Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Tôi nghe như vầy (1), một thuở nọ Đức Phật ngự tại thành Xá Bà Đề (2), trong rừng cây của Thái tử Kỳ Đà, vườn của Cấp Cô Độc (3), cùng các chúng Đại Tỳ kheo (4), một nghìn hai trăm năm mươi vị.
Lúc bấy giờ hàng tứ chúng (5) hầu Đức Thế Tôn cùng trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la già, người cùng phi nhơn (6), v.v… Lúc ấy Đức Thế Tôn (7) bảo các đại chúng, chư vị phải lắng nghe, tôi vì các ông tuyên nói danh tự các đức Phật đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Nếu các thiện nam, thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng danh tự của chư Phật. Các vị ấy hiện tại được yên ổn, xa lìa các tai nạn và tiêu diệt các tội chướng, trong tương lai sẽ chứng đặng đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (8). Nếu các thiện nam, thiện nữ nào muốn tiêu diệt các tội cấu, phải tắm gội sạch sẽ, mặc y phục chỉnh tề, trang nghiêm, quỳ gối chấp tay xướng đọc các Hồng Danh Phật như sau:
Kính lạy đức Phật A-Súc Phương Đông (9)
Kính lạy Tám Mươi Sáu Đức Phật Sơ Nguyên Thành Vương
Kính lạy đức Phật Hỏa Quang
Kính lạy đức Phật Mắt Linh
Kính lạy đức Phật Vô Úy
Kính lạy đức Phật Bất Khả Tư Nghì
Kính lạy đức Phật Đăng Vương
Kính lạy đức Phật Phóng Quang
Kính lạy đức Phật Quang Minh Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Đại Thắng
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Đại Sự
Kính lạy đức Phật Thật Kiến
Kính lạy đức Phật Kiên Vương Hoa
Kính lạy đức Phật Đại Từ Cứu Khổ
Chúng con kính lạy các đức Phật ở phương đông nhiều vô lượng, vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Phổ Mãn Phương Nam
Kính lạy đức Phật Oai Vương
Kính lạy đức Phật Trụ Trì Tật Hành
Kính lạy đức Phật Hiệt Huệ
Kính lạy đức Phật Xứng Thinh
Kính lạy đức Phật Bất Yểm Kiến Thân
Kính lạy đức Phật Sư Tử Thanh
Kính lạy đức Phật Bất Không Kiến
Kính lạy đức Phật Khởi Hạnh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Hạnh Thanh Tịnh
Kính lạy đức Phật Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Đại Sơn Vương
Chúng con kính lạy các đức Phật ở phương Nam nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Thọ Phương Tây
Kính lạy đức Phật Sư Tử
Kính lạy đức Phật Hương Tích Vương
Kính lạy đức Phật Hương Thủ
Kính lạy đức Phật Tần Tấn
Kính lạy đức Phật Hư Không Tạng
Kính lạy đức Phật Bảo Tràng
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Nhãn
Kính lạy đức Phật Lạc Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Bửu Sơn
Kính lạy đức Phật Quang Vương
Kính lạy đức Phật Nguyệt Xuất Quang
Chúng con kính lạy các đức Phật ở phương Tây nhiều vô lượng, vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Nan Thắng Phương Bắc
Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn
Kính lạy đức Phật Tự Tại
Kính lạy đức Phật Kim Sắc Vương
Kính lạy đức Phật Nguyệt Sắc Chiên Đàn
Kính lạy đức Phật Phổ Nhãn Kiến
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu Nhãn Kiến
Kính lạy đức Phật Luân Thủ
Kính lạy đức Phật Vô Cấu
Chúng con kính lạy các đức Phật ở phương Bắc nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Trị Địa Phương Đông Nam
Kính lạy đức Phật tự Tại
Kính lạy đức Phật Pháp Tự Tại
Kính lạy đức Phật Pháp Huệ
Kính lạy đức Phật Pháp Tư
Kính lạy đức Phật Thường Pháp Huệ
Kính lạy đức Phật Thường Lạc
Kính lạy đức Phật Thiện Tư Duy
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ
Kính lạy đức Phật Thiện Tý
Chúng con thành kính đảnh lễ chư Phật ở phương Đông Nam nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Na La Diên Phương Tây Nam
Kính lạy đức Phật Long Vương Đức
Kính lạy đức Phật Bửu Thanh
Kính lạy đức Phật Địa Tự Tại
Kính lạy đức Phật Nhơn Vương
Kính lạy đức Phật Diệu Thinh
Kính lạy đức Phật Hiệt Tuệ
Kính lạy đức Phật Diệu Hương Hoa
Kính lạy đức Phật Thiên Vương
Kính lạy đức Phật Thường Thanh Tịnh Nhãn
Chúng con thành kính đảnh lễ chư Phật ở phương Tây Nam nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang Diện Phương Tây Bắc
Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang
Kính lạy đức Phật Nguyệt Tràng
Kính lạy đức Phật Dõng Mãnh
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang Diện
Kính lạy đức Phật Nhật Tạng
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Hoa Thân
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Tạng
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Tu
Kính lạy đức Phật Sư Tử Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Tâm Ý
Chúng con thành kính đảnh lễ chư Phật ở phương Tây Bắc nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Tịch Cư Căn Phương Đông Bắc
Kính lạy đức Phật Tịch Diệt
Kính lạy đức Phật Đại Tướng
Kính lạy đức Phật Tịnh Thắng
Kính lạy đức Phật Tịnh Diệu Thinh
Kính lạy đức Phật Tịnh Thiên Cúng Dường
Kính lạy đức Phật Thiện Hóa
Kính lạy đức Phật Hóa Hiện
Kính lạy đức Phật Thiện Ý
Kính lạy đức Phật Thiện Ý Trú Trì
Chúng con thành kính đảnh lễ chư Phật ở phương Đông Bắc nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Thật Hành Phương Dưới
Kính lạy đức Phật Tật Hành
Kính lạy đức Phật Hiệt Huệ
Kính lạy đức Phật Kiên Cố Vương
Kính lạy đức Phật Kim Cương Tế
Kính lạy đức Phật Sư Tử
Kính lạy đức Phật Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Như Thật Trú
Kính lạy đức Phật Thành Công Đức
Kính lạy đức Phật Công Đức Đắc
Kính lạy đức Phật Thiện An Lạc
Kính lạy đức Phật Thiên Kim Cương
Chúng con thành kính đảnh lễ chư Phật ở phương Dưới nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Thắng Phương Trên
Kính lạy đức Phật Vân Vương
Kính lạy đức Phật Vân Công Đức
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Xứng Danh
Kính lạy đức Phật Văn Thân Vương
Kính lạy đức Phật Đại Công Đức
Kính lạy đức Phật Đại Tu Di
Kính lạy đức Phật Hàng Phục Ma Vương
Chúng con thành kính đảnh lễ chư Phật ở phương Trên nhiều vô lượng vô biên như thế.
Kính lạy đức Phật Phổ Hiền Vị Lai
Kính lạy đức Phật Di Lặc
Kính lạy đức Phật Quán Thế Âm Tự Tại
Kính lạy đức Phật Đắc Đại Thế Chí
Kính lạy đức Phật Hư Không Tạng
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Xưng
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Nghĩa
Kính lạy đức Phật Thật Thinh
Kính lạy đức Phật Đại Hải
Kính lạy đức Phật Vô Tận Ý
Kính lạy đức Phật Vô Tận Tạng
Chúng con thành kính đảnh lễ chư Phật ở đời vị lai nhiều vô lượng vô biên như thế.
Các thiện nam cùng thiện nữ, nếu người nào thọ trì đọc tụng hồng danh chư Phật thì hiện đời được yên ổn, vui tươi, xa lìa các chướng nạn và tiêu diệt những tội lỗi; đời vị lai rốt ráo đạt được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Quang
Kính lạy đức Phật Lạc Thuyết Trang Nghiêm Tư Duy
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Nguyệt Tràng Xưng
Kính lạy đức Phật Hoa Quang
Kính lạy đức Phật Đại Quang
Kính lạy đức Phật Bảo Thượng
Kính lạy đức Phật Vô Úy Quang
Kính lạy đức Phật Viễn Ly Chư Úy Kinh Bố
Kính lạy đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Lực
Kính lạy đức Phật Quang Minh Vương
Nếu có thiện nam, thiện nữ nào trong vòng mười ngày đọc tụng, suy nghĩ Hồng Danh chư Phật nầy, chắc chắn xa lìa các nghiệp chướng (10).
