Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 25. Tạm kết »»

Đường Không Biên Giới
»» 25. Tạm kết

Donate

(Lượt xem: 2.887)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 25. Tạm kết

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tôi bắt đầu viết loạt bài này từ năm 1980 cho đến nay là 1987. Tổng cộng là 8 năm dài. Mỗi năm trên 6 số báo Viên Giác và mỗi lần cách nhau 2 tháng. Lẽ ra mục Đường Không Biên Giới vẫn còn tiếp tục nữa, vì đã gọi là “không biên giới” thì làm sao có giới hạn được. Nhưng để thay đổi không khí cũng như để cho tác phẩm ra mắt độc giả, sau 8 năm tôi đã cưu mang nó trong lòng, trên bàn giấy, trong ký ức v.v... nên bắt buộc tôi phải dừng lại nơi đây, có thể gọi là biên giới tạm vậy. Khi nào có cơ duyên tôi sẽ trở lại với quý vị ở một mục khác hay cũng với tựa đề này cũng không sao.

Trải 8 năm trời gió sương mưa nắng, những đoạn đường thi hành Phật sự của tôi đã được độc giả lưu tâm, thăm hỏi, đốc thúc, an ủi, cổ võ. Bao nhiêu cảm tình đó của quý độc giả xa gần, Phật tử cũng như không Phật tử, đã làm cho tôi phấn khởi rất nhiều.

Sau 10 năm ở Đức, tôi đã cho ra đời 8 tác phẩm và tác phẩm này là tác phẩm thứ 9 vậy. Như vậy cứ mỗi năm trung bình có một tác phẩm được ra đời. Người đời có gia đình, con cái, ấy gọi là niềm vui. Nhưng tôi thì có cái vui của người cầm bút. Mặc dầu tôi không phải là một nhà văn, nhưng cố gắng ghi lại những gì đã xảy ra trong đời mình, lúc đang làm việc đạo, để một ngày mai, nếu ai đó có muốn tìm lại những bước chân đi trước, có thể có một vài dữ kiện để từ đó đi thêm nữa. Lầu đài cung điện nguy nga, chùa chiền đồ sộ, quyền thế cao sang v.v... những thứ ấy cũng không tồn tại mãi mãi với lịch sử. Dầu có tồn tại năm ba trăm năm đi chăng nữa, chúng cũng chỉ là những vật chất không biết nói. Nhưng nếu một quyển sách, dầu hay dầu dở mà còn tồn tại được như thế hoặc lâu hơn, thì nó là chứng nhân của lịch sử. Do đó, tôi cần phải viết.

Ngày xưa cách đây 11, 12 thế kỷ khi ngài Pháp Hiển và ngài Huyền Trang sang Ấn Độ thỉnh kinh, học đạo, nếu các Ngài không ghi lại những ký sự lúc bấy giờ thì ngày nay có lẽ nhân loại sẽ không có thêm được những dữ kiện chính xác khi tìm lại lịch sử thời ấy.

Nghĩ rằng Phật giáo ngày xưa vẫn còn ở tại Á Châu, vì phương tiện giao thông và truyền đạt tư tưởng bị hạn chế. Ngày nay nhờ thế giới văn minh, loài người tiến bộ, tư tưởng được khai phóng, cho nên thiết tưởng rằng Phật giáo có mặt tại các nước Âu Châu này, phải có một cái gì đó có tính cách đặc thù của nó, cần phải ghi lại, mà Phật giáo Việt Nam là một trong những tôn giáo được mang sang Âu Châu vào cuối thế kỷ 20 này.

Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời, với đạo Phật đã tồn tại hơn 18 thế kỷ. Nhưng Việt Nam lại bất hạnh bởi chiến tranh, chết chóc và thù hận lan tràn trên quê hương yêu dấu đó. Nếu không có chiến tranh, chém giết thì chúng ta đã không có mặt nơi đây và đương nhiên ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam tại quốc độ này cũng chưa có gì đặc biệt lắm.

