Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 16: CÁC TỪ NGỮ THƯỜNG GẶP »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 16: CÁC TỪ NGỮ THƯỜNG GẶP

Donate

(Lượt xem: 10.882)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 16: CÁC TỪ NGỮ THƯỜNG GẶP

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Hãy giải thích hai chữ Nam-mô?

Tiếng Phạn gọi là Nam-mô (Namo); tiếng Trung Hoa dịch là Quy mạng, quy lễ hay kính lễ. Ý nghĩa: chỉ cho sự chí thành hướng về Đức Phật.

2. Bồ-đề là gì?

Tiếng Phạn gọi là Bồ-đề; tiếng Trung Hoa dịch là trí huệ, giác, tri, chỉ trạng thái sáng suốt thấu rõ thật tánh của mọi sự vật. Bồ Đề cũng được dùng để chỉ quả vị mà Đức Phật đã chứng đắc. Đức Phật thành đạo dưới gốc cây tất-bát-la, nên gọi cây đó là cây Bồ Đề.

3. Hằng hà sa số là gì?

Hằng hà sa số nghĩa là số cát sông Hằng. Ý muốn nói số lượng nhiều không thể nghĩ bàn.

Sông Hằng là con sông lớn ở Ấn Độ, cát của sông này rất nhiều và mịn. Đức Phật thuyết pháp khi nói đến số lượng nhiều không thể tính đếm, nghĩ bàn cho được, thì Ngài dùng hình ảnh số cát sông Hằng để ví dụ.

4. Tự là gì?

Tự là chỗ ở cho các vị tăng.

– Ngày xưa, tự là công sở để làm việc chính trị (tương tự như Ủy Ban Nhân Dân ngày nay).

– Đến thời Hán Minh Đế, hai pháp sư Ca-diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ sang Trung Hoa thuyết giảng, vua dùng khu sứ quán Hồng Lô Tự để 2 ngài ở, sau đó mới xây dựng thành chỗ ở cho các vị tăng. Từ đó, chùa tăng gọi là TỰ.

5. Già lam là gì?

Tiếng Phạn gọi Già lam; tiếng Trung Hoa dịch là Chúng viên hay Tăng viên; nghĩa là nơi chư Tăng an trụ để tu học, vì ngày xưa các tinh xá để chư Tăng tu tập đều được xây dựng trong các khu vườn rộng. Ngày nay, Già lam được dùng để chỉ chung các nơi chùa chiền.

6. Sa môn là gì?

Tiếng Phạn là Sa môn; Tiếng Trung Hoa dịch là Cần tức. Cần là siêng năng; tức là dứt trừ; Sa môn nghĩa là người siêng năng thực hành các điều lành, dứt trừ các điều ác.

7. Xuất gia nghĩa là gì?

Xuất là ra khỏi; gia là nhà; xuất gia là ra khỏi nhà. Xuất gia trong đạo Phật có 3 nghĩa:

Ÿ Xuất thế tục gia: là ra khỏi nhà thế tục.

Ÿ Xuất phiền não gia: là ra khỏi mọi phiền não.

Ÿ Xuất Tam giới gia: là ra khỏi 3 cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Ba cõi này bao gồm toàn bộ chúng sanh trong sanh tử luân hồi, nên ra khỏi Ba cõi cũng có nghĩa là thoát khỏi vòng sanh tử. Đây là ý nghĩa xuất gia cao nhất.

8. Hãy cho biết Tứ chúng là gì?

Tứ chúng là 4 hàng đệ tử của Phật. Gồm có: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di.

Tỳ kheo và Tỳ kheo ni là hai chúng xuất gia. Ưu bà tắc và Ưu bà di là hai chúng tại gia, dịch là Cận sự nam và Cận sự nữ, nghĩa là những người gần gũi Tam bảo, làm những việc hộ trì Tam bảo. Ngày nay thường gọi là cư sĩ nam và cư sĩ nữ.

9. Hãy cho biết Tứ hoằng thệ nguyện là gì?

Là 4 điều thệ nguyện rộng lớn của chư Phật. Bồ Tát khi phát tâm cũng phát 4 nguyện này.

Ÿ Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ: chúng sanh nhiều không tính đếm được, cũng nguyện độ hết.

Ÿ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn: phiền não nhiều vô tận, cũng thệ nguyện dứt trừ.

Ÿ Pháp môn vô lượng thệ nguyện học: pháp môn của Phật nhiều không lường, cũng nguyện học hết.

Ÿ Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành: là tu tập cho kỳ được quả vị vô thượng để thành Phật.

10. Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo?

