Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ »» 4.Một gương nghị lực »»

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ
»» 4.Một gương nghị lực

Donate

(Lượt xem: 5.278)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ - 4.Một gương nghị lực

Font chữ:

Sư Karma Dordji vốn xuất thân là con nhà hàn vi hạ tiện. Từ thuở bé, ông đã được cha mẹ gởi vào tu học trong một ngôi chùa. Song những bạn đồng tu thuộc giai cấp cao hơn thường hay khinh miệt ông. Khi lớn lên, những sự khinh miệt ấy cũng thay đổi tính cách, không chỉ lời nói của họ mới làm ông đau đớn, mà cử chỉ, hành vi cho đến cách lặng thinh của họ cũng đủ làm cho ông hiểu rằng họ vẫn khinh ông là thuộc giai cấp thấp hèn.

Karma Dordji là một nhà sư tự trọng và rất có nghị lực, cương quyết. Từ lúc còn trẻ, ông đã tự nguyện rằng sẽ lướt lên cao hơn bọn quý phái đã khinh chê mình.

Ở vào thân thế và hoàn cảnh của ông, chỉ có một phương tiện để đạt mục đích thôi: ông phải trở nên một nhà tu huyền bí, một bậc pháp sư có phép thần thông, có thuật chế ngự và sai khiến quỷ thần. Thấy phép linh của ông, bọn xấc xược mới khiếp sợ và kính nể, rồi ông sẽ hài lòng. Như vậy là ông báo thù đó.

Với những ý nghĩ ấy, ông đến ra mắt thượng tọa trong chùa và cầu xin vắng mặt một độ hai năm để vào sơn lâm ngồi tịnh.

Một nhà sư thỉnh cầu như vậy thì lúc nào cũng được như ý. Ông bèn lên núi, chọn một chỗ phải thế, gần suối nước và cất lên một cái cốc.( ) Liền đó, theo gương mấy vị tu khổ hạnh đắc phép nội công chuyển lửa trong mình, ông bỏ hết y phục và để tóc ra dài. Lâu lâu, một hai vị sư ở chùa mới đem thức ăn lên, thấy ông ngồi bất động, mình trần giữa mùa đông nhập trong cơn thiền định.

Người ta đã khởi sự nói chuyện với ông rồi. Song ông cho rằng chưa đạt chí nguyện của mình. Ông hiểu ra rằng ngồi thiền nơi chỗ thanh tịnh và tu mình trần như vậy chưa đủ làm cho người ta hoàn toàn kính phục. Vì vậy, ông xuống núi mà về chùa.

Lần này, ông cầu đức thượng tọa cho ông ra khỏi xứ mà tìm thầy dắt dẫn.( ) Ông cũng được toại lòng.

Ông tìm mãi, song chưa gặp được bậc pháp sư đáng cho ông tín nhiệm. Ông bèn định dùng đến phương pháp huyền vi. Ông vốn tin nơi chư quỷ thần hộ trợ Phật Pháp, lại sẵn biết thuật tạo ra vòng phép,( ) ông liền xuống một trũng núi, lấy đá sắp thành vòng tròn, làm phép tự hộ trợ và ngồi vào vòng. Ông bắt ấn niệm chú cầu chư quỷ thần Hộ pháp đưa ông đi tìm thầy. Ngồi đến đêm thứ bảy, bỗng có một tiếng nổ vang dội rất lớn. Dòng nước chảy dưới trũng vùng nổi lên. Một cái vòi nước bắt từ trên núi tuôn xuống rất mạnh. Vòi nước ấy tràn ngập nơi eo núi chỗ ông ngồi và rồi cuốn ông đi cùng với cái vòng phép và đồ vật dụng của ông. Lăn từ hòn đá này qua hòn đá nọ, song may mắn lạ kỳ, ông không chết chìm và không bị thương tích chi cả, lại được đưa xuống một chỗ thung lũng bát ngát mênh mông. Sáng ra, thấy trước mặt có một cảnh am tự ẩn sau vách đá, trên sườn non.