Ngày xưa, người Âu Châu nhìn những xứ Á Đông chúng ta, xứ nào cũng giống xứ đó, không phân biệt được ai là ai cả. Nhưng ngày nay người Âu Châu đã hiểu chúng ta rất nhiều. Và để ngày càng hiểu được nhiều hơn thế nữa, chúng ta cần phải trao đổi văn hóa và tôn giáo với nhau nhiều hơn trước, để tạo nên niềm cảm thông sâu sắc hơn.

Quê hương tôi từ Đồng Văn đến Mũi Cà Mau dài chừng 2.500 cây số. Có sông, có biển, có núi, có đồi. Có Hà Nội 36 phố phường, có Huế như chốn thâm cung bí sử, có Sài Gòn lộng lẫy nguy nga, nhưng tôi lại chưa có duyên đi hết đó đây để thăm những lăng tẩm xưa, những ngôi chùa cũ, những đền đài cung điện v.v... Trong khi đó ở xứ người, tôi lại có cơ hội đi được nhiều hơn trong các nước Á Châu, Mỹ Châu hoặc Âu Châu. Sau hơn 5 năm ở Nhật tôi đã đi hầu như khắp nước Nhật và sau hơn 10 năm ở Đức hầu như tôi đã đi hết xứ Đức rồi. Đây là một số địa phương tôi đã đi qua, xin kể lược thuật từ Bắc chí Nam.

Địa phương đầu tiên của ải địa đầu nước Đức là Flensburg, Kiel, Neumunster, Pion, Lubeck, Stade, Norddeich, Emden, Cloppenburg, Pappenburg, Hamburg, Salzburg, Bentheim, Osnabriick, Bad Iburg, Georgmerienhutte, Hagen, Rheine. Rồi đến Berlin, Btelefel, Stadthagen, Uelzen, Luneburg, Celle, Friedland, Gottingen, Hildesheim, Langenhagen, Dortmund, Barntrup, Detmond, Munster, Recklinghausen, Monchengladbach, Bochum, Essen, Neuss, Dusseldorf, Aachen, Diiren, Jalich, Dorsten, Bonn, Köln, Koblenz, Kassel, Gieβen, Frankfurt, Wiesbaden, Saarbrucken, Mannheim, Karlsruhe, Pforzheim, Stuttgart, Munnerstadt, Rottershausen, Schweinfurt, Fulda, Sindelfingen, Tubingen, Reutlingen, St. Georgen, Furth, Erlangen, Nurnberg, Augsburg, Ulm, Munchen, Boden See v.v...

Chỉ sơ sơ như vậy cũng gần 70 địa phương tại nước Đức tôi đã đặt chân đến rồi. Đó là những nơi còn nhớ trong ký ức, còn những nơi đã quên chắc cũng gần bằng nửa số trên.

Ngày xưa tôi được tiếng là học mau nhớ và nhớ dai, nhưng ngày nay thì không có khả năng nhiều như trước nữa. Không phải trí óc bây giờ tệ hơn lúc trước, mà vì ngày trước còn nhỏ, việc ít, học mau vô. Bây giờ lớn rồi, công việc nhiều, giống như ly nước đã đầy làm sao có thể đổ thêm vào được nữa. Thỉnh thoảng tôi có giảo nghiệm lại để xem trí nhớ có khác xưa nhiều không thì thấy rằng có chậm đôi chút, nhưng không đến nổi nào.

Một tờ giấy trắng khi bị chấm một vết nhơ thì thấy liền, chứ một chiếc áo màu hoặc chiếc áo bẩn thì sẽ khó thấy được điều đó. Có nhiều người bảo để già hãy vào chùa tu, chứ trẻ tu làm gì cho uổng. Nhưng riêng tôi thì chống lại lối lập luận ấy. Đành rằng già tu cũng được, nhưng khi già rồi thì hay quên trước, quên sau, lưng còm, tai điếc làm sao kham nhận nổi trọng trách của một trưởng tử Như Lai. Vì thế, ngày xưa Đức Phật vẫn cho những người trên 60 tuổi xuất gia, nhưng không được thọ Cụ túc giới là điều hiển nhiên vậy.

