Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 13. Nói về việc đầu thai thác sanh luân chuyển »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 13. Nói về việc đầu thai thác sanh luân chuyển

Donate

(Lượt xem: 7.838)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 13. Nói về việc đầu thai thác sanh luân chuyển

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có người bảo: “Đạo Phật nói việc đầu thai thác sanh luân chuyển lên xuống, lời ấy thật đáng ghét, sao có thể tin được? Chỉ những kẻ ngu muội ở thế gian mới bị mê hoặc, hàng trí giả đọc sách ắt không thể bị dối gạt.”

Nhất Nguyên hỏi: “Thế ông có phải thuộc hàng trí giả đọc sách biết rộng đó chăng?”

Đáp: “Phải.”

Nhất Nguyên nói: “Ông là trí giả, ắt có thể thông suốt đến tột cùng cái lý của vạn vật. Xin ông phân tích rõ hai việc ấy.”

Người kia nói: “Việc mang thai và sanh sản ắt là do nơi vợ chồng giao cảm mà có, làm sao lại có cái chi ở bên ngoài đầu thai vào? Ví như có đi nữa, thì cũng phải thấy được là từ đâu mà đến, từ đâu mà vào? Nên nói rằng có việc đầu thai thác sanh thì quyết không thể tin được.

“Còn nói rằng có việc luân chuyển lên xuống, việc ấy thật không có. Ví như có việc ấy, tại sao người chẳng sanh ra thú vật, thú vật chẳng sanh ra người, chỉ thấy người sanh người, thú sanh thú mà thôi? Xét hai việc ấy ắt là không thể tin được.”

Nhất Nguyên cười mà nói rằng: “Ông đã nhận là hàng trí giả thì chẳng nên tự làm mê muội lòng mình. Lão tăng ở núi này tuy là quê mùa ngu dốt, nhưng chẳng thể bị ông lừa dối.”

Người kia nói: “Nếu thầy thông suốt lý ấy, sao không giảng rõ cho tôi nghe?”

Nhất Nguyên đáp: “Được, tôi sẽ nói, ông hãy lắng nghe cho kỹ. Ông vừa nói rằng việc đầu thai thác sanh đều là do nơi sự giao cảm mà có, nhưng ở đời có những kẻ không con, dù đã lấy rất nhiều vợ, đều có giao cảm, mà trọn đời cũng không có con cái. Tại sao vậy?

“Nên biết rằng, trong việc đầu thai thác sanh, ắt phải do đủ nhân duyên trong ngoài mới được thành tựu. Thế nào là nhân duyên trong ngoài? Nghiệp lực của mỗi người, đó là nhân bên trong. Hình thể cha mẹ ban cho, đó là duyên bên ngoài. Nhân duyên trong ngoài hòa hợp mà có. Nếu không có nghiệp đời trước làm nhân, thì không thể có việc thác sanh. Vì sao vậy? Cha mẹ ví như nước và đất, thần thức ví như hạt giống. Nếu không có hạt giống, chắc chắn không thể có sự nảy sanh.

“Ông không tin có cái chi ở ngoài vào mà đầu thai và thác sanh; và ví như có thì cũng phải thấy được từ đâu mà đến và từ đâu mà vào. Nay tôi lại đưa ra một ví dụ để dứt lòng nghi cho ông. Ví như có người đang ở trong phòng kín, có mùi hoa thơm từ ngoài bay vào. Người ấy nghe mùi hương, dường như thấy được vậy. Nhưng hương hoa vốn không hình tướng, cũng không bị ngăn ngại, gió thoảng đưa nó đến là tự nhiên vậy thôi.

“Thần thức đầu thai cũng giống như vậy, cũng không có hình tướng, cũng không bị ngăn ngại, cũng do ngọn gió nghiệp thổi đến, cũng là tự nhiên vậy thôi. Lại như những ý tưởng lan man trong tâm người, chúng có ngăn ngại gì đâu? Lại như những việc xảy ra trong mộng, so với lúc tỉnh thức thì cảm nhận cũng giống nhau, mà mộng cũng không có hình tướng, cũng không bị ngăn ngại, cũng đều là tự nhiên vậy thôi.

“Thần thức đầu thai cũng giống như vậy. Nên biết rằng, bào thai với nhà ở chẳng khác gì nhau. Thần thức đầu thai ví như người ta đi vào nhà, cũng là tự nhiên vậy thôi.”

Người kia hỏi: “Nhà thì rất lớn, bào thai thì rất nhỏ, làm sao dung chứa được cái thân?”

Nhất Nguyên đáp: “Thần thức là tánh linh không hình tướng. Linh tánh ấy có thể lớn lên hay nhỏ lại. Khi lớn thì không có bờ bến, khi nhỏ thì nhìn không thấy được. Thế nên khi vào bào thai không thấy là nhỏ, khi vào nhà ở cũng chẳng cho là lớn. Đó là lẽ tự nhiên, sao phải hoài nghi?

“Ông lại nói rằng, người sanh ra người, thú sanh ra thú, làm gì có việc luân chuyển lên xuống? Ví như có, thì tại sao người chẳng sanh ra thú vật, thú vật chẳng sanh ra người? Đó là lời nói của kẻ không biết, hết sức ngu si! Ví như kẻ sĩ muốn làm quan, ắt phải tìm cầu nơi cửa quan. Nếu rời bỏ cửa quan mà được làm quan, thật là vô lý! Vả lại, như con người tuy hình thể giống nhau, nhưng muốn theo các nghề nghiệp khác nhau đều phải tùy theo từng chỗ thích hợp mới được. Như tìm cầu không đúng nơi mà được thì thật là vô lý!

