Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »»
Bão lũ đang hoành hành ở miền Trung Việt Nam, số người chết và mất tích ngày càng tăng cao, trong khi nhiều tàu thuyền bị trôi giạt ra khỏi nơi neo đậu hoặc bị nhấn chìm trong nước lũ. Nhiều người dân chỉ có thể sống sót nhờ leo lên trên nóc nhà, trong khi chung quanh họ là nước lũ mênh mông và chưa có dấu hiệu rút đi... Cường độ bão lũ được ghi nhận là đã vượt quá những đỉnh điểm từng có trong lịch sử.
Máu chảy ruột mềm, nhiều người dân ở các vùng không bị ảnh hưởng bão lũ đang rủ nhau quyên góp giúp đỡ đồng bào bị nạn. Những khuôn mặt hoạt động từ thiện quen thuộc đều đang tích cực tham gia cứu trợ. Thông qua các hoạt động dân sự này, tiền bạc và phẩm vật cứu trợ sẽ được chuyển trực tiếp đến người dân vùng lũ. Mặc dù vậy, rất nhiều người dân hiện đang ngần ngại đối với việc đóng góp vào các hoạt động cứu trợ chính thức của nhà nước. Ca sỹ Ánh Tuyết, một người hoạt động từ thiện khá thường xuyên đã công khai phát biểu: “Vì sao người ta tin cá nhân nhiều hơn? Nói thật là tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh là khi vào các hội thì một hồi rồi số tiền nó đi đâu mất gần như hết 90% nó đến người dân chỉ 10% thôi...” Trước thực tế này, việc người dân lựa chọn đóng góp cho các nhà hoạt động từ thiện mà họ tin cậy cũng là điều dễ hiểu. Hiện tượng nổi bật nhất đã từng biểu hiện rõ khuynh hướng này là kết quả quyên góp của MC Phan Anh trước đây, chỉ trong hơn hai ngày đã nhận được 16 tỷ đồng VN từ sự đóng góp của nhiều người.
Vì sao thiên tai bão lũ có vẻ như ngày càng khắc nghiệt hơn? Vì sao chúng ta ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm phòng chống bão lũ hơn nhưng thiệt hại nhân mạng và tài sản vẫn không ngừng tăng cao trong các đợt bão lũ? Phải chăng tất cả đều là do thiên nhiên mang đến và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta?
Thực ra, bão lũ miền Trung là vấn đề thiên tai đã tồn tại từ nhiều thế kỷ qua do vị trí địa lý, nhưng những thiệt hại mà chúng ta đang gánh chịu hiện nay không chỉ hoàn toàn do thiên nhiên gây ra mà còn có phần đóng góp của những hành vi đi ngược tự nhiên của con người. Biểu hiện rõ nét nhất là việc xây dựng các hồ thủy điện để rồi hầu như phải tuân theo một “quy trình tự nhiên” là cứ mỗi khi mưa lũ lớn là phải “xả lũ cứu hồ” dẫn đến góp phần làm tăng nhanh lưu lượng nước lũ đến mức người dân không thể nào ứng phó kịp. Năm 2016, chủ tịch huyện Hương Sơn, nơi chịu ảnh hưởng xả lũ của thủy điện Hố Hô đã từng phát biểu: “Xả lũ như Hố Hô, dân giữ được mạng là tốt lắm rồi." Nhiều tranh cãi, phản kháng đã từng dấy lên trong công luận về việc này, nhưng chẳng thấy thay đổi gì. Đến nay thì “lịch sử đang lặp lại” khi Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê vào sáng ngày 10/10 vừa qua cho biết, hiện đã có 8 xã của huyện Hương Khê bị ngập lụt gây cô lập. Cụ thể là các xã: Phương Mỹ, Phương Điền, Hương Đô, Hương Giang, Hương Thủy... ... nước sông Ngàn Sâu vẫn đang dâng, trong khi thủy điện Hố Hô vẫn đang điều tiết xả sẽ tiếp tục gây ngập lụt diện rộng thêm.
