Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 18. Luận về nguyên nhân, sự, lý của việc niệm Phật »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 18. Luận về nguyên nhân, sự, lý của việc niệm Phật

Donate

(Lượt xem: 6.311)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 18. Luận về nguyên nhân, sự, lý của việc niệm Phật

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có người hỏi: Thầy thường khuyên người niệm Phật A-di-đà, vậy đức Phật ấy có nguyên nhân quá khứ như thế nào tôi chưa được biết?

Tông Bổn đáp rằng: “Nguyên nhân quá khứ của đức Phật A-di-đà được ghi chép rất nhiều trong kinh điển. Này xin lược dẫn đôi điều để trả lời cho câu hỏi này.

Trong kinh Cổ Âm Vương có chép rằng: Trong kiếp quá khứ lâu xa, có nước tên Diệu Hỷ. Vua nước ấy tên Kiều-thi-ca, ông nội là quốc vương Thanh Thái, cha là Chuyển luân vương Nguyệt Thượng, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh được ba người con trai: con trưởng là Nguyệt Minh, con thứ là Kiều-thi-ca, con thứ ba là Đế Chúng.

Khi ấy, có Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều-thi-ca bỏ ngôi vua, xuất gia theo Phật, hiệu là tỳ-kheo Pháp Tạng. Ngài cung kính đối trước đức Như Lai phát bốn mươi tám lời nguyện lớn, rộng độ tất cả chúng sanh trong khắp mười phương. Nếu một trong các lời nguyện ấy không thành tựu trọn vẹn, ngài quyết sẽ không thành Phật.

Khi ấy, chư thiên rảy hoa trời, mặt đất chấn động, giữa hư không có tiếng ngợi khen, nên biết chắc ngài sẽ thành Phật.

Lại trong kinh Bi Hoa có chép rằng: Trong kiếp quá khứ có vị Chuyển luân vương tên là Vô Tránh Niệm, có quan đại thần tên Bảo Hải, là bậc thiện tri thức của vua. Cả hai đều đến cúng dường đức Phật Bảo Tạng, phát tâm Bồ-đề. Chuyển luân vương phát nguyện rằng: Khi tôi thành Phật, sẽ ở tại cõi thế giới thanh tịnh và an vui mà nhiếp thọ tất cả chúng sanh. Quan đại thần phát nguyện rằng: Khi tôi thành Phật, sẽ ở tại cõi thế giới xấu ác có năm sự uế trược khổ não mà độ thoát tất cả chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm chính là đức Phật A-di-đà, còn quan đại thần Bảo Hải chính là đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Từ thuở ấy đã có sự hòa hợp giữa vua tôi, gọi là hai pháp môn điều phục và tiếp dẫn. Bởi vậy, đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở tại cõi Ta-bà mà điều phục chúng sanh, còn đức Phật A-di-đà ở tại cõi Tịnh độ mà tiếp dẫn chúng sanh.

Kinh Pháp hoa có ghi lại chuyện này: Vào thời quá khứ cách đây số kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ, khi đức Phật Đại Thông Trí Thắng ra đời, đức A-di-đà và đức Thích-ca từng ở trong số 16 vị vương tử thường giảng rộng kinh Pháp hoa, phát nguyện cứu độ chúng sanh. Từ đó trải qua vô lượng kiếp, hai ngài chẳng hề làm trái lời nguyện cũ.

Này các vị! Nên biết rằng ơn sâu của hai vị Di-đà, Thích-ca, dầu cho tan xương nát thịt cũng chưa đủ báo đáp.

Lại hỏi: Trong mười phương có rất nhiều đức Phật, vì sao người đời chỉ niệm riêng đức Phật A-di-đà?

Đáp: Đức Phật A-di-đà, xét về lý cũng đồng với chư Phật nhưng về sự thì có khác. Vì thế nên chỉ niệm riêng danh hiệu ngài.

