Pengar Jamphel Sangpo
Short Invocation of Vajradhara (Kim cương Tổng trì thỉnh nguyện yếu văn)
Maria Montenegro dịch sang Anh ngữ
—Pengar Jamphel Sangpo, Short Invocation of Vajradhara, translated by Maria Montenegro
Thật ra chẳng có bí mật lớn lao gì trong việc nhận hiểu khác biệt giữa tánh giác đơn thuần và tánh giác bị quy định bởi các điều kiện nhân duyên. Cả hai đều là những sự nhận biết, có thể tạm định nghĩa như là khả năng nhận ra, ghi nhớ, và trong một ý nghĩa nào đó là “sắp xếp phân loại” mọi khoảnh khắc kinh nghiệm.
Actually there's no great secret to understanding the difference between pure awareness and conditioned awareness. They're both awareness, which might be roughly defined as a capacity to recognize, register, and in a sense “catalogue” every moment of experience.
Tánh giác đơn thuần giống như một quả cầu pha lê trong suốt, tự nó không màu sắc nhưng có khả năng phản chiếu bất kỳ điều gì: khuôn mặt của bạn, người khác, tường vách, bàn ghế v.v... Nếu xoay nó một chút, có thể bạn sẽ nhìn thấy những chỗ khác trong phòng, và kích thước, hình dạng, vị trí của bàn ghế có thể thay đổi. Nếu mang nó ra ngoài, bạn có thể nhìn thấy [phản chiếu trong nó những] cây cối, chim chóc, hoa lá và ngay cả bầu trời! Dù vậy, những gì hiện ra trong đó chỉ là sự phản chiếu. Chúng không thực sự tồn tại bên trong quả cầu và cũng không làm thay đổi bản chất của quả cầu theo bất kỳ cách thức nào.
Pure awareness is like a ball of clear crystal—colorless in itself but capable of reflecting anything: your face, other people, walls, furniture. If you moved it around a little, maybe you'd see different parts of the room and the size, shape, or position of the furniture might change. If you took it outside, you could see trees, birds, flowers—even the sky! What appears, though, are only reflections. They don't really exist inside the ball, nor do they alter its essence in any way.
Bây giờ, giả sử quả cầu thủy tinh được bọc trong một mảnh lụa màu. Tất cả những gì bạn nhìn thấy phản chiếu trong ấy - cho dầu bạn có xoay nó, mang nó sang những căn phòng khác hay ra ngoài đường - cũng đều sẽ nhuốm màu của mảnh lụa theo một mức độ nào đó. Đây là một miêu tả khá chính xác về tánh giác bị quy định bởi các điều kiện nhân duyên: một toàn cảnh bị nhuốm màu bởi vô minh, tham ái, sân hận và vô số những che chướng khác khởi sinh từ “dzinpa”. Dù vậy, những hình ảnh phản chiếu bị nhuốm màu này cũng chỉ đơn thuần là sự phản chiếu. Chúng không làm thay đổi bản chất của vật đã phản chiếu chúng. Về cơ bản, quả cầu pha lê kia vẫn trong suốt không màu.
Now, suppose the crystal ball were wrapped in a piece of colored silk. Everything you saw reflected in it—whether you moved it around, carried it to different rooms, or took it outside—would be shaded to some degree by the color of the silk. That's a fairly accurate description of conditioned awareness: a perspective colored by ignorance, desire, aversion, and the host of other obscurations born from dzinpa. Yet these colored reflections are simply reflections. They don't alter the nature of that which reflects them. The crystal ball is essentially colorless.
Tương tự, tánh giác đơn thuần tự nó luôn trong sáng, có khả năng phản chiếu bất kỳ sự vật gì, ngay cả những ý niệm sai lầm về chính nó như là có giới hạn hay bị nhân duyên quy định. Cũng giống như mặt trời chiếu sáng lên những đám mây đang che khuất nó, tánh giác đơn thuần giúp ta có khả năng thể nghiệm những khổ đau [thuộc loại] tự nhiên cũng như kịch bản đang diễn ra không ngừng của những khổ đau tự tạo, như tôi đối nghịch với người khác, của tôi đối nghịch với của người khác, tốt đối nghịch với xấu, dễ chịu đối nghịch với khó chịu v.v...
Similarly, pure awareness in itself is always clear, capable of reflecting anything, even misconceptions about itself as limited or conditioned. Just as the sun illuminates the clouds that obscure it, pure awareness enables us to experience natural suffering and the relentless drama of self-created suffering: me versus you, mine versus yours, this feeling versus that feeling, good versus bad, pleasant versus unpleasant, and so on.
Chân lý về sự tịch diệt hay Diệt đế thường được mô tả như một sự giải thoát rốt ráo không còn những chấp thủ, tham lam hay khát ái. Mặc dù chữ “diệt” có vẻ như hàm ý một tình trạng nào đó khác biệt hay tốt đẹp hơn so với những gì ta đang trải nghiệm, nhưng nó lại thực sự chỉ cho việc thừa nhận một tiềm năng vốn sẵn có trong ta.
The Truth of Cessation is often described as a final release from fixation, craving, or “thirst.” However, while the term “cessation” seems to imply something different or better than our present experience, it is actually a matter of acknowledging the potential already inherent within us.
Việc đạt đến tịch diệt - hay giải thoát khỏi dukkha - là khả thi, vì về căn bản thì tánh giác [đơn thuần] vốn là trong sáng và không bị quy định. [Những tâm hành như] sợ hãi, nhục nhã, tội lỗi, tham lam, tranh đua v.v... chỉ là những tấm màn che chướng, những phóng ảnh [tạo ra từ sự] kế tục và được củng cố bởi nền văn hóa, [môi trường] gia đình và kinh nghiệm bản thân. Theo Diệu đế thứ ba, mức độ giảm nhẹ của khổ đau sẽ tương ứng với mức độ buông bỏ toàn bộ cơ cấu của tham ái.
Cessation—or relief from dukkha—is possible because awareness is fundamentally clear and unconditioned. Fear, shame, guilt, greed, competiveness, and so on, are simply veils, perspectives inherited and reinforced by our cultures, our families, and personal experience. Suffering recedes, according to the Third Noble Truth, to the extent that we let go of the whole framework of grasping.
Chúng ta thành tựu điều này không phải bằng cách đè nén những tham muốn, sân hận và chấp thủ, hay nỗ lực để “suy nghĩ khác đi”, mà thay vì vậy là bằng cách xoay chuyển sự nhận biết vào nội tâm, quán sát những tư tưởng, cảm xúc và cảm thọ đã gây bất ổn cho ta và bắt đầu nhận biết chúng - thậm chí có thể là hiểu được giá trị của chúng - như là những hiển lộ của chính sự nhận biết, hay tánh giác.
We accomplish this not by suppressing our desires, our aversions, our fixations, or trying to “think differently,” but rather by turning our awareness inward, examining the thoughts, emotions, and sensations that trouble us, and beginning to notice them— and perhaps even appreciate them—as expressions of awareness itself.
Nói một cách giản dị, nguyên nhân của những căn bệnh đa dạng mà ta mắc phải cũng chính là phương thuốc trị liệu. Tâm thức tham ái cũng chính là tâm thức mang đến sự giải thoát.
Simply put, the cause of the various diseases we experience is the cure. The mind that grasps is the mind that sets us free.
Tánh Phật
BUDDHA NATURE
Khi đang sống trong bóng tối, tại sao không đi tìm ánh sáng?
When you are living in darkness, why don't you look for the light?
The Dhammapada (Kinh Pháp Cú)
Eknath Easwaran dịch sang Anh ngữ.
