Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 7. Chuyện châu Âu: Nước Đức - Phần 3 »»

Đường Không Biên Giới
»» 7. Chuyện châu Âu: Nước Đức - Phần 3

Donate

(Lượt xem: 2.908)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 7. Chuyện châu Âu: Nước Đức - Phần 3

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

München có chùa Tây Tạng đã thành lập hơn 20 năm rồi. Chùa này không có vị sư nào trù trì cả, chỉ có mấy người Mông Cổ ở đây để lo nhang khói, phụng thờ. Và trong tháng 10 năm 82 khi Đức Đạt Lai Đạt Ma ghé thăm nước Đức, Ngài đã dừng chân tại chùa này để thăm viếng Phật tử trong vùng. Có một điều hơi lạ, ít ai để ý đến danh từ “München” được biến thể từ danh từ “Mönch” có nghĩa là tu sĩ (có thể là Phật giáo, Tin Lành hay Thiên Chúa Giáo), nhưng danh từ “Mönch” thường được dùng để chỉ cho những vị tu sĩ Phật giáo nhiều hơn. Cảnh trí ở đây rất đẹp, nhưng nhân tình ở đây cũng hơi khác biệt, chẳng khác nào người Nhật với hoa Anh Đào. Hoa Anh Đào rất đẹp, rất quý nhưng không tỏa một chút hương thơm, người Nhật cũng rất là sang trọng, lễ phép, lịch sự, nhưng chỉ bề ngoài thôi chứ trong thâm tâm họ lại khác.

Rời München bạn có thể lên Stuttgart để xem thành phố chìm ngập trong một thung lũng thật hữu tình.

Tại đây có một trung tâm kiểu mẫu của người Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1981, lấy tên là Trung Tâm Độc Lập. Trung Tâm phục vụ người tỵ nạn Cộng sản Đông Dương sớm hội nhập vào đời sống mới tại Tây Đức. Hướng dẫn mọi điều mọi việc cho đồng bào khi mới đến Tây Đức. Đây là một Trung Tâm được hỗ trợ bởi chính quyền cũng như những cơ quan từ thiện xã hội Tây Đức. Trong thời gian gần 2 năm qua, Trung Tâm đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Trung Tâm còn mãi với thời gian, với đồng bào để đóng góp phần mình trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa của người Việt Nam tại Tây Đức nói riêng và hải ngoại nói chung.

Bonn là thủ đô của Tây Đức, nhưng tại vùng này có rất ít người Việt Nam cư ngụ. Vùng nhiều nhất phải nói là vùng thuộc tiểu bang Nordrhein Westfallen như Bochum, Dortmund, Köln, Aachen v.v... quy tụ ít nhất là 5.000 - 6.000 ngàn người Việt tỵ nạn. Nhưng tại đây cũng chưa có một ngôi chùa hay Niệm Phật Đường của người Việt Nam, kể cả những người Đức cũng không có nữa. Quả là một điều thiếu sót, nhưng trong tương lai gần, vùng này sẽ được những vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo chiếu cố nhiều hơn.

Nước Đức là thế đó, người Đức là vậy đó, chúng tôi đã kể cho các bạn và quý vị nghe qua nhiều rồi. Hy vọng trong tương lai có cơ hội chúng tôi sẽ trở lại một lần nữa để giới thiệu cho những vị ở xa nhiều cái hay, cái đẹp, những điều mới lạ ở xứ này.

Ngoài ra ở Đức phải nói có nhiều Hội Đoàn Việt Nam nhất trên thế giới. Mỗi một địa phương là một Hội Đoàn, có khi địa phương lớn có 5 hay 6 Hội Đoàn. Vào thời điểm sau 1975, tại Tây Đức có ít nhất là 50 đến 70 Hội Đoàn xuất hiện và khoảng 30 - 40 tờ báo cũng có mặt khắp nơi, nhưng trải qua bao cơn phong ba bão táp với thời gian, với sự nắng mưa dãi dầu của năm tháng, ngày nay trên nước Đức chỉ còn có 3 tờ ra với tính cách định kỳ và ba, bốn tờ ra không định kỳ. Đó là tờ Độc Lập, ra rất đúng kỳ hạn, hằng tháng, tờ Viên Giác ra mỗi 2 tháng một lần. Tờ Sự Thật của Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, tờ Khởi Hành v.v... hoặc một vài tờ báo khác, có tính cách chính trị, thời sự như Nhân Quyền v.v... vẫn còn tiếp tục, nhưng không có tính cách đều đặn. Lý do chính vẫn là tài chánh và nhân sự. Thật ra trình độ, khả năng của người Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên thế giới vốn có thừa. Mong rằng với năm tháng ở hải ngoại, nhất là ở tại Đức, đồng bào Việt Nam chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn về khía cạnh này.

Người Việt Nam của chúng ta được cái phước là “tái sanh” vào nước Đức. Chuyện gì cũng đã có chính quyền và các bộ liên hệ lo, chúng ta chỉ có bổn phận thực thi những điều kiện đó và làm tròn bổn phận của mình thôi. Nhưng nếu không làm được những điều đó, dù có lên được thế giới Cực Lạc chắc Đức Phật A Di Đà cũng cho về lại thế giới Ta Bà một thời gian nữa để tu nghiệp! Chừng nào công đã thành, quả đã mãn mới được diện kiến Đức Di Đà lại lần thứ hai vậy.

Ở Á châu tôi chọn Nhật Bản để học hành, làm việc. Vì sao vậy? Vì người Nhật Bản cần cù, chăm chỉ, biết kính trên nhường dưới, còn người Việt Nam mình ít biết kính nhường nhau, không nên học ở người Việt Nam điểm này. Nếu ở Âu Châu tôi sẽ chọn Đức để học về Giáo Dục và Luật Pháp. Vì người dân ở đây đa số ý thức được trách nhiệm của mình, làm việc chăm chỉ, tánh tình hiền hòa, chỉ hơi lạnh nhạt và tò mò chút thôi! Ngoài ra những lãnh vực khác khá tốt đẹp so với người Việt Nam.

Người Việt Nam chúng ta cá nhân thì có rất nhiều người giỏi, nhưng đoàn thể của mình ở tại ngoại quốc chắc chắn là thua những đoàn thể khác như Do Thái, Đại Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản một cách hiển nhiên, ngoại trừ những đoàn thể tôn giáo, như Phật giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài v.v...

Bởi thế người ta thường hay nói rằng: “Nếu người làm tôn giáo không biết đến chính trị cũng không sao, nhưng làm chính trị mà không có tôn giáo trong mình, quả như con sư tử có lòng mà không có dạ vậy!”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Chuyện Phật đời xưa


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.45.187 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...