Kính lạy đức Phật Nhất Thiết Đồng Danh Vị Sở
Kính lạy đức Phật Nhựt Long Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Nhất Thiết Đồng Danh Nhựt Long Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Lục Thập Công Đức Bửu
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Công Đức Bửu
Kính lạy đức Phật Lục Thập Nhị Tỳ Lưu La
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tỳ Lưu La
Kính lạy đức Phật Bát Vạn Tứ Thiên Danh Tự Tại Tràng
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tự Tại Tràng
Kính lạy đức Phật Tam Bách Đại Tràng
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Đại Tràng
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Tịnh Thanh Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tịnh Thanh Vương
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Ba Đầu Ma Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Ba Đầu Ma Vương
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Nhựt Thanh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt Thanh
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Lạc Tại Thanh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Lạc Tự Tại Thanh
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Nhựt
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Phổ Quang
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Phổ Quang
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Ba Đầu Ma Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Ba Đầu Ma Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Thất Bách Pháp Quang Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Pháp Quang Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Thiên Pháp Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Pháp Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Thiên Bát Bách Xưng Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Xưng Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Tam Vạn Tán Hoa
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tán Hoa
Kính lạy đức Phật Tam Vạn Tam Bách Xưng Thanh Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Xưng Thanh Vương
Kính lạy đức Phật Bát Vạn Tứ Thiên A Nan Đà
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh A Nan Đà
Kính lạy đức Phật Thiên Bát Bách Tịch Diệt
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tịch Diệt
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Hoan Hỷ
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Hoan Hỷ
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Nhựt Thanh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt Thanh
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Oai Đức
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Đại Đức
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Oai Đức
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Thượng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thượng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Nhựt Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt Vương
Kính lạy đức Phật Thiên Vân Lôi Thanh Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Vân Lôi Thanh Vương
Kính lạy đức Phật Thiên Nhựt Xí Tự Tại Thanh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Xí Tự Tại Thanh
Kính lạy đức Phật Thiên Ly Cấu Thinh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Ly Cấu Thinh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thiên Thế Tự Tại Thinh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thế Tự Tại Thinh
Kính lạy đức Phật Thiên Công Đức Cái Tràng An Ẩn Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Công Đức Cái Tràng An Ẩn Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thiên Diêm Phù Đàn
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Diêm Phù Đàn
Kính lạy đức Phật Thiên Vô Cấu Thanh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Vô Cấu Thinh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Vạn Bát Thiên Sa Ly Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Sa Ly Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thiên Viễn Ly Chư Bố Thanh Tự Tại
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Viễn Ly Chư Bố Thanh Tự Tại
Kính lạy đức Phật Nhị Thiên Câu Lân
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Câu Lân
Kính lạy đức Phật Nhị Thiên Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Bát Thiên Kiên Tinh Tấn
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Kinh Tinh Tấn
Kính lạy đức Phật Bát Thiên Oai Đức
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Oai Đức
Kính lạy đức Phật Bát Thiên Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Thập Thiên Ca Diếp
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Ca Diếp
Kính lạy đức Phật Thập Thiên Thanh Tịnh Diện Liên Hoa Hương Tích
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thanh Tịnh Diện Liên Hoa Hương Tích
Kính lạy đức Phật Thập Thiên Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Thập Thiên Tinh Tú
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tinh Tú
Kính lạy đức Phật Nhứt Vạn Bát Thiên Sa La Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Sa La Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Vạn Bát Thiên Sa La Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Sa La Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Vạn Bát Thiên Phổ Hộ
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Phổ Hộ
Kính lạy đức Phật Tứ Vạn Nguyện Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nguyện Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Tam Thiên Tỳ Lô Xá Na
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tỳ Lô Xá Na
Kính lạy đức Phật Tam Thiên Phóng Quang
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Phóng Quang
Kính lạy đức Phật Tam Thiên Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Tam Vạn Nhựt Nguyệt Thái Bạch
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt Nguyệt Thái Bạch
Kính lạy đức Phật Lục Vạn Ba Đầu Ma Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Ba Đầu Ma Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Lục Vạn Năng Linh Chúng Sinh Ly Chư Kiến
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Năng Linh Chúng Sanh Ly Chư Kiến
Kính lạy đức Phật Lục Thập Bách Thiên Vạn Thành Tựu Nghĩa Kiến
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thành Tựu Nghĩa Kiến
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Bách Thiên Vạn Danh Bất Khả Thắng
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Bất Khả Thắng
Kính lạy đức Phật Nhị Ức Câu Lân
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Câu Lân
Kính lạy đức Phật Tam Ức Phất Sa
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Phất Sa
Kính lạy đức Phật Lục Thập Ức Đại Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Đại Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Bát Thập Ức Thật Thể Pháp Quyết Định
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thật Thể Pháp Quyết Định
Kính lạy đức Phật Lục Thập Ức Sa La Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Sa La Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thập Bát Ức Thật Thể Pháp Quyết Định
Kính lạy đức Phật Thập Bát Ức Nhật Nguyệt Đăng Minh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt Nguyệt Đăng Minh
Kính lạy đức Phật Bách Ức Quyết Định Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Quyết Định Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhị Thập Ức Nhật Nguyệt Đăng Minh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhật Nguyệt Đăng Minh
Kính lạy đức Phật Nhị Thập Ức Diệu Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Diệu Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Nhị Thập Bách Ức Vân Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Vân Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Tam Thập Ức Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Nhị Thập Ức Thiên Bố Úy Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Bố Úy Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Tứ Thập Ức Na Da Tha Diệu Thinh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Diệu Thinh
Kính lạy đức Phật Ức Thiên Lạc Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Lạc Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Ức Na Do Tha Bách Thiên Giác Hoa
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Giác Hoa
Kính lạy đức Phật Lục Thập Tần Ba La Viễn Ly Chư Bố Úy
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Viễn Ly Chư Bố Úy
Kính lạy đức Phật Tu Di Sơn Vi Trần Số Nhứt Thiết Công Đức Sơn Vương Thắng Danh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Công Đức Sơn Vương Thắng Danh
Kính lạy đức Phật Thiên Phật Quốc Độ Bất Khả Thuyết Ức Na Do Tha Vi Trần Số Phổ Hiền
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Phổ Hiền
Kính lạy đức Phật Quá Khứ, Vị Lai, Hiện Tại
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn Viễn Ly Chư Phiền Não Tạng
Kính lạy đức Phật Công Đức Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Thắng Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Tu Tịch Tĩnh
Kính lạy đức Phật Thượng Tịch Tĩnh
Kính lạy đức Phật Trụ Hư Không
Kính lạy đức Phật Hàng Phục Chư Ma Oán
Kính lạy đức Phật Bách Bảo
Kính lạy đức Phật Nan Thắng Quang
Kính lạy đức Phật Tự Tại Tác
Kính lạy đức Phật Nhựt Tác
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Quang
Kính lạy đức Phật Tự Tại Quán
Kính lạy đức Phật Kim Quang Minh Sư Tử Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Oai Đức
Kính lạy đức Phật Quán Tự Tại
Kính lạy đức Phật Kim Minh Sư Tử Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Quang
Kính lạy đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Tĩnh Khứ
Kính lạy đức Phật Tịnh Tĩnh Thượng
Kính lạy đức Phật Phổ Quang Minh Tích Thượng Công Đức Vương
Kính lạy đức Phật Phổ Hiện Kiến
Kính lạy đức Phật Kim Cang Công Đức
Kính lạy đức Phật Kim Quang Phổ Diệu
Kính lạy đức Phật Bất Động
Kính lạy đức Phật Phổ Hiền
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu
Kính lạy đức Phật Bảo Pháp Thượng Quyết Định
Kính lạy đức Phật Vô Úy Vương
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Quang
Kính lạy đức Phật Lạc Thuyết Trang Nghiêm Tư Duy
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Nguyệt Tràng Xứng
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Trang Nghiêm Quang Minh Tác
Kính lạy đức Phật Xuất Hỏa
Kính lạy đức Phật Bảo Thượng
Kính lạy đức Phật Vô Úy Quan
Kính lạy đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Lực
Kính lạy đức Phật Viễn Ly Bố Úy Mao Thụ Xưng
Kính lạy đức Phật Kim Cang Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Ẩm Cam Lộ
Kính lạy đức Phật Kim Cang Quang Vương
Kính lạy đức Phật Thiện Kiến
Kính lạy đức Phật Thi Khí
Kính lạy đức Phật Tỳ Xá Phù
Kính lạy đức Phật Câu Lưu Tôn
Kính lạy đức Phật Nan Thắng
Kính lạy đức Phật A Súc
Kính lạy đức Phật Lô Xá Na
Kính lạy đức Phật A Di Đà
Kính lạy đức Phật Ni Di
Kính lạy đức Phật Bảo Quang Diệm
Kính lạy đức Phật Di Lưu
Kính lạy đức Phật Tự Tại
Kính lạy đức Phật Bửu Tinh Tấn Nguyệt Quang Trang Nghiêm Oai Đức Thanh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Viễn Ly Nhứt Thiết Chư Úy Phiền Não Thượng Công Đức
Kính lạy đức Phật Sơ Phát Tâm Niệm Đoạn Nghi Phát Giải Đoạn Phiền Não
Kính lạy đức Phật Đoạn Chư Phiền Não Ám Tam Muội Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Kim Cương Kiên Cường Tiêu Phục Hoại Tán
Nếu có chúng sanh nào muốn cầu Phật đạo mà không nghe được Hồng Danh của chư Phật đây, thì khó mà thành đạo. Nếu có người nào được nghe và lễ tụng Hồng Danh chư Phật đây, liền đặng thành đạo, trừ diệt ngục A tỳ (11), mười muôn ức kiếp trọng tội vô gián (12).
Kính lạy đức Phật Bảo Diệm
Kính lạy đức Phật Đại Diệm Tích
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn
Kính lạy đức Phật Thủ Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Bảo Thượng
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Trí Tuệ Vương Vô Chướng
Kính lạy đức Phật Hỏa Quang Huệ Diệt Hôn Ám
Kính lạy đức Phật Tượng Tăng Thượng
Kính lạy đức Phật Triệt Kim Cang
Kính lạy đức Phật Thiên Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Nghĩa Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Tam Muội Dụ
Kính lạy đức Phật Niệm Vương
Kính lạy đức Phật Quang Minh Quán
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Sở Y Vương
Kính lạy đức Phật Thiện Hộ Tràng Vương
Kính lạy đức Phật Phát Thú Tốc Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Bửu Diệm
Kính lạy đức Phật Tích Đại Diệm
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn Hương
Kính lạy đức Phật Thủ Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Bửu Thượng
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Huệ Vương Vô Chướng
Kính lạy đức Phật Đại Trí Ý
Kính lạy đức Phật Bảo Tàng
Kính lạy đức Phật Phóng Diệm
Kính lạy đức Phật Ca Diếp
Kính lạy đức Phật Đa La Trụ
Kính lạy đức Phật Trí Lai
Kính lạy đức Phật Năng Thánh
Kính lạy đức Phật Quá Nhứt Thiết Ưu Não Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Công Đức Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Nhứt Thiết Nghĩa
Kính lạy đức Phật Vô Úy Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Chúng Sanh Đạo Sư
Kính lạy đức Phật Tát Bà Tỳ Phù
Kính lạy đức Phật Bất Động Quang Quán Tự Tại Vô Lượng Mạng Ni Di Bửu Diệm Di Lưu Kim Cang
Kính lạy đức Phật Hỏa Phấn Tấn Thông
Kính lạy đức Phật Thiện Tịch Huệ Nguyệt Thinh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Nguyệt Luân
Kính lạy đức Phật Trụ A Tăng Kỳ Tinh Tấn Công Đức
Kính lạy đức Phật Vô Tận Ý
Kính lạy đức Phật Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Quang Minh Vô Cấu Tạng
Kính lạy đức Phật Thủy Phấn Tấn Thông
Kính lạy đức Phật Vân Phổ Hộ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Thông
Kính lạy đức Phật Di Lưu Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Trí Huệ Lai
Kính lạy đức Phật Hộ Diệu Pháp Tràng
Kính lạy đức Phật Kim Quang Minh Sư Tử Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu Tích Thượng Công Đức Vương
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Công Đức Như Ý Tích Vương
Kính lạy đức Phật Phổ Hiện
Kính lạy đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Quang
Kính lạy đức Phật Phóng Diệm
Chúng con đã từ vô thỉ kiếp,
Không biết tự thể vốn Chơn Thường,
Do bị vô minh mê căn bản,
Làm chơn tâm nầy thành vọng thức,
Biến khởi căn thân thành chất ngại,
Nhận thành ngã tướng cùng an nguy,
Căn, thức giúp nhau theo sáu trần,
Chạy theo ngã ái sanh ba độc,
Ba độc phát ra thân khẩu ý,
Tạo các ác nghiệp như cát bụi,
Trộm cắp, dâm dục, giết chúng sanh,
Thêu dệt, nói dối lời hung ác,
Xan tham, hai lưỡi, ăn hành tỏi,
Uống rượu ăn thịt, dứt lòng từ,
Khinh mạn Tam Bảo, chẳng tôn ti,
Trái nghịch cha mẹ, dối bà con,
Không giữ sáu căn, thường buông lung,
Chỉ ôm ba độc, ghét hiền lương,
Tình nghi nhơn quả tâm chứa xấu,
Công nhiên tạo tác không hổ thẹn,
Đối với của Phật và của chùa,
Hoặc mượn chi dùng chẳng trả lại,
Nhận của tín thí không trì trai,
Động, tịnh, oai, nghi, phạm nhiều giới,
Ô uế già lam thường ẩn hiện,
Chạy theo quan quyền lấy của người,
Nơi pháp bất tịnh khởi tham sân,
Đối trước Phật Tăng lời vô nghĩa,
Nay bị luân hồi nơi địa ngục,
Ngàn kiếp muôn đời khổ khó than,
Da thịt liền nhau thân đói khát,
Khát gặp nước, uống thành lửa mạnh,
Súc sanh mãn kiếp trả nợ người,
Bay chạy mù mịt sợ giết hại,
Nhiều kiếp không nghe tên “Tam Bảo,”
Đời nào chứng đặng quả Bồ Đề,
Con nay sám hối lỗi quá nhiều,
Trải bày tâm cang không che dấu,
Nguyện Phật không bỏ lòng từ bi,
Vì con chứng minh sám các tội.
