Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 26. Ba vị Đại Thánh dứt lòng nghi cho người »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 26. Ba vị Đại Thánh dứt lòng nghi cho người

Donate

(Lượt xem: 6.440)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 26. Ba vị Đại Thánh dứt lòng nghi cho người

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Về đời nhà Đường, ở thành Lạc Dương, chùa Võng Cực, có một vị tăng hiệu Thích Huệ Nhật, vốn người họ Tân quê ở Đông Lai. Ngài xuất gia và thọ giới Cụ túc vào khoảng triều vua Đường Trung Tông (705-707), sau gặp ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng, tiếp nhận được giáo pháp Nhất thừa sâu xa nhất.

Ngài Huệ Nhật trong lòng thường tưởng mộ, quyết đi đến Thiên Trúc. Ngày kia đối trước tượng Phật phát lời thệ nguyện, lên đường sang Tây Vực. Ban đầu nương thuyền vượt biển, trong khoảng ba năm đã trải qua hầu hết các nước miền Đông Nam hải như Côn Lôn, Phật Thệ, Sư Tử Châu... Vượt qua nhiều nước, cuối cùng mới đến được Thiên Trúc, ngài đến lễ bái các thánh tích và tìm kiếm thu thập các bản kinh văn tiếng Phạn. Ngài cũng đi khắp nơi tham bái các bậc thiện tri thức. Trong suốt 13 năm tìm cầu học hỏi giáo pháp, chỉ mong muốn được làm lợi ích cho muôn người!

Rồi ngài chống gậy lên đường về. Đường xa thăm thẳm một bóng một mình, vượt qua bao núi tuyết, bao xóm làng hẻo lánh. Đi được 4 năm dài, trải qua không biết bao nhiêu sự khổ nhọc, đau đớn, sanh ra chán ngán cõi Diêm-phù này, bèn tự than rằng: “Có đất nước nào, thế giới nào chỉ có vui mà không có khổ? Có pháp môn nào, hạnh nguyện nào có thể mau chóng được gặp Phật?” Ngài lại đem việc ấy đi hỏi khắp các vị học giả trên toàn cõi Thiên Trúc. Ai nấy đều ngợi khen pháp môn Tịnh độ, vừa phù hợp với lời Phật dạy, vừa mau chóng đạt đến kết quả, chính là con đường có thể tu tập chỉ trong một đời, dứt bỏ thân này ắt được vãng sanh về Thế giới Cực Lạc, tự mình được phụng sự đức Phật A-di-đà.

Nghe được những lời ấy rồi, ngài Huệ Nhật cúi đầu vâng lãnh. Rồi ngài liền đi dần lên phía bắc Ấn Độ, đến nước Kiện-đà-la (Gandhra). Về phía đông bắc kinh đô nước này có một ngọn núi lớn. Trên núi có tượng đức Bồ Tát Quán Âm, đã có nhiều người chí thành cầu thỉnh được thấy Bồ Tát hiện thân. Ngài Huệ Nhật bèn khấu đầu làm lễ trước tượng Bồ Tát trọn bảy ngày, lại phát nguyện tuyệt thực đến chết nếu không được thấy Bồ Tát hiện thân. Đến ngày thứ bảy, khi trời còn chưa sáng, đức Quán Âm bỗng hiện ra thân hình màu vàng rực giữa không trung, chiều cao hơn một trượng, ngồi trên tòa sen báu, đưa tay phải xuống xoa đầu Huệ Nhật dạy rằng:

“Ông muốn truyền pháp lợi mình lợi người, chỉ có một pháp hướng về cõi Phật A-di-đà ở phương Tây mà thôi. Nên khuyên người niệm Phật, tụng kinh, hồi hướng phát nguyện vãng sanh. Khi được về cõi ấy, được gặp ta và đức Phật A-di-đà, được lợi ích lớn. Ông nên tự biết rằng pháp môn Tịnh độ vượt hơn tất cả các hạnh nguyện khác.”