—FW Dhammapada,
translated by Eknath Easwaran
Để giải thích vấn đề này một cách rõ ràng mạch lạc hơn, tôi phải ăn gian một chút bằng cách đưa ra một đề tài mà đức Phật chưa bao giờ chính thức đề cập đến trong lần Chuyển pháp luân thứ nhất. Nhưng theo một số bậc thầy của tôi đã thừa nhận thì đề tài này được hàm ý trong các lần Chuyển pháp luân thứ nhất và thứ hai.
In order to explain this more clearly I have to cheat a little bit, bringing up a subject that the Buddha never explicitly mentioned in his teachings of the First Turning of The Wheel. But as a number of my teachers have admitted, this subject is implied in the first and second turnings.
Điều đó không phải như thể là Ngài đã giữ lại một phát kiến lớn lao nào đó để chỉ truyền dạy cho những vị đệ tử ưu tú và xuất sắc nhất. Thay vì vậy, như một bậc thầy có trách nhiệm, Ngài đã tập trung trước hết vào việc truyền dạy những pháp môn cơ bản rồi mới chuyển sang những đề tài chuyên sâu hơn sau đó. Cứ hỏi bất kỳ giáo viên tiểu học nào về tính thực tiễn của việc dạy toán học cho trẻ em chưa thông thạo bốn phép tính cộng trừ nhân chia căn bản thì sẽ biết.
It isn't as if he was holding back on some great revelation that would only be passed on to the best and brightest of his students. Rather, like a responsible teacher, he focused first of all on teaching basic principles before moving on to more advanced subjects. Ask any elementary school teacher about the practicality of teaching calculus to children who haven't yet mastered the basics of addition, subtraction, division, or multiplication.
Đề tài tôi đang muốn nói đến là tánh Phật - không phải [theo ý nghĩa] là chỉ đến cách hành xử hay thái độ, tính cách của [đức Phật Thích-ca Mâu-ni như] một vị du tăng đắp y đi khất thực! Chữ “Buddha” hay “Phật-đà” trong tiếng Sanskrit có thể tạm dịch là “người tỉnh thức”. Khi dùng như một danh xưng chính thức, từ ngữ này thường chỉ cho ngài Siddhartha Gautama (hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm), người thanh niên đã đạt đến giác ngộ cách đây hơn 2.500 năm tại Bodhgaya (Bồ-đề Đạo tràng).
The subject is Buddha nature—which doesn't refer to the behavior or attitude of someone who walks around in colored robes, begging for food! Buddha is a Sanskrit term that might be roughly translated as “one who is awake.” As a formal title, it usually refers to Siddhartha Gautama, the young man who achieved enlightenment twenty-five hundred years ago in Bodhgaya.
Tuy nhiên, [chữ “Phật” trong cụm từ] “tánh Phật” không phải là một danh xưng chính thức. Đó không phải là một tính cách duy nhất chỉ thuộc về đức Phật Thích-ca Mâu-ni hay những hành giả Phật giáo. Đó cũng không phải một điều gì được sáng tạo hay tưởng tượng ra. Đó là phần tâm điểm hay tinh yếu vốn có của tất cả chúng sinh: một tiềm năng vô hạn để thấy, nghe hay thực hiện, thể nghiệm bất kỳ điều gì. Nhờ có tánh Phật, ta mới có khả năng học hỏi, phát triển, thay đổi... Ta cũng có khả năng tự mình [tu tập] thành Phật.
Buddha nature, however, is not a formal title. It's not a characteristic exclusive to the historical Buddha or to Buddhist practitioners. It's not something created or imagined. It's the heart or essence inherent in all living beings: an unlimited potential to do, see, hear, or experience anything. Because of buddha nature we can learn, we can grow, we can change. We can become Buddhas in our own right.
Tánh Phật không thể mô tả bằng những khái niệm tương đối. Tánh Phật phải được thực chứng, và sự thực chứng thì không thể định nghĩa bằng ngôn từ. Hãy tưởng tượng bạn đang ngắm nhìn một khung cảnh quá hùng vĩ đến nỗi vượt quá khả năng miêu tả của bạn, như khe núi Grand Canyon [ở bang Arizona của Hoa Kỳ] chẳng hạn. Bạn có thể nói là nó lớn lắm, rằng các vách đá ở cả hai bên đều có màu đỏ, và rằng không khí ở đây khô ráo, thoảng nhẹ hương tuyết tùng (cedar)... Nhưng dầu có miêu tả kỹ lưỡng đến đâu đi chăng nữa, sự miêu tả của bạn cũng không thực sự bao quát được hết cái kinh nghiệm đứng trước một khung cảnh quá bao la như thế. Hoặc là bạn có thể cố gắng miêu tả phong cảnh được quan sát từ trên tòa tháp Đài Bắc 101, một trong những kiến trúc cao nhất thế giới và được thừa nhận là một trong “bảy kỳ quan” của thế giới hiện đại. Bạn có thể miêu tả về toàn cảnh, chẳng hạn như những chiếc xe hơi và người đi lại bên dưới trông như những đàn kiến [nhỏ bé] như thế nào, hay về cảm giác khó thở của chính bạn khi đứng ở một nơi quá cao như thế so với mặt đất. Nhưng sự miêu tả đó hẳn sẽ không truyền đạt được chiều sâu và bề rộng kinh nghiệm của bạn.
Buddha nature can't be described in terms of relative concepts. It has to be experienced directly, and direct experience is impossible to define in words. Imagine looking at a place so vast that it surpasses our ability to describe it—the Grand Canyon, for example. You could say that it's big, that the stone walls on either side are sort of red, and that the air is dry and smells faintly like cedar. But no matter how well you describe it, your description can't really encompass the experience of being in the presence of something so vast. Or you could try describing the view from the observatory of the Taipei 101, one of the world's tallest buildings, hailed as one of the “seven wonders of the modern world.” You could talk about the panorama, the way the cars and people below look like ants, or your own breathlessness at standing so high above the ground. But it still wouldn't communicate the depth and breadth of your experience.
Cho dù tánh Phật là không thể mô tả, nhưng đức Phật quả thật có đưa ra một số nét chính, theo cách như những bảng chỉ đường hay bản đồ có thể giúp ta hướng đến kinh nghiệm không thể mô tả này. Một trong những phương thức Ngài đã dùng để mô tả kinh nghiệm này là dưới dạng ba phẩm tính: trí tuệ vô song, tức là khả năng biết được tất cả và bất kỳ điều gì, cả trong quá khứ, hiện tại và vị lai; khả năng vô hạn, bao hàm một năng lượng vô tận để giải thoát chính mình và mọi chúng sinh khác ra khỏi bất kỳ hoàn cảnh khổ đau nào; và tâm từ bi vô lượng, một tâm nguyện vô biên lân mẫn tất cả sinh linh và vị tha rộng mở hướng đến mọi chúng sinh, là động cơ để tạo ra những điều kiện giúp cho hết thảy chúng sinh đều được phát triển và thành tựu như nguyện.
Though buddha nature defies description, the Buddha did provide some clues in the way of signposts or maps that can help direct us toward that supremely inexpressible experience. One of the ways in which he described it was in terms of three qualities: boundless wisdom, which is the capacity to know anything and everything—past, present, and future; infinite capability, which consists of an unlimited power to raise ourselves and other beings from any condition of suffering; and immeasurable loving-kindness and compassion-a limitless sense of relatedness to all creatures, an open-heartedness toward others that serves as a motivation to create the conditions that enable all beings to flourish.