Bằng vào sự kết hợp giữa tri thức khoa học và lòng tham, người ta đang tàn phá, hủy hoại môi trường tự nhiên để mang lại những nguồn lợi trước mắt nhỏ nhoi nhưng phải hứng chịu cơn thịnh nộ từ thiên nhiên với những thiệt hại khôn lường, trong đó có cả tính mạng con người. Nếu không có sự thức tỉnh và thay đổi thì điệp khúc “mưa lũ đi đôi với thủy điện xả nước” chắc chắn sẽ vẫn còn lặp lại thường xuyên với mức độ thiệt hại ngày càng nặng hơn.
Vì thế, nhìn từ góc độ nhân quả thì không có gì là “tự nhiên xảy ra” cả, mà đều có những nguyên nhân xa và gần của nó. Ngay ở những đất nước văn minh và giàu có như Hoa Kỳ, thì việc gánh chịu thiệt hại từ những cơn bão vừa qua như Irma. Harvey... cũng là điều không thể tránh được. Phải chăng những hành vi sai trái của con người đang mang lại tai họa cho chính mình và đồng loại? Thiên nhiên ngày nay không hề được vận hành tự nhiên như nhiều trăm năm trước, mà bất cứ nơi đâu cũng có những can thiệp thô bạo của con người, từ những công trình xây dựng hủy hoại môi trường cho đến việc nuôi giết thịt hàng ngàn con vật trong mỗi nông trại đều là những việc trái tự nhiên, làm thay đổi nghiêm trọng môi sinh của toàn cầu. Trong năm 2016, số gà bị giết thịt trên toàn thế giới được ước tính vào khoảng hơn 58 tỷ con, cùng với gần 3 tỷ con vịt, 1,4 tỷ con heo (lợn), 517 triệu con cừu, 430 triệu con dê, 296 triệu con bò... và nhiều loại gia súc gia cầm khác. Nhìn vào những con số này, phải chăng mối quan hệ giữa giết hại và bị giết hại chưa hề được chúng ta thừa nhận, nên con người vẫn đang tiếp tục hung hãn với môi trường và các sinh mạng khác trong tự nhiên, trong khi cũng đồng thời phải hứng chịu những thảm họa khốc liệt từ thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, động đất, sóng thần, và nặng nề cũng như dai dẳng nhất vẫn là sự ô nhiễm môi trường đang ở mức gần như không thể dừng lại được nữa nếu không có sự quyết tâm.
Khi tôi sang Hoa Kỳ thấy họ kiểm tra khói xe trước khi cho phép lưu hành, mới thấy thương người dân Việt mỗi ngày đang hít vào không biết bao nhiêu là thứ khí thải độc hại liên tục xả vào môi trường. Trong sự khác biệt này, hoặc là người Mỹ quá rảnh rỗi để đi làm những chuyện không đâu, hoặc là ngược lại thì chúng ta đang quá vô tâm đối với chính môi trường sống của mình!
Thiên tai là điều không thể tránh. Tất nhiên là vậy. Nhưng tai họa do con người đang từng ngày tạo ra thì lại không thể đổ cho trời. Mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm với chính bản thân và đồng loại, và nếu nói một cách công bằng nghiêm túc hơn, ta cũng phải chịu trách nhiệm với cả muôn loài sinh vật khác đang cộng sinh với ta trên toàn cầu, mà rất nhiều trong số đó đang có nguy cơ tuyệt chủng vì sự tàn hoại môi trường của chúng ta.
Và nếu như chúng ta luôn muốn dành lấy đặc quyền sống trên hành tinh này trong khi vẫn liên tục tàn hại những sinh mạng khác, thì phải chăng ta cần có những “nhà lập pháp” đủ khả năng sửa đổi cả luật nhân quả nhằm chạy tội cho con người? Và nếu như điều đó là không thể, thì có lẽ ta cũng không thể than trách gì khi môi trường sống quanh ta ngày càng trở nên nguy hiểm và độc hại hơn, tính mạng con người ngày càng bị đe dọa nhiều hơn, bởi đó chính là những gì ta đã và đang gây ra cho cộng đồng sinh vật trên toàn cầu.
Trong tuần qua, tôi đến tham dự đám cưới một đứa cháu. Không nói gì với ban tổ chức về việc mình ăn chay, tôi ngồi cùng bàn với những người khác và nhâm nhi mấy hạt đậu phộng cùng lon nước ngọt. Trong thực đơn có món tôm càng xanh và tôi kinh ngạc khi lần đầu tiên tận mắt chứng kiến việc con người giết hại theo cách này. (Có lẽ tôi hơi lạc hậu vì đây vẫn là cách ăn uống quen thuộc của nhiều người.) Những người phục vụ mang tôm đựng trong một cái nồi và đặt trên bếp ga ngay giữa bàn, chưa bật lửa. Khi họ lấy mấy lon bia chặn lên nắp đậy của nồi, tôi mới hoảng hồn nhận ra đó là những con tôm vẫn còn đang sống, họ sợ chúng sẽ nhảy bung lên nên dùng lon bia chặn trên nắp nồi. Và cứ thế, họ bật lửa. Thật khủng khiếp, những con tôm phải chịu đựng nhiệt độ tăng dần trong nồi cho đến lúc chết đi! Họ nói rằng phải ăn cách này mới ngon vì đảm bảo tôm “còn tươi”. Than ôi, con người khi phạm tội bị khép án tử hình còn phải chế ra những cách giết chết như ngồi ghế điện hoặc tiêm thuốc độc để họ chết không đau đớn, thế mà những con tôm không phạm bất cứ tội lỗi nào, lại phải hứng chịu một cái chết khủng khiếp đến như thế! Tôi thật không hình dung nổi sự tàn độc nhưng lại hết sức “quen thuộc và bình thường” như thế này, bởi ngày nay có vô số bàn tiệc người ta đều ăn uống “sành điệu” theo cách đó.
Con người có hai cảm xúc mạnh mẽ khó kiềm chế nhất là sợ hãi và oán hận. Khi bị dồn vào những hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng thì hẳn là không còn nỗi sợ hãi nào lớn hơn. Khi vô cớ bị người khác gây tổn thương hoặc giết hại, cướp mất sự sống của mình thì hẳn là không còn nỗi oán hận nào lớn hơn. Chúng ta đang phớt lờ đi những nỗi sợ hãi và oán hận của muôn loài chỉ để thỏa mãn “một miếng ngon” trong miệng. Tôi ngồi nhìn vào cái nồi trên bếp lửa có những con tôm đang chết dần trong đó và hình dung nếu như sự sợ hãi và oán hận của chúng có thể nhìn thấy được như những đám mây đen, có lẽ cả bàn tiệc này sẽ bị vây phủ bởi thứ hắc khí u ám đó. Thế nhưng, những nỗi đau đớn, sợ hãi và oán hận đó không thể chỉ riêng có nơi con người, bởi vì sự quý tiếc sinh mạng là như nhau ở tất cả muôn loài. Vì thế, chúng ta không thể khiên cưỡng cho rằng mình có quyền cướp đi sinh mạng của loài khác bằng bất cứ cách thức nào mà không cần quan tâm đến sự đau đớn, nỗi sợ hãi hay oán hận của chúng. Nếu sự giết hại của ta đã đạt đến mức “điêu luyện” và thảm khốc như thế, thì cái viễn cảnh bị giết hại ngày sau liệu có thể nào sẽ diễn ra một cách êm ả được chăng? Nếu suy ngẫm đôi chút về sự thật này, có lẽ mỗi người chúng ta sẽ tự có được câu trả lời cho riêng mình.
Mong sao những chia sẻ trên đây có thể giúp giảm thiểu được đôi phần đau đớn cho muôn loài.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.145.97 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập