Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Đức Như Lai ứng hóa »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Đức Như Lai ứng hóa

Donate

(Lượt xem: 5.948)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Đức Như Lai ứng hóa

Font chữ:


Hỏi: Người thế gian sinh ra đều từ nơi cửa mình người mẹ, Bồ Tát đản sinh ra đời từ hông bên phải, vì sao vậy?

Đáp: Người phàm có nhiều dục vọng nên sinh ra từ cửa mình người mẹ, Bồ Tát không có dục vọng nên sinh ra từ hông bên phải.

Hỏi: Trong ba cõi thì cao quý nhất là đấng Thiên đế, nhưng nói rằng khi đức Như Lai giáng sinh có Tứ thiên vương, Thiên tử cõi trời Đao-lợi, thảy đều cung kính đến hầu, như vậy có phải là đã quá phóng đại sự việc?

Đáp: Trong kinh nói đến sáu nẻo luân hồi, chư thiên cũng chỉ là một trong số đó. Người đời đối với chư thiên cho rằng không còn ai cao quý hơn, nhưng đối với đức Phật thì chư thiên chẳng qua cũng chỉ là những chúng sinh phàm tục chưa thoát khỏi sinh tử. Vì thế, mỗi khi đức Như Lai thuyết pháp đều có vô số các vị thiên vương, Đế thích, đều đến cung kính lễ bái, tiếp nhận sự chỉ bày những ý nghĩa nhiệm mầu.

Ở đây chỉ xin nêu sơ lược một vài điều, như trong kinh Hoa Nghiêm chép rằng: “Lúc bấy giờ, Thiên vương từ xa trông thấy đức Như Lai hiện đến, liền dùng thần lực hóa hiện ra hoa sen báu có tòa sư tử, cao trăm vạn tầng để trang nghiêm, lại có trăm vạn thiên vương đều cung kính đảnh lễ.”

Kinh Bát-nhã nói: “Khắp cõi thế gian, chư thiên, loài người, a-tu-la đều nên cúng dường [Phật].”

Kinh Đại Bảo Tích chép: “Chư thiên tử ở cõi trời Tứ thiên vương, cõi trời Đao-lợi, đều ở trên hư không rải hoa cúng dường đức Như Lai.”

Kinh Liên Hoa Diện nói: “Thiên vương Đế-thích nhìn thấy đức Thế Tôn, lập tức bày tòa cao [thỉnh Phật lên ngồi], rồi đảnh lễ dưới chân Phật.”

Kinh Phạm Võng chép: “Mười tám vị Phạm thiên, chư thiên ở sáu tầng trời thuộc cõi Dục, cùng mười sáu vị đại quốc vương, tất cả đều chí tâm chắp tay cung kính lắng nghe đức Phật thuyết giới luật Đại thừa.”

Kinh Viên Giác dạy rằng: “Lúc bấy giờ, Đại Phạm vương và hai mươi tám vị thiên vương liền từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật.”

Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên nói: “Đế thích đứng hầu bên trái, Phạm vương đứng hầu bên phải [đức Phật]”.

Kinh Phổ Diệu nói: “Phạm thiên đứng hầu bên phải, Đế thích đứng hầu bên trái [đức Phật].”

Kinh Tạo Tượng nói: “Phạm thiên cầm lọng trắng đứng hầu bên phải, Đế thích cầm phất trần màu trắng đứng hầu bên trái [đức Phật].”

Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Các vị Đại Phạm Thiên vương cúi đầu và mặt xuống lễ Phật, rồi đi nhiễu quanh ngài trăm ngàn vòng cung kính.”

Những trích dẫn từ Kinh điển như thế nhiều không kể xiết. Nếu như phước đức của Như Lai quả thật không sánh bằng chư thiên, ắt trong Kinh điển không thể có những lời xưng tán như thế, mà Phạm vương, Đế thích cũng không dễ chấp nhận cho những Kinh điển ấy được lưu hành rộng rãi.

