Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Danh Kinh [佛說佛名經] »» Bản Việt dịch quyển số 19 »»

Phật Thuyết Phật Danh Kinh [佛說佛名經] »» Bản Việt dịch quyển số 19

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Hồng Danh Lễ Sám

Kinh này có 30 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Việt dịch: Thích Huyền Vi

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lúc bấy giờ đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Luận bàn các đức Phật hiện tại, hồng danh của các vị ấy, nói không bao giờ hết. Xá Lợi Phất! Ví như thế giới phương đông nhiều như số cát sông Hằng; thế giới phương nam nhiều như số cát sông Hằng; thế giới phương tây nhiều như số cát sông Hằng; thế giới phương Bắc nhiều như số cát sông Hằng; các thế giới phương trên, phương dưới, bốn hướng (đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc) cũng nhiều như số cát sông Hằng. Tất cả thế giới kia dưới đến đáy biển, trên đến chót hữu đảnh (1), những hạt bụi đầy trong các thế giới ấy. Xá Lợi Phất! Ý ông suy nghĩ như thế nào? Những số hạt bụi kia, ông có thể đếm được không?”
Tôn giả Xá Lợi Phất thưa: “Không thể nào đếm hết được, Bạch Thế Tôn!”
Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Như vậy đồng danh Phật Thích Ca Mâu Ni đời hiện tại rất nhiều. Hiện tiền ta thấy các đức Phật, mẫu thân đồng danh Ma Ha Ma Gia, phụ thân đồng danh Luân Đầu Đàn Vương, kinh thành đồng danh Ca Tỳ La; đệ tử Thinh Văn thứ nhứt của các đức Phật kia đồng danh Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, đệ tử làm thị giả đồng danh A-Nan. Ngoài ra còn nhiều vị khác tên mẹ, khác tên cha, khác tên thành, khác tên đệ tử, khác tên thị giả. Xá Lợi Phất! bao nhiêu thế giới kia và những người sống trong các thế giới ấy, họ nhặt (lượm) các hạt bụi, hay không lượm các hát bụi. Người ở trong thế giới kia hoặc lượm các hạt bụi, hoặc không lượm các hạt bụi, dưới đến đáy biển, trên đến chót núi. Nầy Xá Lợi Phất! Lại có người thứ hai dùng số hạt bụi kia, bao nhiêu số hạt bụi ấy so sánh với các cõi nước Phật, vô số ức trăm nghìn muôn na do tha thế giới, trải qua các thế giới ấy, mỗi thế giới họ bước một bước. Xá Lợi Phất! Người kia lại trải qua bao nhiêu số hạt bụi, mỗi thế giới là một bước. Như vậy, người kia đi qua trăm nghìn muôn na do tha (2) a tăng kỳ kiếp, bỏ xuống một hạt bụi, cứ như thế bỏ cho hết số hạt bụi kia. Xá Lợi Phất! Như thế, trải qua nhiều thế giới, có người lượm hạt bụi, và không lượm hạt bụi, vô số hạt bụi đầy trong đó, rồi đi lượm các hạt bụi khắp mười phương thế giới. Xá Lợi Phất! Người kia lại trải qua các thế giới ấy, hoặc lượm các hạt bụi, hoặc không lượm các hạt bụi trong các thế giới kia, dưới đến đáy biển, trên đến chót núi, số hạt bụi đầy khắp trong ấy. Nầy Xá Lợi Phất! Lại có người thứ ba, lượm các hạt bụi đã có kia, trải qua nhiều thế giới, tính mỗi hạt bụi là một bước, rải xuống trăm nghìn muôn ức na do tha, a tăng kỳ kiếp, mỗi bước là rải một hạt bụi. Như vậy, rải hết các hạt bụi kia. Lại có người thứ tư, lượm các hạt bụi trong nhiều thế giới kia, họ lượm các hạt bụi, hoặc có khi không lượm, dưới đến đáy biển, trên đến chót núi, số hạt bụi đầy trong ấy. Nầy Xá Lợi Phất! Ý ông nghĩ như thế nào? Số hạt bụi kia có thể đếm được không?”
Ngài Xá Lợi Phất thưa! “Bạch Thế Tôn, không thể nào đếm được.”
Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Số hạt bụi kia còn có thể đếm được, chớ vấn đề đồng danh của chư Phật lại còn khó tính lường hơn. Đồng danh Phật Thích Ca Mâu Ni, đồng danh từ mẫu Ma Ha Ma Gia, đồng danh Phụ hoàng Thâu Đầu Đàn Vương, đồng danh thành Ca Tỳ La, đồng danh các đệ tử số một là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, đồng danh thị giả A Nan Đà v.v… Đức Phật kia đồng danh, không thể tính kể. Xá Lợi Phất! Như vậy các người thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Xá Lợi Phất! Lại có người thứ mười một, người nầy, lượm một hạt bụi trong bao nhiêu số hạt bụi kia, đập tan thành ra từng phần rải khắp thế giới mười phương, như thế các hạt bụi khác bị phá vỡ, thành ra phần số hạt bụi ở trong rất nhiều thế giới. Xá Lợi Phất! Ý ông nghĩ như thế nào? Phần các hạt bụi kia, có thể biết được số đó không?”
“Không thể nào biết được số hạt bụi ấy, bạch Thế Tôn.” Lời Ngài Xá Lợi Phất.
Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Lại có người trải qua phần số hạt bụi kia, trong các cõi nước Phật, họ đi từng bước, nhanh chóng hơn thần thông. Họ đi về thế giới phương đông, vô lượng vô biên kiếp, họ để một hạt bụi, phương đông để hết số hạt bụi như thế, hoặc có người lượm hạt bụi, hoặc không có người lượm hạt bụi, dưới đến đáy biển, trên đến chót núi, hạt bụi đầy trong đó; phương nam, cho đến mười phương cũng như thế, dưới đến đáy biển, trên đến chót núi, số hạt bụi đầy hết trong đó. Xá Lợi Phất! Ý ông nghĩ như thế nào? Số hạt bụi kia, có thể tính được hay không?
Xá Lợi Phất bạch rằng: “Thưa Thế Tôn! Không thể nào tính được.”
Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: “Số hạt bụi kia còn có thể đếm được, nhưng hiện tại đồng danh chư Phật khó tính lường hơn. Như, đồng danh Phật Thích Ca Mâu Ni, đồng danh mẹ là Ma Ha Ma Gia, đồng danh cha là Thâu Đầu Đàn Vương, đồng danh thành là Ca Tỳ La, đồng học trò số một là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, đồng danh đệ tử A Nan Đà, số đồng danh không thể tính số, huống chi là các đức Phật khác danh, khác danh mẹ, khác danh cha, khác danh thành, khác danh đệ tử, khác danh thị giả… Xá Lợi Phất! Ta trụ thế kiếp số nhiều như hạt bụi, nói đến đồng danh Thích Ca Mâu Ni không thể cùng tận. Cũng như vậy, đồng danh Phật Nhiên Đăng, đồng danh Phật Đề Ba Diên, đồng danh Phật Đăng Quang Minh, đồng danh Phật Nhứt Thiết Thắng, đồng danh Phật Đại Xưng, đồng danh Phật Ba Đầu Ma Xưng, đồng danh Phật Tỳ Bà Thi, đồng danh Phật Thi Khí, đồng danh Phật Tỳ Xá Phù, đồng danh Phật Câu Lưu Tôn, đồng danh Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, đồng danh Phật Ca Diếp. Như thế đồng danh cho đến dị danh thị giả; các vị đời hiện tại, ta nay đều biết, các ông phải nên một lòng kính lạy.”
