Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cái vô hạn trong lòng bàn tay »» Chương 5: Những ảo ảnh của hiện thực »»

Cái vô hạn trong lòng bàn tay
»» Chương 5: Những ảo ảnh của hiện thực

Donate

(Lượt xem: 7.939)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Chương 5: Những ảo ảnh của hiện thực

Font chữ:


VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA CÁC HẠT CƠ BẢN

Tại sao Phật Giáo quan tâm đến các hạt cơ bản trong khi việc phân tích chúng dường như không có tác động gì lớn đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta? Tuy nhiên, nếu ta tự hỏi về tính hiện thực hay phi hiện thực của thế giới chung quanh thì cần phải làm sáng tỏ bản chất của cái tạo nên những "viên gạch cơ bản" của thế giới. Phật giáo không phải là tôn giáo duy nhất xem xét lại quan điểm về tính "hiện thực" của các hiện tượng. Cách giải thích của vật lý lượng tử theo trường phái Copenhagen cũng giúp dẫn chúng ta tới ý nghĩ rằng nguyên tử không phải là "sự vật" mà là "hiện tượng quan sát được". Đây là một cuộc tranh luận thú vị vì nó đưa chúng ta tới cốt lõi của cái mà người ta gọi là vật chất: Nếu sự "bền vững" của nó không đứng vững thì rất nhiều hàng rào khái niệm khác có thể và phải sụp đổ.

Matthieu: Khái niệm về tính tổng thể của các hiện tượng mâu thuẫn với khái niệm về các thực thể tách rời, có các đặc tính nội tại và tự xác định bởi chính mình. Chúng ta hãy lấy ví dụ về ánh sáng. Lúc thì nó xuất hiện như một sóng, lúc thì lại như một hạt: sự khác biệt của hai phương diện này chẳng khác gì sự khác nhau của một viên đá và những gợn sóng tròn mà viên đá đó tạo ra khi rơi xuống mặt hồ .

Trịnh Xuân Thuận: Quả thật là sự phát hiện ra tính hai mặt này của ánh sáng đã khiến các nhà vật lý hết sức ngạc nhiên. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là vật chất cũng có tính hai mặt này. Cái mà chúng ta gọi là electron, hay mọi hạt cơ bản khác, cũng đâu có thể ở dạng sóng.

Matthieu: Trong thế giới thông thường, ánh sáng là cái cho phép chúng ta nhìn thấy hình dạng và màu sắc; đối với người ngồi dưới ánh sáng Mặt trời, mắt nhắm lại, thì ánh sáng được cảm nhận như là một nhiệt lượng; đối với nhà vật lý, người thu nhận ánh sáng bằng các dụng cụ đo lường, thì ánh sáng là một hàm số toán học, một tập hợp các con số và các phương trình. Có bao nhiêu cách tiếp cận thì có bấy nhiêu cách mô tả khác nhau. Vậy hiện thực nằm ở đâu? Lẽ nào sẽ là không đúng nếu nói rằng đó đơn thuần là một tập hợp các tương tác làm nảy sinh các hiện tượng quá độ, và đằng sau vô số các biến đổi không ngừng này, chúng ta không có lý do gì để thừa nhận sự tồn tại của một hiện thực nội tại được xác định bởi chính nó.

Trịnh Xuân Thuận: Các mặt khác nhau của ánh sáng có thể giải thích được nếu người ta chấp nhận rằng nó biểu hiện hai mặt bổ sung cho nhau: sóng và hạt. Niels Bohr đã gọi khái niệm này là "nguyên lý bổ sung". Ông đã nhìn thấy trong tính bổ sung này hậu quả của sự tương tác không tránh khỏi giữa một hiện tượng và thiết bị quan sát hiện tượng ấy. Như vậy, theo Bohr không phải "hiện thực, có tính hai mặt, mà chính kết quả của các tương tác thực nghiệm mới có tính hai mặt. Thành thử, có thể nói rằng ánh sáng không có hiện thực nội tại bởi vì nó không chỉ là sóng hay chỉ là hạt, mà nó ở cả dạng này lẫn dạng kia tùy từng hoàn cảnh. Hãy lấy lại ví dụ mà ông vừa nêu, ta có thể giải thích màu sắc bằng cách viện đến tính hạt của ánh sáng. Bộ áo nhà sư của ông có màu đỏ và vàng bởi vì các nguyên tử tạo nên nó hấp thụ các màu lam và chàm và phản xạ màu vàng và đỏ. Như vậy, các photon mà bộ áo của ông phản chiếu đi vào trong mắt chúng ta

với một năng lượng và tần số làm cho chúng ta nhìn thấy màu vàng và màu đỏ. Nếu bộ áo của ông chỉ làm một việc là phản xạ ánh sáng Mặt trời mà không làm thay đổi nó thì bộ áo sẽ phải có màu trong của Mặt trời.

Còn nhiệt của Mặt trời cũng có thể được giải thích bằng các hạt ánh sáng. Mỗi hạt ánh sáng được đặc trưng bởi một năng lượng và, trong một ngày đầy nắng, có vô số các hạt ánh sáng tới đập vào da của chúng ta và truyền cho da năng lượng của chúng. Năng lượng này sẽ được chuyển hóa thành nhiệt.

Còn nhà vật lý, tùy thuộc vào các dụng cụ đo, anh ta nhìn thấy ánh sáng là một sóng hay là một hạt. Nếu ánh sáng biểu hiện như một sóng, người ta có thể xác định tính chất của nó bằng bước sóng (khoảng cách giữa hai đỉnh hay giữa hai hôm sóng liên tiếp) và bằng tần số sóng (số lần đỉnh sóng đi qua một vị trí nhất định trong không gian trong một giây). Nếu ánh sáng biểu hiện như một hạt, người ta có thể đặc trưng cho hạt đó bằng năng lượng của nó.

Matthieu: Như vậy người ta chỉ làm mỗi một việc là mô tả một số đặc tính quan sát được , hơn nữa, những đặc tính này không thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định. Photon không bao giờ vừa là sóng vừa là hạt. Cách đây 1.300 năm, Shantidéva từng viết: "Cái xuất hiện thông qua sự ngẫu hợp của các yếu tố khác và biến mất khi các yếu tố này không xuất hiện, hiện tượng nhân tạo nầy, giống như một ânh phân chiếu qua gương, tàm sao tại có đặc tính của hiện thực được?” Như vậy, cần phải trả lời cho câu hỏi về hiện thực nội tại của các hạt này. Liệu có thể nói rằng người ta đã biết được bản chất của ánh sáng? Một bản chất như thế liệu có tồn tại không? Những "đặc tính" của hạt phải chăng không thể quy giản thành sự tổng giác về một hiện tượng vô thường? Liệu electron có là điện tích, là spin (mô men quay), là khối lượng của chính nó? Tổng thể các đặc tính này liệu có trùng với electron không? Electron có tồn tại bên ngoài các đặc tính của nó không? Nếu nó không là đặc tính này hay đặc tính khác của nó thì nó có còn là electron nữa hay không? Tóm lại, các đặc tính này có phải là các bộ phận cấu thành của electron hay chỉ xuất hiện trong mối quan hệ phụ thuộc với phần còn lại của thế giới, kể cả chính chúng ta?

Một trong những câu hỏi kinh điển của Phật giáo là: "Một hạt có các đặc tính giống như một người chủ trang trại sở hữu một con bò hay như một ai đó sở hữu thân xác của chính mình?". Trường hợp thứ nhất có nghĩa là electron và các đặc tính của nó là những thực thể tách biệt; trong trường hợp thứ hai, các đặc tính là những bộ phận của electron: khẳng định là nó có những đặc tính ấy chẳng khác nào nói rằng một người có hai cơ thể, cơ thể anh ta và cơ thể anh ta sở hữu. Nếu electron là từng các đặc tính của nó thì có bao nhiêu đặc tính sẽ có bấy nhiêu electron. Trong trường hợp này, thực thể electron trở thành rất đa dạng. Tóm lại, theo như lập luận của Chandrakirti , thì electron không tồn tại thực vì 1) electron không là các đặc tính của nó, 2) nó không là cái gì khác ngoài các đặc tính của nó, 3) nó không phải là nên tảng của các đặc tính của nó, 4) các đặc tính của nó không tạo thành nền tảng của nó, 5) nó không phải là người chủ thực sự của các đặc tính của nó, 6) nó không là tập hợp đơn thuần các đặc tính của nó và 7) nó không phải là hình thái của các đặc tính của nó. Nếu nó không trùng với các đặc tính của nó và cũng không tách rời khỏi các đặc tính của nó, thì các đặc tính của nó chẳng qua chỉ là những cái nhãn tưởng tượng và sự tồn tại của nó chỉ có bản chất quy ơớc mà thôi. Allan Wallace viết: "Chúng không có bất kỳ sự tồn tại độc lập nào, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không hoàn toàn tồn tại. Những thực thể mà chúng ta nhận dạng được tồn tại đối với chúng ta và chúng thực hiện các chức năng -mà chúng ta gán cho chúng. Nhưng, như chúng ta đã định nghĩa, sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào những chỉ định ngôn từ và khái niệm mà chúng ta áp cho chúng".