Xét về lý, niệm một đức Phật cũng là niệm nhiều đức Phật, niệm nhiều đức Phật cũng là niệm một đức Phật. Vì sao vậy? Vì chư Phật đồng một bản thể. Kinh Hoa nghiêm dạy rằng: “Hết thảy chư Phật đồng một pháp thân chân như bình đẳng không phân biệt.” Chẳng phải là nói nghĩa này đó sao?

Nay tôi xin đưa ra một thí dụ để dứt lòng nghi cho ông. Như trong một căn nhà có treo trăm ngàn tấm gương. Giữa nhà đặt một ngọn đèn chiếu sáng, tức thì trong tất cả các tấm gương đều có ánh sáng của ngọn đèn. Cũng vậy, nếu người niệm một danh hiệu Phật A-di-đà tức là niệm đủ tất cả chư Phật.

Kinh Bát Châu Tam-muội dạy rằng: “Bồ Tát Bạt-đà-hòa hỏi đức Phật Thích-ca Mâu-ni: Chúng sanh đời vị lai làm sao được thấy chư Phật mười phương? Phật dạy nên niệm Phật A-di-đà thì sẽ được thấy chư Phật mười phương.”

Vì chư Phật đồng thể, cho nên nói là đồng danh đồng hiệu. Chẳng những chư Phật đồng danh đồng hiệu mà thôi, phải biết rằng trong hàng Tứ thánh, Lục phàm cũng đồng lý ấy. Vì sao vậy? Chư Phật ngộ tánh ấy nên là thánh, chúng sanh mê tánh ấy nên là phàm. Cho nên hết thảy đều đồng lý ấy.

Xét về sự, đức Phật A-di-đà khởi lòng từ bi rộng lớn, hạnh nguyện sâu dày, cho nên riêng niệm danh hiệu của ngài. Kinh Đại A-di-đà ghi lời nguyện của ngài rằng: “Sau khi ta thành Phật, cõi đất nơi thế giới của ta trang nghiêm thù thắng hơn hết so với các cõi nước trong mười phương. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật.”

Lại nguyện rằng: “Sau khi ta thành Phật, sự thuyết giảng kinh điển và tu hành đạo pháp đều nhiều hơn gấp mười lần so với chư Phật. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật.”

Lại nguyện rằng: “Sau khi ta thành Phật, chúng sanh nào xưng niệm danh hiệu ta, chắc chắn sẽ sanh về nước ta. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật.”

Vì sự phát nguyện lớn lao, nhân duyên mạnh mẽ, nên cảm động người đời, khiến ai nấy đều xưng niệm danh hiệu ngài.

Lại không nghe bài kệ xưng tán Phật của Bồ Tát Đại Từ đó sao? Kệ rằng:

Ba đời, mười phương Phật,
A-di-đà bậc nhất.

Chẳng phải đúng như vậy sao? Chẳng những hàng Bồ Tát xưng tán, mà chư Phật mười phương cũng đều xưng tán, huống chi bọn chúng ta chỉ là hạng phàm phu hèn kém? Bởi đó suy ra, việc chuyên niệm danh hiệu Phật A-di-đà còn có gì phải nghi ngờ nữa?

Lại hỏi: Nói rằng những người niệm Phật khi lâm chung được Phật đến tiếp dẫn. Nhưng trong mười phương thế giới có vô số người niệm Phật, làm sao biết được tất cả mà đúng lúc hiện đến tiếp dẫn?

Đáp: Ví như mặt trời, mặt trăng trong một tiểu thế giới, ánh sáng còn chiếu soi được khắp muôn loài, huống chi là hào quang của đức Phật? Kinh A-di-đà chép rằng: “Vì sao đức Phật ấy có hiệu là A-di-đà? Này Xá-lỵ-phất! Đức Phật ấy hào quang sáng suốt vô lượng, chiếu khắp các cõi mười phương, không gì ngăn che được, vậy nên có hiệu là A-di-đà.”

