Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 22. Thăm trại tỵ nạn ở Thái Lan »»

Đường Không Biên Giới
»» 22. Thăm trại tỵ nạn ở Thái Lan

Donate

(Lượt xem: 2.962)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 22. Thăm trại tỵ nạn ở Thái Lan

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một hoàng tử con vua, lúc mới sanh vẫn được gọi là hoàng tử. Một người tu đức hạnh dầu còn nhỏ tuổi vẫn được người đời kính nể và tôn trọng. Một người thế gian dầu giàu có, địa vị, sang trọng, tuổi tác bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể gọi là một hoàng tử hay một tăng sĩ được. Sở dĩ nhỏ nhưng được tôn xưng là hoàng tử vì phước báu nhiều đời nên mới được đầu thai làm con vua. Sở dĩ nhỏ nhưng được làm tăng sĩ vì nhân duyên nhiều kiếp đã gieo trồng hạt giống tốt nên kiếp này mới được như vậy. Một người thế gian không thể sánh với một hoàng tử hay một người xuất gia được. Vì bản chất của cả hai không giống nhau nên không thể nào so sánh. Chúng ta so sánh một điều gì phải cần có sự tương hợp mới so sánh được. Nên mới có câu rằng:

“Bèo đâu có lộn cùng sen,
Khả kê nào dám sánh chăng phượng hoàng.”

Tôi vẫn thường hay nghe những người thế gian so sánh người này với người nọ. Họ tự cho mình là lớn tuổi hơn người kia v.v... nhưng họ không hiểu được bản chất của cuộc đời là do duyên nghiệp của mình gây tạo từ kiếp trước. Y cứ vào hiện tại để phán đoán quá khứ thì có thể biết được nhân quả của mình kiếp trước và kiếp vị lai rồi, nhưng họ không hiểu được điều đó.

Trước khi tôi đi Thái Lan để thăm đồng bào tỵ nạn đã có lắm người tán đồng, nhưng cũng có một vài ý kiến không thuận. Có nhiều vị cho rằng chùa đang vận động xây cất, thiếu hụt, tại sao lại đi Á Châu làm gì? Mới nghe qua cũng có phần hữu lý với một số người vì suy nghĩ quá đơn giản, chỉ biết sống cho mình chứ không nghĩ cho tha nhân. Họ quên rằng ở trên đời này nếu muốn cho đủ, biết bao giờ mới đủ? Mình phải nhìn xuống hơn là ngó lên. Nếu cứ mơ ước cao xa hoài chỉ có chuốc khổ vào thân. Những người đã sống gian khổ trong các trại tỵ nạn rồi thì tán đồng vấn đề đi của chúng tôi và còn ủng hộ nhiều phương diện khác nữa.

Đến Thái Lan ngày 16 tháng 12 năm 1986, chúng tôi đã được Thượng Tọa Thích Giác Minh, nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam và cô tu nữ Metta Từ Ngọc đón từ phi trường về chùa Paknan.

Chùa rất to lớn, đồ sộ, uy nghi, có đến 400 tăng ni sinh đang tu học tại đấy. Theo Thượng Tọa Thích Giác Minh cho biết, đây mới chỉ là một chùa nhỏ thôi. Tôi nghe quá sững sờ. Một chùa nhỏ như vậy, có lẽ tìm khắp nước Việt Nam không có. Thượng Tọa cũng cho biết ở tại Thái Lan hiện còn 3 vị Thượng Tọa và 2 cô tu nữ Việt Nam, còn bao nhiêu đã đi các nước khác. Quý Thượng Tọa và quý cô tu nữ này, có vị đã đến Thái Lan từ năm 1961 cho đến trước 1975 và ở lại Thái Lan tu học cho đến ngày nay.

Những vị tăng sĩ Thái Lan nhìn tôi hơi chăm chú, ngay cả các Phật tử tại gia cũng thế. Tôi hỏi Thượng Tọa Thích Giác Minh tại sao như vậy? Thượng Toạ bảo rằng, có lẽ vì cách phục sức của tôi khác hơn những vị Tăng Thái Lan và lông mày không cạo. Tôi giựt mình. Hóa ra những người tu hoặc những cư sĩ Phật tử Thái Lan khi nhìn một người đối diện, phải nhìn hàng lông mày trước, chứ không phải nhìn chiếc đầu tròn. Vì ở Thái có nhiều người cạo đầu nhưng không cạo lông mày thì chưa hẳn đã là tu, cho hay phong tục mỗi xứ mỗi khác vậy. Nếu cạo lông mày thì thỉnh thoảng có những bất hảo tăng đội đầu giả vào để đi làm việc bất thiện sẽ bị phát giác ngay. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo. Vì từ vua quan đến dân chúng trong cuộc đời bắt buộc đều phải vào chùa tu một lần, sau đó mới ra lấy vợ được. Họ tin rằng những người có tu là người có đức hạnh. Nếu không vào chùa tu một tuần cho đến một tháng, 3 tháng hoặc 3 năm thì sẽ ở giá suốt đời, vì sẽ không có nhà nào gả con gái cho cả. Ở đây cũng có người tu suốt đời, nhưng rất ít, đa số chỉ tu một thời gian để gieo duyên với Phật Pháp rồi hoàn tục. Ở Thái, người tu hoàn tục là một việc tự nhiên chứ không có gì xấu hổ cả, khác xa với quan niệm của Phật giáo Việt Nam rất nhiều.

