Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Chương 16: Thiền - Có Gì Trong Đó Cho Bạn? »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Chương 16: Thiền - Có Gì Trong Đó Cho Bạn?

Donate

(Lượt xem: 7.590)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Chánh niệm  (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) - Chương 16: Thiền - Có Gì Trong Đó Cho Bạn?

Font chữ:

Bạn có thể trông đợi những ích lợi mà thiền sẽ mang lại cho bạn. Ban đầu chỉ là những lợi ích thực dụng và thế tục; sau đó sẽ là những lợi lạc sâu sắc và siêu thế. Chúng đi từ mức độ đơn thường cho đến siêu việt. Chúng tôi sẽ trình bày ở đây một số ích lợi trong đó. Sự thực hành của bạn sẽ cho bạn thấy sự thật. Chính sự trải nghiệm của bạn mới là chính xác.

Những thứ chúng ta hay gọi là những “chướng ngại” hay ô nhiễm không chỉ là những thói tâm bất thiện. Chúng là những thể hiện nguyên sơ của bản thân cái tiến trình tự ngã. Ý nghĩa về cái 'ta' bản thân nó về cốt lõi là một cảm giác ngăn cách—một nhận thức về khoảng cách giữa cái chúng ta gọi là cái 'ta' và cái chúng ta gọi là 'người khác'. Nhận thức này chỉ tồn tại khi bản thân nó được hoạt động (được làm, được thực hiện, được dùng, được biểu hiện) thường xuyên, và chính những chướng ngại đó là tác nhân thực hiện.

Tham lam và ái dục là những nỗ lực để kiếm thêm hay có thêm ít nhiều [khoái lạc, quyền lợi, danh lợi...] cho cái 'ta' đó; Sân hận và thù ghét là những nỗ lực để làm tăng thêm sự ngăn cách giữa cái 'ta' và 'người khác'. Tất cả mọi ô nhiễm đều là do sự nhận thức sai lầm về sự phân biệt giữa cái 'ta' và 'người khác'; và tất cả những ô nhiễm này lại bồi dưỡng thêm cho kiểu nhận thức này mỗi lần chúng được biểu hiện. Chánh niệm thì nhận thức mọi hiện tượng một cách sâu sắc và bằng sự rõ ràng, minh bạch. Chánh niệm mang sự chú tâm của chúng ta vào tận gốc rễ của những chướng ngại ô nhiễm và vạch trần cơ chế hoạt độ ng của chúng. Chánh niệm nhìn thấy mọi kết quả và tác động của chúng đối với chúng ta. Chánh niệm không thể bị đánh lừa. Một khi bạn đã nhìn thấy rõ tham thực sự là gì và nó tác động đến bạn (và người khác) như thế nào, thì bạn tự nhiên thôi dính líu đến nó. Ví dụ, khi một đứa bé đụng tay vào lò lửa, bạn không cần phải kêu nó rút tay lại; nó tự rút tay lại một cách tự nhiên (theo bản năng), mà không cần đến sự suy nghĩ ý thức hay quyết định nào cả. Hành động phản xạ đó được tạo sẵn trong hệ thần kinh cho mục đích đó, và hành động đó ‘xuất chiêu’ nhanh hơn cả ý nghĩ. Ngay trước khi đứa bé nhận thức được cảm thọ nóng và bắt đầu khóc, thì bàn tay nó đã tự động ‘giựt’ khỏi cái lò lửa rồi. Chánh niệm có ‘chiêu thức’ cũng rất giống như vậy: nó không lời, lập tức và siêu hiệu quả. Sự chánh niệm tỏ sáng [minh sát] ức chế ngay sự tiến triển của những chướng ngại; nếu ta tiếp tục chánh niệm liên tục thì sẽ trừ diệt sạch hết các chướng ngại ô nhiễm đó. Như vậy đó, khi sự chánh niệm đích thực được thiết lập, những bức tường của cái 'ta' [bản ngã] sẽ tự sụp đổ, dục vọng giảm bớt, sự phòng thủ và cố chấp (về cái 'ta') cũng giảm bớt, bạn trở nên mở rộng hơn, biết chấp nhận hơn và linh hoạt hơn. Bạn học được cách chia sẽ lòng từ thân mến với người khác.

Từ bao đời nay, những người theo đạo Phật thường ít nói về cái bản chất tột cùng của con người. Nhưng những ai muốn tả thực về nó thì thường nói rằng bản tính tột cùng hay Phật tính của chúng ta vốn là trong sạch, thanh tịnh, thánh thiện và tốt lành. Lý do duy nhất mà con người trở nên khác là vì họ không thấy được, họ chưa trải nghiệm được cái bản tính tột cùng đó, bởi vì họ bị ngăn che bởi những chướng ngại ô nhiễm; nó giống như nước bị ngăn lại đằng sau một con đập vậy. Những chướng ngại là những viên gạch xây thành con đập đó. Khi chánh niệm phá tan những viên gạch đó, tạo ra những lỗ hổng trong đập, và lúc đó những chất liệu thiện lành như từ, bi, hỷ, xả sẽ tuôn trào qua thành đập. Khi thiền chánh niệm được phát triển, toàn bộ trải nghiệm của bạn về sự sống sẽ thay đổi. Sự nếm trải của bạn về "sự đang được sống" [chính là cái cảm nhận về "sự đang ý thức"] trở nên minh mẫn và chính xác. Không còn chỗ nào không được ý thức để cho những chướng ngại và bất an xâm chiếm vào.

Mỗi khoảnh khắc trôi qua đều thể hiện riêng; những khoảng khắc không còn trộn lẫn vào nhau một cách mập mờ và khó nhận biết. Không có gì bị che đậy, hay bị bỏ lơ; không còn những trải nghiệm bị cho là chỉ 'bình thường thôi'. Mọi thứ (khởi sinh) đều sáng rõ và đặc biệt. Ta không còn phân loại những trải nghiệm và xếp chúng vào những cái "hộp" [tốt, xấu, trung tính] trong tâm nữa . Những sự mô tả và diễn dịch đều bị dẹp bỏ sang một bên; và một khoảng khắc thời gian giờ đây sẽ được phép tự nói lên, tự nó thể hiện cho chính nó. Bạn thực sự lắng nghe được những gì nó cần nói, và bạn lắng nghe một cách như thể đang nghe lần đầu tiên. Khi việc thiền của bạn trở nên thật sự mạnh mẽ, thì nó cũng trở nên đều đặn và bền lâu. Từ bấy giờ, bạn có khả năng vừa quan sát hơi thở [đối tượng thiền chính], vừa quan sát mọi hiện tượng khác khởi sinh [đối tượng chánh niệm nhất thời, tạm thời, đang làm tâm xao lãng khỏi hơi thở]. Bạn cảm thấy mình càng thêm vững vàng, càng thêm an trụ vào những trải nghiệm đơn thuần và rõ rệt của sự sống trong từng mỗi giây phút.

Một khi tâm bạn được tự do khỏi tư duy ý nghĩ, thì nó sẽ trở nên thức tỉnh một cách minh mẫn và nghỉ ngơi trong một trạng thái tỉnh giác đơn thuần và mộc mạc. Sự tỉnh giác này không thể nào diễn tả cho đúng được. Ngôn ngữ không đủ khả năng. Trạng thái đó chỉ có thể được nếm trải và kinh nghiệm. Hơi thở giờ đây không chỉ là hơi thở; nó không còn bị giới hạn trong khái niệm cố định và thông thường mà chúng ta hay dùng. Ta không còn nhìn thấy nó chỉ là cái sự liên tục của hơi thở vào và hơi thở ra; nó không còn là một trải nghiệm đơn điệu thường tình hay chỉ là 'bình thường thôi' như ta vẫn quan niệm trước đó. Hơi thở bây giờ trở thành một tiến trình sống, luôn biến đổi; là một điều gì đó thật sinh động và kỳ diệu. Nó không còn là cái xảy ra trong thời gian; mà nó được nhận thức như chính là thời gian, là một 'hiện-thời', là một 'khoảng khắc hiện tại'. Thời gian chỉ được xem là một khái niệm, chứ không phải là một thực tại được trải nghiệm.

