Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chớ quên mình là nước »» Du ký chiếc bình bát »»

Chớ quên mình là nước
»» Du ký chiếc bình bát

Donate

(Lượt xem: 3.757)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chớ quên mình là nước - Du ký chiếc bình bát

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm…
(Ca dao tục ngữ)

Năm trước tôi đã được anh bạn Ấn Độ dắt đi bộ từ Khổ Hạnh Lâm về Bồ Đề Đạo Tràng, đi xuyên qua các thôn làng mà chỉ có “thổ địa” mới biết để đặt chân đến.

Năm nay tôi cũng muốn làm một chuyến “thám hiểm” như thế ở các xóm chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng này. Định bụng vậy nên khi vừa đặt chân đến Bồ Đề Đạo Tràng là tôi đã hẹn bạn rồi. Anh Naresh hứa sẽ dắt tôi đi theo các dấu chân của sa môn Gotama ngày xưa trong khu vực này. Anh rành rẽ mọi đường đi nước bước khu này, nơi anh sinh ra, lớn lên, đi học từ mẫu giáo đến đại học và bây giờ lập gia đình ở đây. Cũng như năm trước, năm nay tôi sẽ xin ghi lại một du ký, nhưng thêm phần hình ảnh về những bước chân này.

Dự định vậy nhưng chúng tôi chưa định chắc ngày nào. Bỗng dưng ngày hôm đó thấy khách thập phương từ đâu đổ đến khu Đại Tháp Bồ Đề dồn dập. Hỏi ra mới biết ngày mai là ngày bắt đầu Pháp hội của Ngài Dzongar Jamyang Khyentse Rinpoche, nên có chừng vài ngàn người trên khắp thế giới đổ xô về đây. Nghĩ, vậy là đông lắm, khó lòng tập trung tâm trí tu tập. Thôi mình nghỉ đi Đại Tháp một hôm, làm việc của mình. Tôi gọi điện thoại cho Naresh. Cũng may hôm đó anh ta rảnh việc. Vậy là hai chúng tôi lên đường.

Đó là một buổi trưa tháng 11 nắng gắt ở Bodh Gaya Ấn Độ.

Đã có ý riêng nên tôi tìm hỏi một Sư Cô ở Trung Tâm Viên Giác Bồ Đề Đạo Tràng mượn một chiếc bình bát. Vừa ôm bình bát ra, gặp mấy thầy ngồi hóng mát trong sân hỏi ngay: Bộ chú hết tiền nên muốn làm Sư giả kiếm chút cháo hay sao? Tôi gật đầu và chúng tôi cùng cười ồ lên. Xin mở ngoặc thưa thêm, năm nay ở khu vực Tháp số sư giả đông gấp đôi mấy năm trước. Những hôm có Pháp Hội lớn dễ chừng có đến 500 người. Họ là những người dân Ấn ăn mặc y phục giống các nhà sư và ôm bình bát đi quanh hay ngồi kế bên các Pháp Hội, để khi khách hành hương đến cúng dường thì họ thọ nhận. Nhưng nếu tôi mang bình bát ra ngồi đó thì chắc khách hành hương sẽ nhận ra ngay vì đến bây giờ các Fake Monks này chỉ là người Ấn thôi, chưa thấy người châu Á khác nào làm. Nhưng cũng không thắc mắc gì, tôi đâu muốn ôm bình bát nhận của cúng dường đâu. Còn sợ tổn phước nữa là khác.

Chúng tôi đi từ Trung Tâm Viên Giác đến bờ sông Ni Liên Thuyền. Do tiện đường nên chúng tôi đến ghé lại địa điểm ngày xưa Sa môn Gotama đã dừng chân khi đi bộ trên đoạn đường từ Khổ Hạnh Lâm về phía dòng sông. Tại đây một người Bà La Môn đã dâng cúng Sa môn Gotama một bó cỏ kusa. Ngài đã thọ nhận để dùng đệm lót ngồi thiền.

Thật ra đoạn đường đi đúng là phải như thế này (như năm rồi tôi đã đi). Sa môn Gotama quyết định bỏ con đường khổ hạnh, Người rời Khổ Hạnh Lâm (núi Dungeshwari) rồi lần bước đến khu rừng gần ngôi làng Bakraur (tức làng Sujata ngày nay). Ngài đã kiệt sức và gục ngã ngay tại một gốc cổ thụ ở đây. Vô tình nàng mục nữ Sujata trên đường đi vào rừng dâng phẩm vật cúng Thần Cây, thấy có người râu tóc mọc dài nằm dưới gốc cây đã thoi thóp. Nàng Sujata tưởng đây là một vị Thần nên đổ sữa và cháo vào miệng Ngài. Dần dần Sa môn Gotama tỉnh lại. Ngài đứng dậy đi về phía dòng sông Ni Liên Thuyền tắm rửa sạch sẽ. Ngày nay tại địa điểm này, người dân lập một Miếu thờ gọi là Miếu Sujata để kỷ niệm.