Trịnh Xuân Thuận: Để nói về điện tích, spin hay khối lượng của một electron, cần phải đo các tính chất này. Nhưng, nếu không đo electron sẽ có dạng sóng và không thể mô tả được bằng dạng hạt. Như vậy, người ta không thể gán cho nó một khối lượng hay một điện tích.

Matthieu: Như vậy, sẽ là thiếu thận trọng nếu khẳng định rằng kết quả của quan sát này phản ánh rõ ràng các đặc tính nội tại của một "đối tượng", mà ta có thể làm sáng tỏ bằng quan sát của chúng

Trịnh Xuân Thuận: Theo các dụng cụ đo của tôi, electron xuất hiện hoặc như một hạt và hạt này có một điện tích, một spin và một khối lượng, hoặc như một sóng và những khái niệm điện tích, spin hay khối lượng đối với nó đều vô nghĩa. Hành động quan sát cũng dẫn tới sự nhòe lượng tử mà trước đây tôi đã nói với ông và đã được giải thích bằng nguyên lý bất định của Heisenberg, nghĩa là không thể xác định chính xác cả vị trí và vận tốc của electron. Để định vị cái mà người ta giả định là một electron, cần phải chiếu sáng nó.

Nhưng năng lượng của ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó, nên bước sóng quyết định độ chính xác. Nếu năng lượng của ánh sáng tăng, bước sóng của nó giảm và như vậy độ chính xác sẽ cao. Nhưng các photon của ánh sáng chiếu này lại truyền năng lượng cho electron, nên nếu năng lượng của các photon càng lớn thì chúng càng làm sai lệch kết quả. Như vậy, chúng ta. phải đối mặt với một tình thế lưỡng nan: chúng ta càng làm giảm sự nhòe về vị trí của electron bằng cách dùng các photon năng lượng cao chiếu sáng nó, thì chúng ta sẽ càng làm nhiễu động electron, và do đó càng làm tăng sự nhòe trong chuyển động của nó; ngược lại, nếu chúng ta chiếu sáng electron bằng ánh sáng có năng lượng thấp, thì chúng ta sẽ ít làm nhiễu động chuyển động của nó nhưng lại làm tăng sự nhòe về vị trí của nó. Như vậy, chính hành động xác định đã làm nảy sinh sự bất định: Do đó, nói về một hiện thực "khách quan” tồn tại ngoài quan sát là vô nghĩa, vì người ta không bao giờ có thể tổng giác được nó. Người ta chỉ có thể cảm nhận một hiện thực chủ quan của electron, hiện thực phụ thuộc vào người quan sát và các thiết bị đo của anh ta. Hình thái mà hiện thực này bộc lộ gắn liền với sự hiện diện của chúng ta. Chúng ta bây giờ không còn là khán giả thụ động trước sân khấu náo động của thế giới các nguyên tử mà là các diễn viên thực thụ trên sân khấu đó.

Matthieu: Như vậy, việc người ta có thể mô tả ánh sáng như một sóng hay một hạt chứng tỏ rằng cả hai đặc tính loại trừ nhau này đều không phải là cố hữu của một sự kiện mà người ta tưởng tượng là photon. Không có cái gì có thể vừa là hòn đá, vừa là sóng nước, một vật định vị và một hiện tượng lan rộng trong không gian.

Trịnh Xuân Thuận: Hay nói chính xác hơn, như Heinsenberg, "hai hình ảnh này lẽ tự nhiên là loại trừ lẫn nhau, bởi vì một vật nhất định không thể đồng thời vừa là một hạt (nghĩa là một chất liệu được gói trong một thể tích rất nhỏ) và vừa là một sóng (nghĩa là một trường trải trong một không không gian rộng lớn), nhưng cả hai lại bố sung cho nhau.

Matthieu: Cứ giả thiết là một thực thể như thế tồn tại đi thì điều đó cũng không giúp chúng ta nắm bắt được bản chất cuối cùng của hạt này. Hạt, sóng, hay bất cứ một thực thể nào khác của vũ trụ đều không tồn tại tự thân. Liệu có đúng là không thể khẳng định rằng hạt phải tồn tại trước khi quan sát không?

Trịnh Xuân Thuận: Trước hành động đó, người ta chỉ có thể nói về một sóng xác suất.

Matthieu: Nếu người ta hiểu hạt là một cái gì đó có thể có tồn tại tự thân, thậm chí vĩnh hằng nữa, và nếu hạt lại không tồn tại trước khi quan sát, thì không gì có thể làm cho nó tồn tại được. Làm thế nào mà một thực thể chứa trong lòng nó tất cả những đặc tính thực mà người ta thường gần cho một hạt, lại có thể bỗng chốc

chuyển từ hơ không của sự không tồn tại sang tồn tại được? Khi một hạt xuất hiện, thì hoặc là nó không có tồn tại tự thân hoặc là có sự sáng tạo thì hơ vô.

Trịnh Xuân Thuận: Tuy nhiên, chắc chắn là có một sóng. Chắc chắn là có một cái gì đó, chứ không phải là sự trống không tuyệt đối

Matthieu: Phật giáo cũng không nói về chân không tuyệt đối, vì như thế là chấp nhận quan điểm hư vô chủ nghĩa, mà là nói về "chân không của sự tồn tại đích thực". Chính vì điều này mà tùy từng hoàn cảnh hay bối cảnh thực nghiệm, một hiện tượng không thực có thể xuất hiện khi thì là một hạt, khi thì là một sóng.

Trịnh Xuân Thuận: Trên thực tế, cuộc tranh luận của chúng ta chẳng khác gì cuộc tranh luận mà Einstein đã tiến hành chống lại cách giải thích của trường phái Copenhagen về vật lý lượng tử. Cách giải thích này, do Niels Bohr, Werner Heinsenberg và Wolfgang Pauli đưa ra, có tên như thế là vì Viện vật lý do Bohr làm giám đốc và Heinsenberg và Pauli thường xuyên đế'n làm việc nằm ở Copenhagen (thủ đô của Đan Mạch). Cách giải thích của trường phái này đại ý nói rằng "các nguyên tử tạo thành một thế' giới các tiềm năng hay khả năng hơn là các sự vật và sự kiện". Như vậy, nó đã xa rời một cách rất sâu sắc chủ nghĩa hiện thực giáo điều của Einstein.

Heinsenberg tóm tắt sự phê phán của Einstein như sau: "Cách giải thích này (tức là cách giải thích của trường phái Copenhagen - ND) không mô tả cho chúng ta biết cái gì xảy ra trên thực tế độc lập với các quan sát hoặc trong khoảng thời gian giữa các quan sát. Nhưng chắc chắn phải xảy ra một cái gì đó, điều mà chúng ta không thể nghi ngờ [...]. Nhà vật lý phải thừa nhận rằng anh ta nghiên cứu một thế giới không phải do chính anh ta tạo ra và thế " giới ấy về cơ bản sẽ không có gì thay đổi, cho dù chính nhà khoa học không hiện hữu ở đó". Heisenberg đáp lại:

"Người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng điều mà sự phê bình này đòi hỏi, đó tà nhai tại bàn thểể học duy vật cũ mèm. Nhưng câu trà tời dưa trên quan điểmm của trường phái Copenhagen có thểể tà gì? [] Yêu cầu người ta "mô tả cái đang xây ra" trong một quá trình lượng tử giữa hai quan sát liên tiếp nhau tà một tự mâu thuẫn, bởi vì từ "mô tấ' có tiên quan tới việc sử dụng các khái niệm cổ điển, trong khi các khái niệm này không thểể áp dụng trong không thời gian giữa hai quan sát. [...] Bản thểểhọc của chủ nghĩa duy vật dựa trên áo giác về một toại hiện hữu, "hiện thực " trực tiếp của thế giới xung quanh chúng ta, có thể được ngoại suy cho tới tận cấp độ nguyên tứ. Nhưng phép ngoại suy này tà không thể? "

Matthieu: Triết lý Phật giáo chỉ có thể tán đồng với cách giải thích vừa rồi.

Trịnh Xuân Thuận: Bản thân tôi cũng thống nhất với quan điểm của Heisenberg. Tôi từng nói rằng các thực nghiệm luôn khẳng định cơ học lượng tử là đúng, cơ học lượng tử chưa bao giờ sai lầm. Einstein đã đi sai đường, và chủ nghĩa hiện thực duy vật chất của ông không thể đứng vững. Theo Bohr và Heisenberg, khi chúng ta nói đến nguyên tử hay electron, chúng ta không nên hình dung các thực thể tồn tại tự thân với các đặc tính được xác định rõ ràng như vị trí hay vận tốc, và vạch ra các quỹ đạo rất xác định. Khái niệm "nguyên tử” chỉ là một phương tiện thuận tiện để liên kết các quan sát khác nhau thành một sơ đồ logic và nhất quán. Chính vì vậy, Bohr đã nói về sự không thể vuột ra ngoài các sự kiện và kết quả của thí nghiệm và phép đo: "Cách mô tả của chúng ta về thế giới không nhằm phát hiện ra bản chất thực của các hiện tượng, mà đơn giản chỉ tà phát hiện ra nhiều nhất có thểể các mối quan hệ giữa rất nhiều các phương diện của sự tồn tại của chúng ta".