Điều tất nhiên là có nhiều người nhiệt thành tin tưởng vào những gì đức Phật mô tả như trên và vào khả năng là thông qua sự nghiên cứu và tu tập họ sẽ có thể thực chứng được một kinh nghiệm trực tiếp về trí tuệ vô song, khả năng vô hạn và tâm từ bi vô lượng [đúng như lời Phật dạy]. Nhưng có lẽ cũng có nhiều người khác lại nghĩ rằng sự mô tả như trên của đức Phật chỉ là một mớ ngôn từ vô nghĩa.
Undoubtedly there are many people who fervently believe in the Buddha's description and the possibility that, through study and practice, they can realize a direct experience of unlimited wisdom, capability, and compassion. There are probably many others who think it's just a bunch of nonsense.
Thật lạ lùng, trong nhiều kinh văn, đức Phật dường như đã thoải mái tham gia đối thoại với những người nghi ngờ giáo pháp của Ngài. Nói cho cùng, Ngài chỉ là một trong nhiều bậc thầy đi thuyết giảng khắp nước Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, một hoàn cảnh tương tự với thực trạng của chúng ta bây giờ, khi các đài truyền thanh, truyền hình và mạng Internet tràn ngập những bậc thầy và các bài giảng thuộc đủ loại tín ngưỡng. Tuy nhiên, khác với những người đương thời, đức Phật không hề cố gắng thuyết phục người khác rằng duy chỉ phương pháp mà Ngài đã áp dụng để thoát khỏi khổ đau mới là phương pháp chân chính. [Ngài đã nêu ra] một chủ đề xuyên suốt trong nhiều bản kinh, có thể được tóm gọn bằng ngôn từ hiện đại như sau: “Đây chỉ là những gì tôi đã làm và đây là những gì tôi đã nhận biết. Đừng tin vào bất kỳ điều gì tôi đã nói chỉ vì đó là lời của tôi. Hãy tự mình thử nghiệm chúng.”
Oddly enough, in many of the sutras, the Buddha seems to have enjoyed engaging in conversation with the people who doubted what he had to say. He was, after all, only one of many teachers traveling across India in the fourth century B.C.E.—a situation similar to the one in which we find ourselves at present, in which radio, TV channels, and the Internet are flooded by teachers and teachings of various persuasions. Unlike many of his contemporaries, however, the Buddha didn't try to convince people that the method through which he found release from suffering was the only true method. A common theme running through many of the sutras could be summarized in modern terms as, “This is just what I did and this is what I recognized. Don't believe anything I say because I say so. Try it out for yourselves.”
Ngài cũng không tích cực ngăn cản những ai muốn tìm hiểu những gì Ngài đã chứng ngộ và chứng ngộ bằng cách nào. Thay vì vậy, trong những lời dạy về tánh Phật, Ngài đã trình bày với thính chúng một kiểu thể nghiệm tư duy, khuyến khích họ khám phá trong chính kinh nghiệm bản thân mình những phương cách mà qua đó các khía cạnh của tánh Phật thỉnh thoảng vẫn được hiển bày trong đời sống hằng ngày của họ. Ngài đã trình bày thể nghiệm này qua tỷ dụ với một căn nhà có thắp sáng đèn bên trong nhưng tất cả các bức màn che và rèm cửa đều đã buông xuống. Căn nhà tượng trưng cho một toàn cảnh nhân duyên thể chất, tinh thần và cảm xúc hòa hợp có vẻ như chắc thật biết bao. Ngọn đèn tượng trưng cho tánh Phật của chúng ta. Cho dù những bức màn che và rèm cửa đã buông kín, thế nào rồi cũng phải có một chút ánh sáng từ bên trong căn nhà hắt ra bên ngoài.
He didn't actively discourage people from considering what he'd learned and how he learned it. Rather, in his teachings on buddha nature, he presented his listeners with a kind of thought experiment, inviting them to discover within their own experience the ways in which aspects of buddha nature emerge from time to time in our daily lives. He presented this experiment in terms of an analogy of a house in which a lamp has been lit and the shades or shutters have been drawn. The house represents the seemingly how tightly solid perspective of physical, mental, and emotional conditioning. The lamp represents our buddha nature. No matter the shades and shutters are drawn, inevitably a bit of the light from inside the house shines through.
Bên trong căn nhà, ánh đèn đủ sáng để phân biệt rõ ràng giữa mọi vật, chẳng hạn như một cái ghế, cái giường hay tấm thảm. Khi ánh sáng le lói xuyên qua những bức màn che hay rèm cửa, chúng ta đôi khi có thể thể nghiệm được ánh sáng trí tuệ như một trực giác, là điều mà một số người miêu tả như là cảm nhận “từ bản năng sâu xa nhất” (1) về một con người, một tình huống hay sự kiện.
Inside, the light from the lamp provides the clarity to distinguish between, say, a chair, a bed, or a carpet. As it peeks through the shades or shutters we may experience the light of wisdom sometimes as intuition, what some people describe as a “gut level" feeling about a person, situation, or event.
[Ánh sáng của] tâm từ bi chiếu xuyên qua “những tấm rèm chắn” vào những lúc chúng ta giúp đỡ hay an ủi người khác một cách hoàn toàn tự nhiên, không do sự ích kỷ hay vì nghĩ rằng mình có thể sẽ được đền đáp bằng món gì đó, mà chỉ vì có vẻ như đó là một điều đúng đắn phải làm. Điều đó có thể thật đơn giản, như đưa vai cho ai đó tựa vào mà khóc khi họ đang đau khổ, hoặc giúp ai đó băng qua đường, hay có thể liên quan đến một cam kết lâu dài hơn, như ngồi bên giường của một người bệnh hay hấp hối. Ai trong chúng ta cũng từng nghe nói đến những trường hợp cực kỳ cấp thiết khi một ai đó không hề nghĩ đến rủi ro cho mạng sống của chính mình, dám lao ngay xuống sông để cứu một người lạ đang sắp chết đuối.
Loving-kindness and compassion shine through the shutters in those moments when we spontaneously give aid or comfort to someone, not out of self-interest or thinking we might get something in return, but just because it seems the right thing to do. It may be something as simple as offering people a shoulder to cry on when they're in pain or helping someone cross the street, or it may involve a longer-term commitment, like sitting by the bedside of someone ill or dying. We've all heard, too, of extreme instances in which someone, without even thinking about the risk to his or her own life, jumps into a river to save a stranger who is drowning.
Năng lực [của tánh Phật] thường hiển lộ qua phương cách mà ta sống còn được sau những nghịch cảnh khó khăn. Chẳng hạn như, gần đây tôi gặp một Phật tử thâm niên, người đã đầu tư rất nhiều vào thị trường cổ phiếu hồi thập niên 1990. Khi thị trường này suy sụp vào cuối thập niên ấy, ông đã mất tất cả. Nhiều bạn bè và đối tác của ông cũng mất rất nhiều tiền, và một số người trong bọn họ gần như phát điên lên. Một số khác đánh mất niềm tin vào bản thân và khả năng quyết định của mình; một số nữa bị suy sụp nặng nề; và lại có một số khác, cũng giống như những người bị phá sản trong khủng hoảng kinh tế năm 1929, đã nhảy lầu tự tử. Nhưng người Phật tử này không hề mất trí hay mất tự tin, cũng chẳng suy sụp. Dần dần, ông bắt đầu việc đầu tư trở lại và xây dựng một nền tảng tài chánh vững chắc mới.