Chúng tôi đi vòng đến miếu thờ Sujata. Tại địa điểm này, ngày xưa nàng mục nữ Sujata mang thực phẩm vào rừng để dâng cúng thần linh, nàng thấy có một sa môn nằm ngất dưới gốc cây bèn dâng cúng sữa và thực phẩm cho Ngài. Chúng tôi cũng xin phép đặt chiếc bình bát mà chúng tôi đã mượn lên án thờ của Ngài.

Sau đó Sa môn Gotama đi tiếp, đến ngồi dưới cội cây Ajapala (cây Bồ Đề) để thiền định. Cây Bồ Đề ấy là Cây Bồ Đề ở Tháp Đại Giác mà khách hành hương đến chiêm bái ngày hôm nay.

Chúng tôi, sau khi lễ bái tại Tháp Sujata cũng lần theo vết chân Gotama đi về hướng bờ sông. Đoạn đường làng rất ít người đi vì không có đường xe chạy.

Ngày xưa khu này là rừng rậm. Từng bước đi của Sa môn Gotama là bước đi trong rừng. Bây giờ chỉ là khoảnh đất khô cằn. Có nơi cỏ hoang cũng không mọc nổi.

Đoạn đường mòn hơn nửa cây số từ đền Sujata đến sông Ni Liên Thuyền này ít ai để ý đến. Đây là con đường ngày xưa sa môn Gotama thường đến rửa bình bát của mình sau mỗi lần thọ thực.

Ở một góc, chúng tôi thấy người dân cũng có trồng lúa, nhưng lúa rất èo uột. Đất khô cằn. Đặc biệt trên khoảng ruộng có một tháp nhỏ của người Tích Lan dựng lên để kỷ niệm nơi Thế Tôn ngày xưa có lần lui tới rửa bình bát hay tắm rửa. Chúng tôi cũng thỉnh bình bát đặt lên bệ thờ và cùng lễ bái. Tháp này có lẽ cũng ít ai đến viếng, vì lối vào là bờ ruộng, chỉ có thể đặt được một bàn chân thôi.

Chỉ có người Tích Lan thỉnh thoảng lui tới. Họ xây dựng ngôi đền nhỏ kế bờ sông (!) của ngày xưa (bây giờ là ruộng) để tưởng nhớ bước chân của Gotama.

Chúng tôi cũng thỉnh bình bát đến đặt kế “bờ sông”, tưởng tượng rằng ngày xưa Sa môn Gotama cũng đến đây đặt bình bát xuống và xuống sông tắm rửa. Dòng sông bây giờ trông như sa mạc. Xa xa trước mặt là ngọn núi Khổ Hạnh Lâm.

Thật ra bây giờ số người làm ruộng ở Gaya còn rất ít. Thu hoạch mùa màng chẳng có là bao, nông dân không đủ sống. Bởi vậy ta cũng không lạ gì khi thấy nhiều sư giả. Dân làng chỉ có những người nghèo mới làm ruộng. Sau cơn nghèo đói đa số đã bỏ đi làm ăn những nơi khác. Số có ít vốn thì tìm cách mở các cửa hàng buôn bán với khách du lịch, hành hương hoặc phục vụ trong các dịch vụ khách sạn, ăn uống. Đó là chưa tính số ít làm các việc lường gạt hay đi ăn xin, lợi dụng tín tâm của khách hành hương. Đất đai vùng này trước đây tuy không phải là vùng đất thực sự màu mỡ, dân cư trù phú nhưng cũng không quá nghèo khổ, khô cằn như hôm nay. Những người quá nghèo khó không thể sống ở đâu được đành bám lấy mảnh đất này để sống. Họ phá rừng, đốn gỗ, khai thác tối đa thiên nhiên cho đến khi những khu rừng bao la biến thành bãi đất trơ trụi, hoang tàn, không còn gì để khai thác nữa. Mùa mưa đến không còn rừng cây để giữ nước, nước từ trời đổ xuống cuốn sạch đi lớp đất màu mỡ, chỉ còn trơ trọi lại lớp đá sỏi khô cằn. Nguồn nước dưới lòng đất đã cạn kiệt. Việc trồng trọt đã khó khăn lại càng khó khăn thêm bội phần.

Cho dù buổi trưa nắng cháy nhưng chúng tôi cũng nán lại để nghe câu chuyện anh Naresh kể. Thoáng những nét buồn trên mặt, anh kể rằng, nơi chúng tôi đặt chân đến đây, đang cùng đứng nói chuyện lúc ấy, xưa là rừng. Do rừng bao bọc và tích trữ nước dưới mạch nguồn nên sông Ni Liên Thuyền luôn đầy nước.

