Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh nghiệm tu tập trong đời thường »» Vạn pháp vô thường »»

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
»» Vạn pháp vô thường

Donate

(Lượt xem: 4.465)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường - Vạn pháp vô thường

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tuần thứ 3 tháng 3 năm 2017

Người xưa thường nói: “Nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người chẳng có ai toàn hảo về mọi mặt. Trong thực tế, điều đó chỉ là một trong rất nhiều thực tế cần nhận biết của cuộc đời. Đức Phật khuyên chúng ta hãy nhìn thẳng vào bản chất thực tế của cuộc đời này để thấy rằng không chỉ vấn đề toàn hảo của mỗi con người là tương đối, mà tất cả mọi hiện tượng vật chất cũng như tinh thần ta đang nhận biết cũng đều là tương đối và giả tạm, không hề tồn tại vĩnh hằng bất biến với thời gian. Một số người cho rằng nhận thức như vậy là quá bi quan và có thể làm chúng ta mất đi niềm vui sống. Liệu cách nghĩ này có đúng không? Trong lá thư tuần này, chúng tôi xin chia sẻ một vài khía cạnh có liên quan đến vấn đề này.

Sở dĩ đức Phật dạy rằng tất cả các hiện tượng đều tương đối và giả tạm, không thường hằng, là vì chúng luôn hiện hữu trong mối quan hệ duyên sinh tương tác với các hiện tượng khác. Không một hiện tượng nào tự nó khởi sinh và tồn tại mà không có sự tương quan với vô số những hiện tượng khác. Đó là một sự thật mà chúng ta chỉ có thể nhận ra chứ không thay đổi được. Trong thế giới vật chất, một hạt giống nảy mầm cần phải có đủ nhiều điều kiện thuận lợi như đất ẩm, hơi ấm, ánh nắng... Nếu thiếu đi các điều kiện thuận lợi, hiện tượng nảy mầm của hạt giống không thể diễn ra. Trong thế giới tinh thần hoặc cảm xúc, một tình cảm thương, ghét hay ưa thích của chúng ta cũng không thể tự nó sinh khởi, mà phải do nhiều yếu tố ngoại duyên cũng như nội tại. Chỉ cần các yếu tố đó thay đổi khác đi, cảm xúc của chúng ta cũng sẽ thay đổi hoặc thậm chí là không sinh khởi nữa.

Hiểu đúng về sự thật này không có nghĩa là bi quan, mà là một cách nhận thức đúng đắn và sáng suốt. Với nhận thức đúng, chúng ta mới có được thái độ và cách hành xử đúng, do đó không chịu - hoặc ít nhất cũng là hạn chế được - sự cuốn hút vào dòng xoáy khổ đau của tâm thức bất như ý khi mọi việc diễn ra không như ta mong muốn.

Trong thực tế, những điều kiện tốt đẹp và thuận lợi không thể gắn bó mãi cùng ta, cho dù ta rất muốn như thế. Điều kiện sống quanh ta liên tục thay đổi, môi trường và con người cũng thay đổi, tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi mà nhiều khi ta không hề mong muốn. Tuy nhiên, khi hiểu đúng về quy luật vận hành của thực tại, ta sẽ dễ dàng chấp nhận những đổi thay không mong muốn đó, thay vì khởi tâm oán hận, bực tức...

Trong quan hệ tình cảm cũng vậy. Những người ta yêu thương và thương yêu ta không phải bao giờ cũng duy trì được những tình cảm ấy một cách vĩnh hằng. Khi ta đáp ứng được những phẩm chất nhất định mà một người khác đang mong muốn, ta có được sự thương yêu. Khi ta thay đổi, hoặc thậm chí sự mong muốn của người ấy thay đổi, tình cảm cũng thay đổi như một sự tất yếu. Hiểu được điều đó, ta không thể mong cầu nắm giữ mãi mãi một tình cảm nào đó. Thay vì vậy, ta sẽ cố gắng làm hết sức mình trong phạm vi có thể được để vun bồi một tình cảm tốt đẹp, nhưng đồng thời cũng phải sẵn sàng chấp nhận việc mất đi tình cảm ấy khi hoàn cảnh đổi thay.