Matthieu: Bohr cũng tán thành với điều mà Francois Jacob khẳng định: "Như vậy, rõ ràng tà sự mô tả một nguyên tử nhất định do nhà vật tý thực hiện không phải tà sự phản ảnh chính xác và bất biến của một hiện thực được khám phá. Đó tà một mô hình, một sự trừu tượng hóa, kết quả của nhiều thế kỉ cố gắng của các nhà vật tý tập trung vào một nhóm nhỏ các hiện tượng nhằm xây dựng một hình ảnh nhất quán về thế giới. Sự mô tả nguyên tử dường như vừa tà một sự sáng tạo và vừa tà một phát hiện". Tuy nhiên, điều này không ngăn được hầu hết mọi người vẫn cứ hình dung các nguyên tử như các viên bi nhỏ mà họ có thể nắm bắt được nếu như họ có những dụng cụ đủ nhỏ.

Trịnh Xuân Thuận: Schrodinger cảnh báo chúng ta về sự vật chất hóa nguyên tử và các thành phần của nó như sau: "Tốt hơn tà không nên xem một hạt như một thực thể vĩnh cửu, mà nên xem nó như một sự kiện tức thời. Đôi khi các sự kiện này tạo thành các dây chuyền gây ảo tưởng tà các vật vĩnh cửu”.

Matthieu: Vòng lửa tạo ra trước mắt chúng ta do quay thật nhanh một ngọn đuốc không phải là một "vật". Thế giới các hiện tượng được cấu thành từ các sự kiện không thể trùng hợp với chính chúng tại hai thời khắc liên tiếp, vì nếu không thế, chúng sẽ bị đông cứng vĩnh viễn. Vì các thời khắc này là điểm, không có độ kéo dài, nên các sự kiện cũng không thể có sự tồn tại đích thực. Như vậy, không gì có thể cho phép khẳng định rằng một ngày nào đó, người ta sẽ biết tất cả các đặc tính của "sự kiện hạt", vì sự kiện này xuất hiện trước mắt chúng ta theo cách này hay cách khác thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau, đồng nghĩa với "chân không của sự tồn tại đích thực,

Trịnh Xuân Thuận: Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau qua hành động quan sát? Matthieu: Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng và chủ thể quan sát chúng, và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các hiện tượng của vũ trụ. Điểm quan trọng ở đây là các đặc tính bề ngoài của các hiện tượng không thuộc về riêng chúng. Chẳng hạn, khi người ta nói rằng khối lượng tương đương với năng lượng và có thể chuyển hóa thành năng lượng, thì điều này thực ra có nghĩa là khố'i lượng không phải là một đặc tính không thể tách rời khỏi sự kiện hạt.

Trịnh Xuân Thuận: Đúng, bản chất của vật chất, cũng giống như ánh sáng, không phải là bất biến. Năng lượng có thể được chuyển hóa thành vật chất, như vẫn thường xảy ra trong các máy gia tốc hạt. Năng lượng này có thể bắt nguồn từ một khối lượng (theo công thức nổi tiếng của Einstein: E= mc2) hay từ một chuyển động nào đó. Trong trường hợp thứ hai thì điêu này có nghĩa là một tính chất của vật có thể được chuyển hóa thành vật. Ngược lại, vật chất có thể được chuyển hóa thành năng lượng: ví dụ như các quá trình làm cho Mặt trời phát sáng. Chính thông qua việc chuyển hóa một phân nhỏ khối lượng hiđrô của mình (0,7%) thành ánh sáng (các photon) mà Mặt trời đã tạo ra nguồn sống cho Trái đất.

Matthieu: Từ tất cả những điều trên có thể suy ra rằng không có bất kỳ đặc tính nào trong số các đặc tính loại trừ lẫn nhau tạo nên nên tảng của hiện tượng mà người ta gọi là photon hay hạt. Vì nếu đúng như vậy thì các đặc tính này phải luôn luôn hiện diện. Có thể nghĩ gì về tính hiện thực của một con vật, nếu khi nhìn ở phía này nó là con mèo, nhưng khi nhìn từ phía khác nó lại là con chó và lại là một sóng khi ta không nhìn nó nữa?

Trịnh Xuân Thuận: Dưới góc độ này thì đúng thế!

Mauhieu: Như vậy, hiện thực không tương ứng với các khái niệm bền vững mà chúng ta gán cho các sự vật. để một hiện tượng xuất hiện, không nhất thiết nó phải bắt nguồn từ một hiện thực bị che khuất, tồn tại tự thân. Chúng ta phải vượt lên trên các giới hạn của những khái niệm đã khiến chúng ta nghĩ rằng một cái gì đó phải hoặc là tồn tại tự thân hoặc là không tồn tại. Có một con đường trung dung, tượng trưng bởi những hình ảnh trong ảo giác và trong giấc mơ. Thực tế là ảo giác không hề cản trở một hiện tượng vận hành. Một ánh phản chiếu trong gương có thể xuất hiện và biến mất, có thể biến đổi theo các cách khác nhau và có thể truyền những thông tin khác nhau, ngay cả khi không có gì thực sự "tồn tại trong gương cả.

Trịnh Xuân Thuận: Những người theo trường phái Platon sẽ đáp lại ông rằng thế giới của gương chỉ là sự phản chiếu của thế giới thực. Nó không hề kém hiện thực hơn tính hạt mà cũng chẳng cơ bản hơn tính sóng. Theo nghĩa này, người ta có thể nói rằng cả ánh sáng lẫn vật chất đều không có các đặc tính nội tại và bất biến. Các đặc tính này phụ thuộc vào người quan sát và thiết bị đo của anh ta và, theo nghĩa đó, chúng có thể được coi như những "ảo ảnh" vì sự vô thường của chúng.

Matthieu: Vật lý có sẵn sàng dám nói rằng electron chỉ là một trò chơi các mối quan hệ, và rằng nó không có bất kỳ một nên tảng cơ bản nào?

Trịnh Xuân Thuận: Nếu như ông muốn nói các quan hệ ở đây là tương tác giữa người quan sát và vật được quan sát, là tương tác và biến hóa giữa các hạt cơ bản (ví dụ như một proton và một electron kết hợp với nhau để tạo ra một nơ tron và một nơtrinô) và là tương tác giữa vật chất và ánh sáng, thì tôi đồng ý.

Matthieu: Tôi hiểu các mối quan hệ ở đây không phải là mối liên hệ giữa các vật rời rạc, tách biệt và tồn tại tự thân, mà là một mạng lưới của vô số các mối liên hệ quy định lẫn nhau, và trong mạng lưới đó, các đặc tính bề ngoài của một hiện tượng cụ thể nào đó bắt nguồn từ tổng thể các hiện tượng, trong đó có cả ý thức. Trịnh Xuân Thuận: Điều này làm tôi nhớ lại câu nói của Heinsenherg: "Như vậy, thế giới xuất hiện như một tấm với phức tạp của các sự kiện, trong đó các mối liên hệ đủ loại đan xen, chỏng chéo và kết hợp với nhau, và bằng cách đó quyết định cái nên của tổng thể".

Matthieu: ông ấy nói chính xác là các sự kiện, chứ không phải là các thực thể khách quan. Một hạt có về như bị tách rời khỏi tổng thể các hiện tượng chỉ là vì chúng ta nghiên cứu nó và cố gắng khu biệt nó bằng khảo sát thực nghiệm, nhưng không có bất kỳ một đặc tính nào của một bộ phận nào đó trong tổng thể này là cơ bản, vì chẳng có gì đặc trưng được cho tổng thể đó.

Trịnh Xuân Thuận: Không gì đặc trưng được cho nó về mặt nội tại và độc lập với mọi phép đo. Các hiện tượng không thể tách rời khỏi những điều kiện xác nhận chúng. Theo cách giải thích cơ học lượng tử của trường phái Copenhagen, thì nói đến một "hiện thực khách quan" là vô nghĩa.

Matthieu: Đó cũng chính là định nghĩa của sự trống không. Có một câu danh ngôn rất nổi tiếng và cơ bản trong Phật giáo: "Hình thái là trống không và trống không là hình thái" (Sắc tức là không và không tức là sắc). "Trống không" ở đây được hiểu là chính các hiện tượng. Bản chất của các hiện tượng là trống không, và chính nhờ sự trống không và không có tồn tại độc lập này mà chúng có thể xuất hiện và chuyển hóa. ông có thấy ở đây có sự mâu thuẫn với những điều mà vật lý hiện đại khẳng định không?