Hỏi: Kinh Ngọc Hoàng nói rằng: “Thiên đế thuyết pháp, đức Phật đến nghe và tiếp nhận.” Điều đó lẽ nào không đúng sao?

Đáp: Kinh điển của Như Lai do chính đức Phật tuyên thuyết, ngài A-nan kết tập, dù một lời cũng không sai dối. Kinh “Ngọc Hoàng” đó, không phải do chính Ngọc đế viết ra [chưa đáng để tin], hơn nữa tuy không khỏi có ý muốn tôn sùng Ngọc đế nhưng lại không biết ai là người tôn quý nhất. Ông chưa từng nghe đức Phật dạy về phước đức cao quý nhất hay sao? [Đức Phật dạy rằng:] Nếu cộng lại tất cả phước đức của những người có phước đức cao quý nhất ở cõi người, cũng không bằng một vị thiên nhân ở cõi trời Tứ vương. Nếu cộng tất cả phước đức của những vị có phước đức cao quý nhất ở cõi trời Tứ vương, cũng không bằng một vị thiên nhân ở cõi trời Đao-lợi. Ngọc đế chính là Thiên vương ở cõi trời Đao-lợi. Từ cõi trời Đao-lợi trở lên, mỗi một tầng trời cao hơn [thì phước đức] càng thù thắng hơn, trải qua bốn tầng trời cao hơn như vậy, lên đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại, vẫn thuộc về cõi Dục. Từ cõi trời Tha Hóa Tự Tại lên cao hơn nữa, mỗi một tầng trời cao hơn [thì phước đức] càng thù thắng hơn, trải qua mười tám tầng trời cao hơn như vậy, lên đến cõi trời Sắc Cứu Cánh, thuộc về cõi Sắc. Từ cõi trời Sắc Cứu Cánh lên cao hơn nữa, mỗi một tầng trời cao hơn [thì phước đức] càng thù thắng hơn, trải qua bốn tầng trời cao hơn như vậy, lên đến cõi trời Phi Phi Tưởng, thuộc về cõi Vô Sắc. Cho dù lên đến tận cõi trời ấy, tất cả chư thiên cũng vẫn còn là phàm phu chưa ra khỏi luân hồi.

Lại xét đến trong các bậc thánh xuất thế, có các thánh Thanh văn Tiểu thừa, từ thánh quả Tu-đà-hoàn lên đến thánh quả A-la-hán, cả thảy có bốn bậc. Lại xét lên cao hơn thì có các vị Duyên giác, Độc giác. Lại xét cao hơn nữa, tức là các địa vị của hàng Bồ Tát, có Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng v.v... gồm nhiều tầng bậc, mỗi tầng đều có mười quả vị. Lên cao hơn nữa thì chứng nhập Bồ Tát Sơ địa, tức Hoan hỷ địa, dần lên đến Pháp vân địa, lại cũng trải qua mười bậc chênh lệch. Sau đó mới lên đến được bậc Đẳng giác, rồi Nhất sinh bổ xứ, ấy là sắp sửa thành Phật. Đức Phật được xưng là bậc Đại Pháp Vương Vô Thượng, vì không còn ai có thể cao quý hơn được nữa. Làm sao có chuyện Ngọc Hoàng thuyết pháp mà đức Phật lại đến nghe và tiếp nhận? Đại sư Liên Trì trong Chánh Hóa Tập có bàn đến vấn đề này rất chi tiết, rõ ràng.

Hỏi: Đức Như Lai đản sanh [tại Ấn Độ] vào khoảng đời Chu Chiêu Vương [tại Trung Hoa], đến thời đại của Khổng tử thì Phật pháp đã lưu hành ở Ấn Độ được năm trăm năm rồi, vì sao Khổng tử không được nghe khái lược gì về Phật pháp?