Mỗi người nên lễ kính Xá Lợi, Hình Tượng, Đại Tháp, Tự Viện, kế đó đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân (13). Tất cả Kinh điển trong cõi Diêm phù (14) gồm có (84 000) tám mươi bốn ngàn pho.
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm
Kính lạy Tôn Kinh Đại Bát Niết Bàn
Kính lạy Tôn Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Nhựt Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Nguyệt Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Đại Oai Đức Đà La Ni
Kính lạy Tôn Kinh Pháp Cự Đà La Ni
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Anh Lạc
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Kiến Thật Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Phật Danh
Kính lạy Tôn Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Hiền Kiếp
Kính lạy Tôn Kinh Hoa Thủ
Kính lạy Tôn Kinh Thập Trụ Đoạn Kiết
Kính lạy Tôn Kinh Đại Quán Đảnh
Kính lạy Tôn Kinh Quán Phật Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh
Kính lạy Tôn Kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã Ba La Mật
Kính lạy Tôn Kinh Kim Quang Minh
Kính lạy Tôn Kinh Bửu Vân
Kính lạy Tôn Kinh Pháp Tập
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Xử Thai
Kính lạy Tôn Kinh Đại Bi
Kính lạy Tôn Kinh Thâm Mật Giải Thoát
Kính lạy Tôn Kinh Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Vô Tướng
Kính lạy Tôn Kinh Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni
Kính lạy Tôn Kinh Hải Long Vương
Kính lạy Tôn Kinh Ương Quật Ma La
Kính lạy Tôn Kinh Vô Sở Hữu Bồ Tát
Kính lạy Tôn Kinh Tăng Già Tra
Kính lạy Tôn Kinh Quán Sát Chư Pháp
Kính lạy Tôn Kinh Xưng Dương Chư Phật Công Đức
Kính lạy Tôn Kinh Đẳng Mục Bồ Tát Sở Vấn Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Lực Trang Nghiêm Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Độ Ngũ Thập Giảo Kế
Kính lạy Tôn Kinh Tu Chơn Thiên Tử
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp
Kính lạy Tôn Kinh Hộ Quốc Bồ Tát
Kính lạy Tôn Kinh Siêu Nhựt Minh Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Nguyệt Thượng Nữ
Kính lạy Tôn Kinh Trung Ấm
Kính lạy Tôn Kinh Tu Di Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Phật Hoa Nghiêm Nhập Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới
Kính lạy Tôn Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Đại Pháp Cổ
Kính lạy Tôn Kinh Chư Phật Yếu Tập
Chúng con kính lạy các vị Bồ Tát trong mười phương thế giới.
Kính lạy Bồ Tát Phổ Hiền
Kính lạy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi
Kính lạy Bồ Tát Vô Cấu Xưng
Kính lạy Bồ Tát Địa Tạng Vương
Kính lạy Bồ Tát Hư Không Tạng
Kính lạy Bồ Tát Quán Thế Âm
Kính lạy Bồ Tát Đại Thế Chí
Kính lạy Bồ Tát Hương Tượng
Kính lạy Bồ Tát Đại Hương Tượng
Kính lạy Bồ Tát Dược Vương
Kính lạy Bồ Tát Dược Thượng
Kính lạy Bồ Tát Kim Cang Tạng
Kính lạy Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt
Kính lạy Bồ Tát Di Lặc
Kính lạy Bồ Tát Châu Kế
Kính lạy Bồ Tát Phấn Tấn
Kính lạy Bồ Tát Vô Sở Phát
Kính lạy Bồ Tát Đà La Ni Tự Tại Vương
Kính lạy Bồ Tát Vô Tận Ý
Kính lạy Bồ Tát Kiên Ý
Kính lạy Bồ Tát Đông Phương Cửu Thập Ức Bách Thiên Vạn Đồng Danh Phạm Thắng
Kính lạy Bồ Tát Nam Phương Cửu Thập Ức Bách Thiên Vạn Đồng Danh Bất Lân Đà La
Kính lạy Bồ Tát Tây Phương Cửu Thập Ức Bách Thiên Vạn Đồng Danh Đại Công Đức
Kính lạy Bồ Tát Bắc Phương Cửu Thập Ức Bách Thiên Vạn Đồng Danh Đại Dược Vương
Đem hết tâm trí kính lạy các vị Đại Bồ Tát trong mười phương, những vị lân mẫn nhứt trong cuộc đời chúng con:
Kính lạy Đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi
Kính lạy Đại Bồ Tát Quán Thế Âm
Kính lạy Đại Bồ Tát Đại Thế Chí
Kính lạy Đại Bồ Tát Phổ Hiền
Kính lạy Đại Bồ Tát Long Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát Long Đức
Kính lạy Đại Bồ Tát Thắng Thành Tựu
Kính lạy Đại Bồ Tát Ba Đầu Ma Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát Thành Tựu Hữu
Kính lạy Đại Bồ Tát Trì Địa
Kính lạy Đại Bồ Tát Thật Chưởng
Kính lạy Đại Bồ Tát Bửu Ấn Thủ
Kính lạy Đại Bồ Tát Sư Tử Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Thắng Tạng
Kính lạy Đại Bồ Tát Hư Không Tạng
Kính lạy Đại Bồ Tát Sư Tử Phấn Tấn Hẩu Thinh
Đảnh lễ các vị Đại Bồ Tát vô lượng vô biên trong mười phương thế giới (15). Giờ đây chúng con kính lạy tất cả Hiền Thánh Thinh Văn (16), Duyên Giác (17).
Kính lạy Độc Giác A Lợi Đa
Kính lạy Độc Giác Bà Lê Đa
Kính lạy Độc Giác Đa Già Lâu
Kính lạy Độc Giác Xứng Tánh
Kính lạy Độc Giác Từ Kiến
Kính lạy Độc Giác Ái Kiến
Kính lạy Độc Giác Bi Giác
Kính lạy Độc Giác Càn Đà La
Kính lạy Độc Giác Vô Thê Tử
Kính lạy Độc Giác Lê Sa Bà
Đảnh lễ như vậy các vị Độc Giác vô lượng vô biên, Thinh Văn nhiều vô số.
Kính lễ Tam Bảo (18) rồi, sau đây phải hiểu phương pháp sám hối (19). Luận về người muốn sám hối, trước hết phải chí thành kính lạy Tam Bảo: Chư Phật, Tôn Pháp và Hiền Thánh Tăng. Vì sao thế? Bởi vì Ngôi Tam Bảo là ruộng phước, cho chúng sanh gieo hạt giống lành. Nếu ai quy hướng thì diệt vô lượng tội, tăng trưởng vô lượng phước đức, hay khiến cho người thật hành xa lìa khổ sinh tử, đặng yên vui giải thoát. Thế nên, chúng con hết lòng kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương hư không thế giới. Kính lạy tất cả tôn Pháp trong mười phương hư không thế giới và kính lạy tất cả các vị Đại Bồ Tát trong mười phương hư không thế giới cũng như lễ kính tất cả Hiền Thánh Tăng trong thế giới mười phương.
Ngày nay sở dĩ chúng con sám hối, là vì từ vô thỉ (20) đến nay, khi còn mang thân phàm phu (21) chúng sanh, không luận giàu, nghèo, sang, hèn, tội đã gây vô lượng: hoặc nhơn ba nghiệp (22), mà gây ra tội, hoặc từ sáu căn (23) mà khởi ra lỗi, hoặc do nội tâm suy nghĩ tà vạy, hoặc nương ngoại cảnh khởi các nhiễm trước. Như thế cho đến tăng thêm mười nghiệp ác (24), tám muôn bốn nghìn các cửa trần lao! Song các tội tướng kia, mặc dù có vô lượng, đại lược mà nói, không ra ngoài ba sự kiện. Những gì là ba?
Phiền não chướng (25)
Nghiệp chướng (26)
Quả báo chướng (27)
Ba thứ nầy hay ngăn con đường thánh cho đến nó ngăn chận các việc tốt đẹp ở cõi trời, cõi người. Thế nên trong kinh gọi là ba chướng. Chư Phật, Bồ Tát chỉ dạy phương pháp sám hối, để diệt trừ ba chướng nói trên; lúc ấy sáu căn, mười ác cho đến tám muôn bốn nghìn các cửa trần lao, dần dần đều được thanh tịnh. Vì thế, nên chúng con ngày nay đem hết thắng tâm tăng thượng nầy mà sám hối ba chướng. Người muốn dứt trừ ba tội chướng, phải dùng những tâm nào, mới có thể trừ diệt? Trước phải phát khởi bảy thứ tâm để làm phương tiện; sau đó sám hối mới có thể diệt. Những gì là bảy?
Hổ thẹn
Lo sợ
Nhàm chán
Phát tâm bồ đề
Xem kẻ oán người thân bình đẳng
Nghĩ trả ơn Phật
Quán tội lỗi tánh nó là không.