Trịnh Xuân Thuận: Không, cả hai quan điểm đều phù hợp với nhau, mặc dù cách trình bày có khác nhau. Các nhận xét của ông làm tôi nhớ lại một lý thuyết rất phổ biến trong những năm 1960, lý thuyết cho rằng không có các hạt cơ bản. Mỗi hạt được xem là cấu thành từ tất cả các hạt khác và có một chút của tất cả các hạt trong mỗi hạt: A được cấu thành từ B và C, B lại được cấu thành từ A và C, và C từ A và B. Chẳng hạn, Henry Stapp đã từng viết: "Một hạt cơ bản không phải là một thực thể phân tích được có tồn tại độc lập Về cơ bản, đó là một trò chơi của các quan hệ mở rộng ra các vật khác". Lý thuyết này, được gọi là lý thuyết Bootstrap, nay không còn được thịnh hành như trước nữa, vì không có những bằng chứng thực nghiệm. Sơ đồ thứ bậc về các hạt theo hướng ngày càng cơ bản hơn- phân tử, nguyên tử, electron và hạt nhân nguyên tử, proton và nơ tron, các hạt quark - có lẽ là cách mô tả tốt nhất những quan sát của chúng ta về các hiện tượng của nguyên tử và dưới nguyên tử.

Matthieu: Tuy nhiên, một số triết gia về khoa học như Benard d'Espagnat và Michel Bitbol đã phê phán sơ đồ này là sự khái quát hóa thái quá các tri giác thô thiển của chúng ta gần liền với xu hướng vật hóa tất cả các hiện tượng. Michel Bithol khẳng định rằng các hiện tượng lượng tử cũng có thể được giải thích "chí ít cũng tốt như thế bằng cách sử dụng một mô hình thay thế, mô hình không giã định bất kỳ một yếu tố thuộc loại hạt nào". Hưởng ứng Schrodinger, người đã nói rằng "tý thuyết nguyên tử hiện đại đã bị rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy", Bithol nói tiếp: "Cả các va đập vào màn hình lẫn các vết trong buồng bọt, và tôi xin nói thêm, cả những hình ânh rất gợi do kính hiển vi hiệu ứng đường hầm cung cấp, đều không thểể chứng minh được cái mà chúng dường như có vẻ đã chứng minh. [...] Chúng ta không nên quên rằng trong vật ý lượng tử theo nghĩa rộng, khả năng cá biệt hóa các vật ở cấp độ nguyên tử bị hạn chế trong một số' trường hợp thực nghiệm cụ thể, và hoàn toàn không thể thực hiện được ngay khi các điều kiện đó không được hội đủ. Trong một số' trường hợp, điện tích của một hạt, chẳng hạn, không thể được mô tả như thểể nó được định xứ ở một điểm duy nhất”. Ông còn trích dẫn Quine, người nêu ra câu, hỏi rằng liệu các lý thuyết lượng tử có áp đặt cho vật lý học một sự quay ngoắt khá trọn vẹn để "đe dọa không chỉ một bản thể luận rất được ưa chuộng về các hạt cơ bản, mà cả ý nghĩa của chính câu hỏi mang tính bản thể luận, câu hỏi "có tồn tại cái gì hay không?".

Còn nhà vật lý Laurent Nottale nhận xét: "Một số triết gia đã đi xa hơn khi kết luận mọi sự vật, vật chất cũng như tinh thần, đều không có tồn tại tự thân. Nếu chúng ta có thể tàm ngược trở tại tịch sử, từ thuyết tương đối trở về tói Copecnic, đối với những cái có liên quan tới tư tưởng phương Tây và các khoa học về vật chất, thì phát biểu đầu tiên trong tư tưởng phương Đông tại bắt nguồn từ

Siddharta Gautama cách đây hơn 2.500 năm. Người ta tìm thấy trong triết tý Phật giáo một suy nghĩ rất xác thực mang tính tương đối về sự hư không của vạn vật, kết quả của sự không tồn tại tự thân, vì sự tồn tại của chúng chỉ ở trong các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Người ta chỉ có thểể khâm phục một trực giác như vậy, một trực giác mà ta có thểể coi như một nhãn quan nội tại nhằm tới một mục tiêu xa, khó có thểể đạt tới, rằng một khoa học dựa trên nguyên ý tương đối sẽ được đề xuất. Ở đây, không có bất kỳ tư tưởng hư vô nào, không có bất kỳ sự phủ định nào đối với cả hiện thực tắn tồn tại, mà tà một cái nhìn sâu sắc hơn về chính bân chất của tồn tại. Nếu các sự vật không tồn tại một cách tuyệt đôi, nhưng vắn tồn tại thì bản chất của nó phải được tìm kiếm trong các mối quan hệ gắn kết chúng với nhau. Chỉ tồn tại những mối quan hệ giữa các sự vật, chứ không phải bản thân các sự vật. Như vậy, các sự vật tà trống rỗng tự thân, và phải được quy về tổng thểể các mối quan hệ của chúng với phân còn tại của thế giới. Chúng chính tà những mối quan hệ này. [..] Liệu vật tý trong tương tai có thểể đưa vào phương trình toán học cái mà hiện nay mới chỉ hé tộ từ một quan niệm thuần túy triết học?".

Trịnh Xuân Thuận: Người ta không thể phủ nhận rằng phương pháp quy giản nhằm giải thích tất cả các hiện tượng của thế giới bằng các hạt cơ bản đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, và một số nhà vật tý học như Steven Weinberg đã ủng hộ mạnh mẽ phương pháp này. Tuy nhiên, quy giản luận có một số hạn chế, đặc biệt là đối với các tính chất đột phát (ló ra) của một số hệ thống mà ta không thể giải thích được bằng phép cộng đơn thuần các thành phần của chúng. Vì vậy những phương pháp khác để nhận thức thực tại như ông vừa kể ra là rấ't cần thiết.

Để quay trở lại vấn đề không tồn tại một hiện thực khách quan, cần phải xác định rõ rằng nó được cảm nhận bằng thực nghiệm trước hết là ở trong thế giới các hạt. Nếu hiện thực được mô tả bằng các xác suất trong thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử, thì chúng ta không hề cảm thấy sự bất định này ở cấp độ của các sự vật trong cuộc sống hằng ngày. Xét cho cùng thì các vật thể vĩ mô như cái bàn hay quyển sách này đều được tạo ra từ các hạt tuân theo sự nhòe lượng tử. Vậy tại sao cuốn sách lại không bất chợt rời cái bàn để đến nằm đâu đó ở xó vườn? Các định luật của cơ học lượng tử nói rằng, về nguyên tắc, một chuyển dịch như thế là hoàn toàn có thể nhưng xác suất của nó nhỏ tới mức nó chỉ có thể xảy ra nếu người ta chờ được mãi mãi. Tại sao xác suất lại nhỏ như vậy? Bởi vì các vật thể vĩ mô được tạo thành từ một số lượng nguyên tử lớn tới mức khiến cho các hiệu ứng của cái ngẫu nhiên bị trung hòa (một cuốn sách chứa khoảng 10+25 nguyên tử, và Trái đất chứa khoảng 10+50). Xác Suất thấy cuốn sách trong xó vườn là vô cùng nhỏ, bởi vì một lượng lớn các nguyên tử tạo thành một khối lượng lớn, và như vậy tạo thành một sức ì (quán tính) lớn. Các vật thể bình thường ít bị nhiễu động khi người ta chiếu sáng chúng để quan sát, vì xung lực do ánh sáng tác động lên chúng là không đáng kể. Do vậy mà vận tốc của các vật thể này có thể được đo chính xác đồng thời với vị trí của nó. Sự nhòe lượng tử biến mất. Vậy đường ranh giói giữa thế giới vi mô nơi mà sự nhòe lượng tử bao trùm và thế giới vĩ mô nơi mà sự bất định mất quyền tồn tại, cái ranh giới ấy nằm ở đâu? Cho tới nay, các nhà vật lý vẫn chưa thể xác định được đường ranh giới này mặc dù họ đang từng ngày đẩy lùi xa những giới hạn của thế giới lượng tử.

Phân tử fulerène gồm 60 nguyên tử các bon là vật thể nặng nhất và phức tạp nhất mà con người biết còn có đặc tính sóng.

Matthieu: Có thể là vì đường ranh giới này không tồn tại. Sự bất định không hề biến mất, có thể nó chỉ trở nên không cảm nhận được trong các điều kiện vĩ mô của chúng ta mà thôi. Tương tự, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không cảm nhận được các hiệu ứng tương đối của không - thời gian bởi vì chúng ta chuyển động đối với nhau với các vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc của ánh sáng, nhưng không vì thế mà tính tương đối này không còn tồn tại: kích thước chiếc xe đạp của chúng ta co lại khi chúng ta bắt đầu đi nó, nhưng sự thay đổi này quá nhỏ nên không một người nào đứng yên có thể nhận thấy.