Am tự với vách vôi, dưới bóng trời ban mai, xem ra sáng hực, ửng hồng. Nhà sư thoát chết dường như thấy có những luồng hào quang phóng ngay vào trán mình. Bèn tưởng quyết rằng: ở trên đó, thế nào cũng có bậc tôn sư mà mình đang mong cầu. Trong việc này, âu cũng là một sự đưa đường dẫn lối của chư quỷ thần đây. Nghĩ vậy, ông mạnh dạn bước chân lên am, chẳng thiết nghĩ đến đồ ăn, quần áo và vật dụng đều đã lạc mất đi tự lúc nào.

Vừa đến nơi, ông gặp một đệ tử của vị sư ẩn cư đi xuống múc nước. Thấy dị nhân xuất hiện trước mặt mình, vị đệ tử hoảng kinh và đánh rơi cái chậu đang xách nơi tay.

Phong thổ ở miền Tây Tạng núi non thật là lạnh lẽo gay go, không mấy ai dám để mình trần. Họa chăng một vài vị tu hành huyền bí lánh mình nơi động đá trong chốn non xa, lâu lâu mới xuất hiện ra, nên ai thấy mà không kinh sợ?

Ngài Karma Dordji liền hỏi:

– Ai ở trên am này?

– Thầy tôi, là đức Lạt-ma Tobsgyais.

Không cần hỏi thêm chi nữa, vì ông đã biết trước rồi, chư quỷ thần hộ pháp thật đã đưa ông đến gặp tôn sư. Ông bèn nói một cách cao kỳ rằng:

– Xin phiền sư huynh lên bạch với đức Lạt-ma rằng: chư vị hộ pháp có đưa đến một người đệ tử.

Người đệ tử ấy sửng sốt, chạy một mạch lên báo với thầy. Đức Lạt-ma cho vào.

Ông lạy ra mắt thầy, cầu xin làm đệ tử, vì chư thần hộ pháp đã đưa ông đến tận chân thầy.

Đức Lạt-ma là một nhà sư có văn học. Ông nội ngài là một viên quan Trung Hoa lấy vợ Tây Tạng. Theo bên nội, nên ngài vẫn tin theo một ý tưởng rằng: tu hành thì tốt thật, song khó mong thành Phật hoàn toàn. Có lẽ ngài chỉ muốn ẩn nơi đồng vắng để thỏa chí thích của hàng tao nhân mặc khách và rỗi rãi mà xem kinh tìm nghĩa đó thôi. Cho nên trong thời kỳ ngụ tại am, không mấy khi Karma Dordji gặp mặt ngài.

Địa thế nơi am cũng phù hợp với ý nói trong kinh: không quá gần làng mà cũng không quá xa làng. Đứng nơi cửa sổ mà nhìn xuống, nhà sư ẩn dật thấy một thung lũng bát ngát và vắng vẻ. Am ở về phía sườn non bên này, còn dưới sườn non bên kia là một thôn xóm, băng đường núi đi chừng nữa ngày thì tới. Chốn nhàn cư thật đơn giản, thanh bai, song có một kho tàng kinh sách rất là đầy đủ. Vài bức tranh treo tường cho thấy rằng sư cụ chẳng phải ở kẻ nghèo hèn và không có khiếu thẩm mỹ. Trong cuộc gặp gỡ đôi bên, hẳn là hai lối cực đoan: một người thì phong nhã thanh tao, còn người kia thì cao lớn dềnh dàng, tóc dài chấm gót và chẳng có một mảnh vải che thân.

Sư cụ lặng nghe Karma Dordji thuật lại từ việc tạo ra vòng phép cho đến việc dòng nước cuốn mình đến tận chân thầy. Ông không quên nói rằng được dịp may mắn này là nhờ có chư quỷ thần hộ pháp tiếp tay. Đức Lạt-ma chỉ đáp rằng từ nơi động đá Dordji đến chốn am mây của ngài hẳn là xa xôi lắm. Rồi ngài hỏi tại sao để mình trần mà đi.

Ông đáp rằng có học phép nội công chuyển hỏa theo thánh Hérouka( ) và có ngồi tịnh hai năm nơi sơn lâm, chẳng mặc áo quần chi hết.

Đức Lạt-ma nhìn ông giây lát, kế đến gọi một đệ tử, dạy rằng:

– Đưa gã này ra sau, cho ngồi gần lửa và đem nước trà thật nóng mà cho uống. Và đi tìm một cái áo cũ bằng lông chiên cho gã mặc. Dù sao, gã cũng đã chịu lạnh trong mấy năm nay.