Lúc bấy giờ đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: “Nếu có thiện nam thiện nữ nào, cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trước phải sám hối, tất cả tội lỗi. Nếu tỳ kheo phạm bốn tội nặng (3), tỳ kheo ni phạm tám tội nặng (4) Thức xoa ma na ni, sa di, sa di ni phạm tội căn bản của người xuất gia (5); Nếu ưu bà tắc phạm giới trọng của ưu bà tắc; ưu bà di phạm giới trọng của ưu bà di, ai muốn sám hối phải tắm gội sạch sẽ, y phục chỉnh tề, không ăn đồ huân huyết, ngũ vị tân (6), thường ở chỗ thanh tịnh, tu trị trong tịnh thất, dùng các tràng phan bảo cái trang nghiêm đạo tràng, hương bột, hương thơm, treo bốn mươi chín tràng phan, trang hoàng pháp tòa của Phật, tôn trí tượng Phật, đốt các thứ hương chiên đàn, trầm thủy, huân lục, đa già la, tô thát đà, các thứ hương bột, hương xoa, đốt các hương thơm như thế, rải các hoa báu, phát khởi tâm đại từ bi, nguyện cứu độ cho tất cả chúng sinh; những ai chưa độ, khiến họ đặng độ; những ai chưa hiểu, khiến họ hiểu rõ; những kẻ chưa yên, khiến họ yên ổn; những ai chưa được niết bàn, khiến họ được niết bàn. Ngày đêm suy nghĩ đức Như Lai đã thật hành hạnh khổ, trong vô lượng kiếp chịu không biết bao nhiêu khổ não, không bao giờ sanh tâm nhàm chán, vì cầu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Đối với tất cả chúng sanh tự sanh tâm khiêm tốn, như tâm của kẻ tôi tớ. Nếu tỳ kheo sám hối bốn tội nặng, ngày đêm như thế trong bốn mươi chín ngày liền, phải đối với tám vị tỳ kheo tỏ bày những tội đã phạm, bảy ngày một lần, đối diện phát lồ, hết lòng thành kính, ăn năn các việc đã làm, một lòng quy kính các đức Phật trong mười phương, xưng danh lễ lạy, tùy phận tùy sức, chí tâm như thế, đúng bốn mươi chín ngày tội lỗi chắc chắn tiêu trừ, người ấy khi được thanh tịnh, sẽ có hảo tướng hiện, hoặc có khi ở trong lúc thức tỉnh, hoặc đôi khi ở trong giấc chiêm bao, thấy các đức Phật trong mười phương, thọ ký (7) cho đương sự, hoặc thấy Bồ Tát, cùng với họ biệt ký, đem đến chốn đạo tràng, cùng với đương sự làm bạn, hoặc xoa trên đầu, chỉ tướng diệt tội, hoặc tự thấy bản thân vào trong đại hội, ở sau đại chúng, hoặc tự thấy mình ở trong chúng thuyết pháp, hoặc thấy các vị Sa Môn tịnh hạnh, đem đến đạo tràng, giới thiệu lên các đức Phật. Xá Lợi Phất! Nếu tỳ kheo khi sám hối tội lỗi, thấy được các hảo tướng (8) như thế, phải biết vị ấy tội cấu đã dứt sạch, trừ người không chí tâm. Nếu tỳ kheo ni sám hối tám tội nặng, phải như pháp của tỳ kheo, đầy đủ bốn mươi chín ngày sẽ đặng thanh tịnh, trừ người không chí tâm. Nếu là Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, sám hối tội nặng căn bản, sẽ đối với bốn vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni thanh tịnh, đúng như phương pháp trên, trong vòng hai mươi mốt ngày sẽ biết thanh tịnh, trừ người tâm không chí thành. Nếu ưu bà tắc, ưu bà di, sám hối hết tội, cần phải chí tâm cung kính ngôi Tam Bảo; nếu thấy các Sa Môn, cung kính lễ lạy, sanh lòng tưởng khó gặp, mời đến chốn đạo tràng, thiết lập các đồ cúng dường, đương sự phải thỉnh một vị tỳ kheo với tấm lòng thành kính. Đương sự phải phát lồ những tội đã phạm, hết lòng sám hối, một lòng quy kính các đức Phật trong mười phương, xưng danh lễ lạy. Thật hành như thế đúng bảy ngày, chắc chắn được thanh tịnh, trừ những ai không chí tâm.” Lúc ấy Đức Thế Tôn tuyên nói bài kệ:
“Đặng thành bồ đề hàng phục ma,
Tự tại kinh hành (9) dưới tàng cây.
Mắt và thân chứng “Vô chướng ngại (10)”.
Pháp giới bình đẳng như hư không.
Mười ức cõi nước số hạt bụi,
Chúng đệ tử Bồ Tát vây quanh,
Đặng cùng tất cả tâm tịch tĩnh,
Khéo trụ trong các hạnh Phổ Hiền.
Thân Phật tướng tốt rất trang nghiêm,
Phóng ra yến sáng nhiều vô lượng,
Khắp soi các cõi nước mười phương,
Sức chư Phật không thể nghĩ bàn.
Thấy các cõi nước đều vô cấu,
Sắc mầu vô lượng đều trong sạch,
Các Phật đã có việc thắng diệu,
Nhờ thần lực Phật thấy đại chúng,
Thế giới phương đông tên Bảo Tràng,
Xa lìa các cấu diệu trang nghiêm,
Xứ kia tự tại Phật Bửu Đăng,
Thế giới kia hiện tại ngày nay,
Cõi nước Phã Lê Đăng phương đông (11),
Sắc màu trong sạch khắp nghiêm tịnh.
Ma Ni Thanh Tịnh Vân Như Lai,
Hiện tại ngày nay nói pháp mầu.
Cõi vô cấu thanh tịnh phương tây,
Gọi là thế giới An Lạc Mầu,
Phật Vô Lượng Thọ kia tự tại,
Đệ tử Bồ Tát hiện vây quanh.
Thế giới phương bắc tên Hương Đăng,
Cõi nước thanh tịnh rất trang nghiêm,
Phật Vô Nhiễm Quang Tràng giáo hóa,
Cây đạo tràng hiện nay tự tại.
Sắc chơn diệu sáng suốt lưu ly,
Cõi nước trong sạch quá trang nghiêm,
Phật Như Lai Vô Ngại quang vân,
Với nay hiện tại phương đông bắc.
Trong thế giới quang minh chiếu tràng,
Hiện thấy đầy đủ các Bồ Tát,
Tự tại rống tiếng chỗ Phật kia,
Hiện nay thường ở phương đông nam.
Các thứ an vui thế giới Phật,
Ma Ni trang nghiêm mầu vô cấu,
Trang trí thắng diệu như tu di,
Hiện nay ở tại phương tây nam.
Nhìn thấy Như Lai phương tây bắc,
Càng để yến sáng cõi bình đẳng,
Nơi kia Đại Thánh Phật tự tại,
Chúng Bồ Tát, đệ tử vây quanh.
Thế giới phương dưới tự tại quang,
Cõi nước thanh tịnh chứa của báu,
Yến sáng nhiệm mầu Bất Không Kiến,
Phật nay trụ cõi nước mầu kia.
Thế giới phương trên chứa yến sáng,
Cõi nước kia tên Tịnh Vô Cấu,
Công đức Phổ Nhãn mây sáng suốt,
Hiện thấy Bồ Tát ngồi dưới cây.
Lúc bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất cùng đại chúng v.v… nhờ sức oai thần của Phật thấy các Đức Phật nhiều vô lượng vô biên trong mười phương ba đời quá khứ hiện tại và vị lai. Tôn giả Xá Lợi Phất ở trong đại chúng, cảm động rơi lệ bạch Phật rằng: “Rất ít có, bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, không phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì không được thành Phật. Chúng con ngày xưa cũng như cỏ mục, mặc dù trải qua có ánh nắng mùa xuân, nhưng không hy vọng mùa thu tồn tại.”
Lúc bấy giờ Huệ Mạng Xá Lợi Phất! Liền từ chỗ ngồi đứng dậy, mích trần vai bên hữu, đầu gối bên hữu quỳ sát đất, chấp tay bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Cúi mong Ngài nói rộng danh hiệu các Đức Phật đã có trong mười phương, chúng con rất là muốn nghe.”
Lúc ấy Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Ông sẽ hết lòng lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói. Xá Lợi Phất! từ thế giới phương đông này, trải qua trăm nghìn ức thế giới, có thế giới Phật gọi là Nhiên Đăng. Thế giới kia có đức Phật tên là Bửu Tập A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại Ngài đang thuyết pháp. Xá Lợi Phất! nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu đức Phật kia chí tâm thọ trì nhớ nghĩ. Thiện nam hay thiện nữ ấy rốt ráo đặng bảy giác phần tam muội (12), đặng tâm bất thoát chuyển Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vượt hẳn thế gian sáu mươi kiếp.” Lúc ấy Đức Thế Tôn dùng bài kệ dạy rằng:
“Cõi Nhiên Đăng phương đông,
Có Phật tên Bửu Tập,
Nếu ai nghe tên Ngài,
Vượt đời sáu mươi kiếp.”
