Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
LIX. PHẨM TẬP CẬN
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, các bậc Đại Bồ-tát phải làm sao để thân cận pháp không? Làm sao để vào không Tam-ma-địa? Làm sao để thân cận vô tướng? Làm sao để vào vô tướng Tam-ma-địa? Làm sao thân cận vô nguyện? Làm sao để vào vô nguyện Tam-ma-địa? Làm sao thân cận bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo? Làm sao tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo? Làm sao thân cận mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng? Làm sao tu mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, các Đại Bồ-tát nên quán sắc là không; nên quán thọ, tưởng, hành, thức là không. Nên quán nhãn xứ cho đến ý xứ là không. Nên quán sắc xứ cho đến pháp xứ là không. Nên quán nhãn giới cho đến ý giới là không. Nên quán sắc giới cho đến pháp giới là không. Nên quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới là không. Nên quán nhãn xúc cho đến ý xúc là không. Nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không. Nên quán địa giới cho đến thức giới là không. Nên quán vô minh cho đến lão tử là không. Nên quán bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không. Nên quán pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tự tính Không là không. Nên quán chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Nên quán Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không. Nên quán bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Nên quán tám giải thoát cho đến mười biến xứ là không. Nên quán bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo là không. Nên quán pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện là không. Nên quán ba thừa và mười địa Bồ-tát là không. Nên quán pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa là không. Nên quán năm loại mắt, sáu phép thần thông là không. Nên quán mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không. Nên quán ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp của Phật là không. Nên quán pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không. Nên quán trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không. Nên quán quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề là không. Nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Nên quán Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật là không. Nên quán các pháp hữu lậu, vô lậu là không. Nên quán pháp thế gian, xuất thế gian là không. Nên quán pháp hữu vi, vô vi là không. Nên quán pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là không. Nên quán pháp thiện, ác, vô ký là không. Nên quán pháp cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc là không.
Này Thiện Hiện! Lúc quán như vậy, Đại Bồ-tát đó không được để cho tâm rối loạn. Nếu tâm không rối loạn thì không thấy có pháp nào. Nếu không thấy pháp thì không có chứng đắc. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này khéo học tự tướng các pháp đều là không. Không pháp nào có thể tăng, không pháp nào có thể giảm, vì vậy đối các pháp không thể thấy và chứng. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Ở trong thắng nghĩa đế, tất cả các pháp năng chứng, sở chứng, nơi chứng, lúc chứng, nguyên nhân chứng ngộ, hoặc hợp, hoặc tan đều không thể thấy không thể được.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Như Ngài đã nói, các Đại Bồ-tát nên quán các pháp là không mà không chứng đắc. Vì sao các Đại Bồ-tát nên quán các pháp là không mà không chứng đắc?
Phật bảo:
- Này Thiện Hiện! Khi các Đại Bồ-tát quán các pháp là không, trước tiên phải nghĩ: Ta nên quán tướng của các pháp đều là không, không nên cầu chứng đắc. Vì sự học hỏi ta quán các pháp là không. Không phải vì sự chứng ngộ mà ta quán các pháp là không. Nay là lúc học, chẳng phải lúc chứng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này chưa vào định nên phải buộc tâm vào đối tượng, lúc đã vào định thì họ không cần buộc tâm vào cảnh nữa.
Này Thiện Hiện! Vào lúc như vậy, Đại Bồ-tát chẳng thối lui việc bố thí Ba-la-mật-đa chẳng chứng lậu tận, cho đến chẳng thối lui Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng chứng lậu tận. Chẳng thối lui pháp nội Không chẳng chứng lậu tận, cho đến chẳng thối lui pháp vô tính tự tính Không chẳng chứng lậu tận. Chẳng thối lui chơn như chẳng chứng lậu tận, cho đến chẳng thối lui cảnh giới bất tư nghì chẳng chứng lậu tận. Không thối lui Thánh đế khổ không chứng lậu tận; không thối lui Thánh đế tập, diệt, đạo không chứng lậu tận. Không thối lui bốn tịnh lự không chứng lậu tận; không thối lui bốn vô lượng, bốn định vô sắc không chứng lậu tận. Không thối lui tám giải thoát không chứng lậu tận; không thối lui tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không chứng lậu tận. Không thối lui bốn niệm trụ không chứng lậu tận. Không thối lui tám chi thánh đạo chẳng chứng lậu tận. Không thối lui pháp môn giải thoát không không chứng lậu tận; không thối lui pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không chứng lậu tận. Không thối lui ba thừa mười địa Bồ-tát không chứng lậu tận. Không thối lui pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không chứng lậu tận. Không thối lui năm loại mắt, sáu phép thần thông không chứng lậu tận. Không thối lui mười lực Phật chẳng chứng lậu tận, cho đến chẳng thối lui mười tám pháp Phật bất cộng không chứng lậu tận. Không thối lui tướng hảo chẳng chứng lậu tận. Không thối lui pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không chứng lậu tận; không thối lui trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không chứng lậu tận. Không thối lui việc làm của Đại Bồ-tát không chứng lậu tận. Không thối lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng chứng lậu tận. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát đó thành tựu trí tuệ vi diệu to lớn như thế, khéo trụ vào pháp không và tất cả các pháp Bồ-đề phần, vì vậy thường nghĩ: Lúc này nên học chớ không phải lúc chứng đắc.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thường nghĩ như vầy: Đối với bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với tám giải thoát cho đến mười biến xứ, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với ba thừa và mười địa Bồ-tát, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với tướng hảo lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát, lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật lúc này ta nên học chớ không nên chứng đắc. Hôm nay vì học trí thất thiết trí, nên ta học quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề đều khéo léo mà không cần chứng đắc.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên thân cận pháp không, nên an trụ ở pháp không, nên tu hành pháp không Tam-ma-địa và không chứng đắc đối với thật tế. Nên thân cận vô tướng, nên an trụ nơi vô tướng, nên tu hành vô tướng Tam-ma-địa mà chẳng nên chứng đắc đối với thật tế. Nên thân cận vô nguyện, nên an trụ vô nguyện, nên tu hành vô nguyện Tam-ma-địa mà chẳng nên chứng đắc đối với thật tế. Nên thân cận bốn niệm trụ, nên an trụ bốn niệm trụ, nên tu hành bốn niệm trụ mà chẳng nên chứng đắc đối với thật tế. Nên thân cận bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, nên an trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, nên tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, mà chẳng nên chứng đắc đối với thật tế. Như vậy, cho đến nên thân cận mười lực Phật, nên nương tựa mười lực Phật, nên tu hành mười lực Phật, mà chẳng nên chứng đắc đối với thật tế. Nên thân cận bốn điều không sợ, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, nên nương tựa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, nên tu hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mà chẳng nên chứng đắc đối với thật tế.