Capability often manifests in the way in which we survive difficult events. For example, a long-time Buddhist practitioner I met recently had invested heavily in the stock market back in the 1990s, and when the market fell later in the decade, he lost everything. Many of his friends and partners had also lost a great deal of money, and some of them went a little crazy. Some lost confidence in themselves and their ability to make decisions; some fell into deep depression; others, like the people who lost money during the stock market crash of 1929, jumped out of windows. But he didn't lose his mind or his confidence, or fall into depression. Slowly, he began investing again and built up a new, solid financial base.
Nhìn thấy vẻ ngoài bình tĩnh của ông trước một sự suy thoái kinh tế khủng khiếp như thế, một số bạn bè và đồng nghiệp đã hỏi ông làm thế nào có thể giữ tâm bình thản như thế. Ông trả lời: - À, tôi đã nhận tất cả số tiền đó từ thị trường chứng khoán, rồi nó trở lại với thị trường chứng khoán, và bây giờ thì nó đang quay lại [với tôi] đó thôi. Hoàn cảnh thay đổi, nhưng tôi thì vẫn còn đây. Tôi có thể đưa ra những quyết định. Vậy thì rất có thể tôi sống trong một tòa nhà lớn năm nay và năm sau phải ngủ nhờ trên một chiếc chiếu ở nhà người bạn... Nhưng điều đó không làm thay đổi sự thật là tôi có thể chọn lựa cách suy nghĩ về chính mình và về tất cả những gì đang xảy ra với tôi. Trong thực tế, tôi thấy bản thân mình rất may mắn. Một số người không có khả năng chọn lựa, và một số người khác không nhận biết là họ có thể chọn lựa. Tôi nghĩ rằng tôi đã may mắn được rơi vào hạng người có thể nhận biết được khả năng chọn lựa của mình.
Seeing his apparent calm in the face of such a terrific downturn of events, a number of his friends and associates asked him how he was able to retain his equanimity. “Well,” he replied, “I got all this money from the stock market, then it went back to the stock market, and now it’s coming back. Conditions change, but I'm still here. I can make decisions. So maybe I was living in a big house one year and sleeping on a friend's couch the next. That doesn't change the fact that I can choose how to think about myself and all the stuff happening around me. I consider myself very fortunate, in fact. Some people aren't capable of choosing and some people don't recognize that they can choose, I guess I'm lucky because I fall into the category of people who are able to recognize their capacity for choice.”
Tôi từng được nghe những nhận xét tương tự từ những người phải đối mặt với bệnh tật kinh niên, hoặc của chính họ, hoặc của cha mẹ, con cái, người thân trong gia đình hay bạn bè... Chẳng hạn, có một người đàn ông tôi mới gặp gần đây ở Bắc Mỹ đã nói nhiều về việc phải duy trì công việc đang làm, giữ tròn bổn phận với vợ con, trong khi đồng thời phải tiếp tục thăm nuôi người cha bị bệnh Alzheimer. Ông nói: - Tất nhiên là rất khó để cân bằng được tất cả những việc ấy, nhưng đó là những gì tôi làm. Tôi không thấy có bất kỳ cách nào khác hơn.
I've heard similar remarks from people who are coping with chronic illness, either in themselves, their parents, their children, other family members, or friends. One man I met recently in North America, for instance, spoke at length about maintaining his job and his relationship with his wife and children while continuing to visit his father, who was suffering from Alzheimer's disease. “Of course it's hard to balance all these things,” he said. “But it's what I do. I don't see any other way.”
Một phát biểu thật giản dị nhưng [khiến người ta] thanh thản biết bao! Mặc dầu trước đó có thể là ông ta chưa từng được nghe giảng pháp, chưa bao giờ học hỏi Kinh luận, cũng không nhất thiết tự nhận mình là Phật tử, nhưng cách ông mô tả và tiếp cận cuộc đời đã biểu lộ một cách tự nhiên ba khía cạnh của tánh Phật: trí tuệ để nhìn thấy chiều sâu và chiều rộng hoàn cảnh của mình, khả năng chọn lựa cách diễn giải và hành động trước những gì đã thấy, và một khuynh hướng từ bi rất tự nhiên.
Such a simple statement, but how refreshing! Though he'd never attended a Buddhist teaching before, had never studied the literature, and didn't necessarily identify himself as Buddhist, his description of his life and the way he approached it represented a spontaneous expression of all three aspects of buddha nature, the wisdom to see the depth and breadth of his situation, the capability to choose how to interpret and act on what he saw, and the spontaneous attitude of loving-kindness and compassion.
Khi lắng nghe ông, tôi chợt nghĩ rằng ba phẩm tính ấy của tánh Phật có thể được tóm gọn trong hai chữ “dũng cảm” - đặc biệt là sự dũng cảm để hiện hữu, đúng thật như bản chất của chính mình, ngay tại đây, vào lúc này, với tất cả những hoài nghi và chưa xác quyết của mình. Sự đối diện trực tiếp với kinh nghiệm mở ra cho chúng ta khả năng nhận biết rằng, bất kỳ điều gì ta đang trải nghiệm: tình thương, sự cô đơn, căm ghét, ganh tị, niềm vui, tham lam, buồn khổ v.v… về bản chất đều là sự biểu hiện tiềm năng căn bản vô hạn của tánh Phật trong ta.
As I listened to him, it occurred to me that these three characteristics of buddha nature can be summed up in a single word, courage—specifically the courage to be, just as we are, right here, right now, with all our doubts and uncertainties. Facing experience directly opens us to the possibility of recognizing that whatever we experience—love, loneliness, hate, jealousy, joy, greed, grief, and so on is, in essence, an expression of the fundamentally unlimited potential of our buddha nature.
Nguyên lý này ẩn tàng trong những “tiên lượng tích cực” của Diệu đế thứ ba. Bất kỳ vấn đề bất ổn nào mà chúng ta cảm nhận - dù là tinh tế, mãnh liệt hay nằm giữa hai đối cực này - đều sẽ giảm dần theo tỷ lệ thuận với việc dứt trừ sự bám chấp vào cách nhìn về chính mình như là rất hạn cuộc, bị quy định và lệ thuộc vào các điều kiện bên ngoài để bắt đầu thấy mình có khả năng trải nghiệm bất kỳ điều gì. Cuối cùng, ta có thể an trụ vào chính tánh Phật theo cách giống như một chú chim có thể nghỉ ngơi khi đã bay về tổ chẳng hạn.
This principle is implied in the “positive prognosis” of the Third Noble Truth. Whatever discomfort we feel—subtle, intense, or somewhere in between—subsides to the degree that we cut through our fixation upon a very limited, conditioned, and conditional view of ourselves and begin to identify with the capability to experience anything at all. Eventually, it's possible to come to rest in buddha nature itself—the way, for instance, a bird might rest in coming home to its nest.
Ngay lúc ấy, khổ đau chấm dứt. Không có gì để ta phải lo sợ, không có gì để phải cưỡng lại. Ngay cả cái chết cũng không thể làm cho bạn nao núng.
In that moment, suffering ends. There is nothing to fear, nothing to resist. Not even death can trouble you.