Nếu cuộc sống thanh niên của chúng ta có một niềm tin mãnh liệt, đem tất cả tài năng và sức lực ấy để tu hành và phụng sự cho lý tưởng của mình thì hay biết bao! Thay vì dùng cuộc sống sung mãn ấy ở tuổi thanh niên để lo chơi bời trác táng, đến khi thân tàn ma dại, ê ẩm mọi bề mới tìm cách nương náu nơi cửa chùa để mong vơi đi niềm tục lụy, thì hóa ra đạo Phật chỉ là đạo yếm thế, xa vời, không hữu ích gì cho xã hội cả sao?

Nhiều người thấy những gia đình có con đi tu thì bảo rằng gia đình ấy có phước. Nhưng khi con mình xin đi tu thì họ bảo phải chờ năm ba năm nữa hãy đi. Đó chỉ là một kế hoãn binh, để rồi vĩnh viễn không cho con mình theo con đường đạo nữa. Đi tu là một niềm vinh hạnh. Ai cũng biết thế, nhưng khi vinh hạnh ấy thuộc về người khác kìa, chứ chính con mình thì không muốn. Ngày xưa ở Việt Nam có những người đi tu, rủi ro nửa chừng kham không nổi cuộc sống tu hành nên phải ra đời. Nhưng khi ra đời rồi, không phải để sinh sống với những người chung quanh. Vì họ bị chế giễu, gièm pha mọi mặt. Nhưng bây giờ ở hải ngoại thì tôi lại chủ trương khác. Dĩ nhiên mục đích vẫn phải tu đến nơi đến chốn thôi, nhưng chỉ thay đổi quan niệm vậy. Nếu bắt buộc tu cho đến suốt đời, mà có nhiều người không kham nổi thì sao? Họ nên ở trong chùa hay hoàn tục? Nếu họ ở lại trong chùa, chưa chắc gì trong lòng họ sung sướng, vì con đường tu họ không muốn tiếp tục nữa. Nếu ra đời hẳn thì họ sẽ bị chê bai, gièm pha mọi mặt. Theo tôi quan niệm thì ai tu được cứ khuyến khích cho họ tu đến nơi đến chốn. Nếu ai không thể tu được thì hãy cho họ hoàn tục mà không nên có sự bình phẩm. Sự tu được một thời gian là đã quý rồi. Quý hơn những người chẳng tu được một ngày nào cả. Vậy tại sao chúng ta không thông cảm và khuyến khích những người ấy, mặc dầu họ chỉ tu được một thời gian thôi. Trong khi người Miên, người Lào, người Thái v.v... quan niệm rằng, nếu người nào có tu một thời gian trong chùa là những người ấy có được phước đức lớn, sau đó mới ra lập gia đình. Còn quan niệm của người Việt Nam chúng ta thì khắt khe quá, nên riêng tôi muốn quý Phật tử Việt Nam nên chấp nhận việc này và thay đổi quan niệm cho phù hợp hơn.

Tôi không có ý duy tân Phật giáo Việt Nam. Vì Phật Giáo Việt Nam chẳng có gì để phải duy tân cả, ngoại trừ những quan niệm hẹp hòi cố chấp của người Phật tử chúng ta. Có thể mỗi người trong chúng ta đều có mỗi cách lý luận, mỗi quyền sống khác nhau. Nhưng mong rằng nếu là quyền sống và được tu của một người Phật tử muốn làm một tăng sĩ thì phải dễ dãi như thế.

Cũng vì quan niệm như vậy nên ngày nay tôi tuyển chọn đệ tử xuất gia có tính cách rộng rãi hơn, không bắt buộc và khắt khe như quan niệm xưa. Phong tục, tập quán, quan niệm v.v... có lẽ cũng chỉ hợp với từng thời điểm và từng quốc độ, không nhất thiết là khắp mọi nơi trên quả địa cầu này, ngoại trừ chân lý. Người da trắng cho mình là văn minh, tiến bộ, sạch sẽ v.v... nhưng khi vào trong đám da đen thì người da trắng vẫn bị lạc loài như thường. Hoặc ngược lại, người da vàng cũng thế. Họ chỉ có thể tự hào hoặc hãnh diện nơi quê hương đất nước của họ, nhưng khi ra khỏi lãnh vực quốc gia và tập quán rồi thì khó có thể thẩm định được rằng đó là đúng hay sai.