Xá Lợi Phất! Phương đông có thế giới tên là Bửu Tập, thế giới kia có đức Phật tên là Bửu Thắng, A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu đức Phật kia, chí tâm thọ trì, nhớ nghĩ, đọc tụng, chắp tay lễ lạy. Nếu lại có thiện nam, thiện nữ nào, đem các đồ quý báu bố thí trong ba nghìn đại thiên thế giới, như thế mỗi ngày bố thí đúng một trăm năm. Phước đức bố thí như thế, so với công đức chí tâm lễ lạy trước, trăm phần không bằng một, nghìn phần không bằng một, trăm nghìn phần không bằng một, phần số không bằng một, phần toán không bằng một, phần thí dụ cũng không bằng một.” Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dùng bài kệ nói rằng:
“Thế giới Bửu Tập,
Có Phật Bửu Thắng,
Nếu người nghe tên,
Thí không kịp một.”
Xá Lợi Phất! từ phương đông nầy trải qua tám trăm thế giới, có một thế giới tên là Hương tích. Thế giới nầy có đức Phật tên là Thành Tựu Lô Xá Na, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà (13), hiện tại thuyết pháp. Nếu vị nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ, lễ lạy, vượt ngoài thế gian năm trăm kiếp.
Xá Lợi Phất! từ thế giới phương đông nầy trải qua nghìn thế giới, có một thế giới tên là Thọ Đề Bạt Đà, có đức Phật tên là Lô Xá Na Cảnh Tượng, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thọ trì, đọc tụng, chí tâm nhớ nghĩ, cung kính lễ lạy, đặng thoát khỏi ba đường ác.
Xá Lợi Phất! Từ phương đông nầy trải qua hai nghìn thế giới, có cõi nước Phật tên là Vô Lượng Quang Minh Công Đức. Thế giới kia có Đức Phật tên là Lô Xá Na Quang Minh, A Ra Ha Tam Miệu Tam Bồ Đà. Nếu có thiện nam, cùng thiện nữ nào, nghe danh hiệu đức Phật kia, năm vóc gieo xuống đất, thâm tâm kính trọng, thọ trì đọc tụng, cung kính lễ lạy, người ấy vượt hẳn thế giới hai mươi kiếp.
Xá Lợi Phất! phương đông trải qua nghìn thế giới có cõi nước Phật tên là Khả Lạc. Đức Phật kia tên là Bất Động Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thọ trì, đọc tụng, cung kính lễ lạy. Người ấy rốt ráo tâm không thoái chuyển, cho đến bực Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả các ma chướng không làm sao lay động được.
Xá Lợi Phất! Từ phương đông trải qua nghìn thế giới,có thế giới tên là Bất Khả Lượng, chỗ kia có đức Phật tên là Đại Quang Minh A Ra Ha, Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe tên Phật Quang Minh kia, thọ trì, đọc tụng, cung kính lễ lạy. Người ấy thường không xa lìa các đức Phật, Bồ Tát, rốt ráo sẽ đặng đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Xá Lợi Phất! Từ cõi nước của Phật nầy, phương đông trải qua sáu mươi thế giới, có một thế giới tên là Nhiên Đăng Cự. Đức Phật tên là Bất Khả Lượng Thinh, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe tên đức Phật A Di Đà kia,ba lần xưng đọc: Nam Mô Vô Lượng Thinh Như Lai. Người ấy rốt ráo không sa vào ba đường ác, quyết định sẽ đặng bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Xá Lợi Phất! Lại qua thế giới kia, chừng nghìn cõi nước Phật, có một thế giới tên là Vô Trần, có đức Phật đồng danh A Di Đà Cù Sa Môn, A Ra Ha, Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thâm tâm cung kính, thọ trì đọc tụng, cung kính lễ bái. Người ấy sẽ siêu việt thế gian mười hai kiếp.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua hai mươi ngàn cõi nước Phật, có một thế giới tên là Nan Thắng, chỗ kia có đức Phật tên là Đại Xưng, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, chắp tay đọc như vầy: Nam Mô Đại Xưng Như Lai. Nếu lại có người dùng bảy món báu như núi Tu Di v.v… mỗi ngày đều bố thí đúng một trăm năm, so sánh với người nghe danh hiệu của đức Phật nầy, lễ bái công đức, trăm phần không bằng một cho đến toán số phần cũng không bằng một.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua ba ngàn cõi nước Phật, có một thế giới tên là Quang Minh, đức Phật tên là Bảo Quang Minh A Ra Ha ,Tam Miệu Tam Phật Đà. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì danh hiệu của đức Phật kia, siêu vượt thế gian một trăm kiếp, đặng bậc bất thoái chuyển (14) rồi chứng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nếu có người không tin việc nghe danh hiệu Phật đặng công đức như thế, người ấy phải bị đọa vào địa ngục A tỳ (15), đúng một trăm kiếp. Xá Lợi Phất! Phương đông trải qua mười ngàn cõi nước Phật, có thế giới tên là Quang Chiếu Minh, nơi đó có đức Phật tên là Đắc Đại Vô Úy, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, cùng thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thọ trì đọc tụng, cung kính lễ bái, người ấy rốt ráo được đại vô úy, nhiếp thủ công đức vô lượng vô biên.
Xá Lợi Phất! Qua bảy ngàn cõi nước Phật có một thế giới tên là Ma Ni Quang Minh, chỗ đó có đức Phật tên là Nhiên Đăng Hỏa, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, nghe danh hiệu của đức Phật kia, chí tâm cung kính, lễ bái, thọ trì đọc tụng, người ấy thu nhiếp được thập lực (16) của Như Lai.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua tám nghìn cõi nước Phật, có thế giới gọi là Chơn Thật, trong thế giới kia có đức Phật hiệu là Thật Thinh Như Lai, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thọ trì, đọc tụng, chí tâm lễ bái. Người ấy sẽ đặng bốn thánh đế (17) rốt ráo, thẳng đến đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua hai mươi ngàn cõi nước Phật, có thế giới Phật tên là Quang Minh. Đức Phật tên là Vô Biên Vô Cấu, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, chí tâm tín thọ, thụ trì, đọc tụng, cung kính lễ bái. Nếu lại có người đem bảy món báu bố thí đầy cả ba ngàn đại thiên thế giới; so sánh với người nghe danh hiệu Phật Vô Cấu, công đức thọ trì đọc tụng, ngàn muôn phần không bằng một, cho đến toán số phần cũng chẳng bằng một. Vì sao? Nếu chúng sanh căn lành kém mỏng, không thể nghe được tên Phật Vô Cấu. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe tên Vô Biên Ly Cấu Như Lai. Người ấy không ở một chỗ Phật, trồng các căn lành, người ấy siêu việt thế gian bốn mươi tám kiếp.
Xá Lợi Phất! Phương đông trải qua chín ngàn cõi nước Phật, có thế giới tên là Diệu Thinh. Đức Phật tên là Nguyệt Thinh, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, hay thọ trì, đọc tụng, chí tâm kính lễ. Người ấy đã đặng tất cả công đức, trăm pháp đầy đủ như mặt trăng tròn đầy, rốt ráo sẽ đặng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Xá Lợi Phất! Lại trải quả mười ngàn cõi nước Phật, có một thế giới tên là Vô Úy. Đức Phật tên là Vô Biên Xưng A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thọ trì, đọc tụng, chắp tay đọc như thế này: “Nam Mô Vô Biên Xưng Thế Tôn.” Nếu lại có người đem bảy món báu bố thí như núi Tu Di v.v… mỗi ngày làm như vậy, tính đúng trăm năm, gom góp phước đức nầy, so sánh với công đức trì niệm danh hiệu của đức Phật kia, trăm phần không bằng một, cho đến toán số, thí dụ phần cũng chẳng bằng một.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua một ngàn năm trăm năm cõi nước Phật, có một thế giới gọi là Nhiên Đăng. Đức Phật gọi là Nhựt Nguyệt Quang Minh, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, thọ trì, đọc tụng, quỳ gối chắp tay, đầu gối bên mặt quỳ sát đất, ba lần xưng đọc như vầy: “Nam Mô Nhựt Nguyệt Quang Minh Thế Tôn.” Người ấy chóng thành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Xá Lợi Phất! Lại nữa trải qua ba mươi ngàn cõi Phật, có một thế giới tên là Vô Cấu, đức Phật tên là Vô Cấu Quang Minh, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có thiện nam và thiện nữ nào, trời, rồng, dạ xoa, la sát, người cùng phi nhơn v.v… nghe danh hiệu của đức Phật nầy, rốt ráo không thoái chuyển, bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không vào đường tà.