Đi dạo dọc khu vực xưa là bờ sông này, chúng tôi thấy lúa chỉ mọc èo uột trong những khoảnh ruộng nhỏ phía thấp, nơi có chút nước (hoặc độ ẩm cao hơn)

Chỉ mới đây thôi, 30 năm trước chính anh đã cùng cha mẹ và anh chị em đến đây chạy nhảy chơi đùa trong khu rừng này. Kế bên là dòng sông. Bây giờ tất cả là khu đất hoang tàn, cỏ dại cũng không thể ngóc đầu lên nổi. Cũng lâu lắm rồi anh không đặt chân đến đây. Hôm nay cùng tôi đến đây nên anh rất xúc động.

Rời bờ sông, chúng tôi đi dọc ngay “dòng sông… cát”, với tâm trạng người đi trong sa mạc.

Điểm kế tiếp chúng tôi muốn đến là ngay địa điểm ngày xưa Sa môn Gotama đã thả bình bát xuống sông và phát lời đại nguyện.

Trong nhiều tài liệu lịch sử Phật Giáo có ghi lại rằng, sau khi thọ thực bát cháo sữa cúng dường, Sa môn Gotama đã đi đến dòng sông Ni Liên Thuyền, Ngài ném bình bát xuống giữa dòng sông và phát lời nguyện rằng: “Nếu ta thành đạo Bồ Đề, thì bình bát này sẽ trôi ngược nước sông.” Lạ thay, bình bát trôi ngược dòng nước chảy một khoảng xa.

Sau đó, Sa môn Gotama quay trở lại cội cây cổ thụ Ajapala, lại dũng mãnh phát đại nguyện: “Nếu ta chưa thành đạo, dù thịt nát xương tan, quyết không rời cội cây này.” Tinh cần thiền định trong suốt bốn mươi chín ngày đêm, một hôm vào rạng sáng khi sao Mai mọc, Ngài chứng nhập vào cảnh giới Bất Khả Tư Nghì, thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cội cây Ajapala ấy sau này được gọi là cây Bồ Đề, nghĩa là cây Giác Ngộ.

Hiện nay, con sông cái Phalgu của dòng sông Niranjana (Ni Liên Thuyền) chỉ có nước vào ba tháng 7, 8, 9 trong năm với một lưu lượng rất kém. Do lưu lượng yếu nên thường có nước xoáy ở các cồn cát bên dưới. Có chị bạn quen với chúng tôi còn kể tôi nghe câu chuyện vui rằng, có hôm mấy vị sinh viên đang du học ở Đại học Ma Kiệt Đà thuộc Bodh Gaya đã thả thử vật dụng gì đó (hình như là những chiếc lá) từ chiếc cầu giữa dòng sông thì thấy nó không chảy xuôi ngay theo dòng mà cũng chảy lòng vòng một lúc rồi mới xuôi theo dòng nước. Khi nước xoáy thì đúng là có hiện tượng chảy lòng vòng nhiều vòng. Nhưng nếu chảy lui một khoảng xa thì đúng là việc thần bí.

Tôi đem việc bình bát trôi ngược ra thảo luận với anh Naresh. Anh ta cũng tin điều đó là có thật. Các tài liệu Phật học cho rằng do lời phát nguyện của Sa môn Gotama đã cảm ứng Chư Thiên nên Chư Thiên dùng thần thông khiến bình bát trôi ngược dòng. Còn có lời giải thích rằng, khi Sa môn Gotama thả bình bát xuống, cùng lúc ấy lại có một con rắn nước đang bơi, để tránh dòng nước chảy mạnh, nó mới nấp dưới bình bát bơi lên, lại vô tình giúp bình bát trôi ngược dòng.

Ta có thể nhìn vấn đề này ở hai bình diện. Trên bình diện tôn giáo thì việc ấy là việc có thật. Trong bất cứ tôn giáo nào trên thế gian này cũng có phần huyền sử, huyền thoại. Kể cả lịch sử các tư tưởng Đông Tây cũng có nhiều thần thoại. Tôn giáo đòi hỏi một đức tin, nên tin hay không tin là tùy mỗi người. Trong Phật giáo có nhiều sự tích của đức Phật ghi rõ trong kinh điển để lại nhưng cũng có việc không ghi lại. Cá nhân tôi không biết chắc, cũng có thể mình chưa có điều kiện tìm hiểu thấu đáo các nguồn tài liệu.