Dạy xong, ngài bảo lui. Được mặc áo lông, ông lấy làm vui, tuy rằng cái áo rất cũ. Kế đó, được hơ lửa và uống trà nóng, ông thấy dễ chịu hơn sau một đem trôi dạt. Tuy vậy, được no ấm rồi mà ông lại có ý buồn, vì đức Lạt-ma chẳng tiếp mình đặc biệt theo như một đệ tử do quỷ thần hộ pháp đưa đến.

Chờ mãi chẳng thấy gọi, dường như thầy quên hẳn ông rồi. Có lẽ ngài đã dặn người ta nên đối với ông cho tử tế, nên ông được ăn uống đầy đủ và cho ngồi chỗ ấm áp gần lò lửa.

Hết ngày này đến ngày kia, ông mãi chờ đợi rất khó chịu. Tuy ở trong cảnh ấm áp, no đủ nơi nhà sau, ông nôn nao thấy như ở chốn ngục tù. Ông cũng muốn được làm lụng, như đi lấy nước hoặc nhặt củi, song các vị đệ tử của thầy chẳng cho. Họ nói rằng: “Thầy không bảo sư huynh làm chi cả, thầy chỉ dặn sư huynh hơ lửa cho ấm và ăn cho no mà thôi.”

Ăn không ngồi rồi mãi, ông sanh hổ thẹn. Mấy lúc đầu, ông có nhờ một đôi vị đệ tử đến nhắc với thầy. Song ai cũng từ chối, nói rằng nếu thầy có cần đến thì sẽ cho gọi. Về sau, ông không dám nhờ ai nữa.

Tuy vậy, thỉnh thoảng thấy dạng đức Lạt-ma ra ngồi nơi bao lơn hóng mát, hoặc nghe tiếng ngài giảng giải kinh nghĩa với đệ tử, hoặc nói chuyện với khách đến viếng thăm, thì ông cũng đỡ lòng sầu. Ngoài những khoảnh khắc tươi đẹp ấy, ông lại chìm vào những giờ dai dẳng, tối tăm. Ông cứ ôn lại trong trí sự việc đã đưa đẩy mình đến am mây này.

Như vậy được chừng hơn một năm, ông sống trong cảnh buồn thảm. Ông cầu sao cho trưởng lão thử lòng ông, bắt ông làm những chuyện khó nhọc nặng nề, còn hơn là bỏ quên ông, để ông chịu bề tủi hổ. Cho đến có khi ông ngờ rằng trưởng lão vốn đắc phép thần thông, thấu rằng ông gốc con nhà bần tiện, nên cho ông nương náu là may lắm rồi. Tư tưởng này ám ảnh mãi trong trí ông, làm cho ông đau đớn. Song, lại nghĩ đến sự huyền diệu đã đưa ông tới được am mây mà gặp thầy, ông quyết định không tìm đi đâu khác nữa. Tuy vậy mà đôi khi ý tưởng quyên sinh cũng lảng vảng trong đầu ông.

Đang khi tột cùng chán nản, bỗng một hôm có người cháu của trưởng lão đến thăm. Người này là một bậc thượng tọa tái sanh, có nhiều vị sư theo hầu. Mặc y phục bằng gấm vàng rực rỡ và cũng đội mũ vàng, kẻ tùy tùng rầm rộ theo hầu. Ông này dừng chân nơi cánh đồng, phía dưới am. Rồi người ta dựng lên mấy cái trại xinh đẹp. Đức trưởng lão sai người đem xuống một bình trà lớn bằng bạc. Uống trà xong, vị sư thượng tọa lên am mà thăm chú. Trong mấy ngày sau, thấy ông mặt mũi kỳ dị, choàng áo lông chiên cũ và để tóc dài chí gót, sư thượng tọa bèn kêu lại và hỏi thăm tại sao ông ngồi mãi gần lò lửa. Cho rằng dịp này âu cũng có chư thần xui khiến, ông bèn đem việc mình mà thuật lại từ đầu chí đuôi: nào khi nhập định trong rừng, nào lúc tạo ra vòng phép, kế bị nước cuốn và đưa đến chân núi, rồi thấy có hào quang từ trên am phóng xuống trán mình. Ông không quên nói rằng đức Lạt-ma chẳng đoái tưởng tới mình trên một năm nay và ông cầu sư thượng tọa thưa lại giùm.

