1. Tình trạng xã hội Ấn Độ khi Đức Phật xuất thế?
Ÿ Về chính trị: Đức Phật xuất thế trong bối cảnh xã hội Ấn Độ có chế độ chính trị bất công vào bậc nhất. Dân chúng bị phân chia thành 4 giai cấp là:
a. Bà-la-môn: gồm những giáo sĩ, phụ trách lễ nghi, cúng bái, giữ quyền thống trị tinh thần. Họ được ưu tiên tôn kính và hưởng mọi quyền lợi sung sướng nhất.
b. Sát-đế-lỵ: là hàng vua chúa, quý tộc, giữ quyền cai trị đất nước.
c. Vệ-xá: là hàng thương gia, chủ điền, đảm đương về kinh tế.
d. Thủ-đà-la: là hàng hạ tiện, nô lệ, làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên, bị đánh, bị giết tùy tiện.
Mỗi giai cấp sống theo luật lệ cha truyền con nối, không được thay đổi nghề nghiệp hay cưới gả lẫn nhau. Chỉ có 3 giai cấp trên là có quyền đọc kinh, học đạo, còn giai cấp Thủ-đà-la thì đời đời tăm tối.
Ÿ Về tôn giáo, triết học: cũng rất hỗn tạp. Đủ thứ tín ngưỡng cùng tồn tại như thờ thần lửa, thần núi, thần sông... Triết học thì có cả trăm phái chống báng lẫn nhau.
2. Hoàn cảnh ra đời của Đức Phật Thích-ca?
Ÿ Niên lịch giáng sinh: Nhiều tài liệu nói khác nhau nên có nhiều ý kiến khác nhau về niên lịch giáng sinh của Đức Phật. Đại hội lần thứ 2 của Tổng hội Phật giáo Thế giới họp tại Tokyo năm 1952 đã nhất trí chọn ngày rằm tháng 4 âm lịch năm 624 trước Công nguyên. Vậy nếu tính đến năm 2008 thì Đức Phật đã giáng sinh 2632 năm (2008 + 624= 2632). Như vậy, nếu ghi Phật lịch 2552 thì có nghĩa là tính từ năm Phật nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi (2632 – 80 = 2552).
Ÿ Quốc độ và dòng họ: (ôn lại Tập 1 và Tập 2)
3. Nên xem xét lịch sử truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ theo mấy phần?
Chúng ta sẽ xem xét lịch sử truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ theo 4 phần:
a. Bốn thời kết tập kinh điển
b. Sự phát triển của Nam phương và Bắc phương Phật giáo
c. Sự phát triển của Tiểu thừa và Đại thừa
d. Sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ
4. Hãy trình bày bốn thời kết tập kinh điển?
Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, các vị đệ tử Phật đã tiếp tục dắt dẫn chúng sinh trên con đường tu tập giải thoát. Và các vị đã hội họp với nhau để ôn lại những lời Phật dạy. Tất cả có 4 lần hội họp gọi là kết tập kinh điển, được trình bày tóm lược trong các bảng sau đây:
5. Hãy trình bày sự phát triển của Nam tông và Bắc tông Phật giáo?
Ÿ Những xứ ở phía Nam Ấn Độ đều nói tiếng Pali (Nam Phạn) nên phát triển Phật giáo Nam tông. Và phát triển ra một số nước phía nam như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia... Chủ trương của Phật giáo Nam tông là trung thành tuyệt đối với lời Phật dạy, đôi khi đưa đến thủ cựu, hình thức. Chủ trương tự lợi là chính, tự mình tu hành giải thoát cho mình. Do đó mà có tên Tiểu thừa Phật giáo, tức là cỗ xe nhỏ, chở được ít người.