Điều này trở nên hết sức rõ ràng với tôi khi kề cận chăm sóc cha tôi trong những ngày giờ cuối cùng của Ngài. Năm ấy tôi 21 tuổi và cha tôi 76. Ngài là một thiền sư vĩ đại, đã dành trọn cuộc đời để củng cố một sự nhận hiểu sâu xa về tính chất bao la của tâm thức và sự ngắn ngủi giả tạm của nhận thức, như Ngài đã được học, và trao truyền sự nhận hiểu này cho hàng ngàn đệ tử khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều người đã tìm đến thăm viếng Ngài vào những ngày cuối đời: chư tăng ni, thân nhân trong gia đình, những bậc thầy khác, những đệ tử cũ, và cả những người dân thường từ các xóm làng xung quanh. Có lúc Ngài ngồi dậy chào đón họ, nhưng cũng có lúc Ngài đành phải nằm. Với mỗi người đến thăm, Ngài đều mỉm cười hiền hậu và thều thào nói lời “cám ơn” thật dịu dàng. Trên nét mặt Ngài không lộ vẻ gì sợ hãi, và cũng không có dấu hiệu vật vã nào trong thân hình gầy gò của Ngài. Dấu hiệu duy nhất cho thấy Ngài đang trải qua một [tiến trình] chuyển tiếp khác thường là thỉnh thoảng vẻ hiếu kỳ thoáng nhẹ qua khuôn mặt, và dĩ nhiên, cùng với điều đó là biểu hiện như ngầm chia tay lần cuối khi Ngài ân cần nói lời cảm ơn không sót một người đến thăm nào, như thể họ đã từng là những người thầy của Ngài chứ không phải ngược lại.
This point was driven home very clearly to me as I sat with my father during the final days and hours of his life. I was twenty-one years old at the time, and my father was seventy-six. He was a great meditator who had spent his entire life deepening his recognition of the immensity of the mind and the transience of perception as he'd been taught, and passing his understanding along to thousands of students from around the world. Scores of people came to visit him during the final days of his life: monks, nuns, family members, other teachers, former students, and ordinary people from surrounding villages. Sometimes he would sit up to meet them and at other times he would have to lie down. To every visitor he offered a gentle smile and a softly murmured “thank you.” There was no trace of fear in his features, no evidence of struggle in his thin frame. The only sign that he was undergoing an extraordinary transition was the expression of mild curiosity that sometimes crossed his face, and of course, the quiet finality with which he thanked each and every visitor, as if to say that they had been his teachers rather than the other way around.
Vào những giây phút cuối cùng, Ngài cảm thấy cần đi tiểu. Vì nhà vệ sinh ở xa tận cuối tiền sảnh nên trong phòng Ngài có một cái bô vệ sinh. Khi có người đem đến cho Ngài, Ngài bắt đầu đứng dậy. Một trong mấy người anh của tôi nói: “Ba cứ nằm yên như vậy tốt hơn, chúng con có thể đưa bô vào được mà.”
In the final few moments of his life, he felt an urge to urinate. Because the bathroom was far down the hall, there was a portable sort of toilet in his room, and as someone brought it toward him, he began to stand up from his bed. “Maybe you'd better just stay lying down,'' one of my brothers suggested. “We can put this thing under you.”
- Ồ không, không...
“No. no", he laughed, waving our concerns aside.
Ngài nói và bật cười, xua đi những lo lắng của chúng tôi. Xong xuôi, Ngài ngồi trở lại trên giường trong tư thế thiền định, hai chân tréo nhau, lưng thẳng, hay bàn tay thư thái đặt trong lòng và mắt chăm chú nhìn thẳng về phía trước. Rất khoan thai, hơi thở Ngài chậm dần lại và cuối cùng dứt hẳn. Thậm chí sau khi Ngài đã viên tịch một lúc lâu, chúng tôi vẫn chưa nhận biết được. Ngài vẫn giữ nguyên tư thế thiền định như thế trong 3 ngày rồi mới bắt đầu gục xuống. Tiếng Tây Tạng gọi hiện tượng này là tuk dam, tạm dịch là “tử trung thiền định”, là tiến trình trải nghiệm một cách có ý thức sự tách lìa thần thức ra khỏi thân xác.
When he'd finished, he sat back on his bed in meditation posture — legs crossed, spine straight, hands resting comfortably in his lap, and eyes focused straight ahead. Very gradually, his breathing slowed and finally stopped. We didn't even realize that he'd died for several moments. He remained in that meditative posture, which in Tibetan is known as tuk dam (which could very roughly be understood as “death meditation”—a process of consciously experiencing the separation of consciousness from the physical body) for three days before his body began to slump.
Trong suốt thời gian ấy, thân xác Ngài không cứng đơ như một tử thi [thông thường] và da dẻ vẫn hồng hào, thậm chí có phần tỏa sáng. Tôi có thể hiểu rất rõ rằng đây là những điều nhiều người trong thế giới hiện đại sẽ thấy khó mà tin được. Hẳn tôi cũng sẽ thấy khó tin nếu như không tận mắt chứng kiến - dù tôi đã được giáo dục trong một truyền thống vốn tin rằng con người có thể trải qua kinh nghiệm chết với tâm hoàn toàn chánh niệm và bình thản. Nhưng ở đây là những dấu hiệu rõ ràng. Cha tôi đã chết trong một trạng thái hoàn toàn tỉnh thức, và như một biểu hiện sáng ngời của tánh Phật trong mình, Ngài đã bình thản nhìn vào điều mà hầu hết mọi người đều xem là dạng thức kinh khủng nhất của khổ đau.
During that period, his body wasn't stiff with rigor mortis, and his complexion remained bright pink, and even slightly radiant. I can well understand that these are conditions that many people in the modern world would find difficult to believe. I'd find them hard to believe if I hadn't witnessed them myself—and I was raised in a tradition in which it is considered possible that a person can experience death with full consciousness and equanimity. But the signs were there. My father died with full awareness, looking calmly at what most people consider the most dire form of suffering as a luminous expression of his buddha nature.
Những thoáng Phật hiện
BUDDHA MOMENTS
Mỗi một chúng sinh đều có khả năng hoàn thiện và đạt được giác ngộ.
Every sentient being has the potential to improve and become enlightened.
Ngài Tai Situpa đời thứ 12
Awakening the Sleeping Buddha (Đánh thức vị Phật đang ngủ)
Lea Terhune hiệu đính.
—The Twelfth Tai Situpa. Awakening the Sleeping Buddha, edited by Lea Terhune
Hầu hết chúng ta đều không nhận biết tánh Phật của mình khi chưa được chỉ dẫn. Cách đây không lâu, tôi được nghe câu chuyện về một người ở Ấn Độ được ai đó tặng cho một cái đồng hồ đeo tay đắt tiền. Vì chưa từng được biết đồng hồ đeo tay là vật gì và dùng để làm gì, nên ông ta xem nó không khác gì hơn là một cái vòng đeo tay xinh đẹp. Ông không hề biết đó là một dụng cụ cho biết giờ giấc. Kết quả là ông luôn đi làm trễ, cuối cùng bị đuổi việc và mất nhà. Mặc dầu ông hẹn gặp nhiều người chủ có thể sẽ thuê ông, nhưng rồi ông cứ đến chỗ hẹn quá trễ hoặc quá sớm nên không được phỏng vấn. Cuối cùng quá chán nản, ông hỏi một người lạ mặt đi đường: “Ông ơi, có thể cho tôi biết mấy giờ rồi không?”
Most of us don't recognize our buddha nature until its pointed out to us.
Not long ago, I heard a story about a man in India who was given an expensive watch. Having no experience of what a watch is or does, he thought of it as nothing more than a pretty bracelet. He had no idea that it was an instrument that told time. Consequently, he was always late for work, was ultimately fired from his job, and lost his home. Although he made appointments with various prospective employers, he was either too late or too early for the interview. Finally, out of frustration, he asked a man on the street, “Can you tell me what time it is?”
Người này nhìn ông ngạc nhiên, nói: - Ông đang đeo cái đồng hồ, nó sẽ cho ông biết giờ mà?
The man looked at him in surprise. “You're wearing a watch,” he said. “That will tell you what time it is.”
Ông trả lời: - Cái đồng hồ ư? Nó là cái gì vậy?