Ông sư cũng điềm đạm như chú mình, nghe xong lặng thinh. Kế nhìn Karma Dordji với vẻ ngạc nhiên, sư hỏi ông muốn đức Lạt-ma dạy về khoa nào. Thấy có người chú ý đến công việc mình, ông được vững lòng. Bèn nói rằng muốn đắc phép thần thông, muốn bay liệng trên không gian và làm cho quả đất rung rinh. Nhưng ông không nói rõ nguyên do sâu kín trong lòng mình.

Sư thượng tọa lấy làm thích mà nghe những lời ấy và hứa sẽ thưa lại giúp. Kế đó, trong khoảng hai tuần lễ ở nơi am, lại không hề thấy ông ngó ngàng gì tới Karma Dordji nữa. Sư Thượng tọa từ tạ chú và xuống núi. Dưới cánh đồng, mấy sư tùy tùng đang chờ. Đứng nơi cửa am trông xuống, thấy mấy sư thủ hạ kềm cương mấy con ngựa đẹp có phủ nỉ đỏ và vàng, yên và đồ bắt kế khảm bạc chói rỡ dưới ánh trời hồng ban mai. Karma Dordji lặng nhìn cảnh tượng ấy, nghĩ rằng sư thượng tọa quên thưa giúp chuyện mình với đức Lạt-ma. Bây giờ ông ấy ra đi, mối hy vọng đành trôi theo dòng nước.

Ông sắp sửa chào sư thượng tọa. Vừa lúc ấy, sư nói vắn tắt rằng:

– Hãy theo tôi.

Karma Dordji lấy làm lạ. Sư chưa hề cậy mượn ông việc gì, nay lại muốn chi đây? Vả lại, trại và hành lý thì đã có kẻ tùy tùng thâu xếp và đoàn thú đã chở đi hồi tảng sáng rồi. Hay là ông mượn đem món chi lên giao lại cho trưởng lão chớ gì?

Đến chân núi, sư quay lại nói:

– Tôi có thưa với trưởng lão về việc ông muốn đắc phép thần thông. Trưởng lão dạy rằng ở đây không có bộ kinh ấy cho ông học. Bên chùa tôi thì có. Trưởng lão dạy tôi rước ông về bên ấy đặng tu học. Có sẵn một con ngựa cho ông đây. Vậy ông lên yên đi với mấy sư tùy tùng của tôi.

Nói xong, sư trở lưng đi theo chư tăng trọng chức đặng lên đường. Ai nấy đồng xây về phía am, nghiêng mình chào trưởng lão Tobsgyais một cách cung kính rồi lên yên cho ngựa ra đi.

Karma Dordji ngồi cứng đơ, lấy làm bất ngờ. Một viên tùy tùng đặt dây cương vào tay cho ông. Ngồi trên yên, ông cứ để cho ngựa chạy, và vì quá thình lình nên ông không nhớ những sự vừa mới xảy ra.

Về đến chùa, ông ở và ăn chung với mấy sư tùy tùng ấy, không thấy sư thượng tọa kêu gọi mình. Chùa không mấy tráng lệ, song ở xa trông thật nghiêm chỉnh, và đến nơi thấy cuộc bài trí rất đoan trang. Được bốn ngày, một vị sư đến cho ông hay rằng sư thượng tọa có phái người đem để nơi tịnh thất( ) bộ kinh mà Trưởng lão Tobsgyais dặn ông theo đó tu hành. Vị sư ấy nói thêm rằng trong thời kỳ ông nhập thất, dưới chùa sẽ thường phái người đem đồ ăn lên cho ông dùng.

Ông đi theo vị sư ấy khỏi chùa chẳng xa, gặp một cái nhà nhỏ, địa thế xinh lịch. Đứng nơi cửa sổ trông xuống, thấy mấy đảnh nóc vàng rực của ngôi chùa, và trông xa xa, thoáng thấy một thung lũng cây cối bao giăng chung quanh, chạy dài từ trên tới dưới. Phía trong thất có một cái bàn thờ nhỏ. Gần đó có một cái kệ nhiều ngăn chất chừng ba mươi quyển kinh to lớn, bao rất kỷ, có dây buộc ràng và ngoài có bìa là hai bản cây chạm chặn lại.