Này Thiện Hiện! Tuy thân cận không, vô tướng, vô nguyện, an trụ ở pháp không, vô tướng, vô nguyện, tu hành không, vô tướng, vô nguyện Tam-ma-địa nhưng Đại Bồ-tát này chẳng chứng đắc quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề. Dù thân cận bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, an trụ bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo nhưng vị ấy chẳng chứng quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề. Do đó, vị ấy không rơi vào quả Thanh văn và Ðộc giác, mà mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Này Thiện Hiện! Như có tráng sĩ hình dáng đoan nghiêm, oai phong lẫm liệt, mạnh mẽ vô cùng, ai thấy cũng vui mừng; vị ấy có đầy đủ các việc thù thắng, quyến thuộc thanh tịnh, học thông thạo các binh pháp, cầm chắc binh khí, đứng vững không động, rành rẽ hết thảy sáu mươi bốn khả năng, mười tám loại kinh thư và tất cả các kỹ thuật, mọi người đều kính phục và ngưỡng mộ vị ấy. Vì giỏi sự nghiệp nên vị ấy bỏ công ít mà được lợi nhiều. Do đó vị ấy luôn luôn được mọi người cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Lúc đó vị ấy càng thêm vui mừng gấp bội và làm cho những người thân cũng vui mừng yên ổn. Vì có lý do, người đó phải dẫn cha, mẹ, vợ, con, quyến thuộc đi tới nơi khác, phải đi qua đồng trống nguy hiểm có nhiều ác thú, giặc cướp, kẻ thù rình rập, và những việc đáng sợ khác làm cho quyến thuộc của vị ấy từ lớn đến nhỏ đều kinh sợ. Dựa vào nhiều tài nghệ, oai đức, sức mạnh và thân tâm thư thới của chính mình, vị ấy an ủi cha, mẹ và quyến thuộc: Chớ có lo sợ, con sẽ không để cho ai chịu khổ cả. Lúc đó, vị ấy dùng tài nghệ khéo léo đưa quyến thuộc đến nơi an ổn, thoát khỏi tai nạn nguy hiểm và vui mừng hưởng lạc. Vì sao ở giữa đồng trống mà tráng sĩ ấy không sợ bị thú dữ và giặc thù làm hại? Bởi vì dựa vào oai đức sức mạnh và đầy đủ các tài nghệ nên vị ấy không sợ gì cả.
Này Thiện Hiện! Ông phải biết các Đại Bồ-tát cũng như vậy. Vì thương xót các hữu tình phải chịu nỗi khổ sanh tử, nên Đại Bồ-tát phát nguyện hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, kết duyên với tất cả hữu tình, phát tâm cùng họ thực hành bốn vô lượng, trụ vào bốn vô lượng, mạnh mẽ tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm cho mau được viên mãn. Ở vị trí chưa viên mãn đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa này, vì muốn tu học trí nhất thiết trí Đại Bồ-tát đó không chứng lậu tận. Tuy trụ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng vị ấy không thay đổi theo thế lực đó, cũng không bị chướng ngại đó dẫn dắt cướp đoạt. Cũng không mong chứng đắc đối với pháp môn giải thoát. Do không chứng đắc nên họ bị rơi vào quả Thanh văn, Ðộc giác và chắc chắn hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Này Thiện Hiện! Như chim cánh vững mạnh bay liệng trên không, tự do bay lượn thật lâu vẫn không rơi xuống. Tuy nương hư không để bay nhưng nó không chiếm lấy hư không và cũng chẳng bị hư không làm trở ngại.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết các Đại Bồ-tát cũng như vậy. Tuy thường gần gũi an trụ, tu hành ba pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng họ không chứng đắc các pháp ấy. Do không chứng đắc, nên họ không rơi vào quả Thanh văn và Ðộc giác. Khi tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác. Nếu chưa được viên mãn thì họ quyết chẳng nương vào ba Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện để chứng lậu tận.
Này Thiện Hiện! Như có tráng sĩ rất giỏi việc bắn tên, vì muốn trổ tài của mình người ấy ngước lên bắn vào hư không, để mũi tên đó ở mãi trên hư không không rơi xuống đất, người ấy lại đem mũi tên sau bắn vào đuôi mũi tên trước. Cứ như vậy sau một thời gian dài, các mũi tên nương vào nhau không bị rơi xuống đất. Nếu muốn những mũi tên ấy rơi xuống, người đó chỉ việc ngừng bắn thì các mũi tên liền lập tức rơi xuống.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết các Đại Bồ-tát cũng giống như vậy, họ nhờ phương tiện thiện xảo hộ trì để thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cho đến khi thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, khi thực hành căn lành chưa được thành thục thì họ quyết không chứng thật tế ở giữa đường vì chỉ cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề v.v... Khi đã thành thục tất cả căn lành, bấy giờ Bồ-tát mới chứng thật tế và liền được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì thế, này Thiện Hiện! Khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa các Đại Bồ-tát nên quan sát thật kỹ thật tướng các pháp như trước đã nói.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát thật là hiếm có, có thể làm được những việc khó nhọc. Tuy học các pháp thật tế của chơn như, pháp giới, pháp tánh; tuy học các pháp rốt ráo đều không cho đến tự tướng không; tuy học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; tuy học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; tuy học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng giữa đường họ không bị rơi vào quả Thanh văn và Ðộc giác, không đánh mất Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Phật bảo:
- Này Thiện Hiện! vì đã thề không xả bỏ hữu tình nên các Đại Bồ-tát phát nguyện: Nếu các hữu tình chưa được giải thoát, ta quyết chẳng bỏ các gia hạnh đã phát khởi.
Này Thiện Hiện! Do nguyện lực thù thắng các Đại Bồ-tát thường suy nghĩ: Nếu các hữu tình chưa được giải thoát, ta quyết chẳng bỏ rơi họ. Nhờ phát sanh tâm rộng lớn như vậy, nên chắc chắn họ không bị thối lui rơi rụng ở giữa đường.
Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát thường suy nghĩ: Ta không nên xả bỏ tất cả hữu tình mà phải làm cho tất cả đều được giải thoát. Nhưng các hữu tình thực hành pháp bất chánh, để cứu độ họ ta phải thường xuyên chỉ dẫn cho họ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện tịch tịnh và tuy nhiều lần chỉ dẫn nhưng ta không nắm giữ sự chứng đắc.
Này Thiện Hiện! Nhờ thành tựu sức phương tiện khéo léo nên tuy nhiều lần hiện ra ba môn giải thoát nhưng Đại Bồ-tát không chứng thật tế ở giữa chừng, thậm chí chưa đắc trí nhất thiết trí. Phải đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì vị ấy mới nắm giữ sự chứng đắc.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Chỗ thâm sâu mà Đại Bồ-tát vui thích muốn quán sát là pháp nội Không (Không của các pháp nội tại), pháp ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp nội ngoại tại), Không Không (Không của Không), đại Không (Không lớn), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không (Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), tán vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), tự cộng tướng Không (Không của tự cộng tướng), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), bất khả đắc Không (Không của cái bất khả đắc), vô tính Không (Không của vô thể ‘cái không tồn tại’), tự tính Không (Không của tự tính), vô tính tự tính Không (Không của vô thể của tự tính ‘tự tính của cái không tồn tại’). Cũng vui thích quán sát bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện và thấy tất cả đều không có tự tướng.
Này Thiện Hiện! Sau khi quán như vậy rồi Đại Bồ-tát suy nghĩ: Do sức của bạn ác, đã từ lâu các loại hữu tình phát sanh ý tưởng chấp ngã, chấp có hữu tình, cho đến chấp có người thấy, người biết. Do ý tưởng chấp trước này cho rằng việc làm có chỗ đạt được nên luân hồi sanh tử, chịu đủ loại khổ. Để đoạn trừ ý tưởng chấp trước như vậy của hữu tình, ta phải hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thuyết pháp vi diệu sâu xa cho họ nghe để giúp họ trừ bỏ ý tưởng chấp trước và thoát khỏi nỗi khổ sanh tử.