Xá Lợi Phất! Phương đông trải qua mười ngàn cõi nước Phật, có thế giới gọi là Bá Quang Minh. Đức Phật tên là Thanh Tịnh Quang Minh, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu trời, rồng, dạ xoa, phi nhơn, nghe danh hiệu của Ngài, quyết đặng thân người, xa lìa tham, sân, si, phiền não. Nếu người nào nghe mà không tin, trong sáu mươi ngàn kiếp bị đọa vào địa ngục.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua trăm cõi nước Phật, có thế giới tên là Thiện Đức, Phật hiệu là Nhựt Quang Minh, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà hiện tại đang thuyết pháp. Nếu người nào rốt ráo tâm thanh tịnh, xưng niệm danh hiệu Phật nầy, chắc chắn được công đức, tròn sáng như vừng mặt trời, thường hay hàng phục được tất cả ma chướng và ngoại đạo, siêu việt thế gian, ba mươi kiếp.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua sáu mươi ngàn cõi nước Phật, có thế giới tên là Trụ Thất Giác Phần. Đức Phật tên là Vô Biên Bửu, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe danh hiệu đức Phật kia, người ấy đầy đủ bảy giác phần, hay giúp chúng sanh thường ở trong chỗ quý báu thù thắng rốt ráo thành tựu vô lượng công đức.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua năm trăm cõi nước Phật. Có thế giới tên là Hoa Cảnh Tượng. Đức Phật tên là Hoa Thắng, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe danh hiệu đức Phật kia, lòng tin kính trọng. Người kia chắc đặng tất cả pháp lành, thành tựu như hoa nở tròn, siêu việt thế gian năm mươi lăm kiếp.
Xá Lợi Phất! Lại trải qua trăm ngàn ức cõi nước Phật, có thế giới tên là Viễn Ly Nhứt Thiết Ưu Não. Đức Phật tên là Diệu Thân, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe danh hiệu của đức Phật kia, chí tâm kính trọng, lễ lạy cúng dường. Người ấy rốt ráo xa lìa tất cả các chướng ngại, không vào đường ác, siêu việt thế gian vô lượng kiếp. Xá Lợi Phất! Lại trải qua na do tha cõi nước Phật, có thế giới tên là Bình Đẳng. Chỗ kia có đức Phật hiệu là Pháp Quang Minh Thanh Tịnh Khai Phu Liên Hoa, A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà, hiện tại đang thuyết pháp. Nếu có người nghe đặng danh hiệu của Như Lai kia, thọ trì không bao giờ quên, hằng lìa ba đường ác: “Nam Mô Pháp Quang Minh Thanh Tịnh Khai Phu Liên Hoa Phật.”
Xá Lợi Phất! Nếu tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào, muốn sám hối các tội, trước phải tắm gội, mặc y phục sạch sẽ, trần thiết trong nhà, thiết lập tòa cao, tôn trí tượng Phật, treo hai mươi lăm tràng phan, cúng dường các thứ hoa hương, tụng niệm lễ lạy hai mươi lăm danh hiệu Phật nầy,ngày đêm sáu thời sám hối, đúng hai mươi lăm ngày, diệt trừ các tội tứ trọng (18) và bát trọng. Các lỗi nếu có của Thức Xoa Ma Na Ni, Sa Di, Sa Di Ni cũng phải thật hành như thế.”
Lúc bấy giờ tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật rằng:
“Thưa Thế Tôn! Cúi mong Thế Tôn vì chúng con nói danh tánh bảy đức Phật đời quá khứ, cùng sự thọ mạng dài ngắn, chúng con muốn nghe.”
Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: “Lắng nghe, lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà nói. Xá Lợi Phất! Đời quá khứ chín mươi mốt kiếp có đức Phật tên là Tỳ Bà Thi Như Lai. Thuở quá khứ ba mươi kiếp có đức Phật tên là Thi Khí Như Lai, ở trong kiếp kia lại có Đức Tỳ Xá Phù Như Lai. Từ đây về sau vô lượng vô biên kiếp không có Phật ra đời; mãi đến trong Hiền Kiếp, mới có bốn đức Phật luân phiên ra đời, ấy là Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và ta là Thích Ca Mâu Ni Phật. Đức Phật Tỳ Bà Thi thọ mạng tám mươi ngàn kiếp. Phật Thi Khí thọ mạng sáu mươi ngàn kiếp. Phật Tỳ Xá Phù thọ mạng hai mươi ngàn kiếp. Phật Câu Lưu Tôn thọ mạng mười bốn tiểu kiếp. Phật Câu Na Hàm Mâu Ni thọ mạng ba mươi tiểu kiếp. Phật Ca Diếp thọ mạng hai tiểu kiếp. Hiện tại, ta thọ mạng tối thiểu chỉ có một trăm năm.
Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, thường làm lợi ích chúng sanh. Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm, Phật Ca Diếp, độ cho chúng sanh Bà La Môn rất nhiều! Xá Lợi Phất! Ta là Phật Thích Ca Mâu Ni độ chúng sanh giòng Sát Đế Lợi.
Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, ba vị Phật nầy độ cho chúng tánh Câu Lân. Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp, ba vị Phật nầy độ cho chúng tánh Ca Diếp. Xá Lợi Phất! Ta là Phật Thích Ca Mâu Ni độ cho chúng tánh Cù Đàm.
Xá Lợi Phất! Phật Tỳ Bà Thi ngồi tu dưới gốc cây Ba Tra La chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật Thi Khí tu dưới gốc cây Phân Đà Lợi, chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật Tỳ Xá Phù tu dưới gốc cây Sa La, thành đặng bực Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật Câu Lưu Tôn tu dưới cây Lợi Sa, đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật Câu Na Hàm Mâu Ni tu dưới cội cây Thi Ưu Đầu Bạt, đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật Ca Diếp tu dưới cây Ni Câu Luật, chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ta, Phật Thích Ca Mâu Ni tu dưới cây A Thuyết Tha, chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Phật Tỳ Bà Thi ba lần triệu tập hàng Thanh Văn. Phật Thi Khí ba phen hội họp chúng Thanh Văn. Phật Tỳ Xá Phù hai lần triệu tập chư vị Thanh Văn. Phật Câu Lưu Tôn một phen triệu tập chúng Thanh Văn. Phật Câu Na Hàm Mâu Ni một lần triệu tập chúng Thanh Văn. Phật Ca Diếp một phen triệu tập chúng Thanh Văn. Ta, Phật Thích Ca Mâu Ni một lần triệu tập chúng Thanh Văn.
Phật Tỳ Bà Thi, hàng đệ tử Thanh Văn bậc nhất là Ngài Kiết Sa và Ngài Khán Trà. Phật Thi Khí, hàng đệ tử Thanh Văn bậc nhất là Ngài Danh Thắng và Ngài Tự Tại. Phật Tỳ Xá Phù, hàng đệ tử Thanh Văn bậc nhất là Ngài Tinh Tú và Ngài Danh Thượng. Phật Câu Lưu Tôn hàng đệ tử Thanh Văn bậc nhất là Ngài Danh Tật và Ngài Danh Lực. Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, hàng đệ tử Thanh Văn bậc nhất là Ngài Danh Hoạt và Ngài Tỳ Đầu La. Phật Ca Diếp có hàng đệ tử Thanh Văn đệ nhất là Ngài Thâu Na và Ngài Phả La Đọa. Ta, Phật Thích Ca Mâu Ni có hàng đệ tử Thanh Văn đệ nhất là Ngài là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Hai vị nầy, vị trước trí huệ đệ nhất, vị sau thần thông đệ nhất. Phật Tỳ Bà Thi, thị giả tên là Vô Ưu. Thị giả của Phật Thi Khí tên là Ly Úy. Thị giả của Phật Tỳ Xá Phù tên là Tịch Tĩnh. Thị giả của Phật Câu Lưu Tôn tên là Trí Đắc. Thị giả của Phật Câu Na Hàm Mâu Ni tên là Thân Cận. Thị giả của Phật Ca Diếp tên là Ca Thất. Thị giả của ta tên là Hoan Hỷ.
