Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
XLVIII. PHẨM THÀNH BIỆN
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc lớn nên xuất hiện ở thế gian; vì việc không thể nghĩ bàn nên xuất hiện ở thế gian; vì việc không thể tính lường nên xuất hiện ở thế gian; vì việc không số lượng nên xuất hiện ở thế gian; vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian.
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói, Bát-nhã ba-la-mật-đa vì việc lớn nên xuất hiện ở thế gian, cho đến vì việc không gì bằng nên xuất hiện ở thế gian. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thành tựu bố thí Ba-la-mật-đa, cũng thành tựu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Thành tựu pháp nội Không (Không của các pháp nội tại), cũng thành tựu pháp ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp nội ngoại tại), Không Không (Không của Không), đại Không (Không lớn), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi Không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không (Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), tán vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), tự cộng tướng Không (Không của tự cộng tướng), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), bất khả đắc Không (Không của cái bất khả đắc), vô tính Không (Không của vô thể ‘cái không tồn tại’), tự tính Không (Không của tự tính), vô tính tự tính Không (Không của vô thể của tự tính ‘tự tính của cái không tồn tại’). Thành tựu chơn như, cũng thành tựu pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Thành tựu Thánh đế khổ, cũng thành tựu Thánh đế tập, diệt, đạo. Thành tựu bốn tịnh lự, cũng thành tựu bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Thành tựu tám giải thoát, cũng thành tựu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Thành tựu bốn niệm trụ, cũng thành tựu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Thành tựu pháp môn giải thoát không, cũng thành tựu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Thành tựu thập địa Tam thừa, cũng thành tựu thập địa Bồ-tát. Thành tựu năm loại mắt, cũng thành tựu sáu phép thần thông. Thành tựu mười lực của Phật, cũng thành tựu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Thành tựu ba mươi hai tướng Ðại sĩ, cũng thành tựu tám mươi vẻ đẹp. Thành tựu pháp không quên mất, cũng thành tựu tánh luôn luôn xả. Thành tựu tất cả môn Đà-la-ni, cũng thành tựu tất cả môn Tam-ma-địa. Thành tựu quả Dự lưu, cũng thành tựu quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề. Thành tựu tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng thành tựu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Thành tựu trí nhất thiết; cũng thành tựu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Thiện Hiện! Như Sát-đế-lợi quán đảnh đại vương, oai đức tự tại, chiến thắng tất cả, đem các quốc sự giao phó Ðại thần, rồi thong dong nhàn rỗi, an ổn vui vẻ. Như Lai cũng vậy, là Ðại pháp vương, oai đức tự tại, chế ngự tất cả, đem pháp Thanh văn, hoặc pháp Ðộc giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp chư Phật đều qui về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Do đó nên Bát-nhã ba-la-mật-đa đều thành tựu tất cả sự nghiệp. Thế nên, này Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc lớn nên xuất hiện ở thế gian, cho đến vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với thọ, tưởng, hành, thức không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhãn xứ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với sắc xứ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhãn giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với Sắc giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhãn thức giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhãn xúc không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với địa giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với vô minh không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với bố thí Ba-la-mật-đa không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; cho đến đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với pháp nội Không không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; cho đến đối với pháp vô tính tự tính Không không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với chơn như không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; cho đến đối với cảnh giới bất khả tư nghì không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với Thánh đế khổ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với bốn tịnh lự không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với tám giải thoát không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với bốn niệm trụ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; cho đến đối với tám chi thánh đạo không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với pháp môn giải thoát pháp không không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với thập địa Tam thừa không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với thập địa Bồ-tát không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với năm loại mắt không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với sáu phép thần thông không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với mười lực của Phật không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; cho đến đối với mười tám pháp Phật bất cộng không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với ba mươi hai tướng Ðại sĩ không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với tám mươi vẻ đẹp không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với pháp không quên mất không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với tánh luôn luôn xả không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với tất cả môn Đà-la-ni không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với tất cả môn Tam-ma-địa không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với quả Dự lưu không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; cho đến đối với Ðộc giác Bồ-đề không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với trí nhất thiết không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc không thủ, không chấp; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không thủ, không chấp. Cho đến đối với trí nhất thiết không thủ, không chấp, đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không thủ, không chấp, nên xuất hiện ở thế gian và thành tựu sự nghiệp?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Ông thấy sắc thủ được, chấp được không? Thấy thọ, tưởng, hành, thức thủ được, chấp được không? Cho đến thấy trí nhất thiết thủ được, chấp được không? Thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thủ được, chấp được không?
Thiện Hiện thưa:
- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Thiện Hiện! Ta cũng không thấy sắc thủ được, chấp được, không thấy thọ, tưởng, hành, thức thủ được, chấp được, cho đến không thấy trí nhất thiết thủ được, chấp được, không thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thủ được, chấp được. Do không thấy nên không thủ, do không thủ nên không chấp. Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc không thủ, không chấp; đối với thọ, tưởng, hành, thức không thủ, không chấp. Như vậy, cho đến đối với trí nhất thiết không thủ, không chấp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không thủ, không chấp.
Thiện Hiện! Ta cũng không thấy tất cả pháp Chánh đẳng giác, pháp Như Lai, pháp tự nhiên giác, pháp trí nhất thiết của hết thảy các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thủ được, chấp được. Do không thấy nên không thủ, do không thủ nên không chấp. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, đều không thấy có tất cả pháp Chánh đẳng giác, pháp Như Lai, pháp tự nhiên giác, pháp trí nhất thiết của hết thảy các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thủ được, chấp được. Do nhân duyên này nên không thủ, không chấp. Thế nên, Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không nên đối với sắc hoặc thủ, hoặc chấp; không nên đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc thủ, hoặc chấp. Như vậy, cho đến không nên đối với trí nhất thiết hoặc thủ, hoặc chấp; không nên đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thủ, hoặc chấp. Cũng không nên đối với tất cả pháp Chánh đẳng giác, pháp Như Lai, pháp tự nhiên giác, pháp trí nhất thiết của hết thảy các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hoặc thủ, hoặc chấp.
Lúc ấy, chư thiên cõi Dục, cõi Sắc đồng thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế rất sâu xa, khó thấy, khó hiểu, không thể suy nghĩ, vượt khỏi suy nghĩ, vắng lặng mầu nhiệm, chân thật sâu xa. Người rất thông tuệ suy nghĩ kỹ mới hiểu rõ được. Các hữu tình nào sanh lòng tin hiểu thâm sâu về Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì nên biết họ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật quá khứ, đã phát thệ nguyện rộng đối với chư Phật, trồng nhiều thiện căn, gần gũi nhiều thiện hữu, được vô lượng thiện hữu thủ hộ mới có thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Hoặc người nào được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế sanh lòng tin hiểu thâm sâu, nên biết họ là Bồ-tát, nhất định đắc Vô thượng Bồ-đề.
Bạch Thế Tôn! Giả sử các loài hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới, tất cả đều đạt tùy tín hành, tùy pháp hành, Ðệ bát (bát nhơn), Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, họ đã thành tựu hoặc trí, hoặc đoạn, nhưng không bằng một người trong một ngày đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này chấp nhận ưa thích, suy nghĩ, quán sát rõ ràng. Người này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đây đã thành tựu nhẫn hơn người kia có trí, có đoạn vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì các tùy tín hành hoặc trí, hoặc đoạn, cho đến Ðộc giác hoặc trí, hoặc đoạn đều chỉ bằng một phần nhỏ nhẫn của các Đại Bồ-tát đắc Vô sanh pháp nhẫn.
Phật bảo chư thiên:
- Hay thay! Hay thay! Như các ông đã nói những trí và đoạn của các tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, Ðệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác đều chỉ bằng một phần nhỏ nhẫn của các Đại Bồ-tát đắc Vô sanh pháp nhẫn.
Thiên chúng nên biết: Các thiện nam, thiện nữ… nào tạm nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, nghe rồi tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói thì các thiện nam, thiện nữ… này mau thoát khỏi sanh tử, chứng đắc Niết-bàn, thành tựu trí Như Lai Chánh Ðẳng Giác, hơn các thiện nam, thiện nữ… cầu Nhị thừa, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, học các kinh điển khác, trải qua một kiếp, hoặc hơn một kiếp. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đây nói rộng tất cả thắng pháp nhiệm mầu. Các tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, Ðệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, Đại Bồ-tát đều nên nương đây tinh tấn tu học, tùy theo nguyện cầu, việc làm sự nghiệp đều mau thành tựu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương đây học đã chứng, đang chứng, sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Khi ấy, chư Thiên đồng ca ngợi:
- Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đại Ba-la-mật-đa, là Ba-la-mật-đa không thể nghĩ bàn, là Ba-la-mật-đa không thể tính lường, là Ba-la-mật-đa không số lượng, là Ba-la-mật-đa không gì sánh bằng.