Đây là một trạng thái tỉnh giác được tinh giản, còn lại nguyên sơ, sau khi đã lột bỏ hết mọi chi tiết thừa thãi, không liên quan. Sự tỉnh giác này được xác lập trong một dòng chảy sinh động của giây phút hiện tại, và nó được đánh dấu sự cảm nhận rõ ràng về thực tại. Bạn thấy-biết một cách tuyệt đối rằng: nó là thật, thật hơn bất kỳ điều gì bạn đã từng trải nghiệm. Một khi bạn đạt được sự nhận thức như vậy bằng một sự chắc chắn tuyệt đối, thì bạn có được một lợi thế mới tinh, một tiêu chuẩn mới để bạn dựa vào đó đánh giá được tất cả sự trải nghiệm của mình. Sau khi có được nhận thức đó, bạn nhìn thấy được những giây phút bạn đang đơn thuần quan sát riêng từng mỗi hiện tượng riêng lẻ, và thấy trong những giây phút đó bạn đang can thiệp và làm sai lệch những hiện tượng đó bằng những thái độ của tâm. Bạn quan sát thấy mình đang uốn cong thực tại bằng những phê bình, bằng những hình ảnh cũ rích và những ý kiến chủ quan của mình. Bạn thấy rõ bạn đang làm gì, thấy rõ khi bạn đang làm điều đó. Bạn trở nên nhạy bén hơn về những cách bạn bị trượt mất thực tại đích thực như thế nào, và từ đó bạn sẽ thiên về cái cách nhìn đơn giản khách quan, tức là không thêm không bớt một cái gì khỏi hiện thực. Bạn trở thành một người rất là trí giác . Nhờ vào lợi điểm này, tất cả mọi sự đều được nhìn thấy bằng sự minh sát minh mẫn. Vô số những hoạt động của thân và tâm tự thể hiện lên một cách chi tiết rõ ràng. Bạn quan sát một cách chánh niệm về sự lên-xuống không ngừng của hơi thở; bạn quan sát dòng chảy bất tận của những cảm nhận và chuyển động của thân; bạn rà soát sự liên tục đến-đi [sinh diệt] nhanh chóng của những ý nghĩ và cảm giác, và bạn ý thức được nhịp điệu vang vọng từ những bước đi đều đặn của thời gian. Và giữa tất cả sự chuyển động không ngừng này, thì không có người quan sát, mà chỉ có sự quan sát. (Không có người nhìn, chỉ có sự nhìn).

Trong trạng thái nhận thức này, bạn thấy được rằng không có gì là giống nhau trong hai khoảng khắc liên tục. (Mọi thứ đều luôn biến đổi trong từng mỗi sát-na). Bạn nhận thấy mọi thứ đều đang trong trạng thái chuyển hóa liên tục. Tất cả mọi thứ đều được sinh ra, già đi và chết đi. Không có một ngoại lệ nào. Bạn thức tỉnh và tỉnh giác với những đổi thay không ngừng trong sự sống của chính mình. Bạn nhìn xung quanh và nhận thấy mọi thứ đều ở dạng dòng chảy; mọi thứ, mọi thứ, mọi thứ... đều là như vậy. Đó là sự lên-xuống, tăng-giảm, đến-đi, sinh-diệt. Tất cả sự sống, mọi thành phần của nó, từ những phân tử vi phân cho đến một Ân Độ Dương, thì cũng luôn luôn chuyển động, luôn luôn tồn tại trong chuyển động. Bạn nhận thức được thế giới vạn vật như một dòng sông lớn luôn luôn đang chảy . Những gì yêu quý nhất của bạn cũng dần bị cuốn trôi theo dòng chảy bất tận đó, và mạng sống của chúng ta cũng vậy. Nhưng đây là lẽ vô thường, chúng ta không có gì phải sầu muộn về vấn đề sinh tử. Bạn đứng yên, nhìn thẳng vào dòng chuyển động bất tận này, và phản ứng của bạn là một niềm hỷ lạc vui tươi diệu kỳ. Tất cả đang chuyển động, đang vũ điệu và tràn đầy sự sống.

