Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 28: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 28: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

(Lượt xem: 8.705)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 28: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Tình trạng xã hội Ấn Độ khi Đức Phật xuất thế?

Ÿ Về chính trị: Đức Phật xuất thế trong bối cảnh xã hội Ấn Độ có chế độ chính trị bất công vào bậc nhất. Dân chúng bị phân chia thành 4 giai cấp là:

a. Bà-la-môn: gồm những giáo sĩ, phụ trách lễ nghi, cúng bái, giữ quyền thống trị tinh thần. Họ được ưu tiên tôn kính và hưởng mọi quyền lợi sung sướng nhất.

b. Sát-đế-lỵ: là hàng vua chúa, quý tộc, giữ quyền cai trị đất nước.

c. Vệ-xá: là hàng thương gia, chủ điền, đảm đương về kinh tế.

d. Thủ-đà-la: là hàng hạ tiện, nô lệ, làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên, bị đánh, bị giết tùy tiện.

Mỗi giai cấp sống theo luật lệ cha truyền con nối, không được thay đổi nghề nghiệp hay cưới gả lẫn nhau. Chỉ có 3 giai cấp trên là có quyền đọc kinh, học đạo, còn giai cấp Thủ-đà-la thì đời đời tăm tối.

Ÿ Về tôn giáo, triết học: cũng rất hỗn tạp. Đủ thứ tín ngưỡng cùng tồn tại như thờ thần lửa, thần núi, thần sông... Triết học thì có cả trăm phái chống báng lẫn nhau.

2. Hoàn cảnh ra đời của Đức Phật Thích-ca?

Ÿ Niên lịch giáng sinh: Nhiều tài liệu nói khác nhau nên có nhiều ý kiến khác nhau về niên lịch giáng sinh của Đức Phật. Đại hội lần thứ 2 của Tổng hội Phật giáo Thế giới họp tại Tokyo năm 1952 đã nhất trí chọn ngày rằm tháng 4 âm lịch năm 624 trước Công nguyên. Vậy nếu tính đến năm 2008 thì Đức Phật đã giáng sinh 2632 năm (2008 + 624= 2632). Như vậy, nếu ghi Phật lịch 2552 thì có nghĩa là tính từ năm Phật nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi (2632 – 80 = 2552).

Ÿ Quốc độ và dòng họ: (ôn lại Tập 1 và Tập 2)

3. Nên xem xét lịch sử truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ theo mấy phần?

Chúng ta sẽ xem xét lịch sử truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ theo 4 phần:

a. Bốn thời kết tập kinh điển

b. Sự phát triển của Nam phương và Bắc phương Phật giáo

c. Sự phát triển của Tiểu thừa và Đại thừa

d. Sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ

4. Hãy trình bày bốn thời kết tập kinh điển?

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, các vị đệ tử Phật đã tiếp tục dắt dẫn chúng sinh trên con đường tu tập giải thoát. Và các vị đã hội họp với nhau để ôn lại những lời Phật dạy. Tất cả có 4 lần hội họp gọi là kết tập kinh điển, được trình bày tóm lược trong các bảng sau đây:

5. Hãy trình bày sự phát triển của Nam tông và Bắc tông Phật giáo?

Ÿ Những xứ ở phía Nam Ấn Độ đều nói tiếng Pali (Nam Phạn) nên phát triển Phật giáo Nam tông. Và phát triển ra một số nước phía nam như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia... Chủ trương của Phật giáo Nam tông là trung thành tuyệt đối với lời Phật dạy, đôi khi đưa đến thủ cựu, hình thức. Chủ trương tự lợi là chính, tự mình tu hành giải thoát cho mình. Do đó mà có tên Tiểu thừa Phật giáo, tức là cỗ xe nhỏ, chở được ít người.

Ÿ Những xứ thuộc Trung và Bắc Ấn Độ thì nói tiếng Sanskrit (Bắc Phạn), nên phát triển Phật giáo Bắc tông. Và phát triển lên một số nước phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên (Hàn quốc)... Chủ trương của Phật giáo Bắc tông là không câu nệ hình thức, có thể sửa đổi một số điều luật nhằm phát triển đạo Phật sao cho phù hợp với thời đại. Cuộc sống mỗi ngày mỗi thay đổi, nếu cứng nhắc một chỗ thì chính Phật giáo sẽ bị tiêu diệt. Lý tưởng của Phật giáo Bắc tông là Bồ Tát hạnh, lợi tha, trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh. Một vị Bồ Tát trước khi thành Phật có thể trải qua hàng trăm ngàn kiếp hóa thân vào các loài để cứu độ. Vì vậy Phật giáo Bắc tông còn gọi là Phật giáo Đại thừa, tức cỗ xe lớn, chở được nhiều người.

6. Sự phát triển của các bộ phái Phật giáo?

Từ lần kết tập thứ 2 cho đến lần kết tập thứ 3, Đại chúng bộ đã phân chia thêm 8 bộ phái nữa, tổng cộng là 9 bộ phái. Thượng toạ bộ cũng phân chia thêm 10 bộ phái nữa, tổng cộng 11 bộ phái. Vậy, cộng cả Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ là có tất cả 20 bộ phái Phật giáo.

7. Sự phát triển mạnh mẽ của phái Đại thừa?

Ÿ Bốn, năm thế kỷ đầu sau khi Phật nhập diệt, Tiểu thừa phát triển mạnh. Nhưng từ thế kỷ thứ nhất Tây lịch thì Đại thừa phát triển mạnh.

Ÿ Công lao đầu tiên là của Ngài Mã Minh. Ngài sinh vào thế kỷ I, lúc đầu theo ngoại đạo, có tài biện luận, sau vì biện luận thua Ngài Hiếp Tôn Giả nên quy y theo Phật giáo. Ngài viết các bộ luận Đại thừa khởi tín, Đại thừa trang nghiêm. Và vua Ca-nị-sắc-ca đã hỗ trợ đắc lực cho Ngài truyền bá giáo lý Đại thừa.

Ÿ 100 năm sau, Ngài Long Thọ nối tiếp sự nghiệp phát triển Đại thừa. Ngài tinh thông kinh giáo của Bà La Môn, cả thiên văn, địa lý, y học, số học... Ban đầu Ngài tu Tiểu thừa, sau chuyển sang Đại thừa. Ngài viết những bộ luận Trung quán, Thập nhị môn, Trí độ... và đi chu du các nước để hàng phục ngoại đạo.

Ÿ Kế đó là các Ngài Long Trí và Đề-bà cũng có công lớn.

Ÿ Vào thế kỷ IV có 2 anh em Ngài Vô Trước và Thế Thân, trước theo Bà-la-môn, sau quy y Phật giáo. Hai Ngài được xem là khai tổ của Duy thức học. Ảnh hưởng của hai Ngài lan rộng đến thế kỷ X. Các ngài để lại rất nhiều trước tác, trong đó có các bộ Hiển dương thánh giáo luận, Nhiếp đại thừa luận...

8. Hãy trình bày sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ?

Vào khoảng hơn 1.500 năm sau khi Phật nhập diệt, tức là vào cuối thế kỷ X, Phật giáo ở Ấn Độ lu mờ dần. Nguyên nhân:

a. Đạo Bà-la-môn phục hồi trở lại. Họ tu chỉnh giáo lý, thanh lọc hàng ngũ, và dựa vào thế lực của chính quyền, dần dần chiếm lại địa vị cũ.

b. Hồi giáo (gốc Thổ Nhĩ Kỳ ) xâm nhập Ấn Độ bằng quân sự, đã hủy diệt Phật giáo một cách khốc liệt (như đập tháp, phá chùa, đốt kinh điển, giết hại Phật tử).

c. Sự suy đồi của Tăng giới, của Phật tử, thiếu tu thiếu học, thiếu tinh thần tiến thủ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phù trợ người lâm chung


Chớ quên mình là nước


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.13.201 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (87 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...