Bạch Thế Tôn! Các vị tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, Ðệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, đều nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này tinh tấn tu học, mau thoát khỏi sanh tử, chứng Vô dư y Niết-bàn. Tất cả chúng Đại Bồ-tát đều nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này tinh tấn tu học, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vào Vô dư y Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Tuy các Thanh văn, Ðộc giác, Bồ-tát đều nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tinh tấn tu học, việc làm sự nghiệp đều được thành tựu nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa này không thêm, không bớt.
Chư thiên cõi Dục, cõi Sắc vừa dứt lời đều vui mừng hớn hở, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa và sanh tâm tin vui. Sau đó đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh hữu ba vòng, từ tạ Phật về cung, đi cách hội không xa bỗng nhiên biến mất.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nào nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Đại Bồ-tát ấy từ cảnh giới nào mà sanh đến đây?
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập tư duy đúng lý, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Thường theo Pháp sư thỉnh hỏi ý nghĩa, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, không chút dừng nghỉ. Như nghé con mới sanh không lìa khỏi mẹ nó, cho đến tuy chưa thông đạt ý nghĩa rốt ráo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nhưng có thể giảng dạy cho người khác thì quyết không bao giờ xa lìa kinh điển và người thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế.
Thiện Hiện nên biết: Đại Bồ-tát này từ cõi người sanh đến đây. Vì sao? Thiện Hiện! Đời trước Đại Bồ-tát này đã nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nghe rồi thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy đúng lý; lại ghi chép và trang sức các đồ báu. Lại dùng các loại tràng hoa đẹp nhất, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Nhờ thiện căn này nên lìa tám nạn xứ. Từ cõi người sanh lại cõi người, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Có Đại Bồ-tát nào thành tựu công đức thù thắng như thế, cúng dường phụng thờ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ở phương khác. Từ chỗ đó rồi sanh vào cõi này, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, không lười nhác chăng?
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Các Đại Bồ-tát thành tựu công đức thù thắng như thế, cúng dường phụng thờ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ở phương khác. Từ chỗ đó vào cõi này nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, tâm không lười nhác. Vì sao? Vì đời trước Đại Bồ-tát này đã ở chỗ vô lượng Phật nơi phương khác, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, tâm không lười nhác. Họ nhờ năng lực thiện căn như thế, nên từ cõi kia sanh vào nơi này.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát từ thiên chúng ở cõi trời Ðổ-sử-đa sanh vào cõi người. Họ cũng thành tựu công đức như thế. Vì sao? Vì đời trước Đại Bồ-tát này đã ở cõi trời Ðổ-sử-đa chỗ Đại Bồ-tát Từ Thị thỉnh hỏi ý nghĩa Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Họ nhờ năng lực thiện căn như thế, nên từ chỗ kia sanh vào cõi người, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, tâm không lười nhác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, dù đời trước được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa, nên nay sanh vào cõi người nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm ý mờ mịt, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu biết khác, khó khai ngộ được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, dù đời trước nghe pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa, nên nay sanh vào cõi người nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm ý mờ mịt, do dự, khiếp nhược, hoặc sanh hiểu biết khác, khó khai ngộ được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, dù đời trước được nghe bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe thập địa Tam thừa Bồ-tát nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa, nên nay sanh vào cõi người nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế tâm ý mờ mịt, do dự, khiếp nhược, hoặc sanh hiểu biết khác, khó khai ngộ được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, dù đời trước được nghe năm loại mắt, sáu phép thần thông nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe hạnh Đại Bồ-tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa. Dù đời trước được nghe trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nhưng không thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa, nên nay sanh trong loài người nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm ý mờ mịt, do dự, khiếp nhược, hoặc sanh hiểu biết khác, khó khai ngộ được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, dù đời trước được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng từng thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa, hoặc trải qua một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, nhưng không như lời dạy tinh tấn tu hành, nên nay sanh trong loài người nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, hoặc trải một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, tâm ý vững bền, không ai phá được. Nếu lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã nghe liền thối lui, sanh tâm do dự. Vì sao? Thiện Hiện! Vì các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa này nhờ đời trước được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng thỉnh hỏi ý nghĩa sâu xa nhưng không như lời dạy tinh tấn tu hành, nên đời này nếu gặp thiện hữu ân cần khuyên bảo, thì rất thích muốn nghe và thọ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Nếu không gặp thiện hữu ân cần khuyên bảo, thì không muốn nghe và thọ trì kinh này. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, có lúc họ muốn nghe, hoặc có lúc không muốn, hoặc có lúc vững chắc, hoặc có lúc thối lui, tâm ý dễ động, tiến thối không nhất định, như lông nhẹ theo gió chuyển bay. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, hướng đến Ðại-thừa trải qua thời gian chưa bao lâu, chưa gần gũi nhiều chơn thiện tri thức, chưa cúng dường nhiều chư Phật Thế Tôn, chưa từng thọ trì, đọc tụng, ghi chép, tư duy, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Thiện Hiện nên biết: Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa này chưa học Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Chưa học pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Chưa học chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Chưa học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Chưa học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Chưa học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Chưa học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Chưa học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Chưa học thập địa Tam thừa Bồ-tát. Chưa học năm loại mắt, sáu phép thần thông. Chưa học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Chưa học ba mươi hai tướng tốt của Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Chưa học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Chưa học tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Chưa học chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Chưa học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Thiện Hiện nên biết: Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, đối với pháp Đại thừa mới hướng đến Đại thừa đã thành tựu một chút lòng tin kính tín ưa thích, thì chưa ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa nếu không ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nếu không dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa nhiếp thọ hữu tình, cho đến nếu không dùng trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nhiếp thọ hữu tình thì các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa này không được Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa thủ hộ; cho đến không được trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thủ hộ. Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa này không thường tùy thuận tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến không thường tùy thuận tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó nên rơi vào Thanh văn địa hoặc Ðộc giác địa. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa không thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy vì người diễn nói. Cũng không thường dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng nhiếp thọ hữu tình. Không thường tùy thuận tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Không được Bát-nhã ba-la-mật-đa thủ hộ cho đến không được trí nhất thiết tướng thủ hộ. Do đó nên rơi vào Thanh văn địa hoặc Ðộc giác địa. XLIX. PHẨM THUYỀN ĐẲNG DỤ
01
Phật bảo:
- Thiện Hiện! Thí như ngoài biển khơi thuyền bị phá vỡ, những người trong thuyền nếu không với được gỗ, đồ vật, phao, tấm ván, thây chết làm vật nương tựa, thì chắc bị chết chìm, không vào bờ được. Nếu với được gỗ, đồ vật, phao, tấm ván, thây chết làm vật nương tựa, thì nên biết chắc chắn họ không bị chết chìm trong biển cả và được yên ổn vào bờ, không bị tổn thương, hưởng các sự vui vẻ. Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, tuy đối với Ðại thừa chỉ thành tựu một phần nhỏ về lòng tin, cung kính, mong muốn, ưa thích, nhưng nếu không ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa làm chỗ nương tựa, thì nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường bị suy bại, không chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rơi vào Thanh văn hoặc Ðộc giác địa. Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa tuy đối với Ðại thừa thành tựu viên mãn lòng tin cung kính, mong muốn, ưa thích, hoặc ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa làm chỗ nương tựa, nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế chắc chắn giữa đường không rơi vào Thanh văn hoặc Ðộc giác địa, quyết định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như người muốn qua đồng hoang hiểm ác, nếu không mang theo lương thực binh khí thì không đến được cõi nước an lạc, giữa đường gặp khổ mất mạng. Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, tuy đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn. Nếu không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và các công đức khác thì nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường suy bại, không chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rơi vào Thanh văn hoặc Ðộc giác địa.
Thiện Hiện nên biết: Như người muốn qua đồng hoang hiểm ác, nếu thường mang theo lương thực binh khí vật dùng thì sẽ đến được cõi nước an vui, chắc chắn giữa đường không gặp khổ bỏ mạng. Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn, lại thường hộ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và các công đức khác. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường chắc chắn không bị suy bại, thối lui, vượt khỏi Thanh văn địa và Ðộc giác địa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như người nam hoặc người nữ… đem bình đất còn sống đến sông, hoặc ao, hoặc giếng, hoặc suối, hoặc mương lấy nước. Nên biết bình này mau rã. Vì sao? Vì bình này chưa nung chín, không đựng nước được, chắc chắn trở lại như đất. Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, tuy đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn, nhưng không có phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì thì xa lìa Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Cũng lại xa lìa pháp nội Không (Không của các pháp nội tại), ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp nội ngoại tại), Không Không (Không của Không), Đại Không (Không lớn), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi Không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không (Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), tán vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), tự cộng tướng Không (Không của tự cộng tướng), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), bất khả đắc Không (Không của cái bất khả đắc), vô tính Không (Không của vô thể ‘cái không tồn tại’), tự tính Không (Không của tự tính), vô tính tự tính Không (Không của vô thể của tự tính ‘tự tính của cái không tồn tại’). Cũng lại xa lìa chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Cũng lại xa lìa Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Cũng lại xa lìa bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vố sắc. Cũng lại xa lìa tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Cũng lại xa lìa bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Cũng lại xa lìa pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Cũng lại xa lìa thập địa Bồ-tát. Cũng lại xa lìa năm loại mắt, sáu phép thần thông. Cũng lại xa lìa mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng lại xa lìa pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Cũng lại xa lìa môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa. Cũng lại xa lìa thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Cũng lại xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường bị suy bại không chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rơi vào Thanh văn địa hoặc Ðộc giác địa.
Thiện Hiện nên biết: Thí như người nam tử hoặc người nữ đem bình đã nung chín đến sông, hoặc ao, hoặc giếng, hoặc suối, hoặc mương lấy nước. Nên biết bình này chắc chắn không rã. Vì sao? Vì bình này nung chín kỹ, đựng nước được, rất bền chắc. Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, nếu đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn. Lại thường dùng phương tiện thiện xảo nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì không xa lìa Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy, cho đến không xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó nên thường được chư Phật và chúng Đại Bồ-tát nhiếp thọ hộ niệm. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường chắc chắn không bị suy bại thối lui, vượt khỏi Thanh văn địa và Ðộc giác địa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như người buôn không có trí lanh lợi, thuyền còn ở trên bờ biển, sửa chữa thiết bị chưa xong, liền đem của vật chất lên thuyền, đẩy thuyền xuống nước, và cho khởi hành. Nên biết thuyền này giữa đường bị hư chìm, người thuyền của cải đều bị tản mác khắp nơi. Người buôn không có trí lanh lợi như thế làm mất thân mạng và nhiều của cải.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, tuy đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn, nhưng không có phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì nên xa lìa Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy, cho đến xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường suy bại, mất cả thân mạng và nhiều của báu. Chết thân mạng là rơi vào Thanh văn hoặc Ðộc giác địa. Mất của báu là mất Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Thiện Hiện nên biết: Thí như người buôn có trí lanh lợi, thuyền còn ở trên bờ, trước tiên phải sửa chữa xong rồi, biết không còn bị hư hỏng, mới đẩy xuống nước, sau đó đem của cải để lên thuyền mà đi. Nên biết thuyền này chắc chắn không bị hư chìm, đưa người và của an toàn đến nơi.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, nếu đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn. Lại có phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì nên không xa lìa Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến không xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó nên thường được chư Phật và chúng Đại Bồ-tát nhiếp thọ hộ niệm. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường chắc chắn không bị suy bại thối lui, vượt khỏi Thanh văn địa và Ðộc giác địa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như người có một trăm hai mươi tuổi, già cả suy yếu lại thêm nhiều bệnh. Đó là bệnh gió, bệnh nóng, bệnh đàm, hoặc cả ba bệnh. Ý ông thế nào? Người bệnh già này từ giường nằm tự đứng dậy được không?
Thiện Hiện thưa:
- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Người này nếu được nâng đỡ đứng dậy cũng không đủ sức đi một Câu-lô-xá, hai Câu-lô-xá, ba Câu-lô-xá. Vì sao? Vì quá già bệnh. Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa Bồ-tát thừa, tuy đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn, nhưng không có phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên xa lìa Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy, cho đến xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường suy bại, không chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rơi vào Thanh văn hoặc Ðộc giác. Vì sao? Vì không có phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì nên lìa các công đức, chư Phật, Bồ-tát không hộ niệm.
Thiện Hiện: Thí như có người một trăm hai mươi tuổi, già cả suy yếu, lại thêm nhiều bệnh, đó là bệnh gió, nóng, đàm, hoặc cả ba bệnh. Người già bệnh này muốn từ giường đứng dậy đi đến nơi khác nhưng tự gượng không được. Có hai người mạnh để hai bên nách, nâng từ từ dậy và nói: Không có việc gì khó cả, cụ muốn đi đâu hai chúng tôi sẽ đưa tận đến nơi được an ổn không bị tổn thương.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa tuy đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có thắng ý lạc, có muốn thắng giải, có xả tinh tấn. Lại có phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì nên không xa lìa Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy, cho đến không xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Nên biết các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa như thế, giữa đường chắc chắn không bị suy bại thối lui, vượt khỏi Thanh văn địa và Ðộc giác địa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì không có phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì nên đủ các công đức và được chư Phật, Bồ-tát cùng hộ niệm.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Vì sao các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, do không có phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì nên lìa các công đức, rơi vào Thanh văn địa và Ðộc giác địa, không chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?
Phật dạy:
- Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Ông vì làm lợi lạc cho các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa nên hỏi việc như thế. Ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói.
Thiện Hiện nên biết: Có các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, từ sơ phát tâm chấp ngã, ngã sở tu hành bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Các thiện nam, thiện nữ… này khi tu bố thí suy nghĩ như vầy: Ta thường hành bố thí, ta bố thí vật này, người kia nhận vật ta bố thí. Khi tu tịnh giới suy nghĩ như vầy: Ta thường trì giới, ta trì giới này, ta đủ giới này. Khi tu an nhẫn, suy nghĩ như vầy: Ta thường tu nhẫn, ta nhẫn vì người kia, ta đủ nhẫn này. Khi tu tinh tấn, suy nghĩ như vầy: Ta thường tinh tấn, ta vì đây tinh tấn, ta đủ tinh tấn này. Khi tu tịnh lự, suy nghĩ như vầy: Ta thường tu định, ta vì đây tu định, ta đủ định này. Khi tu Bát-nhã, suy nghĩ như vầy: Ta thường có tuệ, ta vì đây tu tuệ, ta đủ tuệ này.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… này khi bố thí chấp có bố thí này, chấp do bố thí này, chấp bố thí là ngã sở. Khi tu tịnh giới, chấp có tịnh giới này, chấp do tịnh giới này, chấp tịnh giới là ngã sở. Khi tu an nhẫn, chấp có an nhẫn này, chấp do an nhẫn này, chấp an nhẫn là ngã sở. Khi tu tinh tấn, chấp có tinh tấn này, chấp do tinh tấn này, chấp tinh tấn là ngã sở. Khi tu tịnh lự, chấp có tịnh lự này, chấp do tịnh lự này, chấp tịnh lự là ngã sở. Khi tu Bát-nhã, chấp có Bát-nhã này, chấp do Bát-nhã này, chấp Bát-nhã là ngã sở. Các thiện nam, thiện nữ… này chấp ngã, ngã sở luôn đeo theo, nên việc làm bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ làm cho tăng trưởng sanh tử, không thể giải thoát các khổ về sanh. Vì sao? Vì trong bố thí Ba-la-mật-đa không phân biệt như thế không thể phát khởi chấp này, cho đến trong Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng không phân biệt như thế, không thể phát khởi chấp này. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bên kia là tướng bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến là tướng Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Thiện Hiện nên biết: Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa này không biết tướng bờ bên này bờ bên kia nên không thể lãnh thọ trì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cho đến không thể nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó nên các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa này rơi vào Thanh văn địa hoặc Ðộc giác địa, không chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Quyển thứ 444
HẾT
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.156.153 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.