Nên biết rằng hào quang của Phật tỏa rộng không chi so sánh được. Những vị A-la-hán hàng Tiểu thừa còn có được Tam minh, Lục thông, có thể tùy ý hóa hiện, huống chi là thần thông diệu dụng của Phật. Vì sao vậy? Thân thường lễ Phật thì được Phật nhìn thấy, vì Phật có thiên nhãn thông. Miệng thường niệm Phật thì được Phật nghe biết, vì Phật có thiên nhĩ thông. Lòng thường nhớ nghĩ đến Phật thì được Phật thấu biết, vì Phật có tha tâm thông.

Này các vị! Chỉ cốt tự mình bền chí, kính cẩn tu trì, không nên nghi ngờ Phật không đủ sức tiếp dẫn.

Lại hỏi: Phật có hào quang vô lượng, vì sao tôi không nhìn thấy?

Đáp: Mặt trời sáng rực nhưng kẻ mù không nhìn thấy. Đó chẳng phải do mặt trời thiếu sáng, mà do kẻ ấy bị mù. Chúng sanh bị nghiệp ác sâu dày che lấp nên không thấy được hào quang của Phật. Như sự tối tăm bên trong cái chậu úp là do bị ngăn che, không phải do ánh sáng mặt trời không muốn chiếu đến.

Nếu người giữ gìn trai giới tinh nghiêm, hết lòng niệm Phật thì lúc lâm chung được nhìn thấy Phật A-di-đà, liền được vãng sanh Tịnh độ.

Lại hỏi: Đức Phật đã có công đức như vậy, cần gì phải cất tiếng niệm liên tục? Ví như có ai gọi tên tôi, bất quá cũng chỉ gọi một, hai hay ba tiếng mà thôi. Nếu gọi mãi không ngừng ắt phải làm cho tôi sanh bậc tức, chẳng phải vậy sao?

Đáp: Lập luận của ông như thế là sai lầm, khiến cho người khác phải lẫn lộn, mê hoặc. Danh hiệu của chư Phật là bậc Đại thánh, làm sao có thể so sánh như hạng phàm tục ngu si đắm chấp trong thường kiến? Trước đây đã có nói rõ lời nguyện của Phật rằng: “Xưng niệm danh hiệu của ta, chắc chắn được sanh về cõi nước của ta.”

Trong Quán kinh dạy rằng: “Niệm một câu Nam-mô A-di-đà Phật có thể diệt được tất cả tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử.” Huống chi là niệm liên tục không dứt!

Kinh A-di-đà dạy rằng: “Nhờ xưng danh hiệu Phật nên các tội đều diệt mất.” Sách Thế chí viên thông dạy rằng: “Nhớ tưởng đến Phật, niệm Phật, chắc chắn được thấy Phật. Trên là bậc nhất tâm bất loạn, chuyên trì danh hiệu; dưới cũng đạt đến thập niệm thành công, vãng sanh Tịnh độ.”

Lẽ nào có thể để cho những kẻ nhiều chuyện nói ra lời sai trái? Nay vì sao mà tôi khuyên người thường niệm danh hiệu Phật? Trước hết là để gột sạch nghiệp ác nơi miệng, rồi sau mới có thể làm cho trong sạch thân tâm.

Than ôi! Kẻ phàm phu khi niệm Phật mà còn có những ý tưởng xấu khởi lên, huống chi là không niệm Phật? Nay tôi quán xét thấy rằng, chẳng những là niệm tưởng đến đức Phật bên ngoài, mà cũng chính là tự thức tỉnh bản tâm, đừng mê muội không thấy được bản tánh. Ngay khi không còn mê muội bản tánh thì ba nghiệp tự nhiên thanh tịnh. Khi ấy, Phật A-di-đà với ta đồng một thể, không khác gì nhau; ta với Phật A-di-đà xưa nay vốn chẳng phải hai, chưa từng phân biệt. Đó chính là sự cảm ứng tương thông trong đạo, như mẹ con gặp nhau; sự và lý đều rõ ràng, tánh và tướng đều gồm đủ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.242.213 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...