Hổ thẹn như thế nào? Suy nghĩ, mình cùng Đức Thích Ca Như Lai trước kia đồng là phàm phu, nhưng nay Ngài đã thành Phật, trải qua nhiều kiếp số, còn chúng ta bị đắm nhiễm sáu trần (28), trôi nổi trong biển sanh tử, không biết chừng nào mới ra khỏi! Thật là đáng hổ, đáng thẹn, đáng phiền, đáng trách. Thế nào gọi là lo sợ? Đã là phàm phu, nghiệp, thân, khẩu, ý thường cùng với tội lỗi tương ưng. Do nhân duyên ấy, sau khi mạng chung, phải sa vào địa ngục, hoặc làm loài quỷ đói hay súc sanh, chịu khổ vô lượng. Như thế thật là đáng lo, đáng sợ, đáng kinh, đáng hãi. Thế nào gọi là nhàm chán? Cùng nhau nên quán sát trong đường sanh tử chỉ có vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, hư giả, như bọt trên mặt nước, có đó rồi tan đó, lưu chuyển qua lại, cũng như bánh xe; sanh, già, bệnh, chết, tám khổ (29) giao đốt, không bao giờ thôi dứt.
Chúng ta phải tự quán sát thân mình từ đầu đến chân, trong đó có 36 vật: Tóc, lông, móng, răng, ghèn, nước mắt, nước dãi, nước miếng, nước đờm, sanh tạng, thục tạng, ruột già, ruột non, gan, mật, cật, thận, tim, phổi, lá lách, bầy nhầy, màng óc, đất dơ, mồ hôi, da, thứa, máu, thịt, dạ dày, bao tử, gân, mạch, xương, tủy, đại tiện, tiểu tiện; chín ống cống thường chảy. Thế nên, trong Kinh đã nói thân nầy nhóm họp các khổ, tất cả đều là bất tịnh. Ai là người có chút trí huệ nhìn lại thân mạng mình, sống chết liên miên… Đã có các ác pháp như thế, thật đáng nhàm chán! Thế nào gọi là phát tâm bồ đề? Trong Kinh nói: Phải ưa thân Phật. Thân Phật tức là pháp thân do vô lượng công đức trí tuệ sanh; do sáu pháp ba la mật (30) sanh; nhờ từ, bi, hỷ, xả sanh; nhờ ba mươi bảy phẩm trợ đạo (31) sanh; nhờ các công đức trí tuệ sanh thân Như Lai. Ai muốn đặng thân nầy phải phát tâm bồ đề, cầu nhất thiết chủng trí (32), thường, lạc, ngã, tịnh, quả Tát Bà Nhã (Sarvajnà) chánh tri, thanh tịnh cõi nước Phật, thành tựu chúng sanh, đối với thân mạng, tài sản, không bao giờ lẫn tiếc.
Như thế nào gọi là xem kẻ oán người thân bình đẳng? Đối với tất cả chúng sanh phải khởi lòng từ bi, chớ sanh ngã tưởng kia đây. Vì sao? Vì nếu thấy kẻ oán khác với người thân thì có phân biệt, do sự phân biệt nên khởi nhiều loạn tưởng, vì sự loạn tưởng nên khởi ra nhiều nhân duyên phiền não, tạo các ác nghiệp, do nhiều ác nghiệp nên bị quả khổ chắc chắn.
Nhớ trả ơn Phật như thế nào? Phật Như Lai trong vô lượng kiếp về trước, xả thí đầu mắt, tủy não, tay chân, thân mạng, nước thành, vợ con, voi ngựa, bảy báu (33). Vì chúng ta, nên Ngài phải thật hành khổ hạnh, tìm ra chân lý, cứu giúp chúng sanh. Ân đức ấy, thật khó báo đáp. Thế nên trong Kinh nói: Nếu mỗi người đầu đội vai cõng đức Phật trong nhiều kiếp số cũng khó mà trả ơn Phật được. Ai là người muốn trả ơn Như Lai thì chính trong đời nầy phải dõng mãnh tinh tiến, chịu đựng các sự khổ, không tiếc thân mạng, kiến lập nhiều ngôi Tam Bảo, hoằng thông giáo lý đại thừa, giáo hóa chúng sanh rộng rãi, khiến họ đồng vào chánh đạo.
Thế nào quán tội lỗi tánh nó là không? Tội lỗi nó không có thật tướng do nhân duyên sanh, điên đảo đảo điên mà có, đã từ nhân duyên sanh, thì cũng do nhân duyên mà diệt. Từ nhân duyên sanh là gần gũi bạn ác, tạo tác không đầu mối. Do nhân duyên mà diệt, tức là ngày nay rửa lòng sám hối. Thế nên trong Kinh nói: Tướng tội nó không ở trong, không ở ngoài mà cũng chẳng ở khoảng giữa. Nên biết tội lỗi tánh nó là không. Chúng ta thường phát bảy thứ tâm như thế, nhờ duyên tưởng các đức Phật cùng Hiền Thánh trong mười phương, cúi đầu chắp tay, bày tỏ lỗi lầm, hổ thẹn sửa đổi, trải hết tâm cang, rửa sạch vọng hoặc. Sám hối như thế tội gì cũng diệt, nghiệp chướng nào lại chẳng tiêu. Trái lại, ta không chánh ý, biếng nhác buông lung, làm cho có lệ, chỉ tự nhọc thân, không lợi ích gì! Hơn nữa, mạng người vô thường dụ như bó đuốc, một hơi thở không trở lại, thân nầy trả về cho cát bụi, khổ báo trong ba đường ác (34), thân tâm lãnh đủ, không thể dùng tiền của lo lót được, mờ mờ tối tối, không biết lúc nào ân xá, riêng tội khổ ấy, không có ai thay thế chịu đựng được. Có nhiều người nói trong đời nầy, họ không có tội, nên không cần phải sám hối. Họ không nghe trong Kinh thường nói: Những kẻ phàm phu dở chân động bước đều gây tội lỗi. Lại nữa, trong đời quá khứ đã tạo vô lượng nghiệp ác, nó đi theo người tạo, như bóng theo hình. Ngày nay, nếu không sám hối, tội ác ngày càng thâm sâu, cố ý bao chứa vít rạn. Phật dạy không nên, phải phát lồ tất cả; người bị chìm đắm nơi biển khổ thật sự là do che dấu. Thế nên, chúng con ngày hôm nay phát lồ sám hối (35), không dám che dấu. Nói tam chướng là phiền não chướng, là quả báo chướng và nghiệp chướng. Ba thứ chướng nầy lại cùng nhau liên tục, vì nhơn phiền não mới khởi ra ác nghiệp, do nhân duyên ác nghiệp, nên mới bị quả khổ. Thế nên, chúng con ngày nay chí tâm. Trước tiên chúng con phải sám hối phiền não chướng. Phiền não chướng nầy, chư Phật, Bồ Tát, vào lý Thánh nhơn nhiều lần quở trách, cũng ghi phiền não nầy cho là oán gia. Vì sao? Vì hay đoạn huệ mạng căn chúng sinh. Cũng ghi loại phiền não nầy giống như kẻ giặc, hay cướp giựt các pháp lành của chúng sanh. Cũng ghi phiền não nầy giống như con sông chảy mạnh, nó lôi cuốn chúng sanh vào biển khổ lớn sinh tử. Cũng ghi loại phiền não nầy là sợi dây chắc, nó hay cột chặt trong ngục sanh tử, khó mà ra được. Cũng ghi loại phiền não nầy giống như con mãng xà, thường ăn nuốt chơn như Phật tánh (36) của chúng sanh. Do đó người đời bị lễn mễn trong sáu đường (37) và bốn loài (38) không dứt ác nghiệp, gánh chịu quả khổ không cùng. Phải biết đâu là lỗi lầm của phiền não. Thế nên, chúng con ngày nay vận dụng hết thiện tâm tăng thượng nầy trở về kính lạy chư Phật.
Kính lạy đức Phật Thiện Đức Phương Đông
Kính lạy đức Phật Bảo Tướng Phương Nam
Kính lạy đức Phật Phổ Quang Phương Tây
Kính lạy đức Phật Tướng Đức Phương Bắc
Kính lạy đức Phật Vỏng Minh Phương Đông Nam
Kính lạy đức Phật Thượng Trí Phương Tây Nam
Kính lạy đức Phật Hoa Đức Phương Tây Bắc
Kính lạy đức Phật Minh Trí Phương Đông Bắc
Kính lạy đức Phật Minh Đức Phương Dưới
Kính lạy đức Phật Hương Tích Phương Trên
Chúng con kính lạy tất cả Tam Bảo hết cõi hư không mười phương như thế.
Đệ tử chúng con, từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc sanh ở cõi người; cõi trời lãnh thọ quả báo; có tâm thức nầy, thường sanh lòng ngu mê, chứa đầy trong người: hoặc nhơn ba gốc độc (39), tạo tất cả tội; hoặc nhơn ba lậu (40), tạo tất cả tội; hoặc nhơn ba giác (41), tạo tất cả tội; hoặc nhơn ba thọ (42), tạo tất cả tội; hoặc nhơn ba khổ (43), tạo tất cả tội; hoặc duyên ba giả (44), tạo tất cả tội; hoặc tham ba cõi (45), tạo tất cả tội; các tội như thế, vô lượng vô biên, não loạn tất cả sáu đường, bốn loài, ngày nay hổ thẹn, quay về sám hối.
Lại nữa, đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc nhơn bốn thức trụ (46), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn lưu (47), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn thủ (48), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn chấp (49), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn duyên (50), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn đại (51), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn phược (52), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn cách ăn (53), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bốn loài (54), tạo tất cả tội. Những tội như thế, vô lượng vô biên, não loạn tất cả chúng sanh trong sáu đường, ngày nay hổ thẹn, quay về sám hối.
Lại nữa, đệ tử chúng con, từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc nhơn năm trụ địa (55), tạo tất cả tội; hoặc nhơn năm thọ căn (56), tạo tất cả tội; hoặc nhơn năm cái (57), tạo tất cả tội; hoặc nhơn năm xan lẫn (58), tạo tất cả tội; hoặc nhơn năm kiến (59) tạo tất cả tội; hoặc nhơn năm vọng tâm (60), tạo tất cả tội; những phiền não như thế vô lượng vô biên, não loạn tất cả chúng sanh trong sáu đường, bốn loài, ngày nay phát lồ, quay về sám hối.
Lại nữa, đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc nhơn sáu tình căn (61), tạo tất cả tội; hoặc nhơn sáu thức (62), tạo tất cả tội; hoặc nhơn sáu tưởng (63), tạo tất cả tội; hoặc nhơn sáu thọ (64), tạo tất cả tội; hoặc nhơn sáu hành (65), tạo tất cả tội; hoặc nhơn sáu ái (66), tạo tất cả tội; hoặc nhơn sáu nghi (67), tạo tất cả tội; những phiền não như thế, vô lượng vô biên, não loạn tất cả chúng sanh trong sáu đường, bốn loài, ngày nay hổ thẹn, đem thân mạng về sám hối.
