Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cái vô hạn trong lòng bàn tay »» Chương 18: Vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm »»

Cái vô hạn trong lòng bàn tay
»» Chương 18: Vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm

Donate

(Lượt xem: 8.318)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Chương 18: Vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm

Font chữ:


Có tồn tại khái niệm về cái đẹp trong nghiên cứu khoa học và các lý thuyết vạch đường cho nó không? Theo Phật giáo, đẹp là gì ?

Trịnh Xuân Thuận: Thường thì những lý thuyết mô tả tự nhiên một cách tốt nhất và phù hợp nhất với thực nghiệm cứng là những lý thuyết "đẹp” nhất Tôi sẽ cố gắng nói một cách ngắn gọn về cái đẹp trong khoa học, một khái niệm xem ra có vẻ nghịch lý này. Sở dĩ tôi nói "nghịch lý" là bởi vì, nhìn chung, hoạt động khoa học được coi là duy lý, khô khan, hoàn toàn không có xúc cảm thẩm mỹ. Nhưng các nhà khoa học vẫn luôn nói đến cái đẹp.

Trước hết là có vẻ đẹp nội tại của các hiện tượng tự nhiên, vẻ đẹp của những đóa hồng, của những buổi hoàng hôn, của các vì sao và các thiên hà. Tôi không khỏi ngây ngất trước hình ảnh của một chòm sao hay bức tranh tuyệt vời về các tay xoắn của một thiên hà xa xôi cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng hiện trên màn hình mà các quan sát của kính viễn vọng gửi về.

Nhưng ngoài vẻ đẹp của tự nhiên ra, còn một vẻ đẹp tinh tế hơn và trừu tượng hơn, đó là vẻ đẹp của các lý thuyết. Một lý thuyết được gọi là "đẹp" khi nó có một đặc tính tất yếu, không thể tránh được, và một khi đã hoàn thành, nó được áp đặt như một sự hiển nhiên. Đứng trước một lý thuyết đẹp, một nhà vật lý sẽ nói: "Nó đẹp tới mức không thể sai được. Thế mà tại sao trước đây mình lại không nhìn ra nhỉ?" Chẳng hạn, thuyết tương đối của Einstein đẹp như bản nhạc fuga của Bach mà ta không thể thay một nốt, nếu không muốn làm sụp đổ sự hài hòa của nó hay hoàn hảo như nụ cười của nàng Mona Lisa (La Joconde) mà người ta không thể thay đổi dù một chi tiết nhỏ, nếu như không muốn phá vỡ sự cân bằng. Như vậy tính chất thứ nhất của một lý thuyết đẹp là tính không thể tránh khỏi hiển nhiên của nó.

Tính chất thứ hai, đó là sự đơn giản của nó. Đây không nhất thiết phải là sự đơn giản của các phương trình mà là của các ý tưởng nền tảng của lý thuyết. Vũ trụ nhật tâm của Copernic, theo đó, tất cả các hành tinh đều quay quanh Mặt trời, đơn giản hơn vũ trụ địa tâm của Ptolemée, theo đó, Trái đất chiếm vị trí trung tâm, trong khi các hành tinh chuyển động trên các vòng tròn mà tâm của chúng lại chuyển động trên các vòng tròn khác (mà người ta gọi là ngoại luân). Mô hình Copernic đẹp vì nó cần ít giả thuyết hơn để giải thích chuyển động của các hành tinh. Tương tự, người ta cũng có thể so sánh lý thuyết của Einstein với lý thuyết của Newton.

Theo Newton, không gian và thời gian không có liên hệ gì với nhau, trong khi theo Einstein, chúng gắn bó với nhau mật thiết. Newton đã buộc phải viện các lực hấp dẫn tác dụng tức thời lên tất cả các vật trong vũ trụ. Einstein gạt bỏ tất cả các lực này: Mặt trăng quay quanh Trái đất bởi vì Trái đất, do khối lượng của nó, làm cong không gian quanh nó. Mặt trăng đơn giản là đi theo quỹ đạo ngắn nhất trên mặt cong đó, tức là đi theo hình elip. Một lý thuyết đẹp không cần bận tâm đến những tô điểm không cần thiết. Nó phải thỏa mãn các yêu cầu của nguyên lý "lưỡi dao cạo Occam": "Tất cả những gì không cần thiết đều vô ích."

Tính chất cuối cùng của một lý thuyết đẹp, và chắc chắn là cần thiết nhất, đó là tính chân lý của nó. Tiêu chí tối hậu về tính đúng đắn của một lý thuyết là sự phù hợp của nó với Tự nhiên và việc nó phát lộ những mối liên hệ mà cho tới lúc đó người ta không ngờ tới.