Hoa sen có 4 tính chất đặc biệt:

Ÿ Ở chỗ bùn lầy mà không dính dơ (tượng trưng cho sự vô nhiễm).

Ÿ Hoa và quả kết thành một lượt (tượng trưng cho nhân quả đồng thời).

Ÿ Loài ong bướm không đáp xuống mà hút lấy mùi thơm được (tượng trưng cho sự đoạn diệt các dục lạc).

Ÿ Phụ nữ không dùng hoa sen mà trang điểm (tượng trưng cho sự thanh khiết, không bị các pháp thế gian làm vẩn đục)

Chính vì 4 tính chất ấy mà hoa sen được coi là tinh khiết, và còn mang ý nghĩa là từ trong thế gian mà thoát khỏi thế gian, nên được lấy làm chỗ đứng, chỗ ngồi của chư Phật, Bồ Tát, làm biểu tượng cho Phật giáo.

11. Chữ vạn (卐) ý nghĩa là gì?

Hiện nay người ta đang tranh cãi là chữ vạn xoay qua tả (卍) hay xoay qua hữu (卐). Nhưng thường thấy viết theo cách xoay qua hữu hơn.

Ý nghĩa: biểu trưng cho lòng từ bi và trí tuệ vô hạn của Phật, và hình ảnh xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận chuyển vô cùng, lan tỏa khắp mười phương để cứu độ chúng sanh.

12. Khất thực nghĩa là gì?

Khất thực nghĩa gốc là xin ăn. Trong Phật giáo, khất thực là cách nuôi thân chân chánh của người xuất gia.

Khất thực đem đến 4 lợi ích cho vị tu sĩ:

1. Tâm trí rảnh rang, không bận rộn vì kế sinh nhai, để tiến tu giải thoát.

2. Trừ tâm kiêu căng ngã mạn, vì đi xin ăn làm sao đứng cao hơn thiên hạ.

3. Không thể tham ăn ngon, vì ai cho gì thì ăn nấy, không thể lựa chọn.

4. Không bận rộn nấu nướng, có nhiều thời giờ để hành đạo, giáo hóa chúng sanh.

Khất thực cũng đem đến 3 lợi ích cho Phật tử:

1. Tao cơ hội cho người bố thí đoạn trừ lòng keo kiệt.

2. Tạo cơ hội tương giao, để giáo hóa người.

3. Nêu gương sống giản dị, thiểu dục tri túc cho người đời noi theo

Ngày nay, do điều kiện phát triển của xã hội nên người xuất gia không còn đi khất thực nữa, mà có Phật tử đem thức ăn đến chùa cúng dường, nấu nướng. Tuy nhiên, vẫn phải sử dụng với tinh thần khất thực như đã nói ở trên.

13. Cà-sa là gì?

Cà-sa là y phục của người xuất gia.

Cà-sa tiếng Trung Hoa dịch là hoại sắc, nghĩa là màu sắc đã bị làm cho nhạt đi, không còn rực rỡ, loè loẹt nữa. Màu ấy biểu trưng cho cuộc sống đơn giản, thoát tục, nên cà-sa còn gọi là giải thoát y.

Nguyên gốc ngày xưa, khi Thái tử Tất-đạt-đa bỏ cung vàng ra đi tìm đạo, Ngài đã cởi áo hoàng bào mà nhặt một tấm vải vàng xứ Ấn Độ thường dùng để khoác cho những tội nhân bị hành quyết. Ngài muốn nói rằng, chúng sanh cũng như những tội nhân kia, khi sinh ra là đã lãnh một bản án tử hình, cần phải tu tập để giải thoát.

Và áo cà-sa còn được kết lại từ nhiều mảnh nhỏ (là những giẻ vụn mà người đời bỏ đi), có hình giống như cánh đồng với nhiều thửa ruộng. Ý nghĩa tượng trưng cho ruộng phước của chúng sanh. Khi chúng sanh tôn kính, cúng dường người xuất gia thì sẽ được phước báu. Cho nên cà-sa còn được gọi là phước điền y.

14. Tứ đại là gì?

Tứ: là 4; đại là cùng khắp, to lớn; tứ đại là bốn thứ có đặc tính chu biến khắp cùng. Gồm có: địa đại, thủy đại, phong đại và hỏa đại.

Ÿ Địa đại là chất đất, tượng trưng cho tính cứng chắc, chứa đựng vạn vật.

Ÿ Thủy đại là chất nước, tượng trưng cho tính ướt mát, tươi nhuận của vạn vật.

Ÿ Phong đại là gió, tượng trưng cho tính chuyển động, sanh trưởng của vạn vật.