Đệ tử ruột của Phật Tỳ Bà Thi tên là Thành Ấm. Đệ tử ruột của Phật Thi Khí tên là Bất Khả Lượng. Đệ tử ruột của Phật Tỳ Xá Phù tên là Thiện Trí. Đệ tử ruột của Phật Câu Lưu Tôn tên là Thượng Thắng. Đệ tử ruột của Phật Câu Na Hàm Mâu Ni tên là Tối Thắng. Đệ tử ruột của Phật Ca Diếp tên là Đạo Sư. Đệ tử ruột của ta tên là Ra Hầu La.
Thân phụ của Phật Tỳ Bà Thi tên là Bàn Đầu; thân mẫu tên là Bàn Đầu Ý; thành gọi là Bàn Đầu. Thân phụ của Phật Thi Khí tên là Câu Na; thân mẫu tên là Thắng Lợi; thành tên là A Lâu Na Bạt Đề. Thân phụ của Phật Tỳ Xá Phù tên là A Lâu Na Thiên Tử; thân mẫu tên là Xứng Ý; thành tên là Tùy Ý. Thân phụ của Phật Câu Lưu Tôn, thuộc giòng Bà La Môn tên là Công Đức; thân mẫu tên là Quảng Bị; Thiên Tử tên là Vô Úy; thành cũng gọi là Vô Úy. Thân phụ của Phật Câu Na Hàm Mâu Ni giòng Bà la Môn tên là Đại Đức; thân mẫu tên là Nan Thắng; Thiên Tử tên là Trang Nghiêm; thành cũng gọi là Trang Nghiêm. Thân phụ của Phật Ca Diếp tên là Tịnh Đức; thuộc giòng Bà La Môn; thân mẫu tên là Thiện Tài; Thiên Tử gọi là Tri Sử; thành cũng gọi là Tri Sử. Nay đây là thành Ba La Nại. Phụ hoàng của ta ngày nay tên là Luân Đầu Đàn Vương; Mẫu hoàng tên là Ma Ha Ma Gia; kinh thành tên là Ca Tỳ La.
Xá Lợi Phất! Phải nên kính lễ bổn sư là Phật Thích ca Mâu Ni là bậc Phật Xứng Diệu; Phật hàng phục tất cả, Phật Nhiên Đăng Quang, Phật Vô Úy, Phật Pháp Thắng v.v… như vậy, đại a tăng kỳ kiếp (19) thứ nhứt có tám mươi ức Phật chót sau tên là Phật Thích Ca Mâu Ni.
A Tăng Kỳ Kiếp thứ hai, đầu tiên có Phật Bửu Thắng, Phật Nhiên Đăng, Phật Diệu Thinh, Phật Thắng Thành, Phật Thiện Kiến, Phật Thiện Nhãn, Phật Trì Đề La Tra; các đức Phật Sư Tử Vô Úy Tự Tại, Vô Vi, Thiện Nhãn, Thiện Sơn, Thiện Ý, Chiên Đàn, Hàng Phục Ám, Sư Tử Phấn Tấn, Diệu Thinh, Vô Lượng Oai Đức, Tịnh Đức Diệm Kiến, Đệ Nhứt Nghĩa. Lại có đức Phật Thích Già Mâu Ni, Diệu Hạnh, Thắng Diệu, Tịch Tĩnh, Diệu Thân, Công Đức, Phạm Mạng Nguyệt Giáng, Tự Tại Điều Sơn, Mục Đà La Tài. Đây là Đại A Tăng Kỳ Kiếp thứ hai như vậy có bảy mươi hai ức Phật, phải nên kính lễ.
Xá Lợi Phất! Có các đức Phật Đại Lực, Đại Tinh Tấn, Tịnh Đức, Đại Minh Dương Diệm; lại có các đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Long, Đại Oai Đức, Kiên Hạnh, Chiên Đàn, Bửu Sơn, Nhơn Đà La Tràng, Vô Úy, Tác Phú Lâu Na, Bửu Kế, Ba Đầu Ma Thắng, Diệu Thắng, Vô Cấu, cùng với Quang Minh, Hàng Phục Khẩn, Ba Tư Tha, Đại Tràng Phả La Đọa Tất Sa, Tinh Tú, Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Câu Lân, Tỳ Xá Phù, Năng Tác Quang Minh, Bất Khả Thắng. Lại có Phật Thi Khí, Thiện Kiến, tối hậu có Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trong kiếp Đại A Tăng Kỳ thứ ba có bảy mươi mốt ức Đức Phật, cần phải kính lễ. Xá Lợi Phất! Như thế đó v.v… Đời quá khứ có vô lượng đức Phật, các ông phải kính lạy.”
Kính lạy Đức Phật Hoan Hỷ Tăng Trưởng
Kính lạy Đức Phật Nhân Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Bất Động
Kính lạy Đức Phật Đại Thánh
Kính lạy Đức Phật Hoan Hỷ
Kính lạy Đức Phật Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Phổ Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Mãn Túc
Kính lạy Đức Phật Câu Lân
Kính lạy Đức Phật An Ẩn
Kính lạy Đức Phật Đại Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Trí Huệ
Kính lạy Đức Phật Đại Xưng
Kính lạy Đức Phật A Nâu Luật
Kính lạy Đức Phật Bất Yểm Túc
Kính lạy Đức Phật Đại Quang Diệm Tụ
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Quang
Kính lạy Đức Phật Hỏa Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Phổ Bửu Cái
Kính lạy Đức Phật Na La Diên Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Thiện Căn Tăng Trưởng Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Thừa Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Ly Nhứt Thiết Ưu Não Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Kiên Cố Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Vân Vương Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Tý Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Nghĩa Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Thắng Hộ Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Phạm Thắng Thiên Vương Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Như Thị Đẳng Đồng Danh Bất Khả Thuyết Bất Khả Lượng…
Xá Lợi Phất! Ông nên kính lễ đức Phật Vô Lượng Thọ, thế giới An Lạc, có đức Quán Thế Âm Bồ Tát, đức Đại Thế Chí làm vị Thượng Thủ. Và các chúng Bồ Tát vô lượng vô biên.
Cũng như vậy thế giới Ma Lê Chi, cõi nước Phật Nan Thắng có Quang Minh Tràng Bồ Tát và Quang Minh Thắng Bồ Tát làm Thượng Thủ (20), và có vô lượng vô biên vô số chúng Bồ Tát.
Cũng vậy thế giới Khả Lạc, cõi nước Phật A Súc, Hương Tượng Bồ Tát cùng Diệu Hương Tượng Bồ Tát làm Thượng Thủ và chúng Bồ Tát có vô lượng vô biên.
Cũng thế, thế giới Lô Xá Na, cõi nước Phật Nhật Nguyệt Bồ Tát Sư Tử và Bồ Tát Sư Tử Huệ làm Thượng Thủ, và chúng Bồ Tát có vô lượng vô biên.
Cũng vậy, thế giới Bất Thuấn, cõi nước Phật Thiện Nguyệt, Bồ Tát Sa La Thai, Bồ Tát Nhất Thiết Pháp Đắc Tự Tại làm Thượng Thủ, và chúng Bồ Tát có vô lượng vô biên. Cũng như vậy thế giới Quang Minh, cõi nước Phật Phổ Chiếu, Bồ Tát Nguyệt Luân, Bồ Tát Bửu Cự làm Thượng THủ, và chúng Bồ Tát có vô lượng vô biên.
Cũng như vậy thế giới Lạc Thành cõi nước Phật Bửu Diệm Như Lai, Bồ Tát Bất Không Phấn Tấn, Bồ Tát Bất Không Kiến làm Thượng Thủ và có chúng Bồ Tát vô lượng vô biên.
Thế giới Lạc Quán, cõi nước Phật Phổ Quán Như Lai, Bồ Tát Vân Vương, Bồ Tát Pháp Vương làm Thượng Thủ và chúng Bồ Tát có vô lượng vô biên.
Thế giới Kiến Ái, cõi nước Phật Quán Thế Âm Vương Như Lai, Bồ Tát Hàng Phục Ma, Bồ Tát Sơn Vương làm Thượng Thủ, và chúng Bồ Tát có vô lượng vô biên. Tất cả các cõi nước Phật ở trong mười phương thế giới v.v… tất cả Bồ Tát ta đều kính lạy.