Bên nữ giới không có tỳ-kheo ni mà chỉ toàn là những vị bạch y, mặc đồ trắng, cạo đầu, cũng tu học nhưng không thọ giới Sa Di Ni, hoặc Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo Ni như bên Bắc Tông.

Đi đâu cũng thấy chùa thờ Phật, tăng sĩ. Trong xe hơi thì có thờ tượng Phật và hình vị Sư cả chùa làng hay hình Vua sãi. Quả thật đạo Phật ở đây là một đạo công, nên có thể gọi đạo Phật tại Thái Lan là công giáo cũng không sai chút nào.

Tôi tự nghĩ và hỏi Thượng Tọa Giác Minh: “Tại sao một quốc gia có một nền quốc giáo như thế mà những hành vi của hải tặc Thái Lan ai nghe qua cũng rùng mình?” Thượng Tọa trả lời:

“Ở đâu cũng có anh hùng
Ở đâu cũng có kẻ khùng người điên.”

Tôi cũng cười rồi chuyển sang chuyện khác.

Các vị tăng sĩ ở Thái Lan được nhận rất nhiều đặc ân, như đi xe buýt của nhà nước khỏi phải trả tiền, nhưng phải ngồi ghế sau cùng. Nếu những ghế ấy đã có người ngồi, khi những tăng sĩ bước lên, tất cả đều đứng dậy để nhường chỗ, giống như ở Âu Mỹ người ta nhường chỗ cho người lớn tuổi vậy. Đi đâu cũng khỏi tốn tiền mà được ưu đãi nữa. Đặc biệt các tu sĩ Thái Lan không chào nhau mà cũng không chào Phật tử nữa. Nếu Phật tử có chào, chắp tay xá vị Sư, vị Sư không xá lại. Chỉ có tăng sĩ tuổi hạ thấp mới chào vị tuổi hạ cao thôi, còn tuyệt đối người trên không chào lại kẻ dưới, ngược lại kẻ dưới phải có bổn phận chào người trên theo tuổi hạ và cương vị tu hành.

Những ngày còn lại, chúng tôi đã tìm cách đi thăm các chùa của nhà vua, chùa của Vua Sãi, chùa làm toàn bằng đá cẩm thạch v.v... Chùa nào cũng to gấp 50 hoặc 100 lần chùa Vĩnh Nghiêm. Có một người ngoại quốc nói với tôi rằng: “Chưa chắc La Mã đã bằng đây”, khi chụp hình một tượng Phật nhập diệt với tư thế nằm dài 60 thước tây và cao 17 thước. Ôi, vĩ đại biết dường nào! Việt Nam mình chẳng có gì sánh được. Tủi hổ biết dường bao!

Ngày xưa Thái Lan phải triều cống An Nam ta nên mới có vịt Xiêm, chuối Xiêm, dừa Xiêm v.v... còn bây giờ họ đã bỏ xa ta vượt bực cũng chỉ vì đầu óc của vua quan, dân chúng mình hẹp hòi, ích kỷ đấy thôi. Rồi nạn Cộng Sản đã làm cho dân Việt sống lùi lại hàng trăm năm trước.

Sau khi đi thăm các cảnh chùa, chúng tôi tìm cách vào thăm trại tỵ nạn. Đầu tiên phải đến Tòa Đại Sứ Đức ở Đường South Sathorn để xin giấy phép vào thăm trại. Trước khi đến đấy, chúng tôi đã nhờ anh Phúc, làm thông dịch viên tại trại tiếp cư ở Norddeich, giúp đỡ qua sự giới thiệu của ông Romann để được cấp giấy này và cuối cùng chúng tôi đã có giấy phép, nhưng phải qua Sở Tỵ nạn và Bộ Nội Vụ của Thái đồng ý mới được vào. Còn phải qua 2 giai đoạn nữa. Khi đến Sở Tỵ nạn của Thái, người có trách nhiệm buông một câu thẳng thừng rằng: “Vì người Việt Nam trong trại có quá nhiều vấn đề nên chúng tôi không thể kiểm soát hết được. Nếu quý vị muốn thăm trại người Lào hoặc người Cam Bốt thì được, chứ trại Việt Nam thì không.” Tôi nhìn trân trân người nhận giấy phép của Tòa Đại Sứ Đức cấp, chẳng nói thêm được lời nào sau khi đã nhờ cô Metta Từ Ngọc dùng mọi cách để thuyết phục.

