Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Phụ lục: Về các bản dịch »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Phụ lục: Về các bản dịch

Donate

(Lượt xem: 4.407)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chánh niệm  (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) - Phụ lục: Về các bản dịch

Font chữ:

Về việc biên dịch các sách về "Thiền Phật giáo”, vì đây là sách hướng dẫn thực hành nên người dịch muốn chia sẻ với quý độc giả một số điều như sau:

Động cơ biên dịch

Sau nhiều năm nghiên cứu và biên dịch một số sách Phật học vì mục đích phát hành (ấn tống) miễn phí cho các Phật tử và tự viện gần xa, tôi nhận thấy tầm quan trọng của phần sách giảng dạy về thiền tập.

(a) Phần lớn các sách Phật giáo và sách dạy thiền ở Việt Nam đã được lưu hành từ lâu đời dưới dạng tiếng Hán và Hán Việt, bởi vì trong một thời gian khá lâu, có lẽ hơn 18-19 thế kỷ, Phật giáo Việt Nam có chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa. Đó là một kho kinh sách đáng quý cho những Phật tử thực hành theo Phật giáo Đại thừa.

(b) Một số sách Phật giáo và sách dạy thiền của dòng Phật giáo Nguyên thủy cũng đã được các tự viện và các dịch giả dịch ra tiếng Việt trong vài thập niên mới đây. Đó cũng là một nguồn kiến thức quý báu cho các Phật tử đọc và thực hành.

(c) Mục đích của việc chọn và dịch một số sách thiền của người dịch ở đây cũng không ngoài mục đích góp một phần nhỏ bé vào sự tiên phong của các tự viện và các dịch giả đáng kính đó.

Các sách về thiền

Đó là những sách hướng dẫn của các thiền sư lỗi lạc như: Mahasi, Henepola Gunarantana, Bikhu Bodhi, U Pandita, Nyanaponika, Bhikkhu Nanamoli, Ajahn Chah, Ajahn Brahm, Ajahn Sumedha, Ajahn Mun...

Những quyển sách này giảng giải về Thiền-định (samatha) và Thiền-tuệ minh sát (vipassana) dựa theo những lời Phật dạy theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) vốn đã được truyền thừa từ sau thời Đức Phật lịch sử cho đến tận hôm nay. Thiền Định được tu tập như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tu tập Thiền Tuệ, còn được gọi là Thiền Chánh Niệm (hay Thiền quán, Thiền minh sát). Những phương pháp thiền tập thuộc Phật giáo Theravada đã và đang được thực hành ở các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, một phần Việt Nam, Singapore, Malaysia; và đặc biệt đang được phát triển mạnh ở các nước châu Âu, châu Bắc Mỹ và châu Úc.

Ngôn ngữ

Cũng như những sách về Giáo lý khác, những sách thiền này được người dịch dịch qua tiếng Việt hiện đại mà chúng ta dùng để nói và tư duy hàng ngày. Vì đây là một tiếp cận mới và trực tiếp với kiến thức Phật giáo Nguyên thủy, cho nên người dịch cố gắng dịch đúng theo tiếng thuần Việt hiện đại. Mục đích là giúp cho độc giả tránh khỏi sự “tư duy hai-lần”. Ví dụ, nếu dùng các chữ ‘triền cái’ hay ‘ngũ triền cái’ (HV), thì những độc giả mới và những độc giả không học Phật học bằng tiếng Hán- Việt sẽ phải tìm hiểu chúng và dịch lại một lần nữa. Thay vì vậy, chúng ta có thể dịch ngay là ‘chướng ngại’ hay ‘năm chướng ngại’ thì các độc giả Việt Nam có thể hiểu một cách dễ dàng. Tiếng Việt ngày nay gần như đủ giàu nghĩa để có giải thích hầu hết từ ngữ của các ngành học, kể cả Phật học.

Tuy nhiên, có những chỗ cần phải giữ lại một số danh từ tiếng Hán-Việt bởi vì (a) những thuật ngữ đó đã được dùng và đã rất quen thuộc đối với nhiều thế hệ Phật tử từ lâu đời, và họ đều hiểu được chúng; và (b) vì vẫn còn một số trường hợp tiếng thuần Việt vẫn chưa đủ sự chính xác và gọn gàng để thay một số thuật ngữ đó. Ví dụ như: pháp, Giáo Pháp, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, chánh định, chánh niệm, sân, si, hỷ, lạc, xả, luân hồi, thức và 'thiền'. Vai trò của một số thuật ngữ chính bằng tiếng Hán-Việt là rất quan trọng và hữu ích.

Thái độ biên dịch

Thái độ biên dịch của người dịch là một thái độ khách quan và trung thành với ngữ nghĩa của tác giả. Tác giả viết như thế nào, người dịch cố gắng dịch nghĩa đúng như chúng là. Người dịch không đưa vào sự hiểu biết cá nhân, hay trải nghiệm, hay quan điểm của mình vào trong lời dịch. Mục đích là giữ càng được trọn vẹn cả nghĩa và ý của tác giả ở mức tốt nhất có thể.

(a) Có thể khác với những truyền thống khác, Phật giáo Nguyên thủy và thiền học của nó đã được giảng giải bởi Phật và các sư thầy sau này bằng những ngôn từ rõ ràng và trực chỉ. Người đọc cứ đọc sao hiểu vậy. Còn thực hành hay không hoặc thực hành đúng hay không là tùy vào mỗi người. Thiền Phật giáo theo dòng Nguyên thủy không dùng những từ ngữ khó hiểu, cao siêu, hay đánh đố. Nếu có ẩn dụ thì chỉ có những câu nói và câu chuyện ẩn dụ ý nghĩa, nhưng chúng cũng được nói và viết bằng những từ ngữ đơn giản và rõ ràng. Các trích dẫn trong các sách thiền đều là những lời của Đức Phật lịch sử. Và cách diễn đạt của Đức Phật thì luôn luôn là rõ ràng và dễ hiểu như vậy.

Thái độ dịch ở đây là nghiêng về học thuật, chứ không phải là thái độ của một sư thầy hay một thiền sư. Bởi vì người dịch cũng không cần phải ‘ngộ’ được ‘thâm ý’ gì gì đó... của tác giả thì mới có thể dịch được các câu chữ của họ (theo như kiểu nghĩ của một số người ở một số trường phái khác).

Những người có hiểu biết về các ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, Đức...thì hoàn toàn có thể dịch đúng một toa thuốc mà không cần phải là một bác sĩ hay dược sĩ. Vì những toa thuốc đó được viết ra là để cho người đọc đọc hiểu và dùng đúng theo chỉ dẫn. Nhiều trăm năm qua, những khoa học đầy thuật ngữ và khái niệm như toán học, vật lý, y học, sinh học, vi sinh học...cho đến những ngành cao sâu như lượng tử, hạt nhân, tin học...cũng đã được dịch một cách tốt đẹp qua hàng trăm ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

(b) Người dịch cũng dịch những quyển sách này một cách tốt nhất để cho mình tự học và thực hành. Đây là lý do ích kỷ duy nhất của công việc này.

(c) Dĩ nhiên, những sách dùng ngôn ngữ quá ‘cao siêu’ về tâm linh đòi hỏi người dịch phải ‘trải nghiệm’ và ‘chứng ngộ’ được hết những gì tác giả viết, thì một dịch giả bình thường như tôi không thể làm được. May mắn thay, những sách hướng dẫn của Thiền Phật giáo Nguyên thủy không thuộc những loại sách đó!. Sách của Phật giáo Nguyên thủy chỉ đơn thuần giống như cách những sách giáo khoa hướng dẫn về lý thuyết và thực hành. Những hướng dẫn được giảng giải và viết ra để người ta đọc và hiểu, để hiểu rõ và làm theo đúng; chứ không phải viết ra để người đọc phải hiểu khác, hiểu theo kiểu khác thường, hay để làm ‘tức não’ người đọc, hay làm cho người đọc phải tự phỏng đoán hay ôm riết trong đầu. Các sách này cũng không có những cách hướng dẫn khác thường như kiểu đánh, đập, hét, lật thuyền...đòi hỏi người dịch phải ‘ngộ’ thì mới chuyển ngữ truyền ý được. Những hướng dẫn từ lời của Đức Phật đều rất rõ nghĩa.

(d) Cũng như tất cả những sách về giáo lý, những quyển sách dạy về thiền này được đọc lại, kiểm tra và hiệu đính bởi các sư thầy (đầu tiên là thầy Thích Trúc Thông Tịnh của thiền viện Trúc Lâm), và được hiệu chỉnh lần cuối bởi ban biên tập chuyên trách về sách Phật học ở nhà xuất bản trước khi được ấn hành.

Quý độc giả góp ý về bản dịch, xin vui lòng gửi đến người dịch hoặc thầy Thông Tịnh. Chúng tôi xin tiếp thu và hiệu đính lại cho tốt hơn. ĐT: 0909503993, email: lekimkha@gmail.com, hoặc email: tthongtinh@yahoo.com.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn thành kính nhất xin được gửi đến Hòa thượng thiền sư người Tích Lan Bhante Gunatarana của Thiền Viện Bhavana Society, Hoa Kỳ. Thầy đã từ bi cho phép tôi dịch tất cả các quyển sách quý giá của thầy qua tiếng Việt để phát hành (phi lợi nhuận) cho các Phật tử Việt Nam.

Cảm ơn thầy Thích Trúc Thông Tịnh. Thầy đã bỏ nhiều thời gian và công sức để đọc và hiệu chỉnh những bản dịch của tôi.

Cảm ơn Phật tử Nguyễn Thị Thu Nga, Lê Kim Hân, Ngô Đức Lân, Lê Hoàng Phi và bên ấn hành đã góp phần giúp về hiệu đính và vi tính cho các bản thảo.

Lời nguyện hồi hướng công đức xin dành cho tất cả mọi chúng sinh!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học đạo trong đời


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Chớ quên mình là nước


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.195.142 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...