Phật tử Việt Nam chúng ta rất tốt, có những điều rất hay, nhưng cũng có lắm điều rất khác đời, nên chúng tôi lại có những đề nghị trên. Mong rằng lời thật ấy chẳng mất lòng những kẻ hữu tâm với đạo.

***

Năm 1975, rủi vì nạn Cộng sản nên chúng ta mới có mặt tại nơi đây. Nhưng cũng phải nói rằng, trong cái rủi ấy lại có cái may, là nhờ đó mà ngày hôm nay người Việt Nam chúng ta mới có mặt khắp nơi trên quả địa cầu này. Và chính nhờ vậy mà có nhiều người địa phương đã biết đến dân tộc Việt Nam cũng như Phật giáo Việt Nam.

Chúng ta mang cây Bồ Đề từ xứ nóng qua xứ lạnh để trồng không phải là điều dễ. Chờ cho bắt rễ xanh tươi rồi đâm chồi nảy lộc phải tốn công nhọc sức rất nhiều. Ngược lại, ngày xưa khi các giáo sĩ Âu Châu sang truyền đạo tại Á Châu đã gặp không biết bao nhiêu là khó khăn thử thách lúc ban đầu. Chúng ta có thể cảm thông được những sự khó khăn đó. Nhất là vào thời điểm những nước Á Châu chưa mở cửa rộng rãi để đón chào những tư tưởng tôn giáo của Âu Châu.

Ngày nay thì ngược lại, Phật giáo đã đi vào cửa ngỏ của Âu Châu bằng con đường từ bi, không bạo lực. Theo sau bước đường truyền giáo của Đạo Phật không có binh hùng tướng dũng, không có tiếng reo hò của quân sĩ bốn phương. Phật giáo chỉ âm thầm ngấm sâu vào trong từng thớ thịt của dân tộc, của người dân tại đó. Nên có nhiều nơi Đạo Phật được gọi là đạo của dân tộc cũng không ngoa chút nào.

Bây giờ cũng là thời điểm tốt nhất để những người Âu Châu hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam nói riêng và Đạo Phật nói chung. Thời điểm của khoa học đang tiến bộ, mà khoa học ngày càng phát triển thì càng làm triển khai giáo lý của Phật giáo rất nhiều. Vì những lời dạy của Đức Phật hoàn toàn phù hợp với tính cách khoa học, và giáo đoàn của Ngài không phải chỉ là những người có niềm tin mà còn có trí tuệ sáng suốt để đánh giá những việc gì đã, đang và sẽ xảy ra chung quanh vậy.

Trước khi tập hồi ký này tạm chấm dứt, tôi phải dâng lời cảm tạ Tam Bảo, đã cho tôi một phước lớn, đến xứ này để làm việc đạo suốt 10 năm qua, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió. Cành, cây lá Bồ Đề ngày càng tỏa rạng khắp nơi.

Xin cảm ơn chính phủ và nhân dân Đức đã mở rộng vòng tay nhân đạo đón nhận chúng tôi vào đây trên con đường tỵ nạn thập tử nhất sinh. Nhờ đó mà chúng tôi mới có cơ hội sống sót đến ngày nay để tuyên dương giáo pháp Phật-đà.

Chúng tôi xin cảm ơn tất cả những ai đã, đang và sẽ lưu tâm đến Phật giáo Việt Nam cũng như giúp đỡ chúng tôi hoàn thành trách nhiệm mang đạo vào đời.

Lời cuối, xin nguyện cầu quê hương Việt Nam sớm thanh bình, không còn sống trong cảnh đao binh khói lửa, hận thù, chém giết lẫn nhau, để mọi người có cơ hội sống, phát triển khả năng trí tuệ của mình.

Viết xong ngày 22 tháng 4 năm 1987 (để kỷ niệm ngày 10 năm trước đây tôi đến Đức)
***
Bản chỉnh sửa bổ sung cho lần tái bản thứ nhất hoàn tất ngày 5 tháng 4 năm 2020


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Tổng quan về Nghiệp


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.73.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...