Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 14. Biện minh định nghiệp của Lương Võ đế »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 14. Biện minh định nghiệp của Lương Võ đế

Donate

(Lượt xem: 6.706)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 14. Biện minh định nghiệp của Lương Võ đế

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có người hỏi: “Lương Võ đế trọn đời thờ Phật, sau phải mất nước tán thân. Tại sao có việc như vậy?”

Vô Tận đáp: “Đáng thương thay cho những người không rõ định nghiệp. Thuở xưa, Khuê Thiền sư ở núi Tung Nhạc nói rằng: ‘Có ba việc Phật làm được và ba việc không thể làm được.

“Phật có thể xem tất cả hình tướng đều là không, thành tựu trí tuệ biết hết tất cả, nhưng không thể diệt trừ định nghiệp.

“Phật có thể rõ biết tâm tánh chúng sanh cùng mọi sự việc trong muôn ngàn kiếp, nhưng không thể giáo hóa những kẻ không có duyên.

“Phật có thể cứu độ hết thảy hữu tình, nhưng không thể độ hết các cõi chúng sanh.

“Đó là ba việc mà Phật làm được và không thể làm được.”

“Nay có những kẻ trong lòng hừng hực, miệng ấm ức, nghe đến tiếng Phật dường như oán thù, nhìn thấy chư tăng dường như rắn rết. Đối với hạng người ấy, tôi thật chẳng biết làm sao! Cho đến Phật còn không giáo hóa được những kẻ vô duyên, thì tôi biết làm gì giúp họ?

“Những kẻ nghị luận đều cho rằng vua Lương Võ đế thờ Phật mà mất nước. Những người nói như vậy thảy đều là chưa học hiểu lẽ Phật, chưa đủ sức để cùng nghị luận.

“Vận nước dài hay ngắn, việc đời được an ổn hay loạn lạc, ta nào biết được là do đâu? Như vua Nghiêu, vua Thuấn là bậc đại thánh, mà ở ngôi chỉ có một đời. Về sự truyền ngôi đó, do nơi con của hai ngài không tốt nên mới truyền ngôi cho người khác. Con cái không tốt, lẽ nào là lỗi của trời hay sao? Từ thuở mở nước cho đến đời Hán Minh đế, đạo Phật chưa đến Trung Hoa, thế mà đất nước vẫn gặp nhiều ách nạn, đó là tại sao vậy?

“Theo ghi chép của Trương Yến Công đời Đường thì triều Lương có bốn vị đại thần rõ biết hết mọi việc biến hóa của trời đất, quỉ thần, như nhìn trong lòng bàn tay. Thái tử Chiêu Minh cũng được tôn xưng là bậc thánh. Đối với các bậc thánh nhân như thế thì việc trị nước, giữ thiên hạ chẳng qua chỉ là chút kiến thức dư thừa, lẽ nào không đủ sáng suốt để thấy biết trước mà thận trọng chọn lấy những việc nên làm để bảo cho Võ đế biết hay sao? Chỉ vì định nghiệp không thể tránh khỏi đó thôi.

“Than ôi! Với định nghiệp thì không thể làm gì được, cũng như không thể nhảy vào chỗ nước lửa! Nghiệp báo đúng kỳ thì đến, cũng như bốn mùa không hề sai chạy. Như ngài Sư Tử Tôn giả ở Ấn Độ, ngài Nhị tổ Đại sư ở xứ này, đều không tránh được quả báo. Lại nữa, chẳng những ngài Sư Tử và ngài Nhị tổ, cho đến Phật Thích-ca cũng không tránh khỏi nghiệp báo phải ăn lúa ngựa, huống chi những kẻ phàm phu sơ học!

“Cho nên, người tu tập là thay đổi lỗi lầm ngày trước, tu sửa việc ngày sau. Nếu nghiệp xưa đã phải trả, thì điều lành trong tương lai lẽ nào lại không đến với ta? Như người hiện nay mang thân nữ, quả thật có nhiều điều kém hơn nam giới. Dù có gắng sức theo Phật tu trì, lẽ nào có thể biến hình thành nam giới được sao? Tất nhiên phải chịu trải qua cho hết thân nữ trong hiện tại, nguyện lực dù có cũng phải đợi đến đời sau vậy.

“Lương Võ đế thọ 86 tuổi, không phải yểu mạng. Ông chết vì bệnh, không đến mức đại ác. Chỗ sai lầm đến nỗi bỏ mạng là khi thấy trước có họa sắp đến, bói được quẻ Càn, nơi thượng cửu có biến, lấy theo ý là “sang quý mà không có ngôi vị, ở trên cao mà không có dân” nên vua tự cho mình kém cỏi, muốn mưu việc ngăn họa cầu phước. Lương Võ đế tự mình hiểu sai như vậy, nào có liên quan gì đến Phật pháp?

“Lương Võ đế vốn căn khí Tiểu thừa, chỉ tin nơi nhân quả hữu vi, nên không nhận hiểu được đại pháp của ngài Đạt-ma. Vua lại quá câu nệ theo lối cũ, làm theo không chút quyền biến, cũng có thể là do định nghiệp xui khiến như vậy chăng? Hơn nữa, bậc thánh nhân lập nên Chánh pháp là vì cả thiên hạ đời sau, nào phải chỉ riêng vì một người?

“Khổng tử nói: ‘Người nhân được sống thọ.’ Ngài cũng hết lời khen ngợi Nhan Hồi là người nhân. Thế mà Nhan Hồi lại chết yểu! Lẽ nào cho rằng lời của Khổng tử không đúng sao? Chẳng qua lời ấy không phải chỉ nói riêng cho một người. Việc Lương Võ đế thờ Phật cũng giống như đức nhân của Nhan Hồi đó thôi!

“Quân loạn Hầu Cảnh tới mà chỉ tập họp các vị sa-môn tụng kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật, đó là quá tin vào tích xưa mà không có sự quyền biến thích hợp. Thật giống như Hướng Hủ đời Hậu Hán, khi Trương Giác làm loạn lại dâng tờ biểu tiện nghi, phần nhiều chê trách các quan tả hữu. Ông cho rằng không cần hưng binh chống cự, chỉ dẫn binh tướng đến Hà Thượng, quay mặt về hướng bắc mà đọc Hiếu Kinh, giặc sẽ tự nhiên lui mất.

“Lại như truyện Cái Huân đời Hậu Hán kể rằng, niên hiệu Trung Bình thứ nhất, người Khương ở phía bắc và bọn Biên Chương nổi loạn ở Lũng Hữu, Phù Phong. Quan thái thú là Tống Kiêu lo sợ vì có nhiều kẻ phản loạn liền bảo Cái Huân: ‘Dân Lương Châu ít học nên người phản loạn rất nhiều. Nay phải cho chép thật nhiều Hiếu kinh, buộc mỗi nhà đều phải học tập, may ra sẽ làm cho họ biết việc nghĩa.’ Đó cũng là người dùng không đúng cách, lẽ nào lại đổ lỗi cho Hiếu kinh hay sao?

“Lại biết đâu rằng nghiệp trước của Lương Võ đế lẽ ra phải chịu tai họa không chỉ chừng ấy, nhưng nhờ ngài làm việc lành nên đã giảm bớt đi mới sống thọ được như thế.

“Vua thường hỏi thiền sư Chí Công về vận nước dài hay ngắn. Thiền sư chỉ đưa tay chỉ vào nơi cổ họng. Đó là lời đoán trước cái nạn Hầu Cảnh. Khi ngài Chí Công sắp viên tịch, Lương Võ đế lại gạn hỏi việc sắp tới. Chí Công nói: ‘Khi nào ngôi tháp của bần tăng hư hoại, xã tắc của bệ hạ cũng mất theo.’

“Sau khi ngài Chí Công viên tịch, người vâng lệnh vua làm tháp vừa xong, Võ đế bỗng nghĩ rằng: ‘Tháp bằng cây gỗ làm sao được lâu bền?’ Liền ra lệnh phá bỏ để xây tháp bằng đá, có ý muốn cho không bị hư hoại, mong được ứng với lời của Chí Công. Ngờ đâu việc phá tháp vừa xong thì quân loạn Hầu Cảnh cũng vừa vào thành! Bậc chí nhân há chẳng biết trước đó sao? Lại như các vị An Thế Cao, Bạch Pháp Tổ, cố ý trả nghiệp đời trước nên không chịu tránh né, tự đi vào chỗ chết, vì biết rằng định nghiệp không thể trốn tránh. Hoặc như Quách Phác đời Tấn (265-420) cũng biết mình chẳng khỏi định nghiệp. Huống chi người biết rõ lẽ hư huyễn, xem cái chết như chỗ đi về! Lẽ nào biết rõ có nợ đời trước mà đời này lại muốn tránh né hay chống cự để khỏi trả hay sao?”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới cội Bồ-đề


Các tông phái đạo Phật


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.134.190 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...