Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 32: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 32: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Donate

(Lượt xem: 4.723)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 32: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Font chữ:

(Thời nhà Trần)

1. Tình hình chung:

Ÿ Nhà Trần nối nghiệp nhà Lý, đã thừa hưởng một di sản quý báu về mọi phương diện được xây dựng trên hai thế kỷ. Riêng Phật giáo thì đã thấm nhuần trong dân chúng, đâu đâu cũng có chùa, có tín đồ sùng bái.

Ÿ Bốn vị vua đầu nhà Trần đều thông hiểu và mộ đạo (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông). Tuy nhiên, Phật giáo chỉ thịnh trong 100 năm đầu, rồi xuống dốc vào các đời vua sau khoảng 80 năm.

Nguyên nhân:

Ÿ Sự cạnh tranh và đàn áp của Khổng giáo, cộng với sự mê tín dị đoan trong các triều vua cuối nhà Trần. Nhà nho thì công kích Phật giáo, còn vua thì mở kỳ khảo hạch bắt tăng sĩ đi thi, nếu rớt thì phải hoàn tục, hoặc bắt đi đánh giặc Chiêm Thành.

Ÿ Không có nhiều vị danh tăng như thời nhà Lý, nhưng lại phát triển được một tông phái mới là thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Đặc điểm Phật giáo thời nhà Trần:

Ÿ Thống nhất 3 thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành một thiền phái duy nhất là Trúc Lâm Yên Tử.

Ÿ Thiền sư Thường Chiếu có công rất lớn. Ngài là gạch nối của Phật giáo Lý-Trần, và đã dung hợp 3 dòng thiền với nhau. Ngài bổ túc sách của thiền sư Thông Biện thành cuốn Thiền Uyển tập anh và soạn cuốn Nam Tông tự pháp đồ.

Ÿ Tổ chức Giáo hội rất quy củ. Thiền sư Pháp Loa kiểm tra tu sĩ và cấp độ điệp vì số lượng người xuất gia quá đông.

Ÿ Đạo Phật mang tính nhập thế. Đời sống tâm linh giải thoát đi đôi với đời sống xã hội (Điển hình là tinh thần hòa quang đồng trần của Tuệ Trung thượng sĩ, và vua Trần Nhân Tông đã đi khắp làng quê khuyên dân chúng tu thập thiện; Hội nghị Diên Hồng đồng lòng đánh giặc ngoại xâm, ba lần phá tan quân Nguyên Mông xâm lược.)

Ÿ Tinh thần Đại Việt tự lực tự cường, độc lập về văn hóa, chống lại sự Tống hóa của Trung Hoa, dù vẫn dung hợp Phật-Khổng-Lão.

Ÿ Chữ Nôm xuất hiện. Vua Nhân Tông và thiền sư Huyền Quang đều có sáng tác bằng chữ Nôm.

Ÿ Vai trò tăng sĩ chỉ liên kết nhân tâm, dùng từ bi khoan dung mà khuyên vua quan làm chính trị, chứ tăng sĩ không trực tiếp cống hiến sức học, công tác giáo dục, ngoại giao như thời Lý, vì các vua Trần rất giỏi về thế học và Phật học.

Ÿ Thiền và Tịnh độ phát triển. Mật tông chỉ trở lại sau thế kỷ 14.

2. Những vị vua nhà Trần có công truyền bá Phật giáo:

a. Trần Thái Tông (1225–1258)

Ngài tên Trần Cảnh, chồng bà Lý Chiêu Hoàng. Mới lên ngôi, Ngài đã lo việc lập chùa, đúc chuông, hộ trì Tam bảo. Ngài tu tập chuyên cần, lại văn hay chữ tốt, đêm ngày nghiên cứu và soạn sách Phật. Hai tập sách có giá trị của Ngài đến bây giờ vẫn còn lưu hành là Thiền tông chỉ nam (nói rõ về đạo lý tu thiền) và Khóa hư lục (giải rõ hành tướng của cái khổ: sanh, lão, bệnh, tử). Thử đọc một bài kệ Dâng hoa (trong Lục thời sám hối khoa nghi) sẽ thấy được nét tài hoa trong văn chương của Ngài:

Tâm địa khai thời khoa lạn mạn,

Chư thiên vũ xứ nhượng phân phương.