Lại nữa, đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc nhơn bảy lậu (68), tạo tất cả tội; hoặc nhơn bảy sử (69), tạo tất cả tội; hoặc nhơn tám đảo (70), tạo tất cả tội; hoặc nhơn tám cấu (71), tạo tất cả tội; hoặc nhơn tám khổ (72), tạo tất cả tội; các phiền não như thế vô lượng vô biên, làm não loạn tất cả bốn loài, sáu đường, ngày nay phát lồ, quy kính sám hối.
Lại nữa, đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc nhơn chín não (73), tạo tất cả tội; hoặc nhơn chín kiết (74), tạo tất cả tội; hoặc nhơn chín thượng duyên (75), tạo tất cả tội; hoặc nhơn mười phiền não (76), tạo tất cả tội; hoặc nhơn mười triền (77), tạo tất cả tội; hoặc nhơn mười một biến sử (78), tạo tất cả tội; hoặc nhơn mười hai nhập (79), tạo tất cả tội; hoặc nhơn mười sáu tri (80), tạo tất cả tội; hoặc nhơn mười tám giới (81), tạo tất cả tội; hoặc nhơn hai mươi lăm ngã (82), tạo tất cả tội; hoặc nhơn sáu mươi hai tà kiến (83), tạo tất cả tội; hoặc nhơn thấy chân lý suy nghĩ chín mươi tám sử (84), một trăm lẻ tám phiền não (85), ngày đêm hừng thịnh, mở các cửa hữu lậu, tạo tất cả tội. Như thế các phiền não vô lượng vô biên não loạn Hiền Thánh, cho đến bốn loài, khắp cả ba cõi, thông suốt sáu đường, không nơi nào có thể dấu, không thể nào có thể tránh.
Ngày nay hướng đến mười phương chư Phật, Tôn pháp, Thánh chúng, hổ thẹn phát lồ, thành tâm sám hối. Đệ tử chúng con nhờ pháp sám hối ba độc v.v… tất cả các phiền não chuyển sanh công đức; nguyện đời đời, kiếp kiếp ba huệ sáng (86), ba thông rõ (87), ba khổ dứt (88), và ba nguyện (89) đầy đủ.
Chúng con nguyện nhờ pháp sám hối nầy, bốn thức (90) v.v… tất cả các phiền não chuyển sanh công đức, nguyện đời đời kiếp kiếp rộng thật hành bốn tâm bình đẳng (91), lập bốn tín nghiệp (92), diệt trừ bốn đường ác (93), đặng bốn pháp vô úy (94). Nguyện cho đệ tử chúng con, nhờ pháp sám hối nầy, năm cái (95) v.v… các phiền não chuyển sanh công đức, nguyện đời đời, kiếp kiếp độ năm đường khổ, dứt gốc năm căn, tịnh năm nhãn, thành năm phận pháp thân.
Chúng con nguyện nhờ pháp sám hối nầy sáu ái v.v… các phiền não chuyển sanh công đức, nguyện đời đời kiếp kiếp đầy đủ sáu thần thông, viên mãn sáu độ nghiệp, không bị sáu trần cuống hoặc, thường hành lục diệu hạnh môn.
Đệ tử chúng con nương pháp sám hối nầy bảy lậu, tám cấu, chín kiết, mười triền v.v… tất cả các phiền não chuyển sanh công đức, nguyện đời đời, kiếp kiếp ngồi trên bảy tịnh hoa, tẩy trần có tám thứ nước, đủ mười đoạn trí, thành hạnh nguyện thập địa (96). Sám hối mười một kiết sử, và mười nhập, mười tám giới v.v… tất cả các phiền não chuyển sanh công đức, nguyện đời đời kiếp kiếp mười một giải không (97) thường dùng tẩy tâm, tự tại hay chuyển mười hai hạnh luân (98), đầy đủ mười tám pháp bất cộng (99), vô lượng công đức, tất cả đều viên mãn. Chú thích:
1. Tôi nghe như vầy: Evam me suttam (P) Evam Mayà Srutam (S). Đầu mỗi bộ Kinh thường để câu nầy, do Ngài A-Nan đích thân nghe Phật thuyết. Như thị là chỉ lời đức Phật thuyết trong Kinh. Ngã văn là tự A-Nan nói đã nghe Đức Thế Tôn. Đức Phật dạy: A-Nan! Sau khi Như Lai diệt độ, đến chừng kết tập Kinh Tạng, ở đầu tất cả Kinh nên đề: Evam me suttam: Như thị ngã văn, tôi nghe như vầy:
2. Thành Xá Bà Đề: Tức là Thành Xá Vệ: Sravasti. Một đô thị trong sáu đô thị lớn ở Ấn Độ, hồi Đức Thích Ca ra đời. Thành Xá Bà Đề là kính đô nước Câu Tát La (Kosala), khi Phật thành đạo thì Vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) trị vì. Thành nầy có cảnh vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc là nơi mà đức Phật thường trú để giáo hóa chúng sinh. Thành nầy cũng viết là thành Thất La Phiệt. Dịch thành các tiếng: Văn Giả, Văn Phật, Phong Đức, Hóa Đạo, lấy ý nghĩa thành ấy sản xuất nhiều người có danh và nhiều vật có danh, nhiều nhà tu trì đắc đạo.
3. Vườn của Cấp Cô Độc: Cảnh vườn ấy ở tại thành Xá Vệ (Sràvati), nước Câu Tát La vốn của ông Hoàng Kỳ Đà ( jeta). Ông trưởng giả Cấp Cô Độc (Annathapindika) mua lại của Thái tử Kỳ Đà, rồi cúng dường lên Phật, Tăng và lập ra ngôi tịnh xá ở trong vườn ấy, nên gọi trọn cảnh vườn và tịnh xá là vườn của Cấp Cô Độc.
4. Đại Tỳ Kheo: Mahà Bhikkhu (P) , Mahà Bhiksu (S). Thầy tu giữ 250 giới thanh tịnh. Đại Tỳ Kheo là bậc Tỳ kheo lớn chứng quả vị cao. Tỳ Kheo có ba nghĩa: Khất sĩ, phá ác và bố ma.
5. Tứ chúng: Bốn chúng: Tỳ kheo: Bhikshu, Tỳ kheo ni: Bhishunì; Ưu bà tắc: Upàsaka và Ưu bà di: Upàsika. Hai chúng xuất gia và hai chúng tại gia.
6. Phi nhơn: Chẳng phải người, chẳng giống người, những chúng sanh đường âm, chẳng có thể xác như người. Như các hạng tiên, trời, thần, quỷ, thì gọi là phi nhơn. Tức là chúng sanh chẳng phải người. Những thú vật thường và thú vật biết biến hóa, cũng kêu là phi nhơn, vì chẳng giống người.
7. Đức Thế Tôn: Lokanatha, Bhagavat (S) Le Bienheureux (F) hiệu của Phật, vì Ngài có đủ muôn đức, cho nên được tất cả thế giới, từ chư Thánh, Tiên, Thần cho đến loài người, yêu quỷ, địa ngục, súc sanh thảy đều tôn trọng. Lại nữa, Ngài là người đáng tôn trọng hơn hết trong các bậc Thánh hiền, cho nên gọi Ngài là Thế Tôn.
8. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác: Anuttara Samyak Sambodhi là quả vị Phật, bậc đại giác ngộ. Ấy là quả vị cao tột nhứt mà đức Phật đã được lúc Ngài ngồi đại định nơi cội cây bồ đề.
9. Phật A Súc phương đông: Aksobhya (S) A Súc là danh hiệu của một vị Phật, do chữ Axobya, dịch nghĩa là bất động, vô động, vô nộ, vô sân nhuế. Ngài là đức Đại Nhựt Như Lai ở đời quá khứ, phát nguyện tu hành, thành Phật ở phương Đông. Cõi Phật của Ngài kêu là Thiện Khoái Quốc hay là Hoan Hỷ Quốc, Diệu Hỷ Quốc.
10. Nghiệp chướng: Sự ngăn trở của nghiệp. Nghiệp (karma) tức là hành động chướng ngại, do thời gian trước đã phạm tội trọng, hoặc có hủy báng chánh pháp, đúc kết thành nghiệp. Các nghiệp ấy chưa tiêu trừ, nên đời nầy vướng phải các tai nạn, lận đận, lao đao mãi…
11. Địa ngục A-tỳ: Avichi: A-tỳ dịch nghĩa là Vô-gián, không lúc nào gián đoạn; Địa ngục A-tỳ hay địa ngục vô gián là cảnh trừng trị, nơi ấy tội nhơn bị hành hạ mãi mãi không lúc nào ngừng, từ năm nầy qua kiếp nọ chịu khổ mãi mãi, muốn thoát ra không bao giờ được.
12. Vô gián tội: Bị tội rất nặng ở cảnh địa ngục vô gián: Avichi (S) Enfer où les damnés sont punis sans interruption (F).
13. Mười hai bộ Tôn Kinh: Douze sùtras (du Grand Véhicule) (F). 1. Sùtra: Khế Kinh, Pháp Bổn, tức Kinh Trường Hàng. 2. Geya: Ứng tụng hay trùng tụng. 3. Vyakarana: Thọ ký. 4. Gatha: Phúng tụng, cô khởi tụng. 5. Udana: Tự thuyết. 6. Ni Đà Na: Nhơn duyên. 7. Avadana: Thí dụ. 8. Itivrtaka: Bổn sự. 9. Jataka: Bổn sanh. 10. Vaipulya: Phương quảng. 11. Abhutadharma: Vị tằng hữu và 12. Upadesa: Luận nghị, thuyết và lý luận.
14. Cõi Diêm Phù: Jambudvipa (S). Một châu trong bốn châu thiên hạ. Ở về phía nam Tu Di, cũng gọi là Thiệm Bộ Châu, tức là trái đất chúng ta ở mà cõi Thiên Trúc choán một phần rộng lớn. Tên Diêm Phù Đề có bởi cây Diêm Phù (Jambud) vì ở cõi nầy có cây Linh kêu là Diêm Phù, dưới bóng cây ấy, Thái tử Siddharta tham thiền nhằm khi người ta cầy ruộng.