Người lạ mặt vừa hỏi vừa chỉ vào món đồ ông đang đeo nơi cổ tay:
- Này, ông đang đùa với tôi đó hả?
“A watch?” the fellow replied. “What's that?” “You're kidding, right?” the stranger said, pointing to the instrument the guy was wearing on his wrist.
- Đâu có! Đây chỉ là một món trang sức xinh đẹp. Một người bạn đã tặng tôi. Nó có liên quan gì đến việc biết giờ giấc?
“No,” the man answered. “This thing is a nice piece of jewelry. It was given to me by a friend. What does it have to do with knowing what time it is?”
Người khách qua đường ấy vô cùng nhẫn nại, chỉ cho ông cách đọc giờ và phút trên đồng hồ, thậm chí cả cây kim giây đang chạy thật nhanh.
So, exhibiting a good deal of patience, the stranger on the street taught him to read the hour and minute hands on his watch, and even the swiftly moving hand that swept over seconds.
Ông kêu lên: - Thật không thể tin được! Ông bạn muốn nói rằng tôi luôn sẵn có một vật cho tôi biết giờ giấc mà tôi lại không hề hay biết?
“I can't believe this!” the fellow exclaimed. “Do you mean to say that I've always had something that would tell me the time and I never even knew it?”
Người khách lạ nói:
- Đừng trách tôi! Lẽ ra người đã tặng ông cái đồng hồ phải giải thích cho ông rõ đó là vật gì.
“Don't blame me,” the stranger said. “Whoever gave it to you should have explained what it is.”
Sau một lúc, người đàn ông trả lời bằng một giọng nhỏ nhẹ, lúng túng:
- Ồ, có lẽ chính ông ấy cũng không biết nó là vật gì.
After a moment, the man replied in a quiet, embarrassed voice, “Well, maybe he didn't know what it was, either.”
Người khách lạ trả lời: - Dầu gì thì ông ấy cũng đã tặng ông một món quà mà ông không biết cách sử dụng. Bây giờ thì ít ra ông cũng đã biết cách dùng nó rồi.
Nói xong, ông ta biến nhanh vào trong dòng người bộ hành, hành khất, xe hơi, xe kéo... vốn luôn chen chúc trên những con đường đông đảo của Ấn Độ.
“Be that as it may,” the stranger replied, “he gave you a gift that you didn't know how to use. Now, at least, you know how to use it.” And with that he disappeared into the swirl of pedestrians, beggars, cars, and rickshaws that crowd the busy streets of India.
Ai mà biết được người này là một vị Phật hay chỉ là một khách lạ tình cờ gặp gỡ và là người biết được sự khác biệt giữa một chiếc đồng hồ và một cái vòng đeo tay? Dầu sao thì người đàn ông cũng đã biết sử dụng đồng hồ, đã đến đúng giờ phỏng vấn xin việc và cuối cùng có được một công việc tốt để rồi xây dựng lại cuộc đời. Bài học tôi rút ra được từ câu chuyện này là chúng ta vốn sẵn có những khả năng mà ta thường không nhận biết được, cho đến khi chúng được [điều gì hay ai đó gợi mở, nhắc nhở và] chỉ bày cho ta. Tôi thích gọi sự nhắc nhở này là “những thoáng Phật hiện”, có thể nói là những cơ hội để thức tỉnh ta ra khỏi trạng thái ngủ mê của sự nhận biết bị quy định bởi các nhân duyên, điều kiện.
Who knows whether this fellow was a buddha or just a random stranger encountered by chance, who happened to know the difference between a watch and a bracelet. In any case, the man was able to make use of his watch, show up on time for interviews, eventually get a good job, and reestablish his life. The lesson I learned from this story is that we're endowed with capacities that we frequently fail to recognize until they're pointed out to us. These reminders are what I like to call “buddha moments”— opportunities to wake up, so to speak, from the dream of conditioned awareness.
Tôi đã trải nghiệm một thoáng hiện của Phật như thế trong lần đầu tiên đi thuyết giảng ở California, khi người ta thúc giục tôi đi bơi để rèn luyện thể lực. Tôi không muốn đi, nhưng ban tổ chức đã xếp lịch với một câu lạc bộ bơi lội địa phương, nơi có một hồ bơi với kích thước theo tiêu chuẩn Thế vận hội.
Tôi nhảy xuống hồ và lập tức thành công trong việc bơi... sâu bên dưới mặt nước, có nghĩa là tôi đã chìm lỉm như một hòn đá. Tôi cố gắng trườn người tới bên dưới mặt nước nhưng không kéo dài được quá một phút. Chân tay tôi mỏi nhừ và tôi không sao nín thở được nữa. Tôi tự nhủ: “Được rồi, mình đã quá căng thẳng, cố muốn cho được việc.” Thế là tôi thư giãn chân tay hoàn toàn, trồi lên mặt nước và rồi một lần nữa lại thành công trong việc... chìm xuống.
I experienced one such buddha moment during my first teaching tour in California, when people urged me to swim as a form of exercise. I didn't want to go, but my hosts had already set up an appointment at a local club, which was outfitted with an Olympic-sized pool. I jumped in and was immediately a success—at swimming underwater: which is to say, I sank like a stone. I kept trying to push myself along underwater, but I couldn't last for more than a minute. My arms and legs got tired and I couldn't hold my breath. “Okay”, I figured, “you're being too tense, trying to accomplish something.” So I let my muscle relax completely, floated up to the surface, and again was successful - at sinking.
Thế rồi tôi bỗng nhớ ra điều gì: hồi nhỏ tôi thường bơi trong một cái ao gần nhà. Ao này không sâu lắm và cách bơi của tôi không thể gọi là thanh lịch - chỉ là lối đập tay đập chân để đi tới theo kiểu bơi chó.
Then I remembered something: As a child used to swim in a small pond near my home. It was not a very deep pond, and my swimming style wasn't exactly what you'd call elegant-just flapping along dog paddling.
Những người đưa tôi đến hồ bơi đã kinh ngạc hỏi:
- Vừa nãy thầy chìm lỉm, rồi ngay sau đó thầy biết bơi! Thầy làm sao được như vậy?
The people who'd brought me to the club were amazed. "One minute you were sinking,” they said, “and the next minute you were swimming. How did you do that?”
Tôi đáp:
- Tôi đã nhớ lại. Trong mấy phút đầu tôi đã bối rối trước kích thước của hồ bơi, nhưng rồi tôi nhớ lại là tôi biết bơi.
“I remembered,” I answered. “For a few moments I was confused by the size of the pool. Then I remembered that I could swim.”
Kinh nghiệm này cũng tương tự - có lẽ ở một mức độ thu nhỏ - với sự nhớ lại về năng lực, tiềm năng của tánh Phật. Nằm sâu trong ta sẵn có tiềm năng của trí tuệ vô biên, năng lực vô tận và từ bi vô lượng. Chúng ta thường có khuynh hướng không nhớ lại khả năng của mình cho đến khi bị ném vào những hoàn cảnh chỉ có sự lựa chọn duy nhất: hoặc chết chìm hoặc biết bơi!
This experience is similar—perhaps on a small scale—to the recollection of the power and potential of buddha nature. Deep within us lies the capacity for boundless wisdom, capability, and compassion. We tend not to remember our ability until we're thrust into sink-or-swim situations.
Hãy nhìn vào những gì tốt đẹp
SEEING THE GOOD
Tôi tùy hỉ mọi thiện nghiệp của tất cả chúng sinh.
I rejoice with delight at the good done by all beings.