Đáp: Khổng tử thật có nghe qua về Phật pháp rồi. Có lần Thái Tể hỏi Khổng tử rằng: “Phu tử có phải bậc thánh chăng?” Khổng tử đáp: “Bậc thánh thì ta không dám.” Lại hỏi Tam vương, Ngũ đế [có phải bậc thánh không], Khổng tử đều không đáp. Thái Tể kinh sợ thưa hỏi: “Vậy ai mới là bậc thánh?” Khổng tử nghiêm sắc mặt giây lát, nói: “Ta nghe rằng về phương tây có bậc đại thánh nhân, không cần cai trị mà người đời không loạn, không cần nói ra mà người đời tự tin theo, không cần giáo hóa mà người đời tự làm theo, oai nghi thánh đức mênh mông trùm khắp mà người đời không biết gọi tên là gì.” Chuyện này chép trong sách Liệt tử, thiên Trọng Ni. Sao có thể nói là Khổng tử không nghe biết về Phật pháp?

Hỏi: Đạo Phật vào thời Hán Minh Đế mới được truyền đến Trung Hoa, Khổng tử do đâu được nghe biết?

Đáp: Khi đức Như Lai giáng sinh thì ở Trung Hoa này cũng có điềm báo. Vào đời Chu Chiêu Vương năm thứ 26 (bản trong dân gian chép là năm thứ 24), là năm Giáp Dần, ngày mồng tám tháng tư, mặt trời xuất hiện nhiều vầng sáng bao quanh, có mây lành năm sắc, bay vào tận trong cung nội, hào quang chiếu khắp về hướng tây, mặt đất chấn động nhiều lần, nước trong ao, giếng đều tự nhiên dâng lên đầy tràn ra bên ngoài. Chiêu Vương sai quan Thái sử là Tô Do bói quẻ, được quẻ Càn, hào cửu ngũ, Tô Do tâu lên rằng: “Đây là điềm báo ở phương tây có bậc thánh nhân giáng trần, sau một ngàn năm nữa, giáo pháp của ngài sẽ truyền đến phương này.” Chiêu Vương liền sai khắc sự việc ấy vào bia đá, đặt ở phía trước đền Nam giao. Như vậy, những lời Khổng tử nói ra ắt đều có duyên do, chỉ có điều vì giáo pháp chưa được truyền đến phương đông này, nên chỉ nói một cách đại lược thôi.

Hỏi: Xưa nay những gì ghi chép trong Lục kinh mới có thể dùng làm chỗ y cứ. Sách Liệt tử [không nằm trong Lục kinh] sao có thể tin được?

Đáp: Những gì Khổng tử thuyết giảng trong suốt một đời ông, được ghi chép truyền lại đến đời sau, bất quá trăm ngàn phần chỉ còn được một, làm sao có thể nói rằng tất cả đều được ghi chép trong Lục kinh? Liệt tử quả thật là người học làm theo Khổng tử, sống cách thời đại Khổng tử không xa lắm, nên lời nói của ông không thể không có căn cứ. Do đâu ông ta lại có thể biết được rằng mấy trăm năm sau đạo Phật sẽ truyền đến xứ này mà dự báo? Hơn nữa, sao không nói đến phương hướng nào khác, lại đúng là phương tây, [nơi đức Phật đản sinh]?

Hỏi: Đời thượng cổ không có Phật, nhưng đời sau đều xưng tụng thời ấy là thái bình, yên ổn. Đời sau này được biết có Phật, ngược lại phong hóa đạo đức ngày càng suy đồi. Như vậy thì đạo Phật nào có ích lợi gì cho dân, cho nước?