15. Mười phương thế giới: Cõi nước ở phương đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, thượng và hạ.
16. Thinh Văn: Sravaka (S), Auditeurs (F). Bậc nghe pháp. Những vị đệ tử của Phật tu hạnh xuất gia, thường theo Phật nghe pháp. Nhứt là nghe Pháp Tứ Đế: khổ, tập, diệt, đạo. Những vị ấy tham thiền đoạn phiền não, liền đắc quả Tu Đà Hoàn (Srotapanna), hoặc quả Tư Đà Hàm (Sakradagami) hoặc quả A Na Hàm (Anagami) hoặc quả A La Hớn (Arhat). Quả vị cao lớn hết của hàng Thinh Văn là quả A La Hớn.
17. Duyên Giác: Pratyeka Buddha (S) cũng gọi là Bích Chi Phật hay Độc Giác. Duyên Giác có hai nghĩa: 1. Quán tưởng lý thập nhị nhân duyên liền giác ngộ, đoạn diệt mê hoặc, chứng đắc chơn lý. 2. Nhơn xem các duyên ngoài: Hoa bay tan tác, lá rụng tơi bời, bèn giác ngộ lý vô thường, đoạn diệt mê hoặc, chứng đắc chơn lý.
18. Tam Bảo: Triratna (S), Trois Joyaux, Trinité bouddhique (F) Ba ngôi quý báu là chư Phật, tôn Pháp và Hiền Thánh Tăng.
19. Sám hối: Ksamayati (S) Sám hối là chữ Phạn và chữ Hoa đồng nghĩa hợp lại nhau. Ấy là xưng tội, chịu tội, và quyết ăn năn chừa cải. Phương pháp sám hối tùy theo tội nặng, nhẹ mà thi hành. Có nhiều pháp sám hối. Lễ Phật cũng là một pháp sám hối…
20. Vô thỉ: Sans commencement (F). Không có đầu mối. Đời trước lại có đời trước nữa, đời đời không cùng nên gọi là vô thỉ. Chính cuộc sanh tử của chúng sanh là vô thỉ. Chúng ta lăn lộn trong vòng luân hồi, sống rồi chết biết bao nhiêu lần mà kể, dù có tính giỏi thế mấy cũng không biết được lúc khởi đầu.
21. Phàm phu: Prthajana (S). Profane (F) Kẻ tầm thường không tin đạo đức và ưa nhạo báng. Phàm phu đối với Thánh giả, Thánh nhơn. Phàm phu tức là ngu nhơn (ngu phu). Thánh giả tức là trí giả.
22. Ba nghiệp: Trividhadvara (S) Trois actes, Rétribution de trois actes (F) Ba hành động: Thân nghiệp: hành động bằng thân thể, tay chân, tức việc làm; khẩu nghiệp: hành nghiệp bằng lời nói, tức nói năng, dạy bảo; ý nghiệp: hành nghiệp bằng ý tưởng tức là mong cầu, toan tính…
23. Sáu căn: Ayatana (S) Six organs, six sens (F). Căn là căn cội; có sức sanh trưởng. Sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn thiệp nhập với sáu trần mà sanh ra sáu thức.
24. Mười nghiệp ác: Dix actes coupables: Mười nghiệp dữ. Thân có ba: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Miệng có bốn: nói dối trá, nói lời thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác. Ý nghiệp có ba: tham lam, giận tức, và si mê.
25. Phiền não chướng: Sự che lấp của phiền não. Ấy là những mối tham, sân, si, với bao nhiêu nỗi lòng lầm lạc, mến tríu có sức che lấp, làm cho nền Thánh đạo chẳng sanh ra được, làm cho nhà tu hành chẳng đắc niết bàn, làm loạn thân tâm. Nên gọi là phiền não chướng.
26. Nghiệp chướng: Đã giải ở cột số 10.
27. Báo chướng: Sự ngăn ngại, che bít của quả báo. Chúng sanh trong sáu nẻo đều bị phiền não, hoặc nghiệp ngăn ngại. Đối với những kẻ tội ác thâm sâu thì cái báo chướng nó ngăn đường bít nẻo; chỉ để cho đau khổ, tức như những hồn đọa lạc ở địa ngục, quỷ đói và súc sanh, quanh quẩn chỉ thấy mình khổ lụy. Đối với những bậc có hưởng phước như chư thiên, loài người thì cái báo chướng nó ngăn che, khiến cho mình chẳng tin Tam Bảo, chẳng mộ chánh pháp; còn đối với những bậc tu hành chân chánh thì cái báo chướng nó che áng, không để cho mình đắc đạo dễ dàng.
28. Sáu trần: Sáu cảnh bên ngoài, ấy là sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần.
29. Tám khổ giao đốt: Huit douleurs (F). Tám nỗi khổ giao đốt con người ở đời: 1. Sanh khổ; 2. Già khổ; 3. Bịnh khổ; 4. Chết khổ; 5. Ái biệt ly khổ; 6. Oán tắng hội khổ; 7. Cầu bất đắc khổ và 8. Ngũ ấm xí thạnh khổ. Tám khổ ấy là to lớn, lại còn vô số sự khổ phụ thuộc.
30. Sáu pháp ba la mật: Paramita (S) Six vertus cardinals (F). Sáu pháp nầy đưa người từ bến mê đến bờ giác, từ sanh tử đến niết bàn, từ chúng sanh đến quả vị Phật: Bố thí ba la mật, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, và trí huệ ba la mật.
31. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo: Bodhipakkhita Dharma (S) Trente sept categories de la Loi (F). Người tu thật hành 37 phẩm trợ đạo, chắc chắn lên quả vị giác ngộ. Ấy là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, pháp ngũ căn, pháp ngũ lực, pháp thất giác chi và tám chánh đạo. Bồ Tát tu lục độ và thật hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì đắc quả vị Như Lai.
32. Nhứt thiết chủng trí: La connaissance de tout (F) Trí hiểu biết tất cả mọi sự vật, tức là trí tuệ của Phật. Cũng gọi là Phật trí, Phật huệ. Người đời thường xưng Phật là bậc Nhứt Thiết Chủng Trí. Tiếng Pháp nói; Qui a la connaissance de tout.
33. Bảy báu: Saptaratna (S) Sept joyaux (F) Bảy món báu. Đối với người, hễ nơi nào có hình sắc, thì 7 món báu là quý nhứt: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não.
34. Ba đường ác: Trois mauvaises voies (F). Ba nẻo dữ, ba đường ác lụy: đường ác quỷ đói; đường ác súc sanh và đường ác địa ngục. Những ai khi làm người mà tính ác, miệng ác, việc làm ác, phạm mười điều ác, thì khi chết đi vào ba đường ác.
35. Pháp lồ sám hối: Đem hết lòng thành nói ra các lỗi lầm cầu xin bề trên chứng kiến để sám trừ các lỗi ấy và hứa về sau không tái phạm.
36. Chơn như Phật tánh: Buddhata (S), Nature de Bouddha (F). Tánh Phật, tánh giác ngộ, cái bản tánh lành. Phật tánh cũng tức là chơn như, tánh chơn thật thường như, không biến đổi, chẳng sanh chẳng diệt. Với kẻ ngu, vì bị nhiều sở dục, vì bị nghiệp chướng ngăn bít, nên Phật tánh, chơn như phải lu lờ. Đối với người trí ít tham, ít dục, mộ việc tu hành, nên Phật tánh chơn như tỏ rõ ra, biết lẽ quấy mà tránh, biết lẽ phải mà theo.
37. Sáu đường: Six voies (F) sáu nẻo, sáu chốn luân hồi. Cũng gọi là lục thú. Có ba đường thiện là trời, a tu la, người và ba đường ác là súc sanh, quỷ đói và địa ngục. Muốn thoát khỏi sáu đường luân hồi phải hành theo Phật Pháp, cho đắc những quả: La Hớn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Chừng ấy sẽ được tự tại, khỏi bị nghiệp quả lôi cuốn.
38. Bốn loài: Caturyoni (S) Quatre états de naissance (F). Bốn loài sinh ra: Noãn sanh: Từ trong trứng mà nở ra và lớn lên, như chim. Thai sanh: Từ trong bào thai sanh ra và lớn lên, như người, ngựa, lừa v.v… Thấp sanh: Từ chỗ ẩm ướt mà sanh ra, như rắn, cá. Hóa sanh: Tự nhiên là hóa ra, sanh ra do sức mạnh của nghiệp, như những hồn sanh lên cõi tiên, cõi trời; hay những loài cởi lốt đổi hình, như loài bướm, loài tằm v.v…
39. Ba gốc độc: Trois poisons, Trois passions dangereuses (F). Ba gốc độc hại; ba món phiền não lớn: tham lam, giận tức và si mê là độc hại nhứt, phá hủy các căn lành, làm hại đời sống của chúng sanh, nên gọi là ba gốc độc. Cũng gọi là ba cấu, ba chướng.
40. Ba lậu: Ba mối phiền não gây ra tội lỗi: 1. Dục lậu: sáu giác quan nương theo sáu trần cảnh mà ham muốn, thỏa thích quấy bậy. Dục lậu là phiền não của chúng sanh ở cõi Dục. 2. Hữu lậu: Thân tâm đối với ngoại duyên làm bậy, muốn quấy. Hữu lậu là phiền não ở hai cõi Sắc và Vô Sắc. 3. Vô minh lậu: Tâm tánh tối tăm chẳng hiểu phải quấy, nhơn đó sanh ra tham, sân, si và mọi thứ lỗi lầm.
41. Ba giác: Ba ác giác, ba mối cảm giác xấu xa của kẻ phàm phu đối với cảnh ngoài: 1. Dục giác. 2. Sân giác. 3. Hại giác.
42. Ba thọ: Trois sensations (F). Ba điều thọ cảm, ba thứ cảm giác. Cũng gọi là ba chủng thọ. Thọ nghĩa là lãnh nạp cảnh ngoài. Cảnh có ba thứ: Thuận; vi (trái); câu phi. Thọ có ba: Khổ thọ, lạc thọ và xả thọ.
43. Ba khổ: Ba mối khổ, ba thứ khổ, cũng gọi là ba tướng khổ, ba loại khổ: 1. Khổ khổ: Các mối khổ như tật bịnh, đói khát v.v…đều là khổ. Cái khổ nầy đến rồi thì cái khổ khác tiếp theo, làm cho người ta khổ mãi. 2. Hoại khổ: Những nhơn vật mình yêu thích đều hư hoại, sự ấy làm cho mình khổ. 3. Hành khổ: Trong lòng mình thấy khổ, vì trông thấy mọi vật trong thế gian đều là vô thường.