Xác suất để quyển sách bất thình lình biến mất khỏi mặt bàn, dù là rất nhỏ, cũng chứng tỏ rằng không có sự khác biệt cơ bản giữa thế giới vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, ngay cả khi chúng ta ở một hoàn cảnh cụ thể, trong đó sự bất định là không thể nhận biết được đối với các giác quan của chúng ta, thì điều này cũng không làm ta nghi ngờ bản chất lượng tử của thế giới. Henry Stapp, nhà vật lý lý thuyết lượng tử mà lúc trước ông đã nói tới, đã viết: "Điểm quan trọng của lý thuyết Bell tà nó đưa vào thế giới vĩ mô một cách rõ ràng tính hai mặt của hiện tượng lượng tử. [...] Điều này chứng tỏ rằng những ý niệm thông thường của chúng ta về thế giới còn rất hạn chế, kể cả ở cấp độ vĩ mô".

Vấn đề chính của các nhà hiện thực chủ nghĩa là dung hòa các phát hiện của vật lý lượng tử với hiện thực hàng ngày của thế giới vĩ mô. Các nhà vật lý liên tục bị dao động từ cái này sang cái kia, lúc thì nói về các hạt và các vật thể thực, lúc thì lại nói về tính bổ sung và tính không định xứ, trong khi họ chỉ cần rút ra các kết luận từ cơ học lượng tử để thay đổi thế giới quan của cá nhân mình.

Tại sao lại tồn tại một sự khác biệt về bản thể học giữa cái vĩ mô và cái vi mô trong khi cái này chỉ là một sự mở rộng của cái kia? Cái gì sẽ ló ra, sẽ đột phát khi cái vi mô trở thành cái vĩ mô? Một cấu trúc nghĩa là một tập hợp các quan hệ từ đó sinh ra các chức năng có một tính liên tục nhất định và có khả năng làm biến đối các hiện tượng. Tuy nhiên, các chức năng này không tạo ra một hiện thực bổ sung cho cấu trúc đó cũng như cho các thành phần của nó. Nếu các hạt không phải là "sự vật", thì hiện thực thô cũng không là một "sự vật", bất kể về bề ngoài và số lượng của nó có như thế nào chăng nữa.

Trịnh Xuân Thuận: Trong trường hợp này, người ta có thể tự hỏi tại sao thế giới vĩ mô lại có thể vận hành và nó vận hành như thế nào. Các vật thể vĩ mô xung quanh chúng ta có vị trí và vận tốc rất xác định, chúng không tuân theo nguyên lý bất định của Heisenberg và không có lưỡng tính sóng/hạt như trong thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử. Cái ngẫu nhiên bị trung hòa ở cấp độ vĩ mô. Các vật thể vĩ mô không thể tồn tại khắp nơi vừa như một sóng vừa như một hạt. Như tôi đã nói, tôi không muốn liều để tìm thấy chiếc đồng hồ của ông thình lình lại nằm trong túi tôi (trừ khi chơi trò móc túi !) hay nhìn thấy Mặt trăng đột nhiên lại quay quanh Hỏa tinh.

Matthieu: Tính bền vững của chúng chỉ là ảo giác: một vấn đề về thang trong thời gian và không gian. Theo Phật giáo, đó chỉ là sự ổn định nhất thời của một hệ thống các quan hệ. Một giấc mơ kéo dài 100 năm cũng không hiện thực hơn giấc mơ chỉ kéo dài một phút.

Cách mô tả thế giới của chúng ta được quy định bởi thực tế là kinh nghiệm hằng ngày vốn chỉ cho phép chúng ta quan sát ở thang vĩ mô - thang có độ ổn định cao hơn. Rất có thể, nếu thế giới vi mô thường xuyên xuất hiện trước mắt, chúng ta sẽ không gần bất kỳ một sự bền vững nào cho thế giới bên ngoài. Cách cảm nhận của chúng ta về thế giới này hoàn toàn phụ thuộc vào điểm nhìn mà chúng ta được đặt vào. Theo một số nhà vật lý như Laurent Nottale, thì tính không tương hợp bề ngoài giữa cơ học cổ điển và các hiện tượng lượng tử chỉ là vấn đề "tính tương đối của thang mà thôi” .

Hãy lấy một ví dụ được sử dụng trong phân tích Phật giáo: đó là ví dụ về chiếc lều. Nếu người ta tháo dỡ cái lều bằng cách tách rời mái, cọc, dây thì nó không còn là một cái lều nữa. Nhưng các vật liệu tạo nên cái lều thì vẫn còn đó. Bây giờ, ta xé rách tấm bạt phủ lều. Ta còn lại các mảnh mà sau đó có thể phân tách thành các sợi rồi thành các phân tử, và các phân tử lại có thể phân chia thành các nguyên tử và các hạt, mà khối lượng của chúng cuối cùng tương đương với năng lượng mà ta không thể cảm nhận được nhưng được mô tả bằng các công thức toán học. Các công thức này tạo cho năng lượng này một sự tồn tại trên danh nghĩa. Lại một lần nữa người ta đứng giữa tồn tại và không tồn tại, và trí tuệ không còn điểm tựa nữa. Ngay khi mà sự phân biệt kết luận rõ ràng về tính phi hiện thực của tất cả các sự vật, thì nó không còn điểm tựa, cũng chẳng còn đối tượng nữa. Mà một khi sự phân tích không có đối tượng cũng như điểm tựa thì sự phân tích không được thể hiện nữa và tất cả các cấu trúc tinh thần sẽ lặng xuống như các làn sóng trên mặt nước.

Sự chuyển tiếp từ cái lều sang tính phi thực của các hạt hoặc theo chiều ngược lại, từ các hạt đến cái lều đều không có một sự gián đoạn, ngắt quãng nào, chứng tỏ có xác lập sự phân biệt cơ bản giữa thế giới vi mô và thế giới vĩ mô. Vậy thì tại sao chúng ta lại nhìn nhận cái lều là có một mức độ hiện thực cao hơn? Có thể đơn giản chỉ là vì chúng ta chưa nghiên cứu một cách đầy đủ. Như kinh Phật đã nói: "Thiếu xem xét với một thái độ phê phán, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận sự vật như vẻ bề ngoài của chúng xuất hiện trước mắt chúng ta." Số lượng ở đây không đóng vai trò gì, một tỷ hạt cũng không hề hiện thực hơn một hạt duy nhất trong số chúng. Tính phi thực của các hạt là một bằng chứng đủ để chứng tỏ tính phi thực của các hiện tượng vĩ mô. Khi một ai đó chết, thì không cần phải giết chết anh ta thêm một lần nữa.

Trong cuốn Ratnamala, Nagarjuna nói: "Chúng ta càng ở xa thế giới, thì nó càng có về hiện thực trước mắt chúng ta. Chúng ta càng tiến gần, nó càng trở nên khó nắm bắt, giống như một ảo ânh không cỡn tính hiện thực, có thể sờ mó được nữa”. Tính bền vững của các hiện tượng có vẻ là hiển nhiên nếu như người ta không nhìn thẳng vào nó, nhưng nó sẽ bị xóa tan ngay khi người ta phân tích nó. Nếu một hạt cơ bản không phải là tấm bạt, là cọc lều, cũng không phải là nhiệt lượng hay màu sắc, thì nó không phải là "nó" cũng không phải là "cái khác". Như vậy, nó thoát khỏi tinh thần vốn là cái gây ra sự không phù hợp của chúng ta với thế giới và, khi vật hóa nó, nó sẽ gây ra sự đau khổ của chúng ta. Đây chính là điều mà Shantidéva diễn tả khi nói về nhận thức vượt lên trên tư duy luận giải: "Khi cả hiện thực lẫn không hiện thực không còn xuất hiện trong đầu óc, do không còn cách tiếp cận nào có thể nữa, khi đó đầu óc được giải phóng khỏi các khái niệm sẽ trở nên tĩnh lặng".

Trịnh Xuân Thuận: Như vậy, tôi không thấy có sự mâu thuẫn cơ bản nào giữa quan điểm của khoa học và quan điểm của Phật giáo về tính hiện thực của các hạt cơ bản. Chúng ta phải coi chúng là các tiềm năng chỉ được vật chất hóa thông qua tương tác với một thiết bị đo hoặc với ý thức của người quan sát. Người ta vẫn chưa thể bóc tách từ quá trình quan sát một hiện thực hoàn toàn độc lập hay là một sự xác định chỉ thuộc riêng đối tượng đó. Như vậy, hiện thực không thể bị chia tách thành chủ thể và khách thể. Đó chính là quan niệm của trường phái Copenhagen được đa số các nhà vật lý tán đồng. Khái niệm hạt cơ bản tất nhiên gắn liền với khái niệm nguyên đó Và Phật giáo chẳng phải cũng đã xem xét khái niệm nguyên tử

Matthieu: Nhiều thế kỉ trước Công nguyên, vào thời kỳ của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, Phật giáo cũng đã tiến hành một sự phân tích logic khái niệm nguyên tử này, nghĩa là, về mặt ngữ nguyên học, phân tích khái niệm "hạt không thể phân chia". Nhưng, xin ông làm ơn nhắc lại những tư tưởng của Leucippe và Démocrite, những triết gia Hy Lạp đầu tiên xây dựng khái niệm này:

Trịnh Xuân Thuận: Khái niệm nguyên tử là một trong những nền tảng của lịch sử khoa học. Nhà vật lý người Mỹ, Richard Feynman, đã tuyên bố rằng nếu toàn bộ tri thức khoa học sẽ phải biến mất trong một đại họa, thì khái niệm duy nhất mà con người phải giữ gìn cho các thế hệ tương lai sẽ là: "Vạn vật được cấu thành từ các nguyên tử, các hạt nhỏ bé chuyển động không ngừng".