Ngài Tịch Thiên (Santideva)
The Bodhicaryavatara (Nhập Bồ Tát hạnh)
Kate Krosby và Andre Skilton dịch sang Anh ngữ
—Santideva, The Bodhicaryavatara,
translated by Kate Crosby and Andre Skilton

Qua trao đổi với nhiều nhà tâm lý học trong những chuyến đi của mình, tôi được biết về một thói quen ứng xử đáng chú ý trong bản chất tự nhiên của con người: Nếu ta có 10 đặc tính, trong đó là 9 ưu điểm và 1 khuyết điểm, thì hầu hết mọi người sẽ có khuynh hướng gần như chỉ đặc biệt chú ý tới 1 khuyết điểm đó và quên đi cả 9 ưu điểm kia.
In talking with many psychologists during my travels I learned of an interesting quirk of human nature: If we have ten qualities-nine of them positive and one of them negative-most people will tend to focus almost exclusively on the one negative quality and forget about the positive ones.
Chính tôi đã chứng kiến điều đó cách đây không lâu khi nhận được một cú điện thoại rất khuya của người bạn vốn là một nữ nhạc sĩ khá nổi danh. Lúc ấy bà đang ở châu Âu và vừa trở về khách sạn sau một buổi trình diễn trước hàng ngàn người hâm mộ nồng nhiệt. Hãy tưởng tượng đứng trước từng ấy người và nghe họ hét to lên rằng họ thương yêu bạn, rằng bạn tuyệt vời biết bao!
I saw this for myself not long ago when I received a late-night phone call from a friend of mine who is a rather popular performer. She was in Europe at the time and had just returned to her hotel room after appearing before thousands of enthusiastic fans. Imagine appearing in front of that many people and hearing them shout how much they love you and how wonderful you are!
Sau buổi trình diễn, bà trở về phòng khách sạn để làm việc với máy tính xách tay. Thật không may, máy đã hết pin và bà quên mang theo bộ sạc điện để có thể sử dụng máy và nạp pin. Bà gọi điện thoại xuống văn phòng khách sạn nhờ giúp đỡ, họ hứa sẽ lên phòng bà ngay. Nhiều phút trôi qua mà không thấy ai cả và bà bắt đầu cảm thấy bối rối với đủ loại cảm xúc khởi sinh như: giận dữ, oán hờn, và cô đơn vì không thể kết nối với thế giới bên ngoài qua điện thư hoặc internet.
After the concert, she returned to her hotel room to work on her laptop. Unfortunately, the battery was dead and she didn't have the proper adapter to plug in and recharge her computer. She called the front desk for assistance and they promised to come up right away. Minutes passed, no one showed up, and she started to get rather upset. All sorts of feelings emerged: anger, resentment, and loneliness over not being able to connect with the outside world through e-mail or the Internet.
Cuối cùng, bà gọi điện cho tôi - lúc ấy tôi đang thuyết giảng ở Paris - và hỏi:
- Con có thể làm gì bây giờ? Chỉ riêng sự xuất hiện bên lề đường của con cũng có thể làm cho hàng ngàn người vui thích, nhưng khi một mình trong phòng khách sạn, con lại khổ sở. Chuyện rắc rối ngớ ngẩn nhỏ nhặt với cái máy tính này đã phá hoại giấc ngủ của con suốt đêm nay.
Finally, she called me—I was teaching in Paris at the time—and asked, “What can I do? Just appearing on a sidewalk makes thousands of people happy, but alone in my hotel room I'm miserable. This stupid little problem with the computer has ruined my night.”
Chúng tôi nói chuyện với nhau một lát về sự chấp nhận lẽ vô thường và những thách thức của sự bám chấp vào thực tại tương đối. Tôi nhớ đã nói với bà rằng: “Bà đã tận lực giải quyết vấn đề máy tính, nhưng nếu vấn đề không giải quyết được nhanh chóng như bà muốn, thì bà có thể dùng cảm giác chán nản giận dữ của mình để làm đối tượng chú tâm cho thiền tập. Đừng trốn chạy những cảm xúc ấy. Cũng đừng cố xô đuổi chúng. Hãy trực tiếp quán sát chúng. Nếu làm như thế, có lẽ bà sẽ có khả năng thấy được sự tỉnh giác mà nhờ đó bà mới ý thức được về những cảm xúc này. Và nếu bà tiếp cận được với sự tỉnh giác ấy, bà sẽ bắt đầu nhìn nhận những bất ổn mà bà đang trải qua lúc này trong bối cảnh của tất cả những phẩm tính tốt đẹp mà bà vốn có: chẳng hạn như tài nghệ và khả năng đem lại niềm vui cho hàng ngàn người. Bà hiện có quá nhiều điều tốt đẹp và cuộc đời bà cũng hết sức tốt đẹp. Sao lại để cho một chút khó khăn che khuất đi tất cả những điều tốt lành mà bà đã mang đến cho đời?”
We talked for a bit about accepting impermanence and the challenges of fixating on relative reality. I remember telling her, 'You tried your best to do something about your computer, but if the problem isn't solved as quickly as you want it to be, you can use the frustration and anger you feel as a focus of meditation. Don't run from those feelings. Don't try to shove them away. Look at them directly. If you do that, you might be able to see the awareness that enables you to be conscious of these feelings. If you can even touch that awareness, you'll start to see the problem you're experiencing now in the context of all the good qualities you have: your talent, for example, and the capability of giving joy to thousands of people. There is so much good in you and so much that is good about your life. Why let one difficult situation blind you to all the positive things you bring to the world?”
Chúng tôi nói chuyện thêm một lúc nữa, cho đến khi bà an tĩnh trở lại và thấy rằng sự kiện không may đó không thực sự phá hoại một đêm an lành, và cũng không làm giảm đi khả năng đem lại niềm vui cho người khác của bà. Bà nói:
We talked a bit longer until she calmed down and realized that one unfortunate incident didn't really have to ruin her night, and it didn't undermine her capacity to bring joy to other people.
- Chỉ cần được nói chuyện với thầy là con đã cảm thấy tốt hơn rồi. Cám ơn thầy đã nhắc nhở con về việc một bất ổn nhỏ không thể làm hỏng cả đời con.
“I feel better just talking to you,” she said. “Thanks for reminding me that one little problem won't ruin my life.”
Sau khi gác điện thoại, tôi tiếp tục suy nghĩ một lúc nữa về cuộc trao đổi giữa hai chúng tôi. Lát sau, tôi mới nhận ra những gì tôi thực muốn nói nhưng đã không kịp trình bày với bà ấy như một ý tưởng hoàn chỉnh. Trí tuệ, năng lực và tâm từ bi là những phẩm tính bẩm sinh của chúng ta. Sự chán nản, ganh tị, mặc cảm tội lỗi, hổ thẹn, bất an, tham lam, tranh đua v.v... lại là những kinh nghiệm mà ta học được [khi lớn lên], thường là qua ảnh hưởng của nền văn hóa, gia đình, bạn bè, và được củng cố bởi những kinh nghiệm bản thân.
After I hung up the phone, I thought a bit about our conversation. Moments later, I realized what I had wanted to say, but hadn't had the time to formulate as a complete idea. Wisdom, capability, loving-kindness, and compassion are what we're born with. Frustration, jealousy, guilt, shame, anxiety, greed, competitiveness, and so on, are experiences we learn, often through the influences of our culture, our families, and our friends, and reinforced by personal experience.
“Tiên lượng tốt lành” [trong liệu pháp] của Diệu đế thứ ba là khả năng buông xả những ý tưởng hạn hẹp hay tạo ra giới hạn mà chúng ta đang nghĩ về chính mình, về người khác và về tất cả những trải nghiệm khác.