Khi bạn tiếp tục quan sát những sự thay đổi này và bạn sẽ thấy tất cả đều ăn khớp với nhau, bạn trở nên tỉnh giác ý thức được sự nối kết mật thiết của tất cả mọi hiện tượng tâm thức, giác quan và tình cảm. Bạn quan sát “một ý nghĩ dẫn đến ý nghĩ khác”, bạn thấy “sự tàn hoại làm khởi sinh những phản ứng tình cảm", và “những cảm giác [thọ] làm khởi sinh thêm nhiều ý nghĩ [hành]." Những hành động, ý nghĩ, cảm giác, tham muốn—bạn sẽ thấy tất cả chúng đều nối kết một cách mật thiết với nhau trong một mạng lưới nhân-quả tinh vi. Bạn quan sát những trải nghiệm dễ chịu [tốt, sướng, vui...] khởi lên và giảm xuống, và bạn nhìn thấy nó không bao giờ tồn tại lâu. Bạn quan sát sự đau khổ dù mình không ưa nhưng nó vẫn đến, và bạn quan sát thấy mình lo lắng đấu tranh để tống khứ nó đi, bạn thấy mình không làm được. Tất cả trình tự đó cứ diễn ra lặp đi lặp lại, nếu bạn bạn đứng lùi lại, yên lặng và quan sát, thì bạn sẽ thấy tất cả như vậy.

Qua những gì diễn ra trong cái ‘phòng thí nghiệm sống’ của chính mình như trên, chúng ta có thể rút ra được một kết luận trong thâm tâm đầy vững chắc. Đó là: ta thấy được cuộc sống của ta được đánh dấu bằng những bất mãn và bất toại nguyện, và ta nhìn ra được “nguyên-nhân” và “nguồn-gốc”. Những phản ứng bất mãn và bất toại nguyện là do ta không đạt được cái mình tham muốn, do ta sợ mất đi những thứ mình đã có được, và do cái thói-tâm chẳng bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có. Đây không còn là những khái niệm lý thuyết nữa—Bạn cũng tự thấy những điều này trong chính bản thân mình, và bạn thừa biết rằng chúng là có thật. Chúng là lẽ-thật. Ta nhận thức được nỗi sợ hãi của ta, sự bất an ổn khi đối diện với lẽ thật về sinh tử. Đó là chính là sự căng thẳng sâu nặng thấm sâu vào tận gốc rễ của tư duy ý nghĩ, và làm cho cả đời thành một cuộc đấu tranh, vùng vẫy. Ta quan sát thấy mình mò mẫm một cách lo lắng, cố nắm giữ một cái gì đó một cách sợ hãi, bất kỳ cái gì như kiểu một cái phao, để bám thân vào ngay giữa sa mạc cát đang sụt lỡ. Và rồi ta thấy chẳng có cái gì (cố định) để ta bám víu, chẳng có cái gì là không thay đổi...

