Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 13. Con hiếu thờ cha mẹ không sát sanh »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 13. Con hiếu thờ cha mẹ không sát sanh

Donate

(Lượt xem: 5.404)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 13. Con hiếu thờ cha mẹ không sát sanh

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có người hỏi rằng: “Cha mẹ tuổi cao cần phải ăn thịt cá. Nếu chẳng làm việc sát sanh, lấy gì mà phụng dưỡng?”

Đáp rằng: “Đó là cách nghĩ của kẻ phàm tục, còn bậc Đại thánh thì không như thế. Thực hành đạo hiếu chẳng phải ở nơi việc sát sanh, mà cốt ở sự khuyến thiện. Nếu cha mẹ có lỗi, ắt phải can gián; nếu can gián ba lần mà chẳng nghe, ắt phải buồn khóc. Nếu chẳng làm được như vậy, cho dù hằng ngày phụng dưỡng thịt cá linh đình cũng gọi là bất hiếu.

“Kinh Hiếu tử dạy: Làm con nuôi dưỡng cha mẹ dùng trăm vị ngon ngọt để làm vừa miệng, dùng mọi thứ nhạc hay để làm vui tai, dâng y phục quý tốt để làm đẹp hình thể, một vai cõng mẹ, một vai cõng cha dạo chơi khắp bốn biển. Người đời thực hành đạo hiếu mà được như vậy thật là to tát, khó làm hơn nữa. Nhưng Phật dạy rằng đó cũng chưa phải là hiếu. Nếu cha mẹ ngang ngược tối tăm, chẳng kính thờ Tam bảo, ngỗ nghịch bạo tàn, tạo các nghiệp ác, thì kẻ làm con phải can gián, khiến cho phát lòng tin, qui y Chánh đạo, thường thực hành sáu pháp ba-la-mật, phát tâm từ bi hỷ xả, đối với bậc thiện tri thức thường cung kính, nghe theo giáo pháp, niệm Phật tu hành, nguyện thoát khỏi luân hồi khổ não, sanh về Cực Lạc. Nếu y theo như vậy mà thực hành đạo hiếu mới có thể gọi là báo ân. Nếu chẳng làm được như vậy chỉ là đứa con tầm thường mà thôi.

“Trong văn Khuyến hiếu của thiền sư Trương Lô Trạch có một trăm hai mươi bài, một trăm bài trước nói về nết hiếu bằng phụng dưỡng miếng ăn ngon ngọt, tức là nết hiếu của thế gian; hai mươi bài sau dạy kẻ làm con nên khuyên cha mẹ tu Tịnh độ, tức là nết hiếu xuất thế gian. Nết hiếu của thế gian chỉ một đời mà thôi. Nết hiếu xuất thế gian chẳng bao giờ hết. Có thể khiến cha mẹ được vãng sanh Tịnh độ thì không còn nết hiếu nào hơn được. Khi cha mẹ còn sống, nếu làm con chẳng khuyến khích việc tu hành, đến khi cha mẹ qua đời, dù có khóc than thảm thiết, lễ cúng trọng hậu, phỏng có ích gì?

“Trong Quán kinh, trước sau đều nói rằng việc hiếu dưỡng cha mẹ là nghiệp lành thanh tịnh, cũng là một ý như vậy.

“Lại nữa, nếu cha mẹ biết phát khởi lòng tin niệm Phật, đó chính là gieo trồng hạt giống xuống ao sen nơi cõi Cực Lạc. Hết lòng niệm Phật, ắt sẽ đến lúc hoa sen mọc lên khỏi mặt nước. Khi công phu niệm Phật được thành tựu, chính là lúc hoa sen nở ra, liền được gặp Phật!

“Người con hiếu, xét thấy lúc cha hoặc mẹ sắp vãng sanh, bèn ghi chép tất cả những việc thiện cha, mẹ đã làm được trong lúc bình sanh, rồi thường đối trước cha hoặc mẹ mà đọc lên, khiến cho được sanh tâm hoan hỷ. Lại thỉnh cha hoặc mẹ khi ngồi hoặc nằm đều quay mặt về phương Tây, lúc nào cũng nghĩ đến cõi Tịnh độ. Lại bài trí tượng Phật A-di-đà, thắp hương, đánh chuông, nhờ người trợ niệm không dứt tiếng. Cho đến khi cha hoặc mẹ tắt hơi, càng tập trung tâm ý, đừng khóc kể bi ai mà thất lạc chánh niệm. Như cha mẹ được vãng sanh Tịnh độ, há chẳng đáng vui mừng sao? Suốt một đời hiếu dưỡng, cốt ở lúc ấy mà thôi!

“Khuyên tất cả những người con hiếu đừng quên việc ấy. Còn như cần làm trọn lễ theo thế gian, hãy chờ cho hơi tắt giờ lâu, mới nên khóc kể bi ai. Ngay trong lúc cha mẹ vừa tắt hơi, rất nên tránh việc ấy.

“Từ xưa nay, những kẻ niệm Phật vãng sanh về Tây phương đâu phải chỉ có ít người? Dưới đây nhắc sơ một vài tích cũ để làm gương cho người niệm Phật:

“Quốc vương Ô Trường nhìn thấy chư vị Thánh chúng đến rước mình; hoàng hậu Tùy Văn theo mùi hương lạ mà về cõi Tây phương; bà Diệu Hạnh thỉnh Phật đợi mình; thế tử triều Tống hầu mẹ cùng về Cực Lạc. Những trường hợp ấy đều có thể gọi là tức thời được thẳng tới cảnh giới đức Như Lai.”

Người kia lại hỏi: “Theo đó hành trì thật là đại hiếu. Nhưng nếu chẳng dùng cá thịt, biết lấy gì phụng dưỡng cha mẹ?”

Đáp: “Chỗ mê lầm của ông thật rất đáng thương thay! Trong đời có biết bao món đồ chay tinh sạch, thơm ngon, cần chi đến những món thịt cá tanh hôi, nhơ nhớp?”

Người kia thưa: “Lời sư dạy thật đã rõ lắm.”

Đáp: “Vậy ông nên hết lòng làm theo.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học Phật Đúng Pháp


Hai Gốc Cây


Hạnh phúc khắp quanh ta


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.20.3 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...