Đứng về góc độ khác của câu chuyện. Khi một con người (tôi xin nhấn mạnh yếu tố con người nơi đức Phật) đã dụng cái hùng tâm đưa ra một lời thệ nguyện như thế thì có một sức mạnh tâm linh diệu kỳ thay đổi những chuyển động vật chất, vượt qua những suy đoán thường tình của con người. Lại nữa, lời nguyện “Quyết ngồi dưới cội Ajapala tham thiền cho đến khi chứng quả, dù thịt nát xương tan” là một lời phát nguyện vượt qua những suy luận của thế nhân. Thành ra, nếu mình nói cắc cớ, lúc đó bình bát lỡ dại không trôi ngược thì làm sao? Đức Phật sẽ không thành đạo hay sao? Hay nó chỉ chạy lòng vòng rồi trôi xuôi thì sao? Câu trả lời thật đơn giản: “Thì vậy chứ sao. Thì Sa môn Gotama cũng quay về ngồi dưới gốc cây Ajapala, càng thêm tinh tấn thiền định, rồi cũng chiến thắng ma quân, chứng quả chánh đẳng chánh giác.” Với con người ấy không có con đường nào khác hơn, khi một lời nguyện đã được phát ra.

Vậy tôi đang làm chuyện tào lao với cái bình bát của tôi hay sao? Xin khoan kết luận vội, tôi xin kể tiếp.

Khi anh Naresh với tất cả lòng cung kính đặt bình bát xuống cát, nơi được xem như là giữa dòng sông lúc bình bát trôi ngược. Tôi thì đã nằm dài dưới cát nóng cầm sẵn máy ảnh để chụp hình. Tôi muốn chụp tấm hình phía trước là bình bát mà đàng sau có phông nền là hình ngôi Tháp Đại Giác Bồ Đề. Chăm chú nhìn vào ống kính, tôi giật mình tưởng mắt mình đang hoa. Hay do vì buổi trưa nắng Ấn Độ mà cát lại nóng quá nên tôi bị lóa mắt? Tôi đẩy máy ảnh qua bên và nhìn kỹ bình bát. Tôi đã nhìn thấy. Vâng, tôi thấy bình bát chuyển động trong vòng khoảng gần một phút. Có thể nào do cát lún nên bình bát “rục rịch” như vậy? Hay là một cái rùng mình của đất trời? Nhưng sao kéo dài cả phút. Trong tôi dấy lên một niềm rung động kỳ lạ. Naresh cũng thấy như tôi và đứng ngẩn người trố mắt nhìn. Có phải có bàn tay chư Thiên hay có con rắn chuyển mình làm bình bát chuyển mình trên cát?

Không, tôi nghe rất rõ: “hồn nước” đang nhẹ nhàng luân chuyển dưới nguồn sâu trong lòng cát nóng buổi chiều Ấn Độ.

Đứng trước một bãi cát như sa mạc rất khó lòng định hướng, không biết dòng nước và bình bát đã theo hướng nào, tôi đã nhờ anh Naresh vẽ sơ bộ họa đồ cho tôi như thế này để dễ định hướng hơn. Theo đó, nước chảy từ nam đến bắc (mặt qua trái trong hình dưới); trong khi bình bát trôi ngược từ Bắc tới nam (trái qua mặt).

So sánh với bản đồ chính thức như sau:
Hai chúng tôi đứng yên lặng tại địa điểm lịch sử này rất lâu, mỗi người đắm chìm trong suy nghĩ của mình. Sau đó mới cùng nhau chậm rãi ôm bình bát đi về hướng cây Ajapala ở Tháp Đại Giác. Chúng tôi thỉnh bình bát về khu vực tháp và kết thúc một chuyến đi: Ôm bình bát dõi theo bước chân Sa môn Gotama ngày xưa.

Cuối cùng chúng tôi cũng đã thỉnh Bình Bát về đến khu vực Đại Tháp Bồ Đề. Ở địa điểm này, sau suốt 7 tuần lễ thiền định, Sa môn Gotama đã đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Thực hay hư, tin hay không chuyện Bình Bát Trôi Ngược là nhận định của mỗi người. Nhưng nếu ai đặt câu hỏi này với tôi, thì tôi sẽ nói: tôi tin chứ. Thậm chí tôi còn tin rằng, nếu câu chuyện này là sáng tác của chư Tổ đời sau thì cũng chỉ là việc sách tấn hàng hậu thế, tự củng cố thêm một niềm tin vào chính sức mạnh của mình, nuôi dưỡng một đại nguyện. Đức Phật từng nói, chúng sanh là những vị Phật sẽ thành – nếu biết nỗ lực tu tập. Đó là tinh thần “tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”. Con đường đó phải tự chứng, tự thể nhập, không ai mang đến cho mình, không ai làm giúp cho mình được. Như sa môn Gotama ngày xưa, dũng mãnh lập hạnh quyết tìm đạo giải thoát cứu độ muôn loài chúng sanh.

Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Phật giáo và Con người


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.240.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (194 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...