Kính lạy Đức Phật Tu Di Đăng Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Thắng
Kính lạy Đức Phật Nhiếp Trì Nhứt Thiết Pháp
Kính lạy Đức Phật Quá Xưng Lượng
Kính lạy Đức Phật Vô Tý Dụ
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Pháp
Kính lạy Đức Phật Nan Tư Nghị
Kính lạy Đức Phật Nhị Vạn Nhựt Nguyệt Đăng Minh
Kính lạy Đức Phật Tam Vạn Nhiên Đăng
Kính lạy Đức Phật Đại Thông Trí Thắng
Kính lạy Đức Phật Thập Lục Vương Tử
Kính lạy Đức Phật Không Vương
Kính lạy Đức Phật Đa Bửu
Kính lạy Đức Phật Vân Tự Tại Đăng Vương
Kính lạy Đức Phật Oai Âm Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Số Quang
Kính lạy Đức Phật Tư Thiện
Kính lạy Đức Phật Phân Thân Phật
Kính lạy Đức Phật Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức
Kính lạy Đức Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí
Kính lạy Đức Phật Vô Tịnh Trang Nghiêm Vương
Kính lạy Đức Phật Long Tôn Vương
Kính lạy Đức Phật Vân Lôi Âm
Kính lạy Đức Phật Vân Lôi Tú Vương Hoa Trí
Kính lạy Đức Phật Bửu Vương
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Bửu Vương
Kính lạy Đức Phật Quang Minh Vương
Kế đây, lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp LuânKính lễ mười phương các Đại Bồ Tát:
Kính lạy Bồ Tát Bất Tư Nghị
Kính lạy Bồ Tát Ly Giác Âm
Kính lạy Bồ Tát Duy Niệm An
Kính lạy Bồ Tát Ly Cấu Xưng
Kính lạy Bồ Tát Vô Lượng Âm
Kính lạy Bồ Tát Đại Danh Vặn
Kính lạy Bồ Tát Minh Đỏa Kế
Kính lạy Bồ Tát Kiên Sư Tử
Kính lạy Bồ Tát Độc Du Bộ
Kính lạy Bồ Tát Xã Sở Niệm
Kính lạy Bồ Tát Cập Trí Tích
Kính lạy Bồ Tát Ý Thiện Trú
Kính lạy Bồ Tát Vô Cực Tướng
Kính lạy Bồ Tát Huệ Quang Diệu
Kính lạy Bồ Tát Tiêu Tai Ý
Kính lạy Bồ Tát Năng Ủng Hộ
Kính lạy Bồ Tát Chí Thành Anh
Kính lạy Bồ Tát Liên Hoa Giới
Kính lạy Bồ Tát Chúng Chư An
Kính lạy Bồ Tát Thánh Huệ Nghiệp
Kính lạy Bồ Tát Tương Công Huân
Kính lạy Bồ Tát Vô Tư Nghị
Kính lạy Bồ Tát Tịnh Phạn Thí
Kính lạy Bồ Tát Quảng Sự Nghiệp
Kính lạy Bồ Tát Xử Thiên Hoa
Kính lạy Bồ Tát Thiện Tư Duy
Kính lạy Bồ Tát Vô Hạng Pháp
Kính lạy Bồ Tát Danh Vặn Ý
Kính lạy Bồ Tát Dĩ Biện Tích
Kính lạy Bồ Tát Tự Tại Môn
Kính lạy Bồ Tát Thập Chủng Lực
Kính lạy Bồ Tát Hữu Thập Lực
Kính lạy Bồ Tát Đại Thánh Mẫn
Kính lạy Bồ Tát Vô Sở Việt
Kính lạy Bồ Tát Du Tịch Nhiên
Kính lạy Bồ Tát Tại Ư Bỉ
Kính lạy Bồ Tát Vô Số Thiên
Kính lạy Bồ Tát Tu Di Quang
Kính lạy Bồ Tát Cực Trọng Tạng
Kính lạy Bồ Tát Nhơn Siêu Việt
Kính lễ các vị Đại Bồ Tát vô lượng vô biên ở thế giới mười phương. Đảnh lễ các vị Hiền Thánh, Thanh Văn, Duyên Giác.
Đạo tràng ngày nay, chúng con cùng nhau sám hối rửa sạch tâm cấu (21), mười nghiệp chướng ác (22) sạch hết không còn, trong ngoài đều sạch. Sau đó, nên học hạnh Bồ Tát, tu hành chân chính; công đức trí huệ do đó mà phát sinh. Sở dĩ các đức Phật thường khen ngợi sự phát tâm là đạo tràng, là vì hay làm xong các việc khó khăn. Chúng con xin kiên tâm trì chí, chớ tưởng sống lâu, mà đợi lúc hết phiền não, chớ nên bỏ qua sau ăn năn không kịp. Ngày nay đã cùng nhau gặp được thời gian tốt, ngày đêm chớ nên để phiền não che lấp tâm tánh, phải nỗ lực phát tâm sáng suốt. Tâm sáng suốt tức là tâm Phật, công đức trí tuệ, không thể nghĩ bàn. Phát tâm một niệm công đức còn nhiều, huống chi phát tâm mãi mãi thì công đức biết bao; giả sử nhiều kiếp tu tập, phước đức vô lượng, cho đến đời nầy làm các việc thiện khác, không bằng một phần muôn của sự phát tâm, toán số, thí dụ, cũng không thể so sánh được. Lại có người làm việc phước đức, nhưng không phát tâm bồ đề vô thượng đạo (23); cũng như người cày ruộng, không chịu gieo giống xuống, đã không mọc mầm, làm sao mà có lúa? Do đó, phải phát tâm bồ đề, để làm nhân duyên cho việc chứng quả, trên đền ơn Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Vì thế, đức Phật thường khen các vị Thiên Tử: “Lành thay! Lành thay! Như các ông đã nói, vì muốn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, phát tâm bồ đề là cúng dường Như Lai số một.” Phát tâm bồ đề, không phải một lần, mà phải thường xuyên, khiến tâm sáng suốt không gián đoạn. Trong Kinh đã nói: “Ở trong chỗ Phật nhiều như số cát sông Hằng, phát nguyện rộng lớn, biết cách phát tâm, số kia rất nhiều. Lại nữa, tâm bồ đề khi gặp được thiện tri thức, liền phát khởi dễ dàng, vị tất phải gặp Phật ra đời. Như Ngài Văn Thù Sư Lợi, đầu tiên hướng về bồ đề, chính nhờ nữ nhơn làm phương thức sơ phát tâm, không những cho những người tâm chí thông thường, mà là do thật tâm khát ngưỡng đại thừa, ham cầu Phật pháp, nương tựa các kinh điển, xem thường việc đời, kẻ oán người thân không sai biệt, lục đạo (24) như nhau, mong nhờ việc lành nầy, đều được giải thoát. Người phát tâm phải đồng tín giải, không phải việc thường.
Chúng con phát tâm bồ đề, trước hết quán tưởng những bà con gần, chúng sanh xa. Nghĩ đến cha mẹ, sư trưởng, quyến thuộc, rồi nghĩ đến địa ngục, quỷ đói, súc sanh; lại nghĩ đến chư thiên, chư tiên, tất cả thiện thần; nghĩ đến nhân đạo, tất cả loài người, những người thọ khổ, phải làm thế nào cứu vớt họ. Thấy rồi khởi tưởng nên phát tâm suy nghĩ như vậy, chỉ có tâm rộng lớn mới hay cứu vớt khổ kia; nếu một tưởng thành, nên khởi tưởng thứ hai, tưởng thứ hai thành rồi, phải khởi tưởng thứ ba, tưởng thứ ba thành rồi, tưởng đầy mỗi mỗi tịnh thất, mỗi thất thành rồi, mãn một do tuần, do tuần đầy rồi, tưởng mãn châu Diêm Phù Đề (25), đầy châu nầy rồi, mãn ba châu thiên hạ khác. Như thế dần dần rộng khắp mười phương cõi, thấy chúng sanh ở phương đông đều là cha ta; chúng sanh phương tây đều là mẹ ta, chúng sanh phương nam đều là anh ta, chúng sanh phương bắc đều là em ta, chúng sanh phương dưới đều là chị, em ta, chúng sanh phương trên đều là sư trưởng ta, còn bốn hướng khác đều là sa môn, bà la môn v.v… Thấy rồi ta phải khởi niệm, nếu khi thọ khổ, phải khởi tưởng ta, đến chỗ các người, điều thân xét kỹ, thề quyết cứu vớt khổ kia, được giải thoát rồi, vì tất cả chúng sanh mà nói pháp khen Phật, khen Pháp, khen chúng Bồ Tát, khen ngợi xong rồi, tâm sanh hoan hỷ, thấy chúng sinh an vui, như mình an vui không khác.