Matthieu: Có lẽ cần phải xem xét vấn đề này một cách tinh tế hơn. ở đây ta nói về "chân lý" nào? Khi ông nói về sự phù hợp với Tự nhiên, điều đó, trên thực tế, là lại quay về sự phù hợp kinh nghiệm mà thôi. Thực nghiệm khoa học không cho phép chúng ta nói rằng chúng ta đã phát hiện ra bản chất tối hậu của các hiện tượng.

Trịnh Xuân Thuận: ở đây, tôi muốn nói đến chân lý do các máy đo phát hiện, hay theo cách gọi của Phật giáo là "chân lý ước lệ”. Chẳng hạn, chúng ta hãy xét thuyết tương đối rộng của Einstein. Theo quan điểm chung của các nhà vật lý, thì đó là lý thuyết đẹp nhất và là công trình trí tuệ hài hòa nhất mà con người đã tìm xây dựng. Không chỉ vì nó đã gắn kết và thống nhất các khái niệm cơ bản của vật lý vốn trước đó vẫn rời rạc - như không gian và thời gian, vật chất, năng lượng và chuyển động, gia tốc và lực hấp dẫn - mà nó còn phát hiện ra các hiện tượng khác thường và hoàn toàn xa lạ. Thuyết tương đối rộng đã không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên bởi sự phong phú đến không ngờ của nó. Năm 1915, khi công bố thuyết này, người ta nghĩ rằng vũ trụ là tĩnh. Trên thực tế, các phương trình của Einstein đã cho thấy rằng vũ trụ phải là động, hoặc nó đang dãn nở hoặc nó đang co lại. Einstein đã không có đủ niềm tin vào lý thuyết của chính mình, nếu không ông đã có thể xác lập được sự dãn nở của vũ trụ trước Hubble tới 14 năm !

Những "lỗ đen" là một ví dụ khác về hiện tượng được thuyết tương đối tiên đoán. Một lần nữa, Einstein lại không tin vào điều đó. ông từng nói rằng Tự nhiên ghê tởm những điểm kỳ dị này của không-thời gian và rằng thuyết tương đối không thể mô tả được chúng. Lại một lần nữa, lẽ ra ông phải tin vào lý thuyết của mình mói phải, vì, sau này các lỗ đen đã thật sự được phát hiện trong Thiên hà của chúng ta và trong các thiên hà khác.

Ví dụ thứ ba là ví dụ về các thấu kính hấp dẫn. Thuyết tương đối cho chúng ta biết rằng có những vị trí ở đó, các thiên hà có khối lượng lớn uốn cong không gian và làm lệch hướng ánh sáng của các thiên thể ở xa phát ra, tạo nên các "ảo ảnh vũ trừ'. Các thiên hà này được gọi là các "thấu kính hấp dẫn" vì, giống như các thấu kính trong kính đeo mất của chúng ta, chúng làm lệch hướng và tụ tiêu ánh sáng đi qua gần chúng. Các thấu kính hấp dẫn đã được phát hiện vào năm 1979.

Không thể tránh được, đơn giản và phù hợp với thực tế, đó là nhưng nét chính của một lý thuyết đẹp?

Matthieu: Tôi tin rằng sự phù hợp với thực tế khá phù hợp với quan niệm của Phật giáo về cái đẹp. Nhưng cái mà người ta gọi là thực tế, trong trường hợp này, đúng hơn là sự phù hợp với bản chất sâu xa của con người.

Định nghĩa đơn giản nhất chính là nói rằng cái đẹp là thứ tạo cho chúng ta một cảm giác viên mãn, mà tùy theo hoàn cảnh, sự viên mãn này có thể được cảm nhận là một niềm vui hay niềm hạnh phúc. Điều đó cho phép chúng ta nhìn nhận những cấp độ khác nhau của cái đẹp gắn với các mức độ viên mãn khác nhau. Người ta có thể coi cái đẹp tương đối là thứ tạo cho chúng ta một sự thỏa mãn tức thời, còn cái đẹp tuyệt đối là thứ đưa chúng ta đến một sự viên mãn bền vững, thậm chí không thể đảo ngược được. Vẻ đẹp tinh thần, như vẻ đẹp của khuôn mặt một Đức Phật chẳng hạn, là đặc biệt phong phú bởi vì nó làm cho chúng ta cảm thấy sự tồn tại của Giác ngộ và khả năng đạt tới đó. Như vậy, tất cả phụ thuộc vào niềm vui mà các hình dạng, màu sắc, ánh cảm và những ý tưởng mang lại. Theo quan điểm này, thì cái đẹp được tri giác một cách rất khác nhau tùy theo những cá nhân khác nhau và các xã hội khác nhau.

Trịnh Xuân Thuận: Cái đẹp tuân theo các tiêu chí phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa, xã hội, tâm lý, hay thậm chí cả sinh học nữa.