“Thần thức cũng vậy, đều là giống nhau, do chỗ tạo nghiệp khác nhau nên có sự đầu thai khác nhau. Vào thai người thì làm người, vào thai thú thì làm thú, sao có thể nói rằng người sanh ra thú, thú sanh ra người?

“Cũng như tính chất của nước vốn là như nhau, nhưng tùy theo chỗ chảy vào mà gọi tên khác nhau (như sông, hồ, suối...). Lại như tính chất của vàng đều như nhau, làm ra các món đồ khác nhau thì có hình dáng khác nhau. Thần thức đầu thai lên xuống trong các cảnh giới cũng giống như vậy.”

Người kia thưa: “Lời thầy nói thật đã rõ ràng.”

Nhất Nguyên nói: “Lại còn rất nhiều cách thọ thai, không thể nói hết. Ý nghĩa của hai việc trên chỉ nói sơ qua như vậy.

“Còn nói về việc thành hình, không chỉ có một cách sanh từ bào thai, còn có những loài sanh ra từ trứng, từ nơi ẩm ướt, hoặc do biến hóa mà sanh ra. Ông đọc sách của Nho gia, chỉ riêng trong một cõi người này còn chưa biết hết, làm sao biết được việc trong Mười cảnh giới?”

Người kia hỏi: “Những gì là mười cảnh giới?”

Nhất Nguyên đáp: “Đó là cảnh giới chư Phật, cảnh giới chư Bồ Tát, cảnh giới Duyên giác, cảnh giới Thanh văn, cảnh giới chư thiên, cảnh giới nhân loại, cảnh giới A-tu-la, cảnh giới ngạ quỷ, cảnh giới súc sanh và cảnh giới địa ngục. Trong Mười cảnh giới này, bốn cảnh giới đầu là thuộc về bậc thánh, sáu cảnh sau là thuộc về bậc phàm.

“Nếu thần thức làm những việc tương ứng với cảnh giới chư Phật thì sanh về cảnh giới chư Phật. Nếu làm những việc tương ứng với cảnh giới Bồ Tát ắt sanh về cảnh giới Bồ Tát. Nếu làm những việc tương ứng với cảnh giới Duyên giác, sẽ sanh về cảnh giới Duyên giác. Nếu làm những việc tương ứng với cảnh giới Thanh văn, ắt sanh về cảnh giới Thanh văn.

“Nếu tạo nghiệp cõi trời thì sanh lên cảnh giới chư thiên. Nếu tạo nghiệp cõi người ắt sanh vào cảnh giới loài người. Nếu tạo nghiệp a-tu-la, sẽ sanh vào cảnh giới a-tu-la. Nếu tạo nghiệp ngạ quỷ, ắt sanh vào cảnh giới ngạ quỷ. Nếu tạo nghiệp súc sanh thì sanh vào cảnh giới súc sanh. Nếu tạo nghiệp địa ngục, ắt phải sanh vào cảnh giới địa ngục. Cho nên nói rằng thần thức vốn không xác định, chỉ tùy theo nghiệp mà thọ báo. Trong kinh Hoa Nghiêm có nói:

Nếu ai muốn rõ biết,
Ba đời, mười phương Phật.
Nên quán tánh Pháp giới,
Hết thảy đều do tâm.
“Chẳng phải đúng vậy sao?

“Nếu ông muốn thấu rõ chân lý, phải đọc qua kinh Phật, tự suy xét bản tánh, mới có thể được xem là người có trí, học rộng. Phải thận trọng chớ nên nhìn trời qua ống nhỏ rồi chê bai Chánh pháp của đạo Phật!”

Người kia thưa: “Tôi tuy có đọc sách nhưng thật chưa đạt tới lý lẽ này. Nay may gặp được thầy mở bày chỉ bảo, khác nào như trong đêm tối có được ngọn đèn, như kẻ nghèo khổ bắt được của báu.”

Nhất Nguyên nói: “Ông chẳng nên chấp chặt lấy chỗ thấy biết hẹp hòi mà bỏ qua việc lớn sanh tử. Nên trở về tu tập các nghiệp lành, phát nguyện được thoát ra khỏi vòng khổ não.

“Người xưa có dạy rằng:

Những bậc tài nhân giỏi văn chương,
Thương vì chẳng gặp đấng Pháp vương.
Uổng phí thông minh không lợi ích,
Chẳng thoát khỏi tay quỷ Vô thường.

“Lời ấy đúng lắm thay!

“Than ôi! Nay tôi sẽ dẫn vài tích xưa nhân quả để khuyên ông thức tỉnh! Xưa có một vị tăng tên Minh Sâm, học thông cả Phật pháp và các môn học thế tục. Ông thường vẽ hình rắn, chế tác ra trận thế Thường sơn dựa theo hình rắn và bàn luận việc rắn. Rồi ngay khi đang sống bỗng hoá hình thành rắn!

“Lại có Lý Bá Thời thường vẽ hình ngựa, chế tác trận thế ngựa đá bánh xe. Rồi ngay khi đang sống bỗng hóa ra hình ngựa.

“Dựa vào hai việc ấy thì thấy rõ rằng: niệm Phật nhất định sẽ thành Phật, cầu sanh Tịnh độ thì nhất định được về Tịnh độ. Sao ông lại không phát tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ?”

Người kia thưa: “Xin kính cẩn vâng lời thầy dạy, sẽ lo việc tu trì.”

Rồi ân cần lễ kính, từ tạ ra về.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguyên lý duyên khởi


Kinh Dược sư


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.170.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...