Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 22. Thân tuy xuất gia, chẳng cầu Tịnh độ »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 22. Thân tuy xuất gia, chẳng cầu Tịnh độ

Donate

(Lượt xem: 5.667)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 22. Thân tuy xuất gia, chẳng cầu Tịnh độ

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Hòa thượng Thiên Như nói: “Gần đây có những người xuất gia, tuy nói lìa tục nhưng thói tục chẳng bỏ, xưng là xuất trần nhưng duyên trần chẳng dứt. Kinh sách giáo điển đã không biết đến, việc tham thiền lại không chỗ hội nhập. Tâm như con vượn lăng xăng, ý như con ngựa hối hả. Những kẻ ấy kết thành bè đảng, suốt ngày quát tháo, đánh nhau. Chẳng những uổng cơm tín thí mà còn làm mai một linh tánh của chính mình. Một mai khi dứt bỏ thân này, biết đi về đâu?

“Thật rõ ràng như giữa ban ngày, đã không biết đến cha mẹ, mà việc tu hành chưa chứng lại nói rằng chứng, chưa được lại nói rằng được, thật uổng thay cho việc bước vào cửa Không, phí cả một đời!

“Xin hỏi các vị rằng: Vì điều chi mà xuất gia? Vì cơm áo chăng? Vì tham phú quý chăng? Vì cầu được an vui chăng? Cha mẹ cho con xuất gia chỉ mong có một ngày sẽ siêu độ cha mẹ, báo đáp bốn ơn, nhưng hiện nay các vị tự thân còn không đáng nương dựa vào, huống chi lại có thể cứu vớt người khác hay sao? Một mai Diêm vương sẽ cùng các vị tính sổ cơm tiền, các vị lấy gì mà đền trả? Nếu không đọa vào các cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, ắt cũng phải sanh làm các loài súc sanh. Người xuất gia như thế thật đáng thương thay! Thật đau xót thay!

“Này các vị! Ngay trong lúc tuổi già chưa đến, thân này không có bệnh, hãy sớm thực hành nếp sống tốt đẹp, bền lòng ăn chay giữ giới, niệm Phật tụng kinh, lễ tán phát nguyện cầu sanh Tịnh độ. Sau khi được gặp đức Phật A-di-đà, mới có thể siêu độ cha mẹ, mới có thể báo đáp bốn ơn, mới có thể cứu vớt muôn loài, mới có thể được an vui mãi mãi. Người xuất gia như vậy mới xứng đáng là đệ tử Phật.

“Than ôi! Lại có một hạng người làm tăng, tu đạo, khi dạy người khác việc cầu sanh Tịnh độ luôn nói rằng: Các người hiện nay công hạnh không có, công phu chưa đủ, chỉ nên cầu cho đời sau được sanh làm nam giới, rồi lại xuất gia, tu hành từng bước tiến tới mới có thể sanh về Tịnh độ. Đó là hạng người hèn kém thối chí, ngu si thái quá. Tự mình mê lầm còn có thể tha thứ, lại còn muốn dối gạt người khác!

“Xin hỏi các vị, nay được làm thân nam tử xuất gia, không cầu sanh Tịnh độ thì đợi đến bao giờ?

“Người xưa dạy rằng: ‘Kiếp này chẳng được vãng sanh, thì trăm kiếp sau cũng sẽ lặp lại sai lầm ấy. Thân này không cầu giải thoát trong kiếp này, lại chờ đến kiếp nào mới được giải thoát?’ Lời nói đúng lắm thay!

“Này các vị, nếu luận về việc tu tập công hạnh, công phu để mong thành Phật, ắt phải chờ mãi đến Phật Di-lặc đản sanh, ngàn đức Phật ra đời. Còn nói về pháp môn Chín phẩm cầu sanh Tịnh độ thì chỉ cần một niệm khởi lòng tin, trong thời gian khảy móng tay đã có thể sanh về cõi Phật! Vì sao vậy? Đó là nhờ nương vào sức Phật.

“Sách Liên tông bảo giám nói rằng: ‘Tu tập những pháp môn khác, ví như con kiến bò lên núi cao, còn tu pháp môn vãng sanh Tịnh độ, ví như thuyền buồm thuận gió xuôi dòng. Phật A-di-đà tiếp dẫn, thẳng tới quả Bồ-đề; các vị thánh dìu dắt, vượt thoát ngay Ba cõi. Bậc Thượng phẩm liền đạt quả Phật; bậc Hạ sanh vẫn còn hơn cung điện các cõi trời. Khuyên tất cả các vị đừng nghi ngờ nữa, hãy cùng nhau tu tập không lùi bước.

“Trong Quyết nghi luận có dạy rằng: ‘Thân người thật khó được, Tịnh độ dễ sanh về.’ Vì sao vậy? Nếu không giữ trọn Năm giới thì không thể sanh trong hai cõi trời, người. Năm giới giữ trong sạch thì mới được làm người. Huống chi, Năm giới đã khó giữ theo, lại không có nguyện lực hỗ trợ. Vì vậy nên nói rằng: Thân người thật khó được. Còn người tu Tịnh độ thì không nhất thiết việc giữ giới có được trọn vẹn hay không, chỉ thường nhớ niệm danh hiệu Phật A-di-đà, dù có tội nghiệp cũng có thể sám hối. Đến khi lâm chung thì đức Phật A-di-đà, các vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí và đại chúng thanh tịnh nhiều như biển lớn cùng hiện đến, tất cả các vị ấy đều có nguyện lực tiếp dẫn, đón nhận mình. Vì vậy cho nên nói rằng: Tịnh độ dễ sanh về.

“Kinh Thập lục quán dạy rằng: ‘Chí tâm niệm một tiếng A-di-đà Phật thì dứt được các tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Đó là nói từ những bậc đạt được nhất tâm bất loạn, cho đến kẻ chỉ trọn đủ mười niệm. Cho dù đã phạm vào Năm tội nghịch, Mười điều ác, nhưng khi lâm chung niệm Phật A-di-đà mười tiếng cũng được vãng sanh Tịnh độ, huống chi người xuất gia ăn chay, giữ giới, niệm Phật lại chẳng được vãng sanh hay sao?

“Than ôi! Đối với pháp môn mau chóng thẳng tắt này, chỉ sợ người không chịu tin nhận mà thôi. Nhưng nếu không tin nhận và kính cẩn làm theo thì việc xuất gia liệu có ích gì?”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Quy nguyên trực chỉ


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Cẩm nang phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.239.63 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...