MÔ hình về vẽ đẹp của phụ nữ ở thời của họa sĩ Renoir là một phụ nữ có hình dạng mũm mĩm. Nhưng trong những năm 60, người phụ nữ đẹp phải có thân hình thon mảnh thuộc mốt Twiggy. Trong khi họa sĩ Vincent Van Gogh chết trong bần hàn, tuyệt vọng vì đã không thể bán các bức tranh của mình thì nửa thế kỉ sau, chúng đã có giá rất cao. Sự đánh giá vẻ đẹp của một lý thuyết khoa học rõ ràng là ít phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa: một nhà vật lý Việt Nam cũng thấy vẻ đẹp của thuyết tương đối chẳng khác gì những đóng nghiệp Pháp hay Mỹ.

Matthieu: Bởi vì đó là những con người được đào tạo giống nhau. Nhưng tôi ngờ rằng một người thuộc một bộ tộc nguyên thủy sẽ chẳng bao giờ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của lý thuyết này ?

Người ta cũng có thể coi vê đẹp như là sự hài hòa của các bộ phận với tổng thể. Trong nghệ thuật Phật giáo, có cả một bộ tranh tượng xác định rất chính xác các tỷ lệ lý tưởng để vẽ ảnh Đức Phật. Người ta sử dụng một lưới các Ô vuông trên đó đặt rất chính xác các đường cong của mất, hình ovan của khuôn mặt và các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các nét này tương ứng với một sự hài hòa hoàn hảo và là những phản ánh ra bên ngoài của sự hài hòa bên trong của Giác ngộ.

Trịnh Xuân Thuận: Điều đập ngay vào mắt tôi là tất cả các cách thể hiện Đức Phật, dù là một bức tranh hay một pho tượng, đều luôn luôn truyền cho chúng ta một cảm giác sâu xa về sự thanh tịnh thông qua sự cân đối và vẻ đẹp của chúng.

Mauhieu: Như vậy, vẻ đẹp thay đổi, từ phụ tới chính, tùy theo cách mà mỗi người cảm nhận khoái cảm thẩm mỹ. Người ta nhận thấy ở tất cả các sinh vật biết tư duy, một số hằng lượng nhất định trong quan niệm cơ bản của họ về hạnh phúc và về sự viên mãn. Tình yêu và lòng vị tha rất đẹp trong khi lòng hận thù hay ghen ghét là rất xấu xa. Hãy xem những người có tình yêu thương và lòng vị tha làm cho gương mặt đẹp lên như thế nào và những người đối lập với họ làm cho nó méo mó xấu xí ra sao. Cái đẹp đích thực là một sự phù hợp với bản chất sâu xa của con người. Theo Phật giáo, bản chất này là một sự hoàn mỹ nội tâm, sự hoàn mỹ này bằng tình yêu và sự hiểu biết là tuyệt đối đẹp. Chúng ta càng đồng thuận với nhau về bản chất sâu xa của chúng ta, thì chúng ta càng phát hiện ra vẻ đẹp bên trong tồn tại trong mỗi chúng ta. Vẻ đẹp tối hậu là sự đồng thuận tuyệt đối với bản chất của Phật, với sự hiểu biết tối thượng, tức là Giác ngộ. Khi nhìn một người rất cao quý, một nhà hiền triết, một bậc thầy tâm linh tỏa rạng, bằng trực giác của mình, người ta biết ngay rằng mình đang đứng trước một vẻ đẹp tâm linh vĩ đại: gương mặt này tỏa ra một sự hài hòa tái khám phá.

Không thuộc về chính bản thân đối tượng, các đặc tính của vẻ đẹp tương đối gắn bó mật thiết với người quan sát. Hiển nhiên là cùng một vật có thể được coi là đẹp bởi một số người nhưng lại bị xem là xấu với một số người khác. Một vật được cho là đẹp khi nó phù hợp với cái mà người ta hy vọng. Một nhà toán học sẽ cảm thấy mê mẩn trước vẻ đẹp của một phương trình và một kỹ sư trước vẻ đẹp của một cỗ máy. Người khao khát sự tĩnh lặng sẽ say mê nghe nhạc của Bach. Nhưng vị ẩn sĩ chiêm nghiệm sự trong suốt tối hậu của tinh thần lại không cảm thấy nhu cầu đó. Sự hài hòa của ông với bản chất của tinh thần và của các hiện tượng nằm ở một bình diện khác. Đối với ông, tất cả các hình dạng đều được cảm nhận như là sự biểu lộ của sự thuần khiết nguyên thủy, tất cả các âm thanh đều như tiếng vọng của sự trống không và tất cả mọi tư duy đều là trò chơi của nhận thức, ông không còn phân biệt giữa cái hài hòa và cái hỗn độn, cái đẹp và cái xấu nữa. Cái đẹp trở nên hiện diện khắp nơi và sự viên mãn trở nên vĩnh hằng, không thay đổi. Như người ta thường nói: "Trên một hòn đảo vàng, người ta chỉ uổng công tìm kiếm nhưng viên sỏi tầm thường."

    « Xem chương trước «      « Sách này có 24 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.200.165 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...