Chi chi đóa đóa hiến Phật tiền,

Ức kiếp nghiệp phong xuy bất lạc.

(Hoa nở sáng ngời trên đất tâm,

Hoa tiên rơi xuống chẳng thơm bằng.

Hái dâng từng đóa lên chư Phật,

Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rung.)

Nguyễn Lang dịch

b. Trần Nhân Tông (1278–1293)

Là vị vua thứ 3 đời Trần. Sau khi đánh thắng quân Mông Cổ, Ngài truyền ngôi cho con và vào tu ở núi Yên Tử. Ngài đi nhiều nơi thuyết pháp, lập tu viện, mở trạm phát thuốc cho dân. Ngài sáng lập ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.

c. Trần Anh Tông (1293- 1314)

Kế vị Trần Nhân Tông, Ngài là đệ tử của thiền sư Pháp Loa nên rất tinh thông đạo pháp. Ngài thỉnh Đại tạng kinh từ Trung Hoa, in ấn phát cho dân chúng, hoặc lập những đàn tràng lớn để phát chẩn cho dân nghèo. Sau đời Anh Tông, Phật giáo bắt đầu bị tà đạo xen lấn.

3. Phái thiền Trúc Lâm Yên Tử và các vị Tổ sư:

a. Tuệ Trung Thượng Sĩ:

Ngài là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ngài mộ đạo từ nhỏ, nhưng khi giặc Nguyên Mông hai lần xâm chiếm nước ta thì Ngài tham gia cùng Hưng Đạo Vương chống giặc, lập nhiều chiến công hiển hách. Khi giặc yên, Ngài lui về lo tu thiền, giảng đạo.

b. Trần Nhân Tông:

Vua Trần Thánh Tông rất kính trọng Tuệ Trung Thượng Sĩ, ký thác Trần Nhân Tông cho Ngài dạy dỗ. Sau này vua Nhân Tông trở thành sơ tổ của phái Trúc Lâm là có phần ảnh hưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ.

c. Pháp Loa thiền sư:

Năm 21 tuổi Ngài đã gặp Điều Ngự Giác Hoàng (vua Trần Nhân Tông) tại núi Yên Tử và được thu làm đệ tử vì rất thông minh đỉnh ngộ. 25 tuổi đã giảng pháp cho triều đình và được Ngài Điều Ngự truyền cho làm tổ thứ 2 của phái Trúc Lâm.

Pháp Loa thiền sư quản lý tăng đồ, lập ra tăng tịch, sổ sách rõ ràng kể từ đó. Ngài đúc được 1.300 tượng Phật, dựng nhiều tháp, nhà giảng đạo, độ hơn 15.000 người, và soạn 2 tập sách đến nay vẫn còn lưu truyền.

d. Huyền Quang thiền sư:

Ngài đỗ Trạng nguyên năm 20 tuổi, được đi sứ sang Trung Hoa. Một hôm nghe Pháp Loa thiền sư giảng đạo, Ngài giác ngộ, bèn từ quan đi tu. Sau này, Pháp Loa truyền tâm ấn cho Ngài làm tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm.

Có một câu chuyện được truyền tụng rất hay về nàng cung phi Điểm Bích được vua Trần Anh Tôn sai lên núi thử lòng Huyền Quang sư tổ, xem Ngài có phải vì đạo thật lòng hay chỉ giả vờ ở ẩn để âm mưu tạo phản, đồng thời xem đạo hạnh của Ngài có xứng đáng là người kế thừa thiền phái Trúc Lâm hay không. Ngài đã vượt qua thử thách, khiến vua tâm phục.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.134.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...