Theo chỗ tôi biết, vì người Việt gặp bao cảnh chướng tai gai mắt trên đường tỵ nạn, con bị mất, vợ bị hãm hiếp v.v... nên họ quyết chí trả thù người Thái, và gây cho người Thái không ít khó khăn. Mặt khác, người Thái cũng sợ những cán bộ Cộng sản Việt Nam trà trộn vào hàng ngũ tỵ nạn để làm gián điệp nên với người Việt Nam mình họ kiểm soát thật nghiêm ngặt. Trước khi đi Hồng Kông, tôi có gặp một người Pháp lai tại nhà đạo hữu Kim Quang ở Bangkok, nói tiếng Việt rất rành, ông ta bảo: “Chuyện đi thăm đâu có gì khó, khi đã có giấy phép của Tòa Đại Sứ Đức cấp rồi, cứ bỏ kèm theo thư giới thiệu 500 hay 1.000 Bath thì có giấy đi ngay.” Tôi nhìn Thượng Tọa Thích Giác Minh và cô Từ Ngọc chỉ để mỉm cười rằng: “Đúng là chúng ta chỉ sáng đường tu, chứ còn đường đời thì mờ mịt.” Vả lại, giáo lý đâu có dạy cho chúng tôi điều đó, chỉ dạy điều ngay và tránh đường tà, nên mới thật thà như vậy. Nếu giả sử có được đi thăm đi nữa chúng tôi cũng không thể nào tiếp tay cho hối lộ và tội ác được.

Chúng tôi thăm trại này không được thì tìm cách thăm trại khác, không cần giấy phép nữa, cứ đi tự nhiên. Đến trại số 12 gần sở Immgration (di trú) tại Bangkok xin vào với lý do là đi tìm người thân. Người gác cổng nể chiếc y vàng của Thượng Tọa Thích Giác Minh nên đã cho vào, sẵn dịp bà con đang tập họp điểm danh để đi Mỹ, nên chẳng mấy phút mà đã có đông đủ đồng hương ngồi chờ nghe. Đây chỉ là một trại chuyển tiếp để đi đến các nước đệ tam quốc gia nên tương đối sạch sẽ và có trật tự. Chưa trình bày được lời nào ngoài việc thăm hỏi và cầu chúc bà con may mắn thì các nhân viên của trại về tới và không cho phép chúng tôi gặp gỡ nói chuyện với bà con nữa, cũng không cho chụp hình. Họ đòi lấy lại những hình chúng tôi đã chụp, nhưng chúng tôi cũng có lý do và trả lời rằng: “Vì không thấy nơi nào để bảng cấm chụp hình, cũng như đã có chụp một số hình riêng”, nên họ không có lý do để lấy lại. Mới có 5 đến 10 phút mà chúng tôi đã nói và thăm hỏi bà con cũng như chụp được 6, 7 tấm hình.

Khi về lại chùa chúng tôi nghĩ rằng, sở dĩ họ không cho chúng ta đi thăm trại tỵ nạn và không cho chụp hình, có lẽ ngoài lý do của chính họ đã nêu trên còn có lý do sâu kín là vì họ nhận tiền nhiều của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, nhưng không lo chu đáo cho đồng bào mình nên sợ đem những hình ảnh ấy ra ngoài, họ ngại báo chí khai thác. Rồi quý vị cứ an tâm sẽ thấy được một số hình ảnh ấy trong các số Viên Giác sắp tới.

Bây giờ thì chúng tôi chẳng còn cách nào khác hơn là gởi một số băng kinh, băng giảng cũng như một số tiền nhỏ vào trại Phanat Nikhom cho quý thầy, quý cô, và quý Phật tử. Mong rằng quý thầy, quý cô và quý Phật tử không phiền là chúng tôi không ngó ngàng gì đến quý vị. Chúng tôi có tâm thật nhiều, nhưng hoàn cảnh như thế chẳng biết làm gì hơn.