44. Ba giả: Ba cái giả dối: 1. Pháp giả: Pháp là tiếng gọi chung sắc và tâm, tức là vật chất lẫn tinh thần, là các sự vật có hình chất, hoặc không có hình chất, thảy đều chẳng bền, hoặc là hư giả. Cho nên gọi là pháp giả. 2. Thọ giả: Như thâu tóm năm uẩn mà thành chúng sanh, đó cũng không thiệt, sự tích tụ ấy là giả, nên gọi là thọ giả. 3. Danh giả: Danh hiệu, tiếng gọi dùng để chỉ người hay vật là tiếng đặt tạm thôi. Danh vốn không có thiệt. Nên gọi là giả danh.
45. Ba cõi: Trois mondes (F). Ba cõi. Những chúng sanh chưa hoàn toàn siêu thoát thì còn ở trong miền tam giới, từ cảnh trời cho đến cảnh địa ngục, súc sanh. Ba cõi là cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc.
46. Bốn thức trụ: Bốn thức trụ xứ. Chỗ cư trú của bốn thức: Sắc, thọ, tưởng, hành. Bốn thứ trụ là: 1. Sắc thức trụ. 2. Thọ thức trụ. 3. Tưởng thức trụ và 4. Hành thức trụ. Về sắc thức trụ, như sắc hữu lậu tùy thuận các mối thủ chấp, đối với các hình sắc hiện tại, quá khứ hoặc vị lai, bèn khởi lòng tham muốn, sân hận, si mê, đầy đủ phiền não. Về ba thức trụ sau cũng như vậy.
47. Bốn lưu: Bốn dòng nước, tức bốn thứ phiền não làm cho chúng sanh trôi giạt, chìm đắm: 1. Dục lưu. 2. Hữu lưu. 3. Kiến lưu và 4. Vô minh lưu.
48. Bốn thủ: 1. Dục thủ: Dục là tham dục, thủ là chấp trước. 2. Kiến thủ: Tâm tà phân biệt gọi đó là kiến, như thân kiến, biên kiến v.v… nhơn thấy sanh chấp trước, nên gọi là kiến thủ. 3. Giới thủ: Trong phi giới lầm cho là giới, chấp trước làm theo. Nên gọi là giới thủ và 4. Ngã ngữ thủ: Ngã kiến, ngã mạn gọi là ngã ngữ. Tại sao hai danh từ nầy gọi là ngã ngữ? Vì hai loại nầy nói có ngã. Lại nữa, theo giả nói năng, khởi ra chấp ngã, tùy theo đó mà chấp trước. Nên gọi là ngã ngữ thủ.
49. Bốn chấp: Bốn lối chấp trước: 1. Tà nhơn tà quả. 2. Vô nhơn hữu quả. 3. Hữu nhơn vô quả và 4. Vô nhơn vô quả…
50. Bốn duyên: 1. Nhơn duyên: 6 căn làm nhơn, 6 trần làm duyên. 2. Thứ đệ duyên: Tâm, tâm sở thứ lớp không gián đoạn, nối nhau mà phát khởi. 3. Duyên duyên: Tâm, tâm sở do gá duyên mà sanh, trở lại vin níu vào tâm. 4. Tăng thượng duyên: 6 căn hay chiếu cảnh phát thức, có lực dụng tăng thượng khi các sự vật sanh, không bị chướng ngại.
51. Bốn đại: Mahabhuta (S) Quatre elements (F). Bốn chất lớn trong thế giới tạm hiệp thành con người và vạn vật: Đất, nước, gió, lửa.
52. Bốn phược: Bốn sự ràng buộc: 1. Dục ái ràng buộc thân tâm. 2. Giận tức trói buộc thân tâm. 3. Giới trộm bó buộc thân tâm và 4. Chấp ngã ràng buộc thân tâm.
53. Bốn cách ăn: Bốn cách ăn: 1. Đoàn thực, cách ăn phân ra từng đoạn, từng miếng. 2. Xúc thực: cách ăn bằng sự cảm xúc đối với cảnh. 3. Tư thực: cách ăn bằng ý nghĩ. Ví như người đói khát, khi tới chỗ ăn uống, bèn nghĩ rằng mình sẽ được ăn uống, nhờ vậy mà được vui khỏe. 4. Thức thực: cách ăn bằng trí thức…
54. Bốn loài: Đã giải ở cột số 38.
55. Năm trụ địa: Năm trụ là kiến hoặc trong 3 cõi làm một trụ; tư hoặc 3 cõi chia thành 3 trụ; căn bản vô minh là một trụ, cộng thành năm trụ. Do 5 hoặc nầy hay khiến chúng sinh trụ trước con đường sinh tử. Nên gọi là trụ địa. Ngoài ra, còn năm trụ địa khác là 1. Nhứt thiết kiến trụ địa hoặc. 2. Dục ái trụ địa hoặc. 3. Sắc ái trụ địa hoặc. 4. Hữu ái trụ địa hoặc và 5. Vô minh trụ địa hoặc.
56. Năm thọ căn: Cinq sensations. Năm căn lãnh thọ, năm mối cảm thọ. Tâm tức lãnh nạp phần tác dụng của hoàn cảnh mà mình gặp. Gọi là thọ. Có 5 thứ phân biệt: Ưu thọ, hỷ thọ, khổ thọ, lạc thọ và xả thọ.
57. Năm cái: Nivarana. Cinq couvercles. Năm cái nắp đậy lại, tức là năm thứ phiền não che bít tâm tánh, không để cho thiện pháp nảy sanh: 1. Tham dục, nhứt là tình dục. 2. Sân nhuế, giận hờn. 3. Thụy mien, biếng nhác, mê ngủ. 4. Trạo hối, xao động buồn rầu nơi tâm. 5. Nghi pháp, nghi hoặc, ngờ chánh pháp.
58. Năm xan lẫn: 1. Trú xứ xan lẫn: có chúng sanh tâm nghĩ thế nầy, ở chỗ nầy chỉ một mình ta ở, không cho kẻ khác. Ấy là trú xứ xan lẫn. 2. Gia xan lẫn: Có chúng sanh tâm nghĩ thế nầy, độc nhứt chỉ có ta ra vào nhà nầy, không cho kẻ khác, dù có người khác, ta phải ở trong chiếm phần hơn. Ấy gọi là xan lẫn. 3. Thí xan lẫn: Có chúng sanh tâm nghĩ thế nầy: Ta ở nơi đây độc nhứt được bố thí, chớ cho kẻ khác. Dù có kẻ khác, chớ giúp hơn ta. Ấy gọi là thí xan lẫn. 4. Xưng khen xan lẫn: Có chúng sanh nghĩ như vầy, chỉ xưng khen ta, không nên xưng khen kẻ khác, dù có khen ai đi nữa, chớ khen hơn ta. Ấy gọi là xưng khen xan lẫn. 5. Pháp xan lẫn: Có chúng sanh tâm nghĩ thế nầy, riêng ta hiểu biết nghĩa sâu các kinh, bí yếu ẩn tàng, không chỉ cho người khác. Ấy là pháp xan lẫn.
59. Năm kiến: Năm ý kiến, năm sở kiến chấp nệ, thiên, tà của kẻ phàm phu, của người chưa giải thoát. 1. Thân kiến: ý kiến về thân mình, thấy có thân. 2. Biên kiến: Ý kiến một bên. 3. Tà kiến: Ý kiến tà vạy. 4. Giới cấm thủ kiến: Ý kiến chấp lấy giới cấm. 5. Kiến thủ kiến: Bảo thủ ý kiến của mình.
60. Năm vọng tâm: 1. Suất nhĩ tâm: Suất nhĩ cũng như đột nhiên. 2. Tầm cầu tâm: 3. Quyết định tâm. 4. Nhiễm tịnh tâm và 5. Đẳng lưu tâm.
61. Sáu tình căn: Đã giải ở cột số 23.
62. Sáu thức: Six connaissances (F). Sáu tri thức, sáu sự hay biết: 1. Hiểu biết về mắt. 2. Hiều biết về tai. 3. Hiểu biết về mũi. 4. Hiểu biết về vị. 5. Hiểu biết về xúc chạm và 6. Hiểu biết về ý thức.
63. Sáu tưởng: Tức là ý thức chấp trước sắc tưởng; Sắc chấp trước thinh tưởng; thinh chấp trước hương tưởng; hương chấp trước vị tưởng; vị chấp trước xúc tưởng; xúc chấp trước pháp tưởng. Ấy gọi là sáu tưởng.
64. Sáu thọ: Six sensations, sáu mối thọ cảm, lãnh nạp. Thọ, tiếng Phạn là Vedana: Thọ cảm sướng khổ, hoặc chẳng sướng chẳng khổ: 1. Do mắt, nhãn thức và sắc, ba thứ chạm nhau, cho nên sanh thọ. 2. Do tai, nhĩ thức và tiếng, ba thứ đụng nhau, cho nên sanh thọ. 4. Do lưỡi, thiệt thức và mùi vị, ba thứ gặp nhau, cho nên sanh thọ. 5. Do thân, thân thức và xúc, ba thứ gặp nhau, cho nên sanh thọ. 6. Do ý, ý thức và pháp, ba thứ gặp nhau cho nên sanh thọ.
65. Sáu hành: Quán sát hành động. Tức là quán sát con đường thế gian, trong ấy có lục đạo. Người khéo hành thì vào thiền định; người không khéo hành thì tạo tội lỗi rồi mang quả báo xấu nhiều đời…
66. Sáu ái: Tức là sáu nhiễm tâm: 1. Chấp tương ưng ái nhiễm. 2. Bất đoạn tương ưng ái nhiễm. 3. Phân biệt trí tương ưng ái nhiễm. 4. Hiện sắc bất tương ưng ái nhiễm. 5. Năng kiến tâm bất tương ưng ái nhiễm. 6. Căn bản nghiệp bất tương ưng ái nhiễm.
67. Sáu nghi: Sáu thứ nghi lầm để tạo tội lỗi: 1. Nghi Phật. 2. Nghi giáo pháp của Phật. 3. Nghi tăng chúng. 4. Nghi bố thí. 5. Nghi trì giới và 6. Nghi chư thiên.
68. Bảy lậu: Cũng giống như bảy phiền não: Ái dục; giận tức; có ái kiến; khinh chê; vô minh; nghi ngờ và chấp trước.
69. Bảy sử: Bảy việc sai sử: Tham sai sử; ái sai sử; sân sai sử; khinh mạn sai sử; vô minh sai sử; kiến chấp sai sử; nghi ngờ sai sử.
70. Tám đảo: Tám sự điên đảo, lộn ngược: 1. Chẳng phải thường mà cho là thường. 2. Chẳng phải vui mà cho là vui. 3. Chẳng phải ngã mà cho là ngã. 4. Chẳng phải tịnh mà cho là tịnh. 5. Thường lại cho là vô thường. 6. Vui mà cho là không vui. 7. Ngã mà cho là vô ngã và 8. Tịnh mà cho là bất tịnh.