Khái niệm này được hình thành từ khoảng thế kỉ VI trước Công nguyên, khi các triết gia Hy Lạp là Leucippe và Démocrite đưa ra một ý tưởng có tính cách mạng cho rằng toàn bộ vật chất đều được cấu tạo bằng các hạt không thể phân chia và vĩnh cửu, được gọi là nguyên tử (trong tiếng Hy Lạp, "nguyên tử” (atomos) có nghĩa là "không thể phân chia"). Vì thiếu sự kiểm chứng bằng thực nghiệm nên quan điểm này vẫn chỉ là một mệnh đề triết học trong suốt 21 thế kỉ và bị che lấp bởi quan điểm nổì tiếng về 4 yếu tố cơ bản cấu thành nên thế giới của Aristote: đó là nước, không khí, đất và lửa.

Chỉ vào khoảng năm 1600 thì ý tưởng về nguyên tử mới được phục hỏi. Năm 1869, nhà hóa học người Nga, Dmitri Mendeleev đã có một trực giác thiên tài khi ông sắp xếp các nguyên tố hóa học theo nguyên tử lượng của chúng. Như có phép thần, các nguyên tố có cùng những tính chất hóa học được xếp thành nhóm 7 nguyên tố một trong cùng một cột, tạo thành Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngày nay. Việc xếp thành nhóm như thế chỉ có thể hiểu được nếu mỗi nguyên tố hóa học được tạo thành từ một loại nguyên tử duy nhất. Khi Mendeleev lập bảng tuần hoàn, ông mới chỉ biết có 63 nguyên tố trong số 92 nguyên tố mà chúng ta biết hiện nay. Mendeleev tin vào sự đúng đắn của Bảng tuần hoàn của ông tới mức ông đã không ngần ngại tạm bỏ lại những Ô trống. Lịch sử đã chứng tỏ ông đúng: các Ô trống đó dần dần đã được lấp đầy bởi các nguyên tố mới được phát hiện sau này.

Matthieu: Khái niệm các hạt không thể phân chia và vĩnh cửu, tức là các yếu tố cấu thành tối hậu của vật chất, chắc đã tồn tại ở Ấn Độ cùng với thời kỳ của các triết gia Hy Lạp đầu tiên, bởi vì các nhà tư tưởng Phật giáo đã cố gắng tìm cách bác bỏ khái niệm này. Họ cho rằng để có đặc tính không thể phân chia được, các hạt phân quy về một điểm không có kích thước.

Trịnh Xuân Thuận: Đó hẳn là một hình ảnh, vì chắc chắn họ còn chưa biết khái niệm điểm của toán học.

Matthieu: Khái niệm này được ngầm hiểu trong sự phân tích của họ như sau: hãy chấp nhận rằng các hạt không thể phân chia được dùng để cấu tạo nên vật chất. Để làm điều đó, các hạt này phải kết hợp với nhau. Vậy hai hạt được giả thiết là không thể phân chia liệu có thể tiếp xúc với nhau được không? ở đây cần phải ghi nhớ rằng đó là một thí nghiệm tưởng tượng.

Chúng ta hãy hình dung rằng hai hạt không thể phân chia tiếp xúc với nhau. Vậy thì tất cả các phần của chúng tiếp xúc đồng thời hay dần dần với nhau? Nếu tiếp xúc dần dần, thì mặt tây của một hạt chẳng hạn sẽ tiếp xúc đầu tiên với mặt đông của một hạt khác. Nhưng nếu các hạt này có một mặt tây và một mặt đông thì có nghĩa là chúng có các bộ phận và người ta không thể nói là chúng không thể phân chia được. Nếu người ta trả lời rằng chúng không có mặt nào, cũng chẳng có các bộ phận, thì từ đó có thể suy ra rằng chúng không có kích thước. Trong trường hợp này, cách duy nhất để các hạt đó tiếp xúc với nhau là chúng sáp nhập vào nhau. Nếu hai hạt có thể sáp nhập vào nhau thì tại sao lại không phân là ba? Một ngọn núi và toàn bộ vũ trụ có thể sáp nhập với chỉ một hạt. Và như vậy, hiện thực thô không thể kết tập và triển khai được. Lập luận bằng cách phân chúng đó đã dẫn các nhà triết học Phật giáo tới khẳng định rằng các hạt điểm là không thể phân chia được, không thể cấu tạo nên vũ trụ.

Trịnh Xuân Thuận: Người ta sẽ đáp lại rằng các hạt không nhất thiết phải tiếp xúc với nhau mới tạo thành vật chất.

Matthieu: Trong trường hợp này, các triết gia Phật giáo sẽ nói rằng có một không gian trống rỗng giữa hai hạt và, vì chúng không có kích thước, nên sẽ có một số vô hạn các hạt và cuối cùng là toàn bộ vũ trụ có thể ngụ giữa hai hạt đó. Như vậy việc bác bỏ khái niệm các hạt không thể phân chia sẽ phá vỡ trong đầu óc chúng ta quan niệm cho rằng tạo nên hiện thực là các hạt không thể phân chia, vĩnh cửu, độc lập và không có nguyên nhân nào khác ngoài chính chúng.

Trịnh Xuân Thuận: Các khái niệm tinh tế mà ông vừa trình bày rất đáng ngạc nhiên vì có vẻ như chúng đã được phát triển độc lập với các nhà triết học Hy Lạp? Nhưng là trước hay là sau họ?

Matthieu: Gần cùng thời với nhau, vào khoảng thế kỉ VI trước CN. Sau đó, quan điểm này đã được nghiên cứu chắt lọc cho tới thế kỉ VII sau CN trong nhiều cuốn sách triết học xoay quanh các cuộc tranh luận giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo, cũng như giữa các trường phái Phật giáo với nhau. Trên thực tế, Đức Phật giảng giải tùy theo khả năng nhận thức và trí tuệ của từng Phật tử. Với một số người, Người nói rằng vật chất tồn tại, với một số khác, Người nói nó là "không thực bất chấp vẻ bên ngoài của nó". Và như mọi khi, người ta nghĩ ngay đến khía cạnh liệu pháp của nghiên cứu này nhằm giải phóng chúng ta khỏi những đau khổ do sự quá gắn bó của chúng ta với hiện thực và như vậy, tạo thành một chặng trên con đường dẫn đến Giác ngộ.

Trịnh Xuân Thuận: Nói theo thuật ngữ khoa học thì, như chúng ta đã thấy, vật chất có thể được coi là "không thực" theo nghĩa nó không có một hiện thực vĩnh cửu và chủ yếu là nó có thể bị chuyển hóa thành năng lượng.

Nếu như ý tưởng về nguyên tử đã xuất hiện gần như đồng thời ở Hy Lạp và Ấn Độ, thì liệu người ta có biết là có những tiếp xúc, giao lưu hay một sự ảnh hưởng nào đó giữa hai trào lưu tư tưởng này hay không? Ai là Leucippe và Démocrite của Ấn Độ?

Matthieu: Đó chính là Đức Phật, cách đây khoảng 2.500 năm, sau đó là các luận gia như Nagarjuna và Aryadéva (thế kỉ II), Vasubandhu (thế kỉ IV) và Chandraleirti (thế kỉ VIII) đã từng tranh luận về các vấn đề này. Trước họ, Ấn Độ giáo nói rằng vật chất được cấu thành từ các yếu tố vi mô được xếp đặt sát với nhau. Một số nhà tư tưởng khác, trong đó có một số Phật tử duy vật hơn các vị mà tôi vừa nêu ở trên, cho rằng các nguyên tử được sắp xếp như các hạt thóc trong một đống thóc và chỉ có vài điểm tiếp xúc với nhau thôi. Theo họ, việc vật chất xuất hiện trước mắt chúng ta dường như là liên tục đơn giản là do người ta không thể xem xét nó một cách đủ tinh vi, cũng tựa như, khi nhìn từ xa, một đồng cỏ hiện ra như một khoảng rộng xanh rì trong khi nó được cấu thành từ vô số các cọng cỏ tách rời nhau.

Trịnh Xuân Thuận: Quan niệm về các nguyên tử xếp cạnh nhau tạo thành vật chất không xa lắm với quan niệm của vật lý hiện đại. Hiện nay, chúng ta biết rằng nguyên tử gần như là trống rỗng. Hạt nhân chiếm tới 99,9% khối lượng của nguyên tử nhưng chỉ chiếm một phần triệu tỷ thể tích của nó. Phần thể tích còn lại được chiếm bới đám mây các electron chuyển động náo nhiệt. Vật chất có vẻ như là liên tục trước mắt chúng ta bởi vì mắt của chúng ta không nhìn thấy gì ở thang nguyên tử, nhỏ cỡ một phần trăm triệu centimét.

Matthieu: Còn về những cuộc trao đổi giữa các nhà triết học Phật giáo và Hy Lạp thì chắc chắn là đã diễn ra nhiều lần, bằng chứng là các cuộc tranh luận đã diễn ra từ năm 163 đến 115 trước CN giữa Méandre, vua xứ Bactriane của Hy Lạp, và nhà sư Nagaséna. Nhưng khó có thể xác định một cách chính xác nói dung và tầm quan trọng của những ảnh hưởng đối với nhau. Tuy nhiên, người ta vẫn nhận thấy rằng quan niệm về nguyên tử của Démocrite là sơ đẳng hơn. Ông chủ yếu nói đến các "nguyên tử có móc" kết hợp với nhau theo lực tương ứng của chúng. Nhà logic học Phật giáo vĩ đại của thế kỉ V là Dignaga đã bác lại rằng nếu các nguyên tử có móc, thì nghĩa là chúng có các bộ phận và như vậy, không phải là không thể phân chia được?

Trịnh Xuân Thuận: Như vậy, quan điểm của triết học về nguyên tử dần dần đã trở thành một quan điểm khoa học. Nhưng, tới giữa thế kỉ XIX, khoa học vẫn chưa giải quyết được một cách dứt khoát định đề cơ bản của Leucippe và Démocrite, theo đó, các nguyên tử là các vi thể cơ bản và không thể phân chia của vật chất.

Trên thực tế, các công trình của Mendeleev lại nói điều ngược lại: việc các nguyên tố hóa học có thể được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo nguyên tử lượng của chúng gợi ý rằng các nguyên tử này có các mức độ phức tạp khác nhau, những nguyên tố nặng nhất là những nguyên tố phức tạp nhất. Trong trường hợp này, nguyên tử phải có một cấu trúc nội tại gồm các hạt còn cơ bản hơn nữa. Các thí nghiệm tiếp sau đã khẳng định quan điểm này. Bằng cách nghiên cứu sự phóng điện trong các chất khí, năm 1879, Joseph Thomson, người Anh, đã phát hiện ra rằng nguyên tử chứa các hạt điểm và mỗi hạt điểm này lại mang một điện tích âm và số lượng của chúng trong mỗi nguyên tử bằng nguyên tử lượng của nó. Hạt mới này được gọi là "electron", theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hổ phách", vì người Hy Lạp đã phát hiện ra rằng hổ phách có một lực hút huyền bí khi người ta cọ xát nó với len.

Nhưng cái gây ngạc nhiên nhất là kết quả do một nhà vật lý học người Anh là Emest Rutherford thu được vào năm 1910. Bằng cách phóng các hạt có năng lượng lớn vào các lá vàng mỏng, ông đã nhận thấy rằng phần lớn các hạt đều xuyên qua lá vàng như không hề có gì ngăn cản, nhưng có một tỷ lệ rất nhỏ (0,01%) trong số chúng bị dội lại và quay ngược trở lại điểm xuất phát. Điều này giống như một viên đạn bị một tờ giấy hắt ngược trở lại ! Trước thí nghiệm của Rutherford, các nhà vật lý nghĩ rằng các nguyên tử choán hầu hết không gian của một vật rắn, giống như những củ khoai tây nhét chặt vào một cái sọt và giữa các củ khoai chỉ có những khe nhỏ. Nếu đúng như thế thì không có bất kỳ hạt nào được phóng vào lá vàng của Rutherford có thể bị dội lại cả. Như vậy, phải tồn tại trong nguyên tử một hạt nhân cứng và đặc mới có khả năng làm dội lại các hạt. Hạt nhân này phải choán một thể tích rất nhỏ so với tổng thể tích của nguyên tử, bởi vì hầu hết các hạt phóng qua đều không trúng nhân nguyên tử và đi qua lá vàng một cách dễ dàng. Ngày nay, chúng ta biết rằng hạt nhân, so với thể tích của nguyên tử, chiếm một thể tích rất nhỏ, như một hạt thóc trong một sân bóng đá. Như vậy, mọi vật chất xung quanh chúng ta, cái đi văng này, cái ghế này, những bức tường này, hầu như là trống rỗng. Nguyên nhân duy nhất khiến chúng ta không đi xuyên qua được các bức tường hầu như trống rỗng này như người xuyên tường của Marcel Aymé từng đi là do các nguyên tử được gần kết với nhau bằng lực điện từ.

Như vậy, khái niệm về chân không lại một lần nữa nổi lên, đây không phải là chân không đầu tiên mà chúng ta đã nói - chân không cho ra đời vũ trụ và vật chất của chúng ta - mà là chân không của các nguyên tử. Điều đáng ngạc nhiên nhất, đó là Leucippe và Démocrite cũng đã từng nói về chân không khi trình bày về khái niệm nguyên tử.

Matthieu: Nhưng chân không này rất khác với chân không đầy năng lượng của vật lý hiện đại và với sự trống không mà Phật giáo đề cập. Sự trống không Phật giáo không phải là sự vắng mặt của "cái gì đó" mà là sự vắng mặt của "bản chất đích thực".

Trịnh Xuân Thuận: Thật ra, nếu lý thuyết nguyên tử thường được coi là chỉ mô tả một hiện thực duy nhất - hiện thực của các nguyên tử, thì Démocrite và Leucippe đã trình bày nó trong một mối quan hệ hai mặt: các vi thể và không trống rỗng không có vật chất kết hợp bổ sung lẫn nhau và không tách rời nhau trong cùng một thực thể. Nhà sử học Hy Lạp Simplicius miêu tả quan niệm của họ bằng công thức này: "Leucippe và Démocrite cho rằng các thế giới với số lượng vô hạn và ngự trong chân không vô hạn được tạo thành từ một số lượng vô hạn các nguyên tử”. Các nhà triết học Hy Lạp nghĩ rằng chân không bao quanh các nguyên tử, trong khi Rutherford lại phát hiện ra rằng chân không nằm ngay bên trong các nguyên tử.

Matthieu: Trên thực tế, các quan điểm trên cũng gần giống nhau: chỉ cần thay từ "nguyên tử” bằng từ "hạt nhân". Nhưng bản thân hạt nhân nguyên tử cũng không phải là một thực thể không thể chia tách.

Trịnh Xuân Thuận: Đúng thế. Hiện nay chúng ta biết rằng các hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các proton và nơ tron, tất cả được gắn với nhau bằng lực hạt nhân mạnh. Proton và nơ tron là các hạt rất giống nhau, trừ điện tích của chúng. Proton mang một điện tích dương, bằng và ngược dấu với điện tích của electron. Như tên của nó đã chỉ rõ, nơ tron không có điện tích. Khối lượng của proton và nơ tron cũng gần giống nhau: bằng không 2.000 lần khối lượng của electron. Nơ tron tạo cho vật chất một sự ổn định và làm cho các vật không liên tục bị phân rã trước mắt chúng ta. Nếu các hạt nhân nguyên tử được cấu thành chỉ từ các proton thì chúng sẽ vỡ tung vì các hạt có cùng điện tích đẩy nhau. Các cuốn sách trên giá đằng sau ông, chén trà trên bàn và những bông hoa hồng trong vườn sẽ bị phân rã ngay lập tức.

Quay trở lại quan điểm của Phật giáo bác bỏ sự tồn tại của các hạt không thể phân chia, sự bác bỏ này giống với một số quan niệm và phát hiện của vật lý dưới nguyên tủ, nhưng lại mâu thuẫn với các quan điểm khác. "Lý thuyết chuẩn", cho tới nay là lý thuyết giải thích rõ nhất các đặc tính của các hạt trong thế giới dưới nguyên tử khẳng định sự tồn tại của các hạt không thể phân chia gọi là các hạt "quark", chúng chính là những viên gạch cơ bản tạo nên các hạt. Người phát minh ra lý thuyết này là nhà vật lý học người Mỹ Munay Gell-mann đã đặt tên cho chúng là quark vào năm 1963 vì ông thích âm hưởng của câu Three quarks for Muster Mark trong cuốn tiểu thuyết Finnegans Wake của nhà văn Anh James Joyce.

Và cũng như đối với "Muster Mark", 3 là số hạt quark cần thiết để tạo thành một proton hay một nơ tron. Điện tích của các hạt quark là các phân số (hay) bởi vì tổng của chúng phải bằng điện ích của proton (+1) hay của nơ tron (0).

