Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 24: TỨ DIỆU ĐẾ - KHỔ ĐẾ »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 24: TỨ DIỆU ĐẾ - KHỔ ĐẾ

Donate

(Lượt xem: 13.615)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 24: TỨ DIỆU ĐẾ - KHỔ ĐẾ

Font chữ:

1. Định nghĩa Tứ Diệu Đế?

Tứ là 4; diệu là hay, đẹp; đế là sự thật vững chắc; Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, quý báu, để người tu hành có thể từ chỗ tối tăm, mê mờ tiến lên quả vị giác ngộ.

2. Tứ Diệu Đế gồm những gì?

Tứ diệu đế gồm có Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

3. Khổ đế là gì?

Khổ đế là chân lý chắc thật cho ta thấy tất cả nỗi khổ đau trên thế gian này, mà mỗi chúng sanh đều phải chịu.

4. Tập đế là gì?

Tập đế là chân lý chắc thật cho ta thấy nguyên nhân những nỗi khổ của chúng sanh.

7. Sự khổ của thế gian có bao nhiêu loại?

Nếu xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ thì có 3 loại (gọi là tam khổ), còn xét theo hình thức sự việc thì có 8 loại (gọi là bát khổ). Thật ra, cả 8 loại khổ phân theo hình thức sự việc này đều nằm trong mức độ thứ nhất của Tam khổ.

8. Hãy trình bày tam khổ?

Tam khổ gồm có: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

Ÿ Khổ khổ: nghĩa là khổ vì những sự việc đau khổ, không vui của thế tục. Sự cảm thọ của mỗi chúng sinh có ba loại là cảm thọ khổ, cảm thọ vui và cảm thọ không khổ không vui. Sự khổ ở tầng bậc này chính là khổ vì những cảm thọ khổ, thí dụ như: đói cơm, khát nước, dơ bẩn, rét lạnh, nhiễm độc... hoặc rơi vào những hoàn cảnh khổ như bão lụt, chiến tranh, sưu cao thuế nặng v.v... Đây là mức độ khổ thấp nhất mà tất cả chúng sinh đều có thể nhận biết dễ dàng.

Ÿ Hoại khổ: Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường, nên rất nhỏ bé, phù du. Có sức mạnh, giàu có, quyền thế, nhưng cuối cùng cũng bị tan hoại. Thân trẻ rồi cũng già, cũng bệnh, chết như nhau. Ở mức độ khổ này, ngay cả những cảm thọ vui cũng được nhận biết là khổ, vì chúng không thường tồn. Thí dụ, khi được giàu sang, khỏe mạnh, người đời cho là vui sướng, không khổ, nhưng nếu xét kỹ thì sự giàu sang đó, sức khỏe đó cũng đều phải dần dần mất đi. Do nhận biết sự mất đi đó mà thấy được chúng là khổ.

Ÿ Hành khổ: là sự khổ được nhận biết từ tính chất liên tục thay đổi, biến chuyển của sự vật, do các nhân duyên tan hợp không nhất định, nên cũng gọi đây là duyên sinh khổ. Sự nhận biết về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất, vì đây là cái khổ triền miên kéo dài từ đời này sang đời khác, không giống như hai mức độ kể trên chỉ là sự khổ trong một lúc, một đời.

9. Hãy trình bày Bát khổ?

Bát khổ gồm có: sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.

1. Sanh khổ: là nỗi khổ trong sự sanh sống của chúng sinh.

Ÿ Người mẹ mang thai con thì rất khổ nhọc, nào nôn ói, suy nhược, đau đớn, dơ uế. Con nằm trong bụng mẹ cũng khổ sở, vì bị giam trong cảnh tối tăm, chật hẹp, khi sanh ra cũng bị đau đớn.

Ÿ Sanh ra rồi, con người phải khổ sở vì tìm cách sinh nhai, đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn, chỗ ở. Về tinh thần, tìm được kiến thức, đạo đức cũng gian nan. Phải siêng năng, vất vả, có khi bị lừa gạt, chèn ép đủ điều.

2. Lão khổ: là nỗi khổ khi già. Thân thể khi già nua thì khổ đủ điều, như mắt mờ, tai điếc, chân run, lại còn lú lẫn tinh thần.

3. Bệnh khổ: là nỗi khổ khi bệnh. Những cơn đau đớn hành hạ thân xác, lại tốn tiền chạy chữa, buồn rầu, lo sợ.

4. Tử khổ: là nỗi khổ khi chết. Cái chết làm con người lo sợ nhất, tâm thần rối loạn, còn thân thể thì tan rã, đau đớn, tanh hôi.

5. Ái biệt ly khổ: là nỗi khổ khi phải chia lìa những gì mình yêu thương, thân thiết. Có thể đó là những người trong gia đình, quyến thuộc. Có thể đó là những nhu cầu trong đời sống như địa vị, của cải, nhan sắc. Ái biệt ly khổ có 2 loại:

– Sanh ly: là nỗi khổ chia lìa khi còn sống. Thí dụ, những người trong gia đình bị tan tác vì chiến tranh, vì đi làm ăn xa, vì tai hoạ thình lình.

– Tử biệt: là nỗi khổ chia lìa khi phải chết. Sanh ly thì còn hy vọng ngày đoàn tụ, chứ chết đi rồi thì vĩnh viễn không gặp lại.

6. Cầu bất đắc khổ: là nỗi khổ vì mong cầu mà không toại nguyện. Người đời thường thất vọng vì công danh, phú quý, tình duyên, có khi dẫn đến tự tử.

7. Oán tắng hội khổ: là nỗi khổ vì cứ phải gặp gỡ những thứ mình không ưa thích. Thí dụ, gặp người hàng xóm hay gây gổ với mình thì mình bực bội, hoặc mình không ưa thuốc lá mà lên xe phải ngồi gần người hút thuốc lá.

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: là nỗi khổ vì trong thân thể có sự xung đột, lúc lừng lẫy, tham dục, lúc lại yếu ớt, tan hoại.

10. Tại sao Đức Phật nói lên những nỗi khổ ấy?

Đức Phật là đấng từ bi, muốn cho chúng sanh hiểu rõ những nỗi khổ trên đời, để có lợi ích sau đây:

Ÿ Gặp nghịch cảnh không khiếp sợ: Chúng sanh tránh được ảo tưởng rằng cuộc đời là thơ mộng hoàn toàn, cho nên khi gặp cảnh khổ, thất vọng thì không lấy làm ngạc nhiên, hay lo lắng, có can đảm để đối mặt với sự thật.

Ÿ Không nuôi tham vọng: Chúng sanh biết rõ cuộc đời vui ít buồn nhiều, thì sẽ tiết chế ham muốn (thiểu dục tri túc), để không bị hoàn cảnh chi phối, vùi dập.

Ÿ Gắng sức tu hành để thoát khổ: Chúng sanh biết cuộc đời là khổ thì mới chịu lo tu hành tìm về cõi khác tốt đẹp hơn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Bức Thành Biên Giới


Hoa nhẫn nhục


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.95.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...