71. Tám cấu: Giống nghĩa như bát phong, tám thứ bụi đời: Lợi, suy, hũy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.
72. Tám khổ: Huit douleurs (F). Tám nỗi khổ của con người ở đời: Sanh khổ, già khổ; bịnh khổ; chết khổ; ái biệt ly khổ; oán tắng hội khổ; cầu bất đắc khổ; và năm ấm hừng thạnh khổ.
73. Chín não: Chín việc làm não phiền con người, ấy là: lạnh lẽo, nóng bức; đói khổ; khát khổ; bịnh đại tiện; bịnh tiểu tiện; bịnh trúng thực và già nua.
74. Chín kiết: Chín tật xấu bó buộc lòng người: 1. Ái kiết, ham yêu thương. 2. Nhuế kiết, sự hờn giận. 3. Mạn kiết, sự khinh lờn. 4. Si kiết, sự ngu si không sáng. 5. Nghi kiết, sự nghi hoặc đối với Tam Bảo. 6. Kiến kiết, ý kiến tà vạy. 7. Thủ kiến kiết, chấp chặt lấy cái ý kiến tà vọng. 8. Kiên kiết, sẻn tiếc thân mạng tài sản của mình và 9. Tật kiết, ganh ghét kẻ khác hơn mình.
75. Chín thượng duyên: Theo Duy Thức Học, thức phát sanh tạo tội gây nghiệp phải đủ 9 duyên tăng thượng, ấy là: Minh, không; căn; cảnh; tác ý; căn bản; nhiễm tịnh y; phân biệt y và chủng tử duyên.
76. Mười phiền não: Cũng gọi là mười mối sai khiến: 1. Tham dục. 2. Sân nhuế. 3. Vô minh. 4. Kiêu mạn. 5. Nghi ngờ. 6. Thân kiến. 7. Biên kiến. 8. Tà kiến. 9. Kiến thủ và 10. Giới cấm thủ.
77. Mười triền: Mười thứ trói buộc. Có mười món trói buộc chúng sanh chẳng đặng ra khỏi đường sanh tử, chứng niết bàn: 1. Vô tàm, không biết thẹn. 2. Vô quí, không biết hổ. 3. Tật, ganh ghét; 4. Xan, bỏn sẻn. 5. Sân, giận hờn. 6. Thụy miên, ham ngủ. 7. Trạo cử, lăng xăng chẳng yên tịnh. 8. Hôn trầm, tối tăm nặng nề. 9. Hận, hờn và 10. Phú, che dấu.
78. Mười một biến sử: 11 thứ khắp tất cả chỗ: xanh; vàng; đỏ; trắng; đất; nước; gió; lửa; không; thức và vô sở hữu.
79. Mười hai nhập: Ayatna (S) Mười hai cái can thiệp với nhau: như sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) nhập với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) và sáu trần nhập với sáu căn. Ấy là mười hai nhập.
80. Mười sáu tri kiến: Ấy là 1. Ngã tri kiến. 2. Chúng sanh tri kiến. 3. Thọ giả tri kiến. 4. Mạng giả tri kiến. 5. Sanh giả tri kiến. 6. Dưỡng dục tri kiến. 7. Chúng số tri kiến. 8. Nhân tri kiến. 9. Tác giả tri kiến. 10. Sử tác giả tri kiến. 11. Khởi giả tri kiến. 12. Sử khởi giả tri kiến. 13. Thọ giả tri kiến. 14. Sử thọ giả tri kiến. 15. Tri giả tri kiến. 16. Kiến giả tri kiến.
81. Mười tám giới: Dix huit localités (F). Mười tám cảnh: Sáu căn là sáu cảnh ở trong (lục căn nội giới) Sáu trần là sáu cảnh ở ngoài (lục trần ngoại giới), sáu thức là sáu cảnh ở khoảng giữa (lục thức trung giới). Lục căn nội giới: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Lục trần ngoại giới: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Lục thức trung giới: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
82. Hai mươi lăm ngã: Tức là 25 cõi chúng sanh. Vingt cinq régions d’êtres vivants (F). Ngã nghĩa là chúng sanh. Ấy là 25 cảnh giới, nơi ấy chúng sinh sanh ra do quả báo của mình. Thảy đều ở trong 3 cõi: Cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc.
83. Sáu mươi hai tà kiến: 62 ý kiến của những kẻ ngoại đạo, của những ai còn lầm lạc. 62 tà kiến ấy đều thâu vào ba ý kiến nầy: 1. Ngã kiến: Chấp có ta, cũng gọi thân kiến. 2. Đoạn kiến: Kể chẳng có thân tâm, chẳng có luân hồi, tức là vô kiến. 3. Thường kiến: Cho thân tâm còn mãi mãi, tức là hữu kiến. Có 60 kiến thuộc và ngã kiến. Đối với mỗi uẩn, đều có 4 cách kể, như về sắc; 1. Kể rằng sắc là ta. 2. Kể rằng lìa sắc là ta. 3. Kể rằng sắc lớn ta nhỏ, ta lớn sắc nhỏ; 4. Kể rằng ta lớn sắc lớn, ta nhỏ sắc nhỏ. Đối với thọ tưởng hành thức cũng kể như vậy. Tức là: 5x4=20. Nhơn cho ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai thành 60 kiến. 60 kiến thuộc về ngã kiến, hiệp với đoạn kiến và thường kiến thành 62 kiến.
84. Chín mươi tám sử: Cõi Dục có tham, sân, si, mạn, 4 thứ tư hoặc; cõi Sắc cõi Vô Sắc, mỗi cõi có tham, si, mạn, 3 thứ tư hoặc. Ba cõi tư hoặc cộng thành 10 sử, cộng với 88 kiến hoặc (Xem trong Phật học Phổ Thông khóa thứ III) thành 98 kiết sử mê lầm tạo tội.
85. Một trăm lẻ tám phiền não: 108 thứ kiết nghiệp. Lại gọi là bá bát phiền não, là tên riêng về nghĩa kết làm phiền não. Do phiền não sanh ra các loại ác nghiệp, gọi là kết nghiệp. 108 phiền não đó là: Kiến hoặc của tam giới có 88 sử, tư hoặc có 10 sử, gọi là 98 tùy miên, lại thêm vào 10 triền: Vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thụy miên, phẩn, phú, hiệp thành 108 thứ vậy.
86. Ba huệ: Ba cách tu học phát sanh trí huệ: 1. Văn huệ: nhờ đọc Kinh, học Kinh, nghe thuyết pháp mà mở thông trí huệ. 2. Tư huệ: nhờ suy nghĩ nghĩa lý mà mở thông trí huệ. 3. Tu huệ: nhờ tu thiền định mà mở thông trí huệ.
87. Ba thông: Một là báo đắc thông.Hai là tu đắc thông và ba là biến hóa thông.
88. Ba khổ: Đã giải ở cột số 43.
89. Ba nguyện: Ba nguyện đầy đủ là 1. Ngã công đức nguyện. 2. Như Lai gia trì nguyện và 3. Vạn loại đồng đăng giác ngạn nguyện.
90. Bốn thức: Cũng gọi là tứ thức trụ xứ. Chỗ cư trú của bốn thức: Sắc,thọ, tưởng, hành. Bốn thức là sắc thức trụ; thọ thức trụ; tưởng thức trụ và hành thức trụ.
91. Bốn tâm bình đẳng: Ấy là Từ, Bi, Hỷ, và Hộ…
92. Bốn tín nghiệp: Bốn lòng tin chân chánh. Ấy là tin lời Phật dạy; tin giáo pháp của Phật, tin chư Hiền Thánh Tăng và tin chắc có nghiệp báo.
93. Bốn đường ác: Bốn nẻo ác. Cũng gọi là tứ ác đạo. Ấy là 1. Địa ngục. 2. Quỷ đói. 3. Súc sanh và 4. A Tu La. Ai sanh vào bốn đường ác thì gọi là đọa.
94. Bốn pháp vô úy: Cũng gọi là Tứ Vô Sở Úy. Bốn đức dạn dĩ, chẳng sợ: 1. Nhứt thiết vô sở úy: Có trí biết tất cả, nên chẳng sợ chi hết. 2. Lậu tận vô sở úy: Dứt hết các phiền não, nên chẳng sợ chi hết. 3. Thuyết chướng đạo vô sở úy: Giải thuyết chỉ chỗ ngăn hại đạo, nên chẳng sợ chi hết. 4. Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Giảng thuyết dạy dứt hết các sự khổ nên chẳng sợ chi hết.
95. Năm cái: Đã giải ở cột số 57.
96. Thập địa: Hạnh nguyện của các Bồ Tát, tu chứng thập địa: Dasabhumi (S) Dix terres (F). Hoan hỷ địa; Ly cấu địa; Phát quang địa; Diệm huệ địa; Nan thắng địa; Hiện tiền địa; Viễn hành địa; Bất động địa; Thiện huệ địa và Pháp vân địa.
97. Mười một giải không: Ấy là Nội không; Ngoại không; Nội ngoại không; Hữu vi không; Vô vi không; Vô thủy không; Tánh không; Vô sở hữu không; Đệ nhất nghĩa không; Không không; Đại không.
98. Mười hai hạnh luân: Cũng gọi 12 chân như: 1. Chơn như. 2. Pháp giới. 3. Pháp tánh. 4. Bất hư vọng tánh. 5. Bất biến dị tánh. 6. Bình đẳng tánh. 7. Ly sanh tánh. 8. Pháp định. 9. Pháp trụ. 10. Thật tế. 11. Hư không giới. 12. Bất tư nghì giới…
99. Mười tám pháp bất cộng: Phật có 18 thứ công đức chẳng chung cùng với nhị thừa, nên gọi là pháp bất cộng: 1. Thân không lỗi. 2. Miệng không lỗi. 3. Ý tưởng không lỗi. 4. Không có tưởng khác. 5. Cái tâm đại định. 6. Chẳng phải không biết chuyện đã bỏ. 7. Sự dục không diệt. 8. Sự tinh tấn không diệt. 9. Ý tưởng không diệt. 10. Trí huệ không diệt. 11. Giải thoát không diệt. 12. Giải thoát tri kiến không diệt. 13. Hết thảy nghiệp của thân tùy theo trí huệ mà thi hành. 14. Hết thảy khẩu nghiệp, tùy theo trí huệ mà thi hành. 15. Hết thảy ý nghiệp, tùy theo trí huệ mà thi hành. 16. Trí huệ biết đời quá khứ không ngại. 17. Trí huệ biết đời vị lai không ngại. 18. Trí huệ biết đời hiện tại không ngại.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.155.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.