Dạy như thế rồi, bỗng dưng biến mất. Ngài Huệ Nhật tuyệt thực đã đến lúc sắp bỏ mạng, nhưng vừa nghe xong những lời ấy bỗng trở nên khỏe mạnh, liền thẳng đường leo qua núi ấy, nhắm hướng đông mà đi. Đường ngài đi trải qua hơn 70 nước, tính thời gian từ khi đi cho đến lúc về tới Trung Hoa là 18 năm (701-719). Niên hiệu Khai Nguyên thứ 7 đời vua Đường Huyền Tông (719), ngài về tới Trường An. Ngài dâng lên hoàng đế những kinh tượng mang về được từ Ấn Độ. Sau, ngài cũng khai ngộ cho hoàng đế, được ban tứ hiệu là Từ Mẫn Tam Tạng Sanh Pháp sư.

Suốt đời ngài tinh cần tu tập pháp môn Tịnh độ, có soạn bộ sách Vãng sanh Tịnh độ tập lưu truyền ở đời. Lời dạy của ngài cùng với các vị Thiện Đạo và Thiếu Khương, tuy khác thời đại nhưng chỗ giáo hóa đều như nhau.

*

Niên hiệu Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), có Đại sư Pháp Chiếu trụ trì chùa Vân Phong tại Hoành Châu. Ngài siêng cần tu học không hề giải đãi, luôn lấy sự khuyên người niệm Phật làm việc gấp rút, khẩn thiết.

Đã hai lần trong Tăng đường, ngài nhìn vào bát cháo thấy hiện ra thắng cảnh ở Ngũ Đài. Trong thắng cảnh ấy lại hiện ra một ngôi chùa, có bảng vàng đề mấy chữ “Chùa Đại Thánh Trúc Lâm”.

Từ đó, ngài Pháp Chiếu đem lòng khát ngưỡng, muốn đến Ngũ Đài chiêm bái. Tại chùa Hồ Đông ở Hoành Châu, ngài 5 lần lập đạo tràng niệm Phật, phát nguyện được thấy Đại Thánh.

Ngày 13 tháng 8, niên hiệu Đại Lịch thứ 4 (769), ngài khởi hành. Đến ngày mồng 5 tháng 4 năm sau thì vừa tới huyện Ngũ Đài. Từ xa, ngài nhìn về phương nam thấy nơi chùa Phật Quang có mấy đạo hào quang trắng sáng tỏa lên. Qua hôm sau thì đến chùa Phật Quang, thấy quang cảnh y hệt như trước đây nhìn thấy trong bát cháo, không khác chút nào!

Đêm hôm ấy, vừa qua canh tư, ngài Pháp Chiếu nhìn thấy một đạo hào quang từ trên ngọn núi phía bắc bay xuống chiếu vào trong chùa. Ngài vội vào chùa thưa hỏi chúng tăng: “Hào quang ấy là điềm gì, lành hay dữ?” Có một vị tăng đáp rằng: “Đó là hào quang không thể nghĩ bàn của đức Đại Thánh, thường giác ngộ cho những ai có duyên lành.”

Ngài Pháp Chiếu nghe như vậy rồi liền chỉnh đốn oai nghi, theo hướng hào quang mà thẳng đường lên chùa. Đi về hướng đông bắc chừng 50 dặm, quả nhiên gặp một ngọn núi. Dưới núi có khe nước, phía bắc khe nước có một cửa đá. Có hai đồng tử mặc áo xanh, khoảng tám, chín tuổi, dung mạo đoan chánh, đang đứng trước cửa. Một người xưng tên là Thiện Tài, một người là Nan-đà.

Đôi bên gặp nhau bày tỏ sự vui mừng, cùng theo lễ hỏi han nhau. Rồi hai người ấy dẫn Pháp Chiếu vào cửa, cùng đi về hướng bắc khoảng 5 dặm thì tới. Nơi đây có một tòa lầu cửa vàng, khi đến tận cửa thì mới biết đó là một ngôi chùa. Trước chùa có một bảng vàng lớn đề mấy chữ: “Chùa Đại Thánh Trúc Lâm”. Quang cảnh nơi ấy vuông vức mỗi bề chừng 20 dặm, có 120 viện, thảy đều có bảo tháp trang nghiêm. Mặt đất toàn là vàng ròng, lại có ao nước chảy, có hoa trái, cây cối mọc đầy bên trong.

Pháp Chiếu vào chùa, bước vào trong giảng đường nhìn thấy đức Văn-thù bên phía tây, đức Phổ Hiền bên phía đông. Hai vị Bồ Tát ấy đều ngự trên tòa sư tử, tiếng thuyết pháp nghe rất rõ ràng, vang dội. Hai bên đức Văn-thù có hơn muôn vị Bồ Tát theo hầu, còn chung quanh đức Phổ Hiền cũng có vô số vị Bồ Tát.

Pháp Chiếu tiến tới trước hai vị Bồ Tát, lễ lạy rồi thưa hỏi rằng: “Con là phàm phu sanh nhằm đời mạt pháp, cách Phật đã xa, tri thức hèn kém, nghiệp chướng nhơ nhớp lấp sâu nên tánh Phật không do đâu mà hiển bày! Phật pháp mênh mông, con thật không biết phải tu tập pháp môn nào là cốt yếu. Cúi xin hai vị Đại Thánh vì con phá sạch chỗ nghi ngờ.”

Đức Văn-thù đáp rằng: “Nay chính là lúc ông nên tu pháp môn niệm Phật. Trong tất cả các môn tu hành, không có pháp môn nào vượt hơn pháp niệm Phật và cúng dường Tam bảo. Đó là đồng thời tu phước lẫn tu huệ. Chỉ có hai pháp tu đó là con đường thẳng tắt nhất, cốt yếu nhất. Vì sao vậy? Như ta đây trong đời quá khứ chính nhờ quán tưởng Phật, niệm Phật và cúng dường mà nay đạt được trí tuệ giải thoát hiểu biết tất cả. Cho nên, tất cả các pháp Bát-nhã Ba-la-mật, thiền định thâm sâu, cho đến hết thảy chư Phật đều là sanh ra từ pháp môn niệm Phật. Nên phải biết rằng, pháp môn niệm Phật là vua trong tất cả các pháp. Ông nên thường xuyên niệm tưởng đấng Vô thượng Pháp vương, không lúc nào gián đoạn.”

Pháp Chiếu lại hỏi: “Nên niệm như thế nào?”

Đức Văn-thù dạy: “Về hướng tây của thế giới này có đức Phật A-di-đà. Nguyện lực của đức Phật ấy không thể nghĩ bàn. Ông nên thường niệm danh hiệu ngài, đừng cho gián đoạn. Sau khi mạng chung chắc chắn sẽ được vãng sanh, mãi mãi không còn thối chuyển.”

Nói xong, hai vị Đại Thánh cùng đưa tay vàng xoa lên đỉnh đầu Pháp Chiếu, ban lời thọ ký rằng: “Ông nhờ tu tập pháp môn niệm Phật mà không bao lâu nữa sẽ được chứng quả Bồ-đề Vô thượng Chánh đẳng. Nếu có những thiện nam, tín nữ nào muốn mau thành Phật thì không gì bằng tu pháp môn niệm Phật, chắc chắn sẽ được nhanh chóng thành tựu quả Bồ-đề Vô thượng.”

Dứt lời, hai vị Đại Thánh lại thay nhau đọc kệ. Pháp Chiếu được nghe rồi lấy làm vui mừng phấn chấn, lòng nghi dứt sạch, bèn lễ lạy rồi lui ra.

Hai câu chuyện trên đều có ghi chép trong Tống Cao tăng truyện, được đưa vào Đại tạng kinh, bản Đại Chánh tân tu, thuộc quyển 50, số hiệu 2061. Đây chỉ nêu việc chính, còn những chi tiết nhỏ không quan trọng xin lược bớt.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Công đức phóng sinh


Gọi nắng xuân về


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.55.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...