Ta nhìn thấy nỗi đau của mất mát và sầu muộn, ta quan sát thấy mình chịu đựng và bị uốn theo những đau khổ chồng chất ngày này qua ngày khác trong sự sống này. Ta chứng kiến thấy rõ những căng thẳng và xung đột vốn luôn luôn có mặt bên trong cái tiến trình sống hàng ngày. Ta chứng kiến những căng thẳng; và rồi ta nhìn thấy hầu hết những sự quan tâm bấy lâu của chúng ta là rất hời hợt và nông cạn. Ta quan sát cái “tiến trình khổ, bệnh, già, chết...”. Rồi ta trầm trồ khi biết rằng những thứ kinh khủng đó là không có gì đáng sợ. Chúng chỉ là thực tại.

Nhờ quá trình khảo cứu và quan sát những mặt trái và tiêu cực của sự sống, ta càng hiểu biết thâm sâu về "dukkha", đó là khổ, là bản chất bất-toại-nguyện của tất cả mọi sự sống và sự hiện hữu. Ta bắt đầu nhận thức một cách thấm thía chữ dukkha ở tất cả mọi mức độ cao thấp của đời sống con người, từ những chuyện hiển nhiên cho đến những điều tinh vi nhất. Ta nhìn thấy khổ-đau đi liền sau sự nắm-giữ [dính chấp] như bóng không rời hình. Ngay khi ai nắm-giữ một điều gì hay thứ gì, khổ-đau sẽ có mặt ngay sau đó. (Ví dụ, người ta không cố nắm giữ tuổi thanh xuân, thì người ta đâu có khổ sở hàng ngày vì sợ mình già, hay buồn khổ khi thấy mình già đi). Một khi bạn đã biết rành về tất cả động cơ của dục vọng, bạn trở nên rất nhạy cảm về nó. Bạn thấy rõ nó khởi sinh từ đâu và nó tác động bạn như thế nào. Bạn quan sát nó hoạt động lên-xuống liên tục, biểu hiện qua từng kênh giác quan, điều khiển và thúc đẩy tâm bạn và biến phần tâm ý thức của bạn thành nô lệ của nó.

Ngay khi trải nghiệm một cảm thọ dễ chịu [lạc thọ], bạn quan sát thấy ngay dục vọng và sự dính mắc của mình xuất hiện ngay. Trái lại, ngay khi trải nghiệm một cảm thọ khó chịu [khổ thọ], bạn quan sát thấy ngay sự kháng cự mạnh mẽ phát sinh ngay. Bạn không cần phải ngăn chặn những hiện tượng này, bạn chỉ cần quan sát chúng. Bạn chỉ cần quan sát chúng và thấy được chúng chính là những thứ tồn tại hằng hữu [luôn luôn đến-đi] trong tư duy ý nghĩ của loài người.

Lại nữa, ta đi tìm cái mà chúng ta gọi là cái 'ta', nhưng cái mà ta tìm thấy chỉ là (i) tấm thân và (ii) cách chúng ta nhận lầm cái bao da chứa thịt, xương và đủ thứ đó là cái 'ta', là 'mình'. (Tìm trong thân không thấy, ta lại đi tìm trong tâm).

Ta lại đi tìm cái 'ta' nữa và lại nhìn thấy tất cả đường lối và cách hoạt động của mọi trạng thái của tâm [như: những tình cảm, những lối tư duy suy nghĩ và những kiến chấp] và nhìn ra được cách chúng ta đã nhận lầm mỗi thứ tâm trạng đó là cái 'ta' của mình.

Rồi ta quan sát thấy mình ý muốn sở hữu, bảo hộ và phòng thủ cho những thói tâm ‘tội nghiệp’ và đáng ‘thương’ đó; và ta nhìn ra điều đó thật điên rồ. Ta nóng nảy lục lọi tìm kiếm, không ngừng tìm kiếm cho ra cái 'ta' (bản ngã) của mình từ trong những thứ như—sắc thân [sắc], những cảm nhận về thân [thọ], những cảm giác và những cảm xúc [tưởng]—nhưng hỡi ơi mỗi thứ đó đều chỉ đang quay cuồng quay tít [luôn luôn biến đổi, vô thường] khi bạn đang cố đào sâu qua nó, đang soi mói vào mọi ngóc ngách và đang mãi mãi săn lùng để tìm thấy cho được cái 'ta'.