Có nhiều người trách Phật Giáo Thái Lan chẳng có ảnh hưởng một chút gì về vấn đề người tỵ nạn, mặc dầu ở đây là quốc giáo. Câu trả lời được nghe là: “Quý thầy ở đây chỉ có tu và là nơi để cho Phật tử gieo phước thôi, chứ không được làm gì khác.” Do đó mới có chuyện như vậy. Ở đây Đạo Phật có trong cuộc đời, nhưng chưa đi vào đời thật sự. Nếu một mai kia Thái Lan rủi bị một tai nạn gì đó, chắc rằng khó tồn tại như Việt Nam chúng ta.

Mặc dầu Việt Nam không có chùa to, Phật lớn, không có đền đài cung điện nguy nga như Thái Lan, nhưng chúng ta có một tâm hồn cho quê hương, đạo pháp và dân tộc. Mặc dầu thế lực của chúng ta bị phân tán ngày nay khắp năm châu bốn bể nhưng tinh thần nhập thế của Đạo Phật của ta vẫn còn, nên mới có mặt và tồn tại cho đến ngày nay. Chỉ tiếc một điều là quê hương ta quá tiêu điều dưới sự cai trị bạo tàn của người Cộng Sản, nên tôn giáo không được phát triển. Nghèo đói, chết chóc vẫn hiển hiện khắp nơi. Chúng ta có quê hương nhưng tiếc rằng không được đóng góp trực tiếp để xây dựng cho quê hương mình mà đang đem tài năng ấy để phục vụ những nước mà chúng ta đang cư trú.

Tôi dừng lại ở một khu phố nào đó của Bangkok, thấy giống Việt Nam vô cùng. Tuy Bangkok không nghèo đói trong hiện tại, nhưng mọi sự sống ở đây như tạm bợ, không có gì làm nền tảng cả. Sự sản xuất thấy ít mà sự tiêu thụ lại nhiều. Một quốc gia như thế chắc rằng không khỏi lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Chùa chiền sư sãi là nơi giàu có và nhiều thế lực, nhưng có lẽ khuynh hướng của Phật giáo nơi đây còn đóng khung cứng nhắc như mấy trăm năm trước. Do đó Phật giáo vẫn còn hững hờ với thế sự đổi thay. Mong rằng Phật giáo tại Thái Lan sẽ chuyển mình để thấy hướng đi của mình một cách tích cực hơn.

Trên đường đến phi trường để đi Hồng Kông thăm các trại tỵ nạn tại đó, tôi có trình bày với Thượng Tọa Thích Giác Minh về điểm này. Thượng Tọa cũng đã có quan điểm như chúng tôi, nhưng việc chuyển đổi không phải một sớm một chiều mà có thể được.

Tôi đến Thái Lan để vui, khi thấy rằng Phật giáo ở đây là quốc giáo thực sự. Tăng sĩ hằng hà (hơn 400.000 vị đang tại tu), chùa chiền đồ sộ, để thấy rằng Phật giáo của mình không hổ thẹn với các tôn giáo khác. Nhưng cũng không vui mấy khi không vào thăm hết được các trại tỵ nạn như chúng tôi đã dự định. Đến đây cũng để thấy rằng người Phật tử quá thuần thành và tôn trọng chư tăng tuyệt đối, không như Phật tử Việt Nam chúng ta. Người lái taxi, hay người đi bộ, bất cứ qua một ngôi chùa nào họ đều cúi đầu và xá một xá để đi qua. Quả thật phép Phật quá nhiệm mầu. Họ không bao giờ dám nói vị sư một tiếng gì cả, mặc dầu họ biết rằng vị sư đó sẽ hoàn tục sau khi mãn kỳ tu. Họ cung kính như thầy mình, mặc dầu người tu đó khi còn tại gia là con của họ. Tôi chưa thấy một người cư sĩ Thái Lan nào ngồi ngang hàng với một tăng sĩ. Đâu đó có trật tự uy nghi, không hỗn tạp, dễ duôi. Người Phật tử mình thuần thành cũng không ít, mà dở dở ương ương cũng quá nhiều. Tự xưng mình là Phật tử, nhưng đi làm hại chùa, hại Phật, hại pháp, hại Tăng mà nào đâu họ có để ý. Họ đâu có biết rằng xâm phạm đến 3 ngôi Tam Bảo là tội bị đọa A Tỳ Địa Ngục, đời đời ngu tối u mê, không ra khỏi chốn u đồ. Có lẽ quý vị ấy thiếu học Phật nên mới ra nông nỗi ấy. Hy vọng rằng những người Phật tử Việt Nam ấy phải được huấn luyện và học hỏi nhiều hơn nữa nơi đạo Phật, mới có thể tiến xa hơn được.

Nguyện cầu cho mọi người, mọi nhà được an lạc dưới ánh từ quang của Đức Phật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.213.76 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...