Ÿ Những xứ thuộc Trung và Bắc Ấn Độ thì nói tiếng Sanskrit (Bắc Phạn), nên phát triển Phật giáo Bắc tông. Và phát triển lên một số nước phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên (Hàn quốc)... Chủ trương của Phật giáo Bắc tông là không câu nệ hình thức, có thể sửa đổi một số điều luật nhằm phát triển đạo Phật sao cho phù hợp với thời đại. Cuộc sống mỗi ngày mỗi thay đổi, nếu cứng nhắc một chỗ thì chính Phật giáo sẽ bị tiêu diệt. Lý tưởng của Phật giáo Bắc tông là Bồ Tát hạnh, lợi tha, trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh. Một vị Bồ Tát trước khi thành Phật có thể trải qua hàng trăm ngàn kiếp hóa thân vào các loài để cứu độ. Vì vậy Phật giáo Bắc tông còn gọi là Phật giáo Đại thừa, tức cỗ xe lớn, chở được nhiều người.
6. Sự phát triển của các bộ phái Phật giáo?
Từ lần kết tập thứ 2 cho đến lần kết tập thứ 3, Đại chúng bộ đã phân chia thêm 8 bộ phái nữa, tổng cộng là 9 bộ phái. Thượng toạ bộ cũng phân chia thêm 10 bộ phái nữa, tổng cộng 11 bộ phái. Vậy, cộng cả Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ là có tất cả 20 bộ phái Phật giáo.
7. Sự phát triển mạnh mẽ của phái Đại thừa?
Ÿ Bốn, năm thế kỷ đầu sau khi Phật nhập diệt, Tiểu thừa phát triển mạnh. Nhưng từ thế kỷ thứ nhất Tây lịch thì Đại thừa phát triển mạnh.
Ÿ Công lao đầu tiên là của Ngài Mã Minh. Ngài sinh vào thế kỷ I, lúc đầu theo ngoại đạo, có tài biện luận, sau vì biện luận thua Ngài Hiếp Tôn Giả nên quy y theo Phật giáo. Ngài viết các bộ luận Đại thừa khởi tín, Đại thừa trang nghiêm. Và vua Ca-nị-sắc-ca đã hỗ trợ đắc lực cho Ngài truyền bá giáo lý Đại thừa.
Ÿ 100 năm sau, Ngài Long Thọ nối tiếp sự nghiệp phát triển Đại thừa. Ngài tinh thông kinh giáo của Bà La Môn, cả thiên văn, địa lý, y học, số học... Ban đầu Ngài tu Tiểu thừa, sau chuyển sang Đại thừa. Ngài viết những bộ luận Trung quán, Thập nhị môn, Trí độ... và đi chu du các nước để hàng phục ngoại đạo.
Ÿ Kế đó là các Ngài Long Trí và Đề-bà cũng có công lớn.
Ÿ Vào thế kỷ IV có 2 anh em Ngài Vô Trước và Thế Thân, trước theo Bà-la-môn, sau quy y Phật giáo. Hai Ngài được xem là khai tổ của Duy thức học. Ảnh hưởng của hai Ngài lan rộng đến thế kỷ X. Các ngài để lại rất nhiều trước tác, trong đó có các bộ Hiển dương thánh giáo luận, Nhiếp đại thừa luận...
8. Hãy trình bày sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ?
Vào khoảng hơn 1.500 năm sau khi Phật nhập diệt, tức là vào cuối thế kỷ X, Phật giáo ở Ấn Độ lu mờ dần. Nguyên nhân:
a. Đạo Bà-la-môn phục hồi trở lại. Họ tu chỉnh giáo lý, thanh lọc hàng ngũ, và dựa vào thế lực của chính quyền, dần dần chiếm lại địa vị cũ.
b. Hồi giáo (gốc Thổ Nhĩ Kỳ ) xâm nhập Ấn Độ bằng quân sự, đã hủy diệt Phật giáo một cách khốc liệt (như đập tháp, phá chùa, đốt kinh điển, giết hại Phật tử).
c. Sự suy đồi của Tăng giới, của Phật tử, thiếu tu thiếu học, thiếu tinh thần tiến thủ.