Này Thiện Hiện! Lúc ấy tuy học pháp môn giải thoát không nhưng Đại Bồ-tát này không dựa vào đó để chứng thật tế. Tuy học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nhưng vị ấy không dựa vào đó để chứng thật tế. Do không nắm giữ sự chứng đắc đối với thật tế nên họ không bị rơi vào quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, và Ðộc giác Bồ-đề.
Này Thiện Hiện! Nhờ nghĩ và thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thực hành căn lành không chứng thật tế. Tuy không lấy thật tế làm chỗ chứng đắc nhưng Đại Bồ-tát đó không thối thất bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Cũng không thối thất bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Cũng không thối thất tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Cũng không thối thất pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Cũng không thối thất pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Cũng không thối thất chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Cũng không thối thất Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Cũng không thối thất bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cũng không thối thất pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Cũng không thối thất năm loại mắt, sáu phép thần thông. Cũng không thối thất mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng không thối thất pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Cũng không thối thất trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng không thối thất vô lượng, vô biên các pháp khác của Phật.
Này Thiện Hiện! Lúc ấy, Đại Bồ-tát đó thành tựu tất cả các pháp Bồ-đề phần, cho đến chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đối với các công đức hoàn toàn không bị suy giảm.
Này Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nhờ được phương tiện thiện xảo hộ trì nên pháp lành tăng thêm trong từng niệm, các căn bén nhạy hơn hẳn tất cả Thanh văn, Ðộc giác.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào thường nghĩ: Đã từ lâu do bị lệ thuộc vào bạn ác, các loài hữu tình thường làm theo ba cách với bốn loại điên đảo, đó là: Tâm điên đảo, thấy điên đảo, tưởng điên đảo về thường; hoặc là tâm điên đảo, thấy điên đảo, tưởng điên đảo về vui (lạc); hoặc là tâm điên đảo, thấy điên đảo, tưởng điên đảo về ta (ngã); hoặc là tâm điên đảo, thấy điên đảo, tưởng điên đảo về sạch (tịnh). Vì các hữu tình này ta nên hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh của Đại Bồ-tát. Khi đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề ta sẽ thuyết pháp không điên đảo cho các hữu tình nghe như là: Thuyết pháp sanh tử, vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh; chỉ có Niết-bàn vi diệu, vắng lặng là đầy đủ các công đức chơn thật thường, lạc, ngã, tịnh.
Này Thiện Hiện! Nhờ thành tựu ý nghĩ đó, lại được phương tiện thiện xảo hộ trì trong khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nếu đối với mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác mà chưa được viên mãn hoàn toàn thì Đại Bồ-tát đó không thể chứng nhập vào thắng định của Như Lai.
Này Thiện Hiện! Lúc ấy tuy học và tự tại ra vào pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng Đại Bồ-tát đó chưa chứng đắc ngay đối với thật tế, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Bởi vì thực hành công đức ấy chưa khéo viên mãn hoàn toàn nên vị ấy không chứng đắc thật tế và các công đức khác. Đến khi đắc được Vô thượng Chánh đẳng giác thì vị ấy mới có thể chứng đắc thật tế này v.v…
Này Thiện Hiện! Lúc ấy tuy tu hành chưa viên mãn các công đức khác nhưng Đại Bồ-tát đó đã tu tập viên mãn pháp môn Tam-ma-địa vô nguyện.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát nào thường nghĩ: Suốt thời gian dài, vì bị lệ thuộc vào bạn ác nên các loại hữu tình làm việc có sở đắc, chấp có ngã, hoặc có hữu tình cho đến chấp có người thấy, người biết. Hoặc chấp có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Hoặc chấp có nhãn xứ cho đến ý xứ. Hoặc chấp có sắc xứ cho đến pháp xứ. Hoặc chấp có nhãn giới cho đến ý giới. Hoặc chấp có Sắc giới cho đến pháp giới. Hoặc chấp có nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Hoặc chấp có nhãn xúc có đến ý xúc. Hoặc chấp có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Hoặc chấp có địa giới cho đến thức giới. Hoặc chấp có vô minh cho đến lão tử. Hoặc chấp có mười thiện nghiệp đạo. Hoặc chấp có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn nhiếp sự. Vì các hữu tình này ta sẽ hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh của Đại Bồ-tát. Khi chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác, ta sẽ làm cho các loài hữu tình vĩnh viễn trừ bỏ các việc chấp trước đó.
Này Thiện Hiện! Nhờ thành tựu ý nghĩ này lại được phương tiện thiện xảo hộ trì khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nếu đối với mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác mà chưa được viên mãn hoàn toàn thì Đại Bồ-tát đó không thể chứng nhập vào thắng định của Như Lai.
Này Thiện Hiện! Lúc ấy tuy học và ra vào tự do đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng Đại Bồ-tát đó chưa vội chứng đắc thật tế, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Bởi vì thực hành công đức đó chưa được viên mãn nên vị ấy không chứng đắc thật tế và các công đức khác. Đến khi đắc được Vô thượng Chánh đẳng giác thì vị ấy mới có thể chứng đắc thật tế này v.v...
Này Thiện Hiện! Lúc ấy tuy tu tập các công đức khác chưa được viên mãn nhưng Đại Bồ-tát này đã tu tập viên mãn đối với pháp môn không Tam-ma-địa.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào thường nghĩ: Suốt thời gian dài vì bị lệ thuộc vào bạn ác nên các loại hữu tình thường hành các tướng, nghĩa là chấp tướng nam, tướng nữ, hoặc chấp tướng sắc, hoặc chấp tướng âm thanh, hoặc chấp tướng hương, tướng vị, hoặc chấp tướng xúc chạm, hoặc chấp tướng pháp, hoặc chấp các tướng khác ở trong đó. Vì các loại hữu tình này ta sẽ hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh Đại Bồ-tát. Lúc chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác, ta sẽ làm cho các loài hữu tình vĩnh viễn đoạn trừ sự chấp trước các tướng như vậy.
Này Thiện Hiện! Nhờ thành tựu ý nghĩ này lại được phương tiện thiện xảo hộ trì khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nếu đối với mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, mà chưa được viên mãn hoàn toàn thì Đại Bồ-tát đó không thể chứng nhập vào thắng định của Như Lai.
Này Thiện Hiện! Lúc ấy tuy học và ra vào tự tại đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhưng Đại Bồ-tát đó chưa vội chứng đắc thật tế, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Bởi vì thực hành công đức đó chưa được viên mãn nên vị ấy không chứng đắc thật tế và các công đức khác. Đến khi đắc được Vô thượng Chánh đẳng giác thì vị ấy mới chứng đắc thật tế này v.v…
Này Thiện Hiện! Lúc ấy tuy tu tập các công đức khác chưa được viên mãn nhưng Đại Bồ-tát này đã tu tập viên mãn đối với pháp môn vô tướng Tam-ma-địa.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát đã khéo tu học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Ðã khéo an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Ðã khéo an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Ðã khéo an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Ðã khéo tu học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Ðã khéo tu học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Ðã khéo tu học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Ðã khéo tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Ðã khéo tu học hạnh của mười địa. Ðã khéo tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Ðã khéo tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông. Ðã khéo tu học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Ðã khéo tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Ðã khéo tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Ðã khéo tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Ðã khéo tu học Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này thành tựu công đức trí tuệ như thế. Nếu phát sanh ý tưởng vui thích đối với sanh tử, hoặc nói có vui, hoặc là an trụ chấp trước đối với ba cõi thì điều ấy không có.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào đã khéo tu hành pháp Bồ-đề phần, tất cả các pháp của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các Đại Bồ-tát thì nên hỏi thử vị ấy: Nếu muốn chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì Đại Bồ-tát phải làm sao để tu học pháp Bồ-đề phần mà không chứng đắc thật tế của không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô tánh, nhờ không chứng pháp ấy nên không đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề mà siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường không chấp trước điều gì?