Hôm nay, đệ tử chúng con phát tâm bồ đề, cần phải như thế, không bỏ khổ não, theo giúp chúng sanh, ban cho mỗi người, với lòng thống thiết, năm vóc gieo xuống đất, tâm nghĩ miệng nói, phát lời thệ nguyện. Đệ tử chúng con từ nay trở đi, cho đến chốn đạo tràng, ở trong khoảng giữa, tại chỗ đã sinh, hằng gặp thiện tri thức, phát tâm vô thượng bồ đề. Nếu ở trong ba đường khổ và đọa vào tám nạn (26), thường khiến nhớ nghĩ phát tâm bồ đề, khiến tâm bồ đề, tương tục không gián đoạn. Đệ tử chúng con ngày nay, phát tâm dũng mãnh, tâm ân trọng, tâm bồ đề, chí thành tha thiết, năm vóc gieo xuống đất, kính lạy chư Phật trong mười phương:
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Tạng Phương Đông
Kính lạy Đức Phật Vi Nhiễu Hương Huân Phương Nam
Kính lạy Đức Phật Bửu Vô Lượng Tràng Phương Tây
Kính lạy Đức Phật Mãn Túc Ý Phương Bắc
Kính lạy Đức Phật Khoái Lạc Tôn Phương Đông Nam
Kính lạy Đức Phật Xuất Pháp Vô Cấu Vương Phương Tây Nam
Kính lạy Đức Phật An Lập Vương Phương Tây Bắc
Kính lạy Đức Phật Bạch Liên Hoa Vương Phương Đông Bắc
Kính lạy Đức Phật Pháp Danh Hiệu Phương Dưới
Kính lạy Đức Phật Vô Ngu Phong Phương Trên
Lễ sám hối rồi, lạy ngôi Tam Bảo trong mười phương hết cõi hư không, đệ tử chúng con, hôm nay đối trước tất cả Tam Bảo mười phương, phát tâm bồ đề. Từ nay trở đi cho đến gặp đạo tràng, thật hành con đường của Bồ tát, thề không bao giờ thoái chuyển, hằng phát tâm độ thoát chúng sanh, hằng phát tâm an lập chúng sanh, hằng phát tâm gia hộ chúng sanh. Chúng sanh không thành được Phật, thề không lên ngôi Chánh Giác trước. Cúi mong các đức Phật trong mười phương, đại địa Bồ Tát, tất cả Thánh Hiền, vì chúng con đến chứng minh cho tất cả hạnh nguyện, thảy đều thành tựu.
Đệ tử chúng con trải qua nhiều kiếp, có lẽ trồng nhiều căn lành, mới đặng hoa báo ở cõi người, cõi trời, chưa được thật quả xuất thế, mạng sống kết thúc, phước đức giảm nhiều, trở lại đọa vào con đường ác, thân hoại khổ não bức bách, không thể tránh khỏi, nếu không lập nguyện rộng lớn, phát tâm cao thượng độ sanh, thì trăm phước trang nghiêm không do đâu lìa các si não. Ngày nay, duy nhứt là phải một lòng một dạ, tưởng niệm các đức Phật, khởi chí kiên cố, phát tâm bồ đề, làm việc công đức không thể tính lường, các đức Phật, chư vị Bồ Tát, nói không bao giờ cùng tận, sức lành như thế không thể nghĩ bàn được, chúng con chí tâm sám hối, học tập một ý lành, trong Kinh Đại Tập nói: “Ví như nhà tối trăm năm, một ngọn đèn thắp lên, phá được sự tối tăm.” Chớ cho một niệm là nhỏ mà không nỗ lực, cùng nhau chúng ta quỳ gối chắp tay, một lòng hướng về ngôi Tam Bảo mười phương, tâm nghĩ miệng nói: Đệ tử chúng con ngày nay, đối trước các Đức Phật trong mười phương, đối trước Tôn Pháp trong mười phương, đối trước Hiền Thánh Tăng trong mười phương, lòng thẳng niệm chánh, khởi tâm sâu nặng, tâm không buông lung, tâm an trụ, tâm lạc thiện, tâm độ tất cả, tâm che chở tất cả, tâm bình đẳng như chư Phật, phát tâm bồ đề. Đệ tử chúng con từ nay trở đi, đến chốn đạo tràng, không trụ trước tâm nhơn thiên, không khởi tâm Thanh Văn, không khởi tâm Phật Bích Chi; chỉ một lòng phát tâm đại thừa, cầu tâm ‘nhứt thiết chủng trí,’ thành đạt tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cúi mong các đức Phật trong mười phương, hết cõi hư không, đại địa Bồ Tát, các vị Thánh nhơn, dùng sức bản nguyện, hiện đến vì chúng con mà chứng minh cho, dùng sức từ bi, gia trì nhiếp thọ. Chúng con ngày nay phát tâm, ở chỗ đã sinh, bền lòng không thoái chuyển, nếu sa vào ba đường ác và đến chỗ tám nạn, ở trong ba cõi, thọ các thân mạng, chịu những đau khổ, dù là khó kham khó chịu, thề không bao giờ thoái chuyển đại tâm ngày nay; thà rằng vào trong vừng lửa lớn không gián đoạn, chịu các đau khổ, thề không vì sự đau khổ ấy mà thoái mất đại tâm ngày hôm nay. Tâm nầy nguyện nầy, đồng với tâm của chư Phật, đồng với nguyện của chư Phật, đem hết lòng thành, đảnh lễ Tam Bảo. Đệ tử chúng con, từ nay trở đi, cho đến lúc thành Phật, không bỏ hai pháp: biết các sự vật là không, độ thoát tất cả chúng sanh trong mười phương, cùng với sự hết lòng, công bình tha thiết, năm vóc (27) gieo xuống đất, tâm nghĩ miệng nói: đệ tử chúng con, không vì tự mình mà cầu quả Vô Thượng Bồ Đề, mà là vì cứu độ tất cả chúng sanh, chứng quả Vô Thượng Bồ Đề. Từ nay trở đi, cho đến lúc thành Phật, thề sẽ gánh vác việc Phật vô lượng vô biên cho tất cả chúng sanh, khởi lòng đại bi, cứu giúp chúng sanh hết đời vị lai; nếu có tội nặng trong ba đường ác, ách nạn trong sáu nẻo mê, chúng con thề không tránh xa các khổ não, đem thân cứu hộ, khiến cho chúng sinh, được nơi yên ổn, cúi mong các đức Phật trong mười phương, hết cõi hư không, xin đem sức đại từ bi, vì chúng con mà chứng giám cho.
Đệ tử chúng con, ngày nay sám hối, phát tâm bồ đề, thậ hành con đường Bồ Tát, ở chốn đã sanh, đầy đủ thành tựu, những nơi sẽ đến, tất cả được giải thoát, đem hết lòng thành, năm vóc gieo xuống đất, đảnh lễ ngôi Tam Bảo trong mười phương. Chúng con không tự mình cầu quả Vô Thượng Bồ Đề, mà vì cứu độ tất cả chúng sanh trong mười phương. Từ nay trở đi, cho đến lúc thành Phật; nếu có chúng sanh ngu si hắc ám, không biết chánh pháp, khởi các tà kiến (28). Lại có chúng sanh, mặc dù thật hành đạo hạnh, không thông pháp tướng, chúng sanh như thế ấy cho đến đời vị lai, chúng con thề đem sức Phật, sức Pháp, sức Hiền Thánh, các thứ phương tiện, khiến các chúng sanh ấy đều vào Phật tuệ thành tựu, đầy đủ tất cả chủng trí.


Chú thích:
1. Hữu Đảnh: Cõi trời hữu đảnh (có chót đầu, cao nhứt), là nơi Tịnh Phạm Địa trong cõi Sắc. Vốn tên là Sắc Cứu Cánh Thiên, là vị đầu trên hết trong thế giới, cho nên kêu tên vậy. Lại cảnh trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng nơi thứ tư trên cõi Vô Sắc cũng gọi là Hữu Đỉnh.
