Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 6: THẬP THIỆN NGHIỆP »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 6: THẬP THIỆN NGHIỆP

Donate

(Lượt xem: 12.725)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 6: THẬP THIỆN NGHIỆP

Font chữ:


1. Định nghĩa thập thiện nghiệp là gì?

Thập là 10; thiện là tốt lành; nghiệp là hành động. Thập thiện nghiệp là 10 hạnh lành, có lợi cho chúng sinh trong hiện tại và tương lai.

2. Nơi đâu là chỗ phát khởi của các nghiệp?

Nghiệp lành hay nghiệp dữ của chúng ta đều phát khởi ở 3 nơi là thân, khẩu và ý.

- Thân là thân thể của ta, sinh ra những việc làm tốt xấu.

- Khẩu là miệng của ta, sinh ra những lời nói lành dữ

- Ý là suy nghĩ của ta, sinh ra những tư tưởng thiện ác.

3. Hãy kể những nghiệp lành của thân?

Thân có 3 nghiệp lành:

- Không sát sanh

- Không trộm cắp

- Không tà dâm

4. Hãy kể những nghiệp lành của khẩu?

Khẩu có 4 nghiệp lành:

- Không nói dối

- Không nói lưỡi đôi chiều

- Không nói thêu dệt

- Không nói lời hung ác, tục tĩu

5. Hãy kể những nghiệp lành của ý?

- Không tham lam

- Không sân hận

- Không si mê

6. Tham là gì?

Tham là khao khát, mong muốn, còn gọi là ái dục. Tham là tâm bị thu hút vào một đối tượng cần được thoả mãn. Lòng tham là cái túi không đáy, không biết bao nhiêu cho đủ.

7. Ở đời người ta thường tham lam những gì?

Người ta thường tham lam 5 món tài, sắc, danh, thực và thùy, gọi chung là ngũ dục.

- Tài: là tiền bạc, của cải (nhà cửa, ruộng vườn, vật dụng...)

- Sắc: là sắc đẹp (vật dụng, người đẹp, quần áo thời trang, sửa mắt, sửa mũi v.v...)

- Danh: là địa vị, quyền chức, tiếng thơm

- Thực: là món ăn ngon, cao lương mỹ vị, rượu thịt tràn trề.

- Thùy: là chỉ chung sự ngủ nghỉ cho sướng thân

8. Sân hận là gì? Nó có tác hại như thế nào?

Sân hận là giận hờn, hung dữ.

Sân hận có tác hại rất lớn. Nhẹ thì gây buồn khổ, mất ăn mất ngủ, mất cả nét đẹp, mất năng lực làm việc. Nặng thì đốt cháy cả công lao, sự nghiệp, giết người trong chớp mắt.

9. Si mê là gì?

Si mê là không biết nhận định đúng đắn, không phân biệt tốt xấu, cố chấp theo ý riêng của mình, hoặc nghe theo những điều mê tín dị đoan.

10. Tam độc là gì? Trong đó, món nào quan trọng nhất?

Tam độc là 3 thứ độc làm hại chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp, chính là 3 món tham, sân, si vừa kể trên.

Trong 3 món đó thì si là quan trọng nhất. Bởi vì si mê không thấy được sự đúng đắn nên tham lam và sân hận mới phát khởi. Nếu tham và sân vừa phát khởi mà trí sáng suốt nhìn ra được, ngăn chặn lại, thì tham, sân sẽ bị dập tắt, chúng ta không gây ra điều xấu.

11. Trong Thập thiện nghiệp, thì vai trò của thân, khẩu và ý nơi nào quan trọng nhất?

Ý là quan trọng nhất. Vì ý dẫn dắt thân và khẩu. Có phát khởi ý nghĩ xấu thì con người mới làm việc xấu, nói điều xấu. Nếu giữ gìn cho ý được trong sạch thì thân và khẩu sẽ chỉ làm những điều thiện mà thôi.

12. Hãy đọc một bài kệ liên quan đến nghiệp của thân, khẩu và ý?

Đừng làm những việc ác,

Làm tất cả việc lành.

Giữ tâm ý trong sạch,

Đó là lời Phật dạy.

(Kinh Đại Bát Niết-bàn)

Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo.

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng không rời hình.


(Kinh Pháp Cú - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Người chết đi về đâu


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Sen búp dâng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.70.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...