Này Thiện Hiện! Khi được hỏi như vậy, nếu Đại Bồ-tát ấy đáp: Nếu muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, các bậc Đại Bồ-tát chỉ cần tư duy về thật tế của không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô tánh và tất cả các pháp Bồ-đề phần khác không cần tu học. Thiện Hiện! Ông nên biết Đại Bồ-tát đó chưa được Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thọ ký Bất thối chuyển Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Này Thiện Hiện! Bởi vì Đại Bồ-tát này chưa được khai thị, thọ ký, hiểu rõ pháp tướng tu học của Đại Bồ-tát đang trụ ở địa vị Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Khi được hỏi như vậy, nếu Đại Bồ-tát ấy đáp: Nếu muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì Đại Bồ-tát phải tư duy chân chánh về thật tế của không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô tánh và tất cả các pháp Bồ-đề phần khác, và cũng nên phương tiện khéo léo tu học mà không chứng đắc như đã nói ở trước, thì này Thiện Hiện! Ông nên biết Đại Bồ-tát này đã được Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thọ ký Bất thối chuyển Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát này đã được khai thị thọ ký, hiểu rõ, trụ ở địa vị Bất thối chuyển và tu học pháp tướng của Đại Bồ-tát .
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chưa được khai thị, thọ ký, hiểu rõ chưa trụ ở địa vị Bất thối chuyển tu học pháp tướng của Đại Bồ-tát thì nên biết Đại Bồ-tát ấy chưa khéo tu học sáu pháp Ba-la-mật-đa và tất cả các pháp Bồ-đề phần khác đã ở địa vị Bất thối chuyển, những vị đã được khai thị, thọ ký hiểu rõ và an trụ vào tướng Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào đã được khai thị, thọ ký, hiểu rõ trụ ở địa vị Bất thối chuyển và tu học pháp tướng của Đại Bồ-tát thì nên biết Đại Bồ-tát ấy đã khéo tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa và tất cả các pháp Bồ-đề phần khác, đã nhập vào Bạc địa, đã giống như các bậc Đại Bồ-tát trụ ở địa vị Bất thối chuyển, những vị đã được khai thị, thọ ký, hiểu rõ và an trụ vào tướng Bất thối chuyển.
Khi ấy, Thiện Hiện thưa:
- Bạch Thế Tôn! Vả lại có Đại Bồ-tát chưa được Bất thối chuyển mà có thể đáp như thật như vậy không?
Đức Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tuy chưa được Bất thối chuyển, nhưng có thể đáp như thật về việc đó. Này Thiện Hiện! Tuy chưa được Bất thối chuyển nhưng Đại Bồ-tát này có thể tu học sáu pháp Ba-la-mật-đa và tất cả các pháp Bồ-đề phần khác. Vị ấy đã thành thục tuệ giác bén nhạy, hoặc được nghe hoặc không được nghe nhưng có thể đáp đúng như thật như bậc Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển.
Lúc đó, Thiện Hiện lại thưa:
Bạch Thế Tôn! Có nhiều Đại Bồ-tát tu hành Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng họ chưa khéo tu tập mà đã an trụ nên ít có thể đáp như thật như bậc Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, là bậc đã khéo tu tập?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Vì sao? Này Thiện Hiện! Ít có Đại Bồ-tát được thọ ký Bất thối chuyển và có trí tuệ vi diệu như vậy. Nếu có người nào được thọ ký như vậy thì đều có thể đáp như thật về việc này. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát có thể đáp như thật về việc đó thì nên biết vị ấy có căn lành sáng suốt, trí tuệ sâu rộng, trời, người, A-tu-la v.v... không thể sai khiến. 02
Lại nữa, này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành chưa lâu về bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến xa lìa phương tiện thiện xảo nên bị ác ma lừa dối, mê hoặc? Khuyên các Bồ-tát cần phải biết rõ việc ấy. Đó là: Có ác ma vì muốn lừa dối nên tìm cách hóa ra đủ loại hình dạng, đến trước Đại Bồ-tát và nói:
Lành thay! Người nam kia! Ông có biết không? Chư Phật quá khứ đã từng thọ ký đại Bồ-đề cho ông, chắc chắn ông sẽ đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không còn thối lui nữa. Tên họ khác nhau của cha mẹ, anh chị em, bạn bè quyến thuộc của ngươi cho đến bảy đời ta đều biết rõ. Ngươi sanh tại phương đó, nước đó, thành đó, làng đó, xóm đó, vào năm đó, tháng đó, ngày đó, giờ đó, thuộc sao đó, thuộc đời vua đó. Nếu thấy Bồ-tát có bẩm tánh mềm yếu, các căn ám độn, ác ma liền dối trá nói: bẩm tánh và các căn của ngươi ở đời trước cũng thường như thế. Nếu thấy Bồ-tát có bẩm tánh cứng rắn và các căn nhạy bén, ác ma liền dối trá nói: bẩm tánh và các căn của ngươi ở đời trước cũng đã từng như vậy. Nếu thấy Bồ-tát đó sống ở nơi thanh vắng hoặc thường khất thực hoặc chỉ nhận thức ăn một lần, hoặc chỉ ăn một bữa trong ngày, hoặc chỉ ăn trong một bát, hoặc ở nơi gò mã, hoặc ở nơi đất trống, hoặc ở dưới gốc cây, hoặc mặc y phấn tảo, hoặc chỉ giữ ba y, hoặc thường ngồi không nằm, hoặc dùng phu cụ cũ, hoặc ít muốn, hoặc biết đủ, hoặc thích hạnh viễn ly, hoặc đầy đủ chánh niệm, hoặc thích định vắng lặng, hoặc đầy đủ trí huệ vi diệu, hoặc coi thường lợi dưỡng, hoặc xem nhẹ tiếng khen, hoặc thích tiết kiệm không xoa dầu nơi chân, hoặc ít ngủ nghỉ, hoặc lìa trạo cử, hoặc thích nói lời êm diệu, hoặc thích ít nói, sau khi thấy các việc làm khác nhau của Bồ-tát này, ác ma đó liền dối trá nói: ở đời trước ngươi cũng đã từng như vậy. Vì sao? Vì ngày nay ngươi thành tựu các công đức khác nhau như vậy, thế gian đều thấy, chắc chắn là đời trước ngươi cũng có các loại công đức khác nhau như vậy, ngươi nên vui mừng chớ có tự khinh.
Nghe ác ma nói về công đức của họ ở đời quá khứ và vị lai và nói về tên họ khác nhau của bản thân, bạn bè của họ, lại ca ngợi các căn lành thù thắng, Đại Bồ-tát ấy vui mừng cực độ và sanh tăng thượng mạn, lấn lướt, chửi mắng khinh chê các Bồ-tát khác.