Ông lấy làm hài lòng và vui thích mà thấy người ta khởi sự đối đãi với mình có bề trọng hậu.

Trước khi từ giả ông, vị sư dẫn đường nói rằng sư thượng tọa cũng không buộc ông nhập thất một cách gắt gao. Ông tự tiện sắp đặt chương trình theo ý thích của mình. Ông có thể xuống suối gần đó mà múc nước hoặc đi dạo cho giải khuây. Và sư chỉ lương thực với củi chất sẵn trong thất, rồi quay gót ra về.

Ông bèn khởi sự học kinh. Ông học thuộc lòng rất nhiều câu chân ngôn, thần chú. Đọc đi đọc lại mãi và chờ chừng ra khỏi tịnh thất sẽ nhờ thầy dắt dẫn là sư Tobsgyais nghe xem ông đọc có đúng giọng hay không. Theo lời dặn trong kinh, ông tạo ra nhiều cái vòng phép và lấy bột với bơ làm ra nhiều cái bánh phép đủ cỡ. Ông cũng y theo kinh mà ngồi thiền nhập định. Trong thời kỳ mười tám tháng, ông tu hành rất tinh tấn. Chỉ ra khỏi thất đặng đi múc nước thôi. Mỗi tháng, mấy sư dưới chùa đem lương thực lên hai lần. Song ông không hề nói chuyện với họ, cho đến không lại gần cửa sổ mà nhìn ra ngoài. Lần lần, có những tư tưởng mà ông chưa hề nhận biết thâm nhập nơi ông trong những khi thiền định. Ông thấy ra rằng một vài câu kinh, năm ba bức họa có chứa những ý nghĩa khác thường. Ông đứng nơi cửa sổ, nhìn xem chư tăng đi đi lại lại. Sau cùng, ông ra khỏi thất, trải qua cảnh núi, lặng nhìn thật lâu những hòn đá, cánh hoa, xem mây bay trên trời, nước chảy dưới suối, bóng ác( ) lao xao. Giờ này qua giờ kia, ông mãi ngồi, mắt nhìn xuống những hương thôn rải rác dưới đồi, ngắm những người nông phu làm lụng trong đồng, đoàn thú chở nặng qua lại trên đường và những bộ hành đi thong dong trên đồng cỏ.

Mỗi buổi chiều, sau khi khêu ngọn đèn chong trên bàn thờ, ông lại ngồi tham thiền. Song ông không còn dựa theo những lối chỉ vẽ trong kinh, không còn tưởng đến hình dáng của chư Phật Thánh và chư thần linh gì nữa cả.

Mãi tới khuya, có khi gần sáng, ông vẫn chìm sâu trong cơn thiền định im lìm, thân tâm chẳng động và không cảm giác chi hết, bấy giờ ông thấy mình dường như tựa trên bờ biển, trông xuống con nước trắng xóa đang lên, sắp tràn ngập và chụp lấy mình.

Tháng này qua tháng kia, bỗng một đêm, không nhớ là đêm nào, ông thấy thân mình nhấc lên khỏi chiếc gối đang ngồi. Ông vẫn giữ kiểu ngồi kiết già, lách mình qua cửa, bay lên không khí và lướt tới trên không gian. Ông về đến xứ sở, trước cảnh chùa hồi thuở bé. Nhằm lúc ban mai, mấy sư công phu xong vừa đi ra. Ông nhìn biết rất nhiều người: đây là mấy vị chức phận, nọ là mấy sư tái sanh, kìa là những bạn bè xưa. Ai nấy đều có vẻ mệt mỏi, nhọc nhằn và buồn rầu, ông ngắm nhìn họ một cách thích ý. Ở trên mây trông xuống, thấy họ bé làm sao. Đây rồi ông đáp xuống, họ sẽ ngạc nhiên và kinh dị biết mấy. Chắc là họ sẽ quỳ mọp trước mặt ông, vì ông đã tu đắc phép thần thông.

Cái tư tưởng ấy làm cho ông mĩm cười thương xót. Trông lâu cũng chán, rồi ông định không hiện xuống. Cho họ thấy để mà làm gì? Ông bây giờ chỉ tưởng đến sự an lạc của mình thôi, sự an lạc nơi cảnh xán lạn và yên tịnh vô cùng.