Lý thuyết về các hạt quark được chấp nhận rộng rãi vì nó đã giải thích chính xác các đặc tính của một số hạt đã biết. Hầu hết trong số các hạt này chỉ tồn tại trong một phần rất nhỏ của một giây. Chúng không xuất hiện trong vật chất quanh ta, nhưng xuất hiện trong những va chạm của các hạt trong máy gia tốc. Cũng giống như Mendeleev các nguyên tố hóa học theo thứ tự vào bảng tuần hoàn, với lý thuyết về các hạt quark của mình, Gell-Mann đã giải thích được cả một "vườn thú” các hạt ồ ạt xuất hiện vào những năm 1960.

Matthieu: Dường như tất cả những tiều này đều quay lại một quan niệm vật hóa các hạt bất chấp tính bổ sung sóng/hạt và cách giải thích của riêng phái Copenhagen về cơ học lượng tử.

Trịnh Xuân Thuận: Trên thực tế, còn phải xem liệu các hạt quark có tồn tại thực hay không, hay chỉ là các thực thể lý thuyết được sáng tạo ra nhằm để sắp xếp trật tự trong thế giới các hạt. Việc săn tìm các hạt quark đã đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1960 nhưng người ta vẫn chưa chứng tỏ được sự tồn tại thực sự của các hạt mang điện tích theo phân số. Năm 1968, một số nhà vật lý đã sử dụng máy gia tốc tuyến tính dài 3.200m của Trường Đại học Stanford để phóng các chùm hạt có năng lượng rất cao đến các proton với hy vọng làm cho chúng vỡ tung và do đó sẽ giải phóng ra các hạt quark. Nhưng không thí nghiệm nào thành công. Tuy nhiên, cách thức mà các hạt bị bắn ra sau khi va chạm với proton dường như chứng tỏ rằng các proton có cấu trúc và được tạo bởi 3 hạt điểm.

Tại sao lại không thể quan sát các hạt quark ở trạng thái tự do? Chúng ta có thể hình dung 3 hạt quark được liên kết với nhau bên trong một proton bằng các sợi dây tượng trưng cho lực hạt nhân mạnh. Trực giác nói với chúng ta rằng nếu chúng ta kéo ngày càng mạnh một trong 3 sợi dây, thì sợi dây này sẽ đứt và một trong ba hạt quark sẽ được giải phóng. Nhưng người ta đã quên mất rằng khi kéo chúng ta phải truyền cho sợi dây một năng lượng và năng lượng này sẽ được giải phóng khi sợi dây đứt. Vì năng lượng và vật chất là tương đương nhau nên năng lượng được giải phóng tạo ra một cặp quark/phản quark (phản quark cũng có những đặc tính hệt như quark, trừ điện tích có dấu ngược lại). Như vậy, khi đó xảy ra hai việc: I) quark mới được sinh ra như vậy sẽ thay thế cho quark vừa bị bứt ra để tái tạo ngay lập tức proton ban đầu, và 2) phản- quark kết hợp ngay với quark vừa bị bứt ra để tạo thành một hạt mới gọi là "meson". Kết cục là chúng ta không thể giải phóng được bất kỳ một hạt quark nào, mà chỉ tạo ra được một meson mà thôi. Các hạt quark không bao giờ tự do. Tìm cách tách hạt quark ra khỏi proton chẳng khác nào cố gắng tách rời một trong các cực của nam châm: nếu cắt nam châm ra làm hai thì người ta sẽ thu được không phải là một cực bắc và một cực nam tách rời nhau mà là hai cục nam châm riêng rẽ, mỗi cục có một cực bắc và một cực nam riêng.

Matthieu: Nếu một quark có thể tương tác với một phản-quark để tạo thành một meson, thì nó sẽ mất đi bản sắc của mình. Vậy, liệu người ta có thể tiếp tục coi nó là bộ phận cấu thành cơ bản của vật chất nữa hay không?

Trịnh Xuân Thuận: Đây chính là điều Gell-Mann nêu ra, bởi vì không nhất thiết phải xem xét giả thiết cho rằng các hạt quark được cấu thành từ các thực thể còn nhỏ hơn nữa mới hiểu được các tính chất của các proton, nơ tron và của hàng trăm các hạt khác và mới sắp xếp được thế giới các hạt theo một sơ đồ logic. Đây một lần nữa nhằm giải thích nhiều nhất các sự kiện bằng ít nhất các gỉa thuyết. Giả thuyết mới chỉ được đưa ra khi vẫn còn các hiện tượng chưa được giải thích.

Matthieu: Trong lúc này nói không cần giả thiết rằng các quark được cấu thành từ các thực thể nhỏ hơn là một việc; còn tuyên bố rằng chúng là những "viên gạch" cơ bản của vật chất và không thể phân chia được nữa lại là một chuyện khác. Bảng tuần hoàn Mendeleev cho phép giải thích theo một sơ đồ đơn giản và logic các tính chất của các nguyên tố hóa học, nhưng điều này không có nghĩa là nguyên tử của các nguyên tố này là không thể phân chia được nữa. Dường như tất cả những gì người ta có thể nói, đó là quark không thể bị chia tách bằng năng

lượng bắn phá mà hiện nay chúng ta có thể thực hiện được. Nhưng điều này liệu có nghĩa rằng quark về bản chất là không thể phân chia được không? Nó có kích

Trịnh Xuân Thuận: Vì không nhìn thấy chúng nên chúng ta không có một ý niệm nào về kích cỡ của chúng cả, chỉ biết rằng quark chắc chấn nhỏ hơn proton (mà proton có kích thước bằng một phần 10 nghìn tỷ cai (10-13cm). Còn về tính không thể phân chia được của chúng, thì đó mới chỉ là một định đề lý thuyết.

Matthieu: Cách mô tả này về nguyên tử chắc chắn làm cho những người ủng hộ chủ nghĩa duy vật hài lòng, và nó cung cấp những hình ảnh thuận tiện để miêu tả hiện thực theo hình ảnh của tri giác chúng ta về các hiện tượng vĩ mô, nhưng không nên quên trống bản thân các hạt quark cũng phải tuân theo tính hai mặt sóng hạt. Như vậy, chúng ta lại quay trở lại cuộc tranh luận đầu tiên của chúng ta về tính hiện thực của các hạt này.

Quan điểm vật hóa, gắn liền với những tri giác thông thường của chúng ta và với những lẽ phải thông thường, theo Phật giáo, là nguồn gốc của sự không tương hợp giữa bản chất của các hiện tượng và cách chúng ta tri giác chúng. Quan điểm này đã được nhiều nhà khoa học và triết gia khoa học nhấn mạnh. Việc cảnh giác trước sự thể hiện quá giản lược hay khái quát hóa một cách tuyệt đối đối với nguyên tử luận đã xuất hiện nhan nhản trong các tác phẩm của họ. Heisenberg từng nói rằng "nguyên tử không phải là vật và rằng "bản thể học của chủ nghĩa duy vật dựa trên ảo tưởng cho rằng loại tồn tại này-"hiện thực" trực tiếp của thế giới xung quanh-có thể ngoại suy được cho cả thang nguyên tử. Nhưng sự ngoại suy như vậy là không thể"

Còn Bitbol thì viết rằng "nguyên tử luận không phải là từ để chỉ một thủ tục lần ngược trở lại các hiện tượng hướng tới cách giải thích chúng một cách tối ơu; mà nó là một cách giải thích có chủ đích lấn sang cả các hiện tượng và điều khiền hoạt động thực nghiệm góp phần vào việc định nghĩa các hiện tượng đó", và "về sâu xa, nguyên tử luận là một trường hợp đặc biệt thuộc một xu hướng rộng lớn hơn muốn tạo dựng hình hài về một vũ trụ các hình thái".

Tôi trích dẫn ra những câu nói trên để nhắc lại rằng ngay cả khi không phải là đa số, nhưng sự phê bình chủ nghĩa duy vật cũng là một trào lưu tư tưởng đáng kể trong khoa học hiện đại, cũng như luôn hiện diện trong triết lý Phật giáo. Rõ ràng là rất nhiều người đương thời chúng ta khó mà rút tỉa được tất cả các hệ quả của cách giải thích của trường phái Copenhagen về vật lý lượng tử và của tính tổng thể của các hiện tượng được chứng minh bằng các thí nghiệm về hiệu ứng EPR. Nếu như đó là bản chất của các hiện tượng thì việc hiểu bản chất này phải làm thay đổi sâu sắc quan niệm của chúng ta về hiện thực thô - trong đó có cả chúng ta và thế giới xung quanh.

Đây chính là một đường hướng cơ bản của Phật giáo, không chỉ với tư cách là bộ phận của tri thức, mà còn với tư cách thực hành sự biến cải của cá nhân. Sự phân tích dẫn đến hiểu biết về cái trống rỗng có thể về bề ngoài là rất trí tuệ, nhưng việc thực hiện trực tiếp xuất phát từ đó mới là yếu tố giải phóng chúng ta khỏi những mê muội và như vậy, kéo theo những ảnh hưởng sâu sắc trong cách sống của chúng ta.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 24 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Quy nguyên trực chỉ


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Nghệ thuật chết

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.92.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...