Biết họ ám độn, phát sanh tăng thượng mạn lấn lướt khinh chê người khác, ác ma lại bảo họ: Chắc chắn ông sẽ được thành tựu công đức thù thắng, đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ đã thọ ký cho ông. Ông nhất định sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không còn thối lui trở lại nữa vì đã có tướng lành hiện ra như thế.
Lúc ấy, để làm loạn tâm người kia, ác ma biến hóa giả làm hình dáng Bí-sô, hoặc giả làm hình dáng Cư sĩ, hoặc giả làm hình dáng cha mẹ, bạn bè, nhơn phi nhơn (người chẳng phải người)… hiện ra trước mặt lớn tiếng nói:
Lành thay! Này Đại sĩ! Ông đã thành tựu công đức như thế, chư Phật quá khứ đã thọ ký đại Bồ-đề cho ông từ lâu rồi. Ông đã không còn bị thối lui đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì ông có đầy đủ các tướng công đức thù thắng của Đại Bồ-tát bất thối chuyển, ông phải tự tôn trọng chớ có nghi ngờ.
Khi nghe lời nói đó, tâm tăng thượng mạn của Bồ-tát ấy càng mạnh thêm.
Này Thiện Hiện! Như ta đã nói diễn tiến các tướng trạng mà Đại Bồ-tát bất thối chuyển thực sự đạt được thì Đại Bồ-tát này đều không có.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết Đại Bồ-tát này bị ma khống chế và làm rối loạn không được tự tại. Vì sao? Vì thực sự họ chưa có các hành vi tướng trạng của Đại Bồ-tát bất thối chuyển. Chỉ nghe ác ma giả vờ nói đến đức độ và tên họ của mình, người ấy liền sanh tăng thượng mạn, lấn lướt, khinh khi, chửi mắng các Bồ-tát khác.
Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu muốn chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, Đại Bồ-tát cần hiểu biết rõ các việc của ác ma, đừng để bị ma lừa dối mà sanh tâm kiêu mạn.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát bị ma khống chế và làm rối loạn, chỉ nghe hư danh mà sanh kiêu mạn. Vì sao? Vì trước đây Bồ-tát đó chưa tu học bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; chưa an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; chưa an trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; chưa an trụ vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; chưa tu học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; chưa tu học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chưa tu học tám giải thoát cho đến mười biến xứ; chưa tu học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; chưa tu học Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; chưa tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; chưa tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông; chưa tu học mười lực Như Lai, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chưa tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; chưa tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chưa tu học tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát; chưa tu học quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Vì lý do đó, họ làm cho ma được tiện lợi.
Đại Bồ-tát này không thể biết rõ hành tướng của bốn ma, vì lý do này, họ làm cho ma được tiện lợi. Đại Bồ-tát này không biết rõ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không biết rõ nhãn xứ cho đến ý xứ, không biết rõ sắc xứ cho đến pháp xứ, không biết rõ nhãn giới cho đến ý giới, không biết rõ sắc giới cho đến pháp giới, không biết rõ nhãn thức giới cho đến ý thức giới, không biết rõ nhãn xúc cho đến ý xúc, không biết rõ các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không biết rõ địa giới cho đến thức giới, không biết rõ vô minh cho đến lão tử, không biết rõ bố thí Ba-la-mật-cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, không biết rõ pháp nội Không cho đến vô tính tự tính Không, không biết rõ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, không biết rõ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, không biết rõ bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, không biết rõ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không biết rõ tám giải thoát cho đến mười biến xứ, không biết rõ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, không biết rõ Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, không biết rõ pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, không biết rõ năm loại mắt, sáu phép thần thông, không biết rõ mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, không biết rõ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, không biết rõ quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề, không biết rõ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng không biết rõ thật tướng tên gọi của các pháp hữu tình là vô tướng. Vì lý do đó mà được tiện lợi. Ma tìm cách hóa ra đủ loại hình dáng, nói với Đại Bồ-tát này:
Hạnh nguyện tu hành của ông đã viên mãn, ông sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Lúc ông thành Phật sẽ được công đức thù thắng và danh hiệu tôn qúi như vậy.
Vì ác ma kia biết Bồ-tát này từ lâu đã ước nguyện: Khi con thành Phật sẽ được công đức và danh hiệu như vậy, nên ma theo ý muốn kia mà thọ ký như vậy.
Lúc đó, vì xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên khi nghe ma thọ ký, Bồ-tát ấy nghĩ: Lạ thay, người này báo trước là ta sẽ được thành Phật với công đức và danh hiệu tương ưng với điều ta nghĩ và ước nguyện từ lâu. Do đó biết được chư Phật quá khứ đã thọ ký đại Bồ-đề cho ta chắc chắn ta sẽ đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không còn thối lui nữa. Lúc thành Phật nhất định ta sẽ được danh hiệu tôn quí và công đức như vậy. Bồ-tát ấy bị ác ma, hoặc quyến thuộc của ma, hoặc Sa-môn… do ma sai khiến đến thọ ký: Tương lai ông sẽ thành Phật có danh hiệu như vậy, như vậy nên vị ấy càng tăng thêm kiêu mạn và nghĩ: Đời vị lai chắc chắn ta sẽ thành Phật, đạt được công đức và danh hiệu như vậy, các Bồ-tát khác đều không bằng ta.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết như ta đã nói diễn tiến các tướng trạng của Đại Bồ-tát đã đắc Bất thối chuyển, Đại Bồ-tát này đều chưa thành tựu chỉ vì nghe ma giả vờ nói mình sẽ được thành Phật mà vị ấy liền sanh kiêu mạn coi khinh, hủy báng các Bồ-tát khác. Này Thiện Hiện! Ông nên biết do phát sanh kiêu mạn, khinh chê hủy báng các Bồ-tát khác nên Đại Bồ-tát đó xa lìa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Này Thiện Hiện! Ông phải biết vì xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, lìa bỏ bạn lành, thường bị lệ thuộc bạn ác nên Đại Bồ-tát đó sẽ bị đọa vào địa vị Thanh văn hoặc Ðộc giác.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết nếu ngay đời này, Đại Bồ-tát đó trở lại giữ chánh niệm, hết lòng ăn năn hối cải, xả bỏ tâm kiêu mạn, thường thân cận bạn lành thì tuy phải trôi lăn trong sanh tử suốt một thời gian dài nhưng sau đó vị ấy dựa vào phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, lần lần tu học và sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Này Thiện Hiện! Ông phải biết nếu ngay trong đời này, Đại Bồ-tát đó không có chánh niệm, không thể ăn năn hối cải, không xả bỏ tâm kiêu mạn, không thích gần gũi bạn lành thì chắc chắn sau một thời gian dài trôi lăn trong sanh tử, dù tinh tấn tu các nghiệp lành vị ấy vẫn bị rơi vào địa vị Thanh văn, Ðộc giác.
Giống như Bí-sô là người cầu quả vị Thanh văn, nếu phạm một trong bốn trọng tội thì người đó liền chẳng phải là Sa-môn, chẳng phải là Thích tử. Trong đời hiện tại chắc chắn người đó không thể đạt được bốn quả Sa-môn, Bồ-tát vọng chấp vào hư danh cũng giống như vậy. Chỉ nghe ma giả vờ nói mình sẽ thành Phật, họ liền phát sanh tâm ngạo mạn, khinh chê hủy báng các Đại Bồ-tát khác. Nên biết tội này lớn hơn bốn tội trọng mà Bí-sô phạm gấp vô lượng lần. Không bàn đến bốn trọng tội mà Bí-sô phạm, so với năm tội vô gián, tội của Bồ-tát này cũng gấp vô số lần. Vì sao? Vì thật sự Đại Bồ-tát này chưa thành tựu công đức thù thắng, chỉ nghe ác ma thọ ký cho mình thành Phật một cách hư dối, người ấy liền kiêu mạn khinh chê Bồ-tát khác. Do đó tội này hơn năm tội vô gián. Vì vậy nên biết nếu muốn chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, Đại Bồ-tát này phải hiểu biết rõ việc làm vi tế của ma như là báo trước danh hiệu một cách hư dối… và phải siêng năng cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu hạnh viễn ly, nghĩa là ở ẩn nơi núi rừng, đầm vắng, đồng trống ở nơi vắng vẻ, yên tịnh ngồi yên lặng tư duy. Lúc ấy có ác ma đến chỗ người ấy, cung kính khen ngợi nói:
- Lành thay! Đại sĩ có thể tu hạnh viễn ly chơn chánh như vậy, hạnh viễn ly này được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đồng khen ngợi. Trời Đế Thích, chư thiên, thần tiên đều ủng hộ, cúng dường, tôn trọng người có hạnh này. Ông phải thường ở đây đừng có đi nơi khác.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết ta không khen ngợi các Bồ-tát ở nơi vắng vẻ, yên tịnh như đồng trống, rừng núi, ngồi yên tư duy, tu hạnh viễn ly.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nên tu những hạnh viễn ly nào khác mà Phật lại không khen ngợi công đức viễn ly ở nơi vắng vẻ như núi rừng, đồng trống, không dùng ngọa cụ tốt đẹp và ngồi yên tư duy?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát hoặc ở núi rừng, đầm vắng, đồng trống, những nơi vắng vẻ, hoặc ở thành ấp, xóm làng, kinh đô, những nơi ồn ào phức tạp, chỉ có người nào có thể xa lìa nghiệp ác phiền não và sự mong cầu quả Thanh văn, Ðộc giác siêng năng tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và các công đức thù thắng khác mới được gọi là Bồ-tát thực hành viễn ly chơn thật. Hạnh viễn ly này được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đồng khen ngợi, được chư Phật Thế Tôn thừa nhận cho phép các Bồ-tát thường tu học. Hoặc ngày hoặc đêm nên tư duy chân chánh, siêng năng tu học pháp viễn ly này. Đó là hạnh viễn ly của Bồ-tát. Hạnh viễn ly này không nên xen lẫn ý mong cầu quả Thanh văn, Ðộc giác, và tất cả nghiệp ác phiền não. Nó lìa tất cả sự ồn ào tạp nhạp và hoàn toàn trong sạch làm cho các Bồ-tát mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề và thường không ngừng làm lợi lạc hữu tình. Việc mà ác ma khen ngợi như ở núi rừng, đầm vắng, đồng hoang không dùng ngọa cụ mới ngồi yên, tư duy ở nơi vắng vẻ chẳng phải là hạnh viễn ly chơn thật của Bồ-tát. Vì sao? Vì hạnh viễn ly kia còn có sự ồn ào tạp nhạp nghĩa là hạnh đó còn xen lẫn với nghiệp ác phiền não hoặc còn tác ý về quả Thanh văn, Ðộc giác, chẳng thể siêng năng tin tưởng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, không thể viên mãn trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Ông phải biết có Đại Bồ-tát tu hạnh viễn ly mà ma khen ngợi lại sanh tâm kiêu mạn không trong sạch khinh chê chửi mắng các Đại Bồ-tát khác. Nghĩa là có các Đại Bồ-tát tuy sống ở thành ấp, xóm làng, kinh đô nhưng tâm trong sạch, không xen lẫn các loại nghiệp ác phiền não và tác ý về quả Thanh văn, Ðộc giác, siêng năng tu học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, siêng năng an trụ vào pháp nội Không cho đến vô tính tự tính Không, siêng năng an trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, siêng năng an trụ vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, siêng năng tu học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, siêng năng tu học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông và các công đức thế gian, siêng năng tu học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, siêng năng tu học mười địa Bồ-tát, siêng năng tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, siêng năng tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông, siêng năng tu học tám giải thoát cho đến mười biến xứ, siêng năng tu học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, siêng năng tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, siêng năng tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng và trí nhất thiết tướng, trang nghiêm cõi Phật, giáo hóa hữu tình; tuy ở nơi ồn ào mà tâm họ thường vắng lặng và thường tu hạnh viễn ly chơn thật. Đối với các Đại Bồ-tát thật sự trong sạch như vậy mà người kia thường sanh tâm ngạo mạn khinh chê, chửi mắng, phỉ báng, lấn lướt.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết vì Đại Bồ-tát này xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên tuy ở trong đồng vắng rộng cả trăm do-tuần, trong đó tuyệt đối không có các loại thú dữ, rắn rít, đạo tặc, chỉ có quỉ thần, la-sát dạo ở trong ấy, giả sử người ấy ở nơi vắng vẻ như vậy suốt một năm, năm năm hoặc mười năm hoặc cho đến trăm ngàn ức hoặc lâu hơn nữa tu hạnh viễn ly nhưng không hiểu rõ hạnh viễn ly chơn chánh, nghĩa là các chúng Đại Bồ-tát tuy ở nơi ồn ào mà tâm vắng lặng, xa lìa các loại ác nghiệp phiền não và tác ý về Thanh văn, Ðộc giác mà hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Này Thiện Hiện! Ông phải biết tuy Đại Bồ-tát ấy ở nơi vắng vẻ trong một thời gian dài nhưng còn xen lẫn ý nghĩ về quả vị Thanh văn, Ðộc giác và vui thích hai địa vị đó. Họ căn cứ vào giáo pháp thuộc hai địa vị đó để tu hạnh viễn ly và đắm nhiễm nặng nề vào hạnh đó. Này Thiện Hiện! Ông phải biết tuy tu hạnh viễn ly như vậy nhưng người ấy không được gọi là tùy thuận đúng theo tâm của các đức Như Lai.
Này Thiện Hiện! Ông phải biết các hạnh viễn ly chơn thật của Đại Bồ-tát mà ta khen ngợi Đại Bồ-tát ấy đều chưa thành tựu. Trong hạnh viễn ly thù thắng chơn thật cũng chẳng thấy người ấy có hành tướng tương tợ. Vì sao? Vì người ấy không ưa thích hạnh viễn ly chơn thật của Bồ-tát và chỉ thích siêng năng tu tập hạnh viễn ly rỗng không của Thanh văn, Ðộc giác.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết khi Đại Bồ-tát này tu hạnh viễn ly không thật sự thù thắng, ma đến ở trên không trung, vui mừng khen ngợi:
- Lành thay! Lành thay! Này Đại sĩ. Ông có thể siêng năng tu hạnh viễn ly chơn thật. Hạnh viễn ly này được tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng khen ngợi. Ông phải siêng năng tu học hạnh này để mau chứng đắc trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết, các Bồ-tát này ưa thích đắm trước hạnh viễn ly mà nhị thừa tu tập, khinh chê hủy báng các Bí-sô thực hành theo Bồ-tát thừa, tuy ở nơi ồn ào nhưng tâm thường vắng lặng và nói: Những Bí-sô ấy không thể tu hạnh viễn ly bởi vì thân họ ở nơi ồn ào, tâm họ không được vắng lặng và hoàn toàn không có pháp điều phục.