2. Na do tha: Đã giải trong quyển thứ mười bảy, số 1, trang 473 (Tập II).
3. Phạm bốn tội nặng: Parajika (S). Bốn tội nặng của tỳ kheo giới. Ấy là 1/ giới dâm; 2/ giới trộm; 3/ giới sát; 4/ giới đại vọng ngữ. Cũng gọi là tứ trọng, bốn tội nặng hay tứ khí, bốn tội mà kẻ phạm bị bỏ ra ngoài giáo hội.
4. Phạm tám tội nặng: Về tỳ kheo ni giới, có tám tội Ba La Di: 1/ Dâm; 2/ Trộm; 3/ Sát; 4/ Vọng ngữ; 5/ Vì ý dâm, đụng cọ với đàn ông từ nách cho đến gối; 6/ Vì ý dâm mà nắm tay, nắm áo, hẹn hò với đàn ông ở chỗ vắng; 7/ Che chở, giấu tội một tỳ kheo ni phạm đại giới; 8/ Tùng theo một tỳ kheo phạm giới và không sám hối.
5. Phạm tội căn bản của người xuất gia: Ấy là bốn trọng tội: Sát sanh; Trộm cướp; Dâm dục và Vọng ngữ.
6. Ngũ vị tân: Năm thứ hăng, hôi: hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ.
7. Thọ ký: Vyakarana (S). Prédiction concernant l’état de Bouddha (F). Thọ: nhận lấy. Ký: ghi nhớ, ghi chứng. Viết trọn câu Thọ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Ký. Viết tắt là thọ ký. Khi một đức Phật biết trước rằng, về sau một vị tu hành nào đó sẽ thành Phật. Đó gọi là thọ ký. Như Phật Nhiên Đăng đã thọ ký cho Đức Thích Ca vậy.
8. Hảo tướng: Tướng tốt. Những điềm tốt lành mà người tu Phật nhận thấy trong những khi lễ bái, niệm Phật, tọa thiền hoặc chiêm bao. Ấy là những tướng nầy: Phật hiện lại xoa đầu mình, thấy yến sáng, thấy hoa, cùng các tướng lạ khác. Khi thấy được hảo tướng thì các tội đều tiêu diệt.
9. Kinh hành: Promenade (F). Kinh: đi thẳng suốt. Hành: đi, đi thiền hành, đi dạo… Lấy một nơi nào đó làm chỗ nhứt định, rồi đi vòng tròn theo trong đó, hoặc là đi lại đi qua. Ấy gọi là kinh hành. Nhà sư tu thiền, thường khi thiền hành. Muốn tránh các bệnh hôn trầm, thì nên kinh hành, đi thung dung nơi chốn mình tham thiền hay lễ bái. Lại nữa, các sư ăn xong thường đi kinh hành. Danh từ gọi là “Phạn thực kinh hành.”
10. Vô chướng ngại: Không có sự ngăn trở, không bị cản trở, thông đạt và tự tại, trái với chướng ngại. Vô chướng ngại cũng tức là vô trước, không dính, không mắc. Như khi Phật nhập định, Ngài phóng hào quang ra, thì hào quang ấy chiếu suốt qua các cảnh, các cõi thế giới một cách vô chướng ngại. Lại như nói: Đại phong (bão to, gió lớn) là vô chướng ngại, vì không có cây cối nhà cửa nào, không có sức ai cản nổi gió bão ấy.
11. Pha lê đăng: Đèn pha lê. Giống như chất thủy tinh, có bốn màu: tía, trắng, hường, biếc. Đây là một thứ quý báu trong bảy thứ quý báu.
12. Bảy giác phần tam muội: Sapta-bodhyangasammàdhi (S). Extase (méditation) sur les Sep États d’Esprit constitutifs de l’ Éveil (F): Phép tam muội quán tưởng lần lượt cho đầy đủ bảy phần hiệp thành quả bồ đề. Cũng gọi thất chủng tam muội: 1/ Niệm xứ giác phần tam muội; 2/ Trạch pháp giác phần tam muội; 3/ Tinh tấn giác phần tam muội; 4/ Hỷ giác phần tam muội; 5/ Trừ giác phần tam muội; 6/ Định giác phần tam muội; 7/ Xả giác phần tam muội.
13. A ra ha tam miệu tam Phật đà: Arahatsamma sambuddha (P). Một danh hiệu cao quý của Phật: Dịch là Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Đành rằng Đức Thích Tôn đắc quả A La Hớn đã bao kiếp rồi, nhưng một khi giáng sanh nơi một cõi trược thế, kế xuất gia tu hành, thì phải lấy lại quả A la Hớn. Thế nên gọi Phật là vị A Ra Ha Tam Miệu Tam Phật Đà.
14. Bất thoái chuyển: Chẳng quay gót trở lại. Gọi tắt là bất thoái. Việc tu hành về công đức, thiện căn, trí huệ càng ngày càng phát triển chớ không thoái thất, chuyển biến. Bất thoái chuyển tức là đối với địa vị Chánh Giác của Phật Như Lai ngày càng gần.
15. Địa ngục A tỳ: Đã giải trong quyển thứ nhất, số 11, trang 98 (Tập I)
16. Thập lực: Đã giải trong quyển thứ tư, số 3, trang 353 (Tập I)
17. Bốn thánh đế: Catvàriaryasa-tyanu (S). Aryaacca (P). Quatre Vérités excellentes (Fr). Bốn chân lý chánh diệu của hàng Thánh giả. Ấy là: Khổ thánh đế; tập thánh đế; diệt thánh đế và đạo thánh đế.
18. Tứ trọng và Bát trọng: Đã chú giải trong quyển nầy, số 3 và 4. Xin xem lại phía trên.
19. Đại A tăng kỳ kiếp: Đã giải trong quyển thứ sáu, số 1, trang 479 (Tập I)
20. Thượng thủ: Ngôi đầu trên hết là tiếng gọi ngôi chủ trong một tòa đại chúng, hoặc cử một vị, hoặc cử nhiều người trong đó làm Thượng thủ. Thượng thủ tức là bậc đứng ra hướng dẫn chỉ dạy cho một đại chúng.
21. Rửa sạch tâm cấu: Gội sạch các tâm nhơ cấu phiền não, giải tỏa được mười thứ căn bản phiền não, chuyển sạch các vọng hoặc hằng ngày, sạch tâm cấu thì yến sáng trí huệ phát sanh, tự nhiên trí hiển lộ.
22. Mười nghiệp chướng ác: Đã giải trong quyển thứ nhất, số 24, trang 102 (Tập I)
23. Phát tâm bồ đề: Đã giải trong quyển thứ chín, số 12, trang 647 (Tập I)
24. Lục đạo: Sáu đường: Đường lên cõi trời, đường đến A tu la, đường vào cõi người, đường làm loại súc sanh, đường đến loài quỷ đói và đường xuống địa ngục.
25. Châu Diêm Phù Đề: Đã giải trong quyển thứ nhất, số 14, trang 99 (tập I), nói về cõi Diêm Phù.
26. Tám nạn: 1/ Địa ngục nạn; 2/ Ngạ quỷ nạn; 3/ Súc sanh nạn; 4/ Manh lung ám á nạn; 5/ Phật tiền Phật hậu nạn; 6/ Thế trí biện thông nạn; 7/ Vô tưởng thiên nạn và 8/ Bắc Câu Lư Châu nạn.
27. Năm vóc gieo xuống đất: Nói theo chữ là “Ngũ thể đầu địa.” Có chỗ nói ngũ luân đầu địa. Tức là, trước hết đứng ngay mình, rồi chấp hai tay lại, tay mặt vén áo, rồi co hai gối lại, thứ đến co hai tay, cúi đầu làm lễ. Khởi sự từ chót đầu, thứ đến hai cánh tay, hai đầu gối, làm lễ lần lượt như vậy. Nói tóm lại, hai tay, hai gối, và đầu đều gieo mọp xuống đất. Ấy là cách trọng thể hơn hết trong cuộc kính lễ vậy.
28. Các tà kiến: Các ý kiến tà: tin tà đảo kiến. Làm và tin theo các điều tà ma, ngoại đạo. Nhất là tin ngoài tâm có Phật, chạy theo các lý thuyết bên ngoài, tìm cầu yến sáng giác ngộ bên ngoài đều là các tà kiến.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 30 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.80.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập