Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Giải đáp nghi vấn về thân trung ấm »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Giải đáp nghi vấn về thân trung ấm

Donate

(Lượt xem: 5.300)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Giải đáp nghi vấn về thân trung ấm

Font chữ:


Hỏi: Kinh điển có nói đến thân trung ấm, đó là nói đến điều gì?

Đáp: Đó là chỉ cho thần thức. Như kinh Niết-bàn có dạy, đại ý tóm lược như sau: Vào lúc lâm chung, gia đình thân quyến vây quanh than khóc, người sắp chết hoảng hốt kinh sợ, không thể tự chế được mình. Khi ấy, hết thảy những chuyện lành dữ đã làm trong suốt một đời đều hiện ra trước mắt. Sau khi khí ấm trong thân thể mất hết, năm ấm của quá khứ liền diệt mất đi rồi khởi sinh thân trung ấm hiện tại. Đến sau khi nhập thai thì thân trung ấm hiện tại diệt mất, năm ấm của tương lai sinh ra. Cũng tương tự như thắp đèn sáng lên thì bóng tối mất, đèn tắt rồi thì bóng tối sinh, tiếp nối thay đổi nhau, không có sự gián đoạn.

Hỏi: Người ta thường cho rằng có “ba hồn, bảy vía”, [trong ba hồn ấy thì] một hồn sẽ thác sinh, một hồn ở lại giữ xác và một hồn chịu tội đã làm. Điều ấy có thể tin được chăng?

Đáp: Đó chỉ là lời hư huyễn của bọn đạo sĩ. Nếu quả đúng vậy thì mỗi lần thác sinh đều thừa ra 2 hồn ma, [một giữ xác và một chịu tội,] mười lần thác sinh thì thừa ra đến hai mươi hồn ma, cho đến thác sinh ngàn lần thì thừa ra hai ngàn hồn ma. Mỗi người thừa ra hai ngàn hồn ma thì hai ngàn người ắt sản sinh đến bốn triệu hồn ma. Cứ tích lũy lâu ngày như vậy, ắt là khắp nơi đều có hồn ma. Thử hỏi, những hồn ma lâu ngày ấy rồi tương lai sẽ đi về đâu? Trong cảnh giới của phàm phu, làm sao có được khả năng hóa hiện mỗi người đến trăm ngàn thân? Lại thử hỏi, hồn ma nào thì may mắn được đi thác sinh, còn hồn ma nào bất hạnh phải đi chịu tội?

Hỏi: Bậc chính nhân sau khi lâm chung ắt có thể tự chủ, [biết rõ nơi mình đến,] vì sao lại có chuyện phải vào thân trung ấm, rồi lúc đó lại nhìn người hóa ra trâu, ngựa, gà, vịt...?

Đáp: Đến thời điểm ấy không thể tự chủ được mình, cũng giống như sự điên đảo trong giấc mộng, cho dù là bậc thánh nhân cũng mắc phải. Như Khổng tử lẽ nào chẳng biết Chu Công đã chết trước đó mấy trăm năm rồi, nhưng trong giấc mộng lại thấy gặp Chu Công, mà chưa hẳn lúc đó đã nhận biết được Chu Công là người đã chết. Lại nữa, lẽ nào Khổng tử không biết rằng người còn sống không thể nhận sự tế lễ cúng kính, nhưng sao khi nằm mộng lại thấy tự thân mình ngồi giữa điện thờ mà nhận sự cúng tế?

Hàng Thanh văn [tái sinh] sau khi ra khỏi thai còn quên hết quá khứ, hàng Bồ Tát còn có sự mê hoặc khi chuyển sinh từ đời này sang đời khác, huống chi là những kẻ phàm phu?

Hỏi: Vào giây phút lâm chung mà khởi sinh dục niệm ắt phải đọa lạc. Tuy nhiên, [trong sách này, ở phần Quán luân hồi có nói rằng] chúng sinh ở châu Cù-da-ni khi vào thân trung ấm, nhìn thấy thiên nữ rồi ôm lấy, liền được sinh lên cõi trời. Sao có thể như thế được?

Đáp: Tâm niệm vào lúc lâm chung quả đúng là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, phước đức để sinh lên cõi trời vốn là do chúng sinh đã tạo ra trong suốt cuộc đời mình. Ví như thân cây nghiêng hẳn về hướng đông, thì khi đốn gốc ắt phải ngã về hướng đông, nếu nghiêng về hướng tây, thì khi đốn gốc phải ngã về hướng tây.

Hỏi: Trong Quán kinh mô tả chín phẩm vãng sinh Cực Lạc, thảy đều thấy hiện tướng hoa sen. [Trong sách này nói] chúng sinh ở châu Uất-đan-việt được sinh cõi trời thuộc hàng trung phẩm cũng nhìn thấy hiện tướng hoa sen, như vậy làm sao phân biệt?

Đáp: Quán kinh dạy rằng, [trong chín phẩm vãng sinh thì] mỗi phẩm đều có Hóa Phật hiện ra tiếp dẫn người được vãng sinh. Còn người sinh lên cõi trời, tất nhiên là không nhìn thấy Hóa Phật.

Hỏi: [Trong sách này nói rằng] nếu người đọa sinh vào thai của loài chó, lợn, đều nhìn thấy có các mỹ nữ xinh đẹp. Chúng sinh ở châu Cù-da-ni được sinh về cõi trời cũng nhìn thấy mỹ nữ xinh đẹp, vậy làm sao phân biệt?

Đáp: [Tuy nhìn thấy như nhau, nhưng] một bên thuộc về tình dục, một bên thuộc về tâm tưởng. Tâm tưởng thì nhẹ nhàng thanh khiết, nên sinh lên cõi trời; dục tình thì thô trược nặng nề, nên phải đọa lạc. Như trong kinh Lăng Nghiêm có dạy: “[Người lâm chung xét theo hai phần tình và tưởng trong tâm thức,] nếu chỉ hoàn toàn là tưởng, ắt nhẹ nhàng bay lên, sinh về cõi trời. Nếu có thêm phúc đức trí tuệ cùng với nguyện lực thanh tịnh thì tự nhiên tâm thức khai mở, vãng sinh về cõi Phật.

Nếu tình ít, tưởng nhiều, ắt sinh làm phi tiên, quỷ vương, hoặc loài dạ-xoa có khả năng phi hành.

Nếu tình và tưởng ngang nhau thì chẳng sinh lên cao, chẳng đọa xuống thấp, liền tái sinh cõi nhân gian. Trong cõi nhân gian, nếu niệm tưởng hiền thiện nhiều thì được thông minh sáng suốt, nếu dục niệm nhiều thì ngu si đần độn.

Nếu tình nhiều tưởng ít, ắt đọa vào loài súc sinh. Trong loài súc sinh, nếu ác nghiệp nặng nề thì sinh làm các loài thú trên đất liền, nếu nghiệp ác nhẹ hơn thì sinh làm các loài chim.

Nếu có đến bảy phần tình, ba phần tưởng, ắt đọa làm các loài dưới nước, hoặc sinh làm ngạ quỷ.

Nếu có đến chín phần tình chỉ một phần tưởng, ắt phải đọa vào địa ngục. Tội nhẹ thì vào địa ngục hữu gián, có lúc được tạm ngừng; tội nặng thì vào địa ngục vô gián, phải chịu tội khổ không có lúc nào ngừng nghỉ.

Nếu chỉ thuần là tình mà không có tưởng thì đọa vào địa ngục A-tỳ.

Hỏi: Người đọa vào địa ngục A-tỳ, vừa mới vào liền gặp tám vạn bốn ngàn rừng đao kiếm, nhưng lại nhìn thấy như rừng cây báu; gặp núi lửa hừng hực nóng, nhưng lại nhìn thấy như hoa sen; gặp những con chim mỏ sắt, nhưng lại thấy như giống chim nhạn hiền lành. Người sinh về cõi trời cũng nhìn thấy những cảnh tượng giống như vậy, làm sao phân biệt?

Đáp: Người đọa vào địa ngục, lúc lâm chung do lửa nghiệp thiêu đốt nên khởi sinh vọng tưởng. Do vọng tưởng ấy mà thành ra vọng kiến. Còn người được sinh lên cõi trời thì bốn đại nhanh nhẹ, khi nóng có gió mát thổi qua, khi lạnh có khí ấm xông lên, nên không thể xem là giống nhau được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Giọt mồ hôi thanh thản


Vào thiền


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.126.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...