Này Thiện Hiện! Ông phải biết, Bồ-tát này khinh chê chửi mắng các bậc Bồ-tát tu hạnh viễn ly chơn thật mà Phật khen ngợi. Họ cho rằng các vị ấy ở nơi ồn ào, tâm không vắng lặng, không thể siêng năng tu hạnh viễn ly chơn thật và cho rằng các bậc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không khen ngợi các vị Đại Bồ-tát sống ở nơi ồn ào phức tạp, chỉ tôn trọng ngợi khen các Bồ-tát sống ở nơi không ồn ào phức tạp và giữ tâm vắng lặng mới có thể chơn chánh tu hành theo hạnh viễn ly chơn thật.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết đối với những người đáng được thân cận, cung kính, cúng dường giống như chư Phật, Bồ-tát ấy đã không thân cận, cung kính, cúng dường lại còn khinh chê, chửi mắng. Đối với những hạng không nên thân cận, cung kính, cúng dường như là bạn ác thì người ấy lại thân cận, cung kính, cúng dường như là phụng sự đức Phật.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết vì Đại Bồ-tát này xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa không có phương tiện khéo léo nên vọng sanh đủ loại phân biệt, chấp trước. Vì sao? Vì người ấy nghĩ pháp ta đang tu học là hạnh viễn ly chơn thật cho nên được phi nhơn khen ngợi, ủng hộ. Những người sống ở thành ấp thì thân tâm rối loạn làm sao có ai giúp đỡ, cung kính, khen ngợi được.
Vì lý do đó, Bồ-tát này rất kiêu mạn, khinh chê chửi mắng các vị Đại Bồ-tát khác làm nghiệp ác, phiền não ngày càng tăng thêm.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết đối với các Bồ-tát khác, Bồ-tát đó là hạng chiên-đà-la (người hiểm ác) làm nhiễm ô các vị Đại Bồ-tát khác. Tuy có tướng mạo giống các Đại Bồ-tát khác nhưng thật ra họ là tên giặc lớn trong trời người, lừa dối trời, người, A-tố-lạc…Tuy thân mặc pháp y của Sa-môn nhưng tâm họ thường ôm lòng ham muốn của quân trộm cướp. Những ai hướng đến Bồ-tát thừa thì không nên thân cận, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen người ác như thế. Vì sao? Ông nên biết người đó ôm lòng tăng thượng mạn, bên ngoài giống như Bồ-tát nhưng bên trong chứa nhiều phiền não.
Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào thật sự không xả bỏ trí nhất thiết trí, không xả bỏ quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thân tâm mong cầu trí nhất thiết trí, muốn chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề làm lợi lạc tất cả hữu tình thì không nên thân cận, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen người ác như vậy.
Này Thiện Hiện! Ông nên biết các Đại Bồ-tát phải thường tinh tấn tu sự nghiệp của chính mình, xa lìa sanh tử, không tham đắm trong ba cõi. Đối với hạng chiên-đà-la xấu xa kia Đại Bồ-tát phải thường phát sanh từ bi, hỷ xả và nghĩ như vầy: Ta không nên làm phát sanh lầm lỗi như người ác kia đã làm, giả sử bị thất niệm và chợt phát sanh lầm lỗi như người kia thì ta phải lập tức tỉnh giác và mau chóng diệt trừ lầm lỗi đó.
Vì vậy Đại Bồ-tát nào muốn chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải hiểu biết rõ ràng các việc của ác ma, phải siêng năng tinh tấn diệt trừ, xa lìa các lỗi lầm mà Bồ-tát kia đã mắc phải và siêng năng cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào có ý tăng thượng muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên thường thân cận, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen các vị thiện tri thức chơn chánh.
Khi ấy, Thiện Hiện liền bạch Phật:
- Những ai là thiện tri thức chơn chánh của Đại Bồ-tát?
Phật bảo:
- Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thiện tri thức chơn chánh của các vị Bồ-tát. Tất cả các vị Đại Bồ-tát cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Các vị Thanh văn và các thượng sĩ nào có thể tuyên bày, khai thị, phân biệt rõ ràng cho Đại Bồ-tát về pháp bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa tương ưng với ý nghĩa của nó và làm cho dễ hiểu thì cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là thiện tri thức chơn chánh của các vị Bồ-tát. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Pháp môn Đà-la-ni và Tam-ma-địa cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Năm loại mắt, sáu phép thần thông cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Dứt trừ vĩnh viễn tất cả sự tương tục của tập khí phiền não cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát.
Lại nữa Thiện Hiện! Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Các pháp duyên tánh cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Các chi duyên khởi cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Pháp nội Không cho đến vô tính tự tính Không cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát. Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng là thiện tri thức chơn chánh của Bồ-tát.
Lại nữa Thiện Hiện! Đối với các vị Đại Bồ-tát, bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự hiểu biết giác ngộ, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Pháp môn Đà-la-ni và Tam-ma-địa cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Năm loại mắt, sáu phép thần thông cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự hiểu biết giác ngộ, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ giải thoát, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Dứt trừ vĩnh viễn các tập khí tương tục cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát.
Lại nữa Thiện Hiện! Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Các pháp duyên tánh và các chi duyên khởi cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Pháp nội Không cho đến vô tính tự tính Không cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự hiểu biết giác ngộ, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng là thầy, là người hướng dẫn, là ánh sáng, là đuốc, là đèn chiếu soi, là sự giác ngộ hiểu biết, là trí huệ, là sự cứu giúp hộ trì, là nhà cửa, là đảo, là cồn bãi, là nơi qui thú, là cha mẹ đối với các vị Đại Bồ-tát. Vì sao? Vì tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều lấy bố thí Ba-la-mật-đa cho đến cảnh giới bất tư nghì làm thầy, làm người hướng dẫn, làm ánh sáng, làm đuốc, làm đèn chiếu soi, làm sự giác ngộ hiểu biết, làm trí huệ, làm sự cứu giúp hộ trì, làm nhà cửa, làm đảo, làm cồn bãi, làm nơi qui thú, làm cha mẹ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều từ bố thí Ba-la-mật-đa nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì mà sanh ra.
Vậy nên Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào có ý nghĩ tăng thượng muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, giáo hóa hữu tình, trang nghiêm cõi Phật thì nên học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, nên học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên học tám giải thoát cho đến mười biến xứ, nên học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nên học Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, nên học pháp môn Đà-la-ni và Tam-ma-địa, nên học năm loại mắt, sáu phép thần thông, nên học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, nên học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, nên học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên học tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát, nên học quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, nên học dứt trừ vĩnh viễn tất cả tập khí tương tục, nên học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, nên học các pháp duyên tánh và các chi duyên khởi, nên học pháp nội Không cho đến vô tính tự tính Không, nên học chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này đã học bố thí Ba-la-mật-đa nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì, lại nên đem bốn nhiếp sự thu nhiếp các hữu tình. Bốn việc đó là: một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.
Này Thiện Hiện! Do quán sát ý nghĩa này nên ta nói: việc bố thí Ba-la-mật-đa nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì là thầy, là người hướng dẫn nói rộng cho đến là cha mẹ của các vị Đại Bồ-tát. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn không làm theo lời người khác, không sống dựa vào lời người khác, muốn dứt trừ sự nghi ngờ của tất cả hữu tình, muốn làm mãn nguyện tất cả hữu tình, muốn trang nghiêm cõi Phật, muốn giáo hóa hữu tình thì nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có nói rộng các pháp mà các vị Đại Bồ-tát nên học. Tất cả các vị Đại Bồ-tát cần phải siêng năng tu học các pháp ở trong ấy.