Ông không còn thiết chi đến sự xét nghĩ, tôn trọng của họ, không màng chi đến lời mai mỉa của họ ngày xưa và càng không sá chi đến sự vui thích mà báo thù.

Chuyển mình trên hư không, ông sắp bay trở về...Bỗng mấy tòa nhà trong chùa rung rinh và phân rã ra. Mấy hòn núi gần đó đều xao động; cây đá lăn rớt xuống và có những hòn núi khác vượt lên. Mặt nhật lướt ngang qua không gian dường như ở đâu trên bầu trời sa xuống. Kế một cái mặt nhật khác hiện ra ở không trung. Những hiện tượng ấy liên tiếp nhau một cách mau chóng, ông chỉ nhận ra như một nguồn nước hung tợn, mà bọt nước là tất cả nhân vật hiệp thành...

Về đến tịnh thất và nhìn quang cảnh chung quanh, thấy chẳng món nào thay đổi. Phòng thất với mấy chồng kinh trên kệ bàn thờ và lò lửa cũng y như hôm qua và từ ba năm nay. Ông đứng dậy và tựa cửa sổ trông ra. Kìa là ngôi chùa, dưới núi vẫn là cánh đồng chung quanh có cây cối bao giăng, tất cả đều y như cũ. Chẳng có vật nào thay đổi, song trông ra đều khác hết. Ông rất bình tỉnh, đi lại nhóm lửa. Lửa cháy, ông cắt bỏ đầu tóc thầy tu khổ hạnh của mình và quăng vào. Kế đó, ông pha trà, ăn và uống một cách điềm nhiên. Rồi ông gom góp lương thực, quảy lên vai, đóng cửa tịnh thất và ra đi.

Tới chùa, ông đến tòa nhà của vị thượng tọa. Gặp một sư tùy phái trong sân, ông nhờ lên thưa với vị thượng tọa rằng ông xin giã từ và cám ơn ngài thượng tọa đã ra công chu cấp bấy lâu. Rồi ông cất bước. Được một khoảng đường, nghe có người kêu lại. Một vị sư trẻ tuổi, con nhà quý phái, có họ hàng với thượng tọa, chạy theo sau và nói rằng:

– Đức thượng tọa có việc hỏi thăm ông.

Ông bèn quay gót trở lại, Sư Lạt-ma tái sanh hỏi ông một cách cung kính rằng:

– Ông đi đâu?

– Tôi đi tạ ơn đức Thầy dắt dẫn.

Sư thượng tọa nín lặng một chặp, kế đáp giọng buồn bã rằng:

– Chú tôi đã tịch trên sáu tháng rồi.

Karma Dordji lặng thinh.

– Như ông muốn đến am của chú tôi, tôi sẽ tặng một con ngựa cho ông cỡi, gọi là lễ vật giã từ. Có một vị đệ tử của chú tôi ở nơi am, ông đến đó thì gặp.

Ông cám ơn, song không nhận lãnh chi hết. Ít hôm sau, ông thấy cảnh am, nơi ấy buổi xưa dường như có mấy lằn hào quang phóng ngay trán mình. Ông vào phòng thầy, nơi ông đặt bước vào chỉ có một lần hồi mới đến. Ông quỳ trước linh tọa rất lâu, nơi ấy lúc trước đức Lạt-ma thường ngồi. Ông thức trọn đêm mà tham thiền.

Sáng lại, ông giã từ sư trụ trì. Sư này trao ra một bộ cà-sa, nói rằng của đức Lạt-ma trối lại dặn giao cho ông chừng ông ra khỏi tịnh thất.( )

Từ đó về sau, sư Karma Dordji sống đời vô định như các vị hiền thánh thoát trần. Ông đi lang thang, khi chỗ này, lúc chỗ kia, khuyên giải người này, cứu độ kẻ khác và không an trụ chốn nào. Chính tôi( ) có gặp ông được mấy lần. Bấy giờ ông đã cao niên, song vẫn thích cuộc đời phiêu lưu nhàn tản. Và chính ông đã thuật lại cho tôi nghe cái tiểu sử tu hành kiên trì và nhẫn nại của ông.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Chớ quên mình là nước


Phật giáo và Con người


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.252.71 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...