Nhưng ta chẳng tìm thấy gì!. (Vì tất cả những thứ đó đều quay cuồng, biến hoại, chứ đâu có cái nào cố định đâu mà ta cứ nhận lầm nó là cái 'ta' cố định của mình). Trong dòng chảy bất tận của “tiến trình trải nghiệm luôn-biến- đổi” đó, tất cả những gì chúng ta tìm thấy được chỉ là vô số những tiến trình phi-nhân và vô-ngã. Đó là những tiến trình tự nhiên được hình thành do nguyên nhân và điều kiện [nhân-duyên] của những tiến trình trước. Không có một 'cá nhân', một cái 'ta' hay một 'bản ngã' cố định nào được tìm thấy. Đó chỉ đơn thuần là những tiến trình. Tất cả chỉ là tiến trình. Một tiến trình phi-nhân. Ta chỉ tìm thấy được ý nghĩ, chứ không có người nghĩ , ta tìm thấy những tình cảm và dục vọng, nhưng không có 'ai' là người xúc cảm và tham dục. Căn nhà tự nó trống không. Không có ai trong nhà.

Toàn bộ quan điểm của bạn về cái 'ngã' [ngã chấp] sẽ thay đổi từ đây. Bạn bắt đầu nhìn mình như cách bạn nhìn một bức hình được in trên trang báo. Khi nhìn bằng mắt trần bình thường, bức hình đó chắc chắc như là một bức hình. Nhưng khi bạn nhìn nó qua một kính hiển vi, nó sẽ lộ ra nó chỉ là một tập hợp của vô số những cái chấm. (Cũng như cách bạn phóng to tối đa một hình ảnh trên màn hình máy vi tính vậy. Mọi hình ảnh chỉ là tập hợp của vô số những cái chấm vô hồn). Tương tự, dưới cái nhìn “thấu suốt” của sự Chánh Niệm, thì cái cảm giác về một cái 'ngã'—một cái 'ta', một 'cá nhân' hay 'linh hồn' nào đó— cũng không còn đứng vững và tự nó tan rã. Vào một lúc nào đó trong khi thiền tuệ, ba thuộc tính của sự sống [vô thường, bất toại nguyện (khổ) và vô ngã] sẽ ùa vào căn nhà bằng mãnh lực thiêu đốt hết mọi khái niệm. Một cách sống động, bạn nếm trải sự vô thường của sự sống, bản chất khổ đau của sự hiện hữu của kiếp người, và sự thật về vô ngã. Bạn nếm trải những chân lý này một cách tường tận và thấm thía đến nỗi bạn đột nhiên thức tỉnh nhận ra sự hoàn toàn vô-ích và vô-vọng của những hành vi “dục- vọng”, “nắm-giữ” và “kháng-cự” của thói tâm. Trong khoảnh khắc nhiệm mầu trong suốt và tinh khôi đó, tâm thức của chúng ta được chuyển hóa. Cái ý tưởng [ảo tưởng] về cái 'ta' bốc hơi biến mất. Mộng tưởng không còn. Chỉ còn lại sự bất tận của những hiện tượng phi-nhân và tương tác lẫn nhau, tất cả đều do “duyên-khởi” tạo nên và chúng luôn biến đổi. (Tất cả chỉ là những pháp hữu-vi, do những điều kiện mà có và biến đổi liên tục, nên chúng là vô thường).

Cuối cùng, dục vọng đã bị thổi tắt và gánh nặng đã được để xuống. Chỉ còn lại một dòng trôi chảy thảnh thơi, không còn dấu vết của kháng cự hay căng thẳng. Chỉ còn lại niềm an lạc, và Niết-bàn hạnh phúc, sự giải thoát vừa mới được chứng ngộ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Về mái chùa xưa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.44.207 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...