Khi ấy, Thiện Hiện thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lấy gì làm tướng?
Phật bảo:
- Này Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lấy hư không, sự không chấp trước và vô tướng làm tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ở trong tướng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đây, các pháp, các tướng đều không chỗ có và không thể được.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
- Chắc là có lý do để nói về diệu tướng của Bát-nhã ba-la-mật-đa, các pháp cũng có tướng như vậy phải không?
Phật bảo:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Do có lý do nên có thể nói về tướng vi diệu của Bát-nhã ba-la-mật-đa, các pháp cũng có diệu tướng như vậy. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lấy sự xa lìa làm tướng. Các pháp cũng lấy sự xa lìa làm tướng. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lấy tánh không làm tướng, các pháp cũng lấy tánh không làm tướng. Do đó có thể nói các pháp cũng có diệu tướng giống như diệu tướng mà Bát-nhã ba-la-mật-đa có bởi vì các pháp đều có tự tánh là không và xa lìa các tướng.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả các pháp đều có tự tánh là không và xa lìa các tướng thì đối với tất cả pháp, tất cả pháp không cùng tất cả pháp, tất cả pháp xa lìa, vậy tại sao hữu tình bày ra sự nhiễm tịnh? Vì chẳng phải pháp tánh không có nhiễm có tịnh, cũng chẳng phải pháp xa lìa có nhiễm có tịnh, chẳng phải pháp tánh không có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng chẳng phải pháp xa lìa có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng phải trong tánh không có pháp có thể được, cũng chẳng phải trong sự xa lìa có pháp có thể được, chẳng phải trong tánh không có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng chẳng phải trong sự xa lìa có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Bạch Thế Tôn! Làm sao con có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa mà Phật đã dạy?
Phật bảo Thiện Hiện!
- Ý ông nghĩ sao? Từ lâu hữu tình có ngã và ngã sở, có tâm chấp ngã và ngã sở không?
Thiện Hiện đáp:
- Đúng vậy thưa Thế Tôn! Đã từ lâu hữu tình có ngã, ngã sở và tâm chấp chặt ngã, ngã sở.
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Chỗ chấp ngã và ngã sở của hữu tình có trống không và xa lìa không?
Thiện Hiện đáp:
- Đúng vậy thưa Thế Tôn! Chỗ chấp ngã và ngã sở của hữu tình đều trống không và xa lìa.
Phật bảo:
- Này Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Há chẳng phải do chấp ngã và ngã sở mà hữu tình trôi lăn trong sanh tử.
Phật bảo:
- Này Thiện Hiện! Hữu tình này trôi lăn trong sanh tử là do có tạp nhiễm. Vì vậy hành động của hữu tình có sự nhiễm ô. Nếu các hữu tình không có tâm chấp trước ngã và ngã sở thì không có tạp nhiễm. Nếu không có tạp nhiễm thì không có trôi lăn trong sanh tử. Việc trôi lăn sanh tử đã không thể được thì nên biết hữu tình xa lìa tạp nhiễm do không có tạp nhiễm xen lẫn với hữu tình. Vì vậy này Thiện Hiện! Nên biết tuy hữu tình có tự tánh là không và xa lìa các tướng nhưng có thể tạo ra có nhiễm có tịnh.
Khi ấy cụ thọ Thiện Hiện lại bạch:
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy và tất cả các pháp không xa lìa các tướng thì Đại Bồ-tát ấy không thực hành sắc, cũng không thực hành thọ, tưởng, hành, thức; không thực hành nhãn xứ, cũng không thực hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; không thực hành sắc xứ, cũng không thực hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; không thực hành nhãn giới, cũng không thực hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; không thực hành sắc giới, cũng không thực hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; không thực hành nhãn thức giới, cũng không thực hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; không thực hành nhãn xúc, cũng không thực hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; không thực hành các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng không thực hành các cảm thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; không thực hành địa giới, cũng không thực hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới; không thực hành nhân duyên, cũng không thực hành đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; không thực hành vô minh, cũng không thực hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; không thực hành bố thí Ba-la-mật-đa, cũng không thực hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; không thực hành pháp nội Không (Không của các pháp nội tại), cũng không thực hành pháp ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp nội ngoại tại), Không Không (Không của không), đại Không (Không lớn), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi Không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không (Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), tán vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), tự cộng tướng Không (Không của tự cộng tướng), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), bất khả đắc Không (Không của cái bất khả đắc), vô tính Không (Không của vô thể ‘cái không tồn tại’), tự tính Không (Không của tự tính), vô tính tự tính Không (Không của vô thể của tự tính ‘tự tính của cái không tồn tại’); không thực hành chơn như, cũng không thực hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; không thực hành Thánh đế khổ, cũng không thực hành Thánh đế tập, diệt, đạo; không thực hành bốn niệm trụ, cũng không thực hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; không thực hành bốn tịnh lự, cũng không thực hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; không thực hành tám giải thoát, cũng không thực hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; không thực hành pháp môn giải thoát không, cũng không thực hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; không thực hành Tịnh quán địa, cũng không thực hành Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa; không thực hành Cực hỷ địa, cũng không thực hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa; không thực hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng không thực hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; không thực hành năm loại mắt, cũng không thực hành sáu phép thần thông; không thực hành mười lực Như Lai, cũng không thực hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; không thực hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; không thực hành quả Dự lưu, cũng không thực hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề; không thực hành trí nhất thiết, cũng không thực hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì đối với các pháp này, năng hành, sở hành, nguyên do hành, lúc thực hành, nơi thực hành đều bất khả đắc.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nào có thể thực hành như vậy thì không bị tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc… hàng phục mà có thể chế ngự chúng. Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nào có thể thực hành như vậy thì không bị tất cả Thanh văn, Ðộc giác hàng phục mà có thể chế ngự họ.
Vì sao? Vì Bồ-tát này đã an trụ vào địa vị không gì có thể khiến họ hàng phục, nghĩa là địa vị ly sanh của Bồ-tát.
Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát này thường trụ ở ý nghĩ về trí nhất thiết trí nên không thể khuất phục.
Bạch Thế Tôn! Lúc Đại Bồ-tát này thực hành như vậy thì được gần trí nhất thiết trí và mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Đại Bồ-tát nào có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và tất cả pháp không, xa lìa các tướng thì Đại Bồ-tát ấy không thực hành sắc, cũng không thực hành thọ, tưởng, hành, thức cho đến không thực hành trí nhất thiết, cũng không thực hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đối với các pháp này, năng hành, sở hành, nguyên nhân thực hành, lúc thực hành, nơi thực hành đều bất khả đắc. Đại Bồ-tát nào có thể thực hành như vậy thì không bị tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la… làm cho hàng phục, và cũng không bị Thanh văn, Ðộc giác làm cho hàng phục mà ngược lại Bồ-tát ấy có thể làm cho những người kia hàng phục mình. Đại Bồ-tát này đã an trụ vào địa vị không ai có thể làm cho hàng phục là địa vị ly sanh của Bồ-tát. Vị ấy thường trụ ở trí nhất thiết trí và có ý nghĩ không thể khuất phục. Nhờ vậy, vị ấy ở gần trí nhất thiết trí và mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Quyển 453
Hết
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.32.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.