Ÿ Hỏa đại là lửa, tượng trưng cho tính nóng, năng lượng làm ấm áp vạn vật.

Thân thể con người thường được gọi là thân tứ đại, vì cũng được hợp thành từ bốn thứ này:

– Địa đại gồm những món cứng chắc: như cơ, xương...

– Thủy đại gồm những món lỏng, ướt: như máu, nước bọt...

– Phong đại là hơi thở ra vô, là sự chuyển động.

– Hỏa đại là hơi ấm làm nên nhiệt độ.

15. Hữu tình, vô tình là gì?

Hữu tình, vô tình gọi chung là Nhị thế gian.

Ÿ Vô tình thế gian: là những loại do tứ đại tích tụ mà thành, không có tình thức. Thí dụ: đất, đá, cây cỏ, ruộng vườn, nhà cửa, sông núi...

Ÿ Hữu tình thế gian: là những loại có tình thức, còn gọi là chúng sanh. Thí dụ: người, trời, A-tu-la, thú vật...

16. Tứ sanh là gì?

Tứ sanh là 4 loài chúng sanh: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh.

Ÿ Thai sanh: là loài sanh bằng bào thai (như con người, heo, bò...)

Ÿ Noãn sanh: là loài sanh bằng trứng (như gà, vịt, rắn, chim...)

Ÿ Thấp sanh: là loài sanh nơi ẩm thấp (như trùng, mối, dòi...)

Ÿ Hóa sanh: là loài sanh do biến hóa (như chư thiên, hoặc các loài ở địa ngục).

17. Lục căn là gì?

Lục căn là 6 cơ quan, 6 cội gốc nơi cơ thể.

1. Nhãn căn: là con mắt. Dùng để nhìn tất cả các hình sắc.

2. Nhĩ căn: là lỗ tai. Dùng để nghe tất cả các âm thanh.

3. Tỷ căn: là lỗ mũi. Dùng để ngửi các mùi.

4. Thiệt căn: là lưỡi. Dùng để nếm các vị.

5. Thân căn: là thân thể. Dùng để cảm nhận các xúc chạm.

6. Ý căn: là tâm ý. Dùng để nhận biết, suy nghĩ.

18. Lục trần là gì?

Là 6 cảnh bên ngoài, được nhận biết nhờ lục căn.

1. Sắc trần: là những hình dáng, màu sắc, chất liệu... nhờ mắt nhìn thấy.

2. Thanh trần: là những âm thanh, nhờ tai nghe thấy.

3. Hương trần: là những mùi hương, do mũi ngửi thấy.

4. Vị trần: là những mùi vị, do lưỡi nếm thấy.

5. Xúc trần: là sự đụng chạm của thân thể đối với mọi vật chung quanh như áo quần, đồ vật, con người, con vật... nhờ thân nhận biết.

6. Pháp trần: là bóng dáng của 5 trần còn lưu lại trong ý thức, là đối tượng nhận biết của ý.

19. Thất tình lục dục là gì?

Thất tình là 7 thứ tình cảm của con người phàm tục:

1. Hỷ: vui mừng 2. Nộ: giận dữ

3. Ái: yêu thương 4. Ố: ghét

5. Ai: khổ sở, đau buồn 6. Cụ: sợ sệt

7. Dục: ham muốn

Lục dục là 6 thứ làm con người mê đắm, vướng mắc, không an ổn, đều do sáu căn chạy theo sáu trần.

1. Mắt tham đắm hình sắc xinh đẹp.

2. Tai tham đắm âm thanh hay lạ.

3. Mũi tham đắm hương thơm.

4. Lưỡi tham đắm vị ngon.

5. Thân tham đắm xúc chạm êm ái.

6. Ý tham đắm những tư tưởng hài lòng

20. Bát phong là gì?

Bát phong là tám ngọn gió độc làm lay động lòng người, tổn thương thiện căn tu hành, gồm có:

1. Lợi: là sự dồi dào về tiền tài, lợi dưỡng.

2. Suy: là sự hao tổn về tiền tài, lợi dưỡng.

3. Hủy: bị người đời nói xấu, hủy báng.

4. Dự: được người đời tán thán, khen ngợi.

5. Xưng: được tôn xưng, kính trọng.

6. Cơ: bị chê bai, khinh rẻ.

7. Khổ: bị đau khổ, hoạn nạn.

8. Lạc: vui sướng khi được như ý.

Chúng sanh đứng trước 8 ngọn gió ấy, bị nó thổi mà tâm không lay động thì cuộc sống được an lạc, giải thoát.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Phật pháp ứng dụng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.158.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...