The “positive prognosis'' of the Third Noble Truth is that the limited or limiting ideas we hold about ourselves, others, and every other experience can be unlearned.
Những hòn sỏi
STONES
Tự mình nương tựa mình,
Không nơi nương tựa khác!
Oneself is one's own refuge; what other refuge can there he?
The Dhammapada (Kinh Pháp cú)
Ven. Dr. Rewata Dhamma dịch sang Anh ngữ
— The Dhammapada,
translated by Ven. Dr. Rewata Dhamma

Để giúp mọi chúng sinh với căn cơ và hoàn cảnh đa dạng, khác biệt nhau đều có được cơ hội nếm trải khả tính vô biên của tánh Phật sẵn có trong họ, đức Phật đã chỉ bày một số phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp ấy là thực hiện một kiểu “liệt kê” những phẩm chất và cá tính của bản thân mình. Trong truyền thống Tây Tạng, chúng tôi liệt kê theo phương pháp này bằng cách tích lũy thành đống những hòn sỏi màu. Sỏi màu đen tượng trưng cho những phẩm chất xấu ác và sỏi màu trắng là những phẩm chất hiền thiện.
In order to offer people of various temperaments and backgrounds the opportunity to taste the immense possibilities of their buddha nature, the Buddha taught a number of different practices. One of these involves taking a kind of “inventory” of our qualities and characteristics. In the Tibetan tradition we conduct this inventory by making piles of colored stones. Black stones represent our negative qualities and white stones represent our positive qualities.
Có lẽ ban đầu sỏi màu đen có thể nhiều hơn sỏi trắng. Nhưng rồi chúng ta dành thời gian cân nhắc lại: “À, hôm nay mình đã nói lời tử tế với một người, làm cho người ấy mỉm cười.” Thế là ta cho thêm một hòn vào đống sỏi trắng. “Mình đã nói - hoặc đã làm - một điều tốt đẹp cho người mình không ưa hoặc thấy khó thân thiện.” Thực hành lòng từ bi thì chắc chắn là xứng đáng một vài hòn sỏi trắng. “Mình có một tâm thức có khả năng lựa chọn.” [Biết được] điều đó cũng xứng đáng được thêm ít nhất là vài hòn sỏi trắng nữa. “Mình đang vận dụng tâm thức này để nhận biết khả năng chọn lựa của nó.” [Thế là đáng để] bỏ thêm vào ít nhất là 5 hòn sỏi trắng. “Mình muốn dùng chính tâm thức của mình để nhận biết được khả năng chọn lựa của nó.” [Vậy] hãy thêm vào ít nhất là 10 hòn sỏi trắng. “Tâm thức mình được tự do chọn lựa việc trải nghiệm an bình và hạnh phúc theo cách sao cho cũng giúp người khác được an bình và hạnh phúc giống như mình.” [Câu này] xứng đáng một trận mưa sỏi trắng!
At first, perhaps, the pile of black stones may be bigger than the pile of white ones. But then we take a moment to consider, “Well, I said something really nice to someone today, which made that person smile.” So we add a white stone to our pile. “I said or did something nice to someone I don't like or with whom I've some difficulties.'' Exercising loving-kindness and compassion is certainly worth a couple of white stones. “I have a mind capable of making choices.” That's worth at least a few more white stones. “I'm using this mind to recognize its capacity to make choices.” Add at least another five white stones to the pile. “I want to use my mind to recognize the capability of my mind to make choices.” Ten white stones, at least. “My mind is free to choose a means of experiencing peace and happiness that offers others the same experience of peace and happiness.” A landslide of white stones!
Bạn không nhất thiết phải dùng những viên sỏi để tu tập theo phương pháp này, [chúng được dùng] chỉ vì rất dễ tìm được ở những vùng quê Tây Tạng. Bạn có thể dùng những mảnh giấy, đồng xu, vỏ ốc... hay bất kỳ vật gì sẵn có. Thậm chí bạn có thể dùng một tờ giấy để liệt kê [bằng cách ghi] những phẩm chất và cá tính của mình lên đó. Điểm cốt yếu của sự liệt kê này là giúp chính bạn có thể nhận biết những điểm hiền thiện của mình, vốn đôi khi được bạn thực hành mà thậm chí không hề nghĩ đến.
You don't have to use stones to carry out this exercise; they're just easy to find in rural parts of Tibet. You can use slips of paper, coins, shells, or whatever comes in handy. You can even use a sheet of paper to make a list of your qualities and characteristics. The point of the inventory is to enable yourself to recognize your positive characteristics, which you exercise sometimes without even thinking.
Việc tự khảo nghiệm bản thân như vậy là một phương cách đơn giản và rất hữu hiệu để kết nối với bản chất tự nhiên của mình. Điều này đặc biệt hữu ích trong những lúc bạn bị chế ngự bởi những cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ, ghen hờn, cô độc hay sợ hãi. Thật ra, nếu chúng ta bắt đầu “đếm sỏi” trong những lúc xúc động mạnh hay những hoàn cảnh khó khăn, thì chính cảm xúc hay hoàn cảnh ấy tự chúng sẽ trở thành một sự thúc đẩy mạnh mẽ trong việc tích cực thực hành nhận biết những khả năng vô hạn của mình.
This type of personal examination is a simple and quite effective means of connecting with your essential nature. It's especially useful during those times when under the sway of a strong emotion : anger, jealousy, loneliness, or fear. In fact, if we begin “counting stones” during moments of strong emotion or while facing a difficult situation, then that emotion or situation in itself becomes a powerful incentive to actively practice recognizing our boundless capacities.
Những hoàn cảnh và điều kiện định hình cuộc sống vật chất luôn là tương đối và luôn thay đổi. Hôm nay ta cảm thấy mạnh khỏe, bình an vô sự. Ngày mai ta có thể bị cảm cúm. Hôm nay ta có thể hòa thuận với tất cả mọi người, ngày mai ta có thể có chuyện tranh cãi. Ngay lúc này ta có thể nhàn nhã và có cơ hội đọc một quyển sách, nhưng chỉ trong chốc lát nữa thôi, ta có thể rơi vào hoàn cảnh đối mặt với khó khăn nào đó trên bình diện cá nhân hay nghề nghiệp.
The circumstances and conditions that define material life are always relative, always changing. Today we might feel healthy and whole; tomorrow we may have the flu. Today we might be getting along with everybody; tomorrow we might have an argument. At this moment, we may enjoy the leisure and opportunity to read a book; a moment from now, we may find ourselves in the midst of dealing with some sort of personal or professional difficulty.
Với sự tu tập, bất kỳ trải nghiệm nào cũng có thể trở thành một cơ hội để khám phá bản chất trí huệ, khả năng và lòng từ bi của mình. Tuy nhiên, sự tu tập như thế đòi hỏi phải vượt qua rào chắn của những niềm tin và khuynh hướng [sai lầm] - đây chính là “toa thuốc” để trị liệu khổ đau mà đức Phật đã đưa ra. “Toa thuốc” này được trình bày trong Diệu đế thứ tư, thường được gọi là “Đạo đế”.
With practice, any experience can become an opportunity to discover our essential wisdom, capability, loving-kindness, and compassion. Doing so, however, involves cutting through certain entrenched beliefs and attitudes—”the treatment plan” the Buddha prescribed for the relief from suffering. This plan is laid out in the Fourth Noble Truth, often referred to as the “Truth of the Path.”
Chú thích:

1. Nguyên bản dùng “gut-level”, mang nghĩa là một bản năng được hình dung nằm ở mức độ sâu xa hơn trong tâm thức so với các mức độ tư duy ý thức, nên cũng được xem là căn bản hơn.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.38.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...