Đối với những vật sở hữu mà ta có được thì sự tồn tại mong manh của chúng lại càng rất dễ nhận ra. Ta có thể mất chúng bất cứ lúc nào, cho dù ta có ưa chuộng, trân quý đến mức nào đi chăng nữa. Một cái bình cổ có thể vỡ tan trong nháy mắt, chiếc nhẫn mà ta yêu quý có thể sơ ý rơi mất không sao tìm lại được... Mọi thứ đều có thể rời bỏ ta có vẻ như không báo trước, nhưng sự thật là chúng luôn tuân theo một nguyên lý chung: không có sự vật nào tồn tại vĩnh hằng.

Nhận thức đúng về thực tại tương đối và giả tạm, vô thường là một yếu tố quan trọng có thể giúp ta vượt qua nhiều trạng thái khổ đau trong cuộc sống. Càng say đắm với những giây phút yêu thương ngọt ngào, ta càng đau đớn nhiều hơn khi mất đi tình yêu ấy; càng bám víu vào những gì đang sở hữu, ta càng khổ sở nhiều hơn khi chúng mất đi... Sống tỉnh thức và nhận biết đúng thật về mọi hiện tượng không có nghĩa là ta hờ hững, lãnh đạm với mọi niềm vui trong cuộc sống, mà là ta nhận biết đúng để biết trân quý đến mức tối đa những gì đang có được, nhưng không bám víu để dẫn đến khổ đau.

Có một giai thoại về Nguyễn Công Trứ kể rằng, khi bị vua cách chức quan, bắt phải làm người lính hầu cầm giáo đứng gác, các bạn đồng liêu cũ đi ngang qua hỏi ông như thế có nhục không, ông thản nhiên trả lời: “Khi tôi làm quan chẳng thấy đó là vinh, thì nay làm lính nào có gì là nhục!”

Vinh, nhục, thăng, trầm... là những điều tất nhiên trong cuộc sống. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn nhiều khi phải trải qua những hoàn cảnh ấy mà không phải tất cả đều do ta quyết định. Chẳng thế mà người xưa từng có câu: “Luận anh hùng bất phân thành bại.” Bởi hoàn cảnh mang đến sự thành bại có vô số yếu tố, và khi nghịch duyên đầy rẫy thì dẫu bậc anh hùng cái thế cũng phải chấp nhận thất bại mà thôi.

Thiền sư Vạn Hạnh đời Lý có kệ rằng: “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy”, đón nhận sự thịnh suy hay thăng trầm, thành bại trong cuộc sống với một tâm thái an nhiên tự tại không sợ sệt, đó không phải là bi quan, mà là sáng suốt và dũng cảm. Cuộc sống của mỗi người chúng ta luôn đầy dẫy những cặp tương đối như được mất, hơn thua, tốt xấu, yêu ghét, hay dở, thăng trầm, vinh nhục... nhưng xét cho cùng không có hoàn cảnh nào trong số đó là mãi mãi trường tồn. Hiểu được như thế, nên cách ứng xử đúng đắn nhất trong mọi hoàn cảnh vẫn luôn là “nhậm vận thịnh suy vô bố úy”.

Trong thực tế chúng ta từng chứng kiến hoặc nghe nói đến không ít những trường hợp quyên sinh vì tình phụ, hoặc nhảy lầu tự tử vì kinh doanh phá sản... Ở mức độ nhẹ hơn, không ít người quên ăn bỏ ngủ vì giận hờn ghen tức, hoặc đứng ngồi không yên vì lo sợ mất việc... Tất cả những tâm trạng đau đớn đó thực sự không giúp ta cải thiện hoàn cảnh tích cực hơn, mà chỉ nhấn chìm ta sâu hơn vào những khổ đau dằn vặt. Vì thế, tốt nhất là ngay từ khi những hoàn cảnh bất như ý còn chưa xảy ra, chúng ta nên luôn có sự tu tập quán chiếu để rèn luyện cho mình một nhận thức đúng đắn, một thái độ sẵn sàng “nhậm vận thịnh suy vô bố úy”.

Mong sao những chia sẻ ngắn ngủi này có thể giúp ích phần nào trong việc mang lại niềm vui và giảm bớt khổ đau trong đời sống.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 27 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.65.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...