Đáp: Chư Phật ra đời chính là vì muốn cứu độ chúng sinh thời suy mạt. Ví như vì thấy tối tăm nên mới thắp đèn, không phải do việc thắp đèn làm khởi sinh sự tối tăm. Thiên hạ loạn lạc, thảy đều là do những kẻ hung hăng, dâm loàn, bạo ngược, hoàn toàn không tin Phật pháp. Đã từng thấy có người nào ăn chay bỏ rượu mà làm việc giết người cướp của, hoặc có ai đã gửi thân vào tự viện mà làm việc giết vua soán ngôi hay chưa? Lưu Tống Văn Đế từng nói rằng: “Nếu như cả nước đều được sự cảm hóa của Phật pháp, ắt ta có thể ngồi yên mà hưởng thái bình.” Đường Thái Tông đích thân viết lời tựa cho Tam tạng Thánh giáo, hết lòng tôn sùng, nói với hầu cận rằng: “Phật pháp rộng sâu không gì hơn được.” Khi Pháp sư Huyền Trang viên tịch, Đường Cao Tông than rằng: “Ta đã mất đi một quốc bảo.” Vua đau đớn than khóc, trong năm ngày liền sau đó không thiết triều. Đường Huyền Tông được nghe Pháp sư Thần Quang nói về ân đức của Phật đối với chúng sinh, xúc động than rằng: “Ân đức của Phật rộng sâu mênh mông như thế, nếu không nhờ Pháp sư giảng giải thì không thể nào hiểu thấu, nay ta xin phát nguyện đời đời kiếp kiếp kính ngưỡng vâng theo Phật pháp.” Vào triều Tống, các vua như Tống Thái Tổ, Tống Thái Tông, Tống Chân Tông, Tống Nhân Tông, Tống Cao Tông, Tống Hiếu Tông, tất cả đều quy hướng về đạo Phật, tinh cần nghiên cứu chuyên sâu Giáo pháp, hoặc đích thân đến chùa lễ Phật, hoặc cung thỉnh chư tăng vào tận cung cấm thuyết pháp để được học hỏi đạo pháp. Vì thế nên từ xưa đến nay, những người có trí tuệ đa phần đều quy hướng theo Phật pháp.

Về những người tin sâu pháp thiền, trong quá trình tu tập hành trì lại thật sự có chỗ chứng ngộ, xin lược kể một số người như: Hứa Huyền Độ (tức Hứa Tuân), Lưu Di Dân (tức Lưu Trình Chi), Chu Đạo Tổ (tức Chu Tục Chi), Lôi Trọng Luân (tức Lôi Thứ Tông), Tôn Thiếu Văn (tức Tôn Bính), Trầm Hưu Văn (tức Trầm Ước), Tống Quảng Bình (tức Tống Cảnh), Vương Ma Cật (tức Vương Duy), Vương Hạ Khanh (tức Vương Tấn), Đỗ Hoàng Thường (tức Đỗ Hồng Tiệm), Bạch Lạc Thiên (tức Bạch Cư Dị), Lý Tập Chi (tức Lý Cao), Bùi Trung Lập (tức Bùi Độ), Bùi Công Mỹ (tức Bùi Hưu), Lữ Thánh Công (tức Lữ Mông Chính), Lý Văn Tĩnh (tức Lý Hàng), Vương Văn Chính (tức Vương Đán), Dương Đại Niên (tức Dương Ức), Duẫn Sư Lỗ (tức Duẫn Thù), Phú Trịnh Công (tức Phú Bật), Văn Lộ Công (tức Văn Ngạn Bác), Dương Thứ Công (tức Dương Kiệt), Vương Mẫn Trọng (tức Vương Cổ), Triệu Thanh Hiến (tức Triệu Biện), Chu Liêm Khê (tức Chu Đôn Di), Thiệu Nghiêu Phu (tức Thiệu Ung), Trương An Đạo (tức Trương Phương Bình), Hoàng Lỗ Trực (tức Hoàng Đình Kiên), Trần Oánh Trung (tức Trần Quán), Trương Vô Tận (tức Trương Thương Anh), Trương Tử Thiều (tức Trương Cửu Thành), Trương Đức Viễn (tức Trương Tuấn), Vương Hư Trung (tức Vương Nhật Hưu), Phùng Tế Xuyên (tức Phùng Tiếp), Lữ Cư Nhân (tức Lữ Bản Trung), Lưu Bình Sơn (tức Lưu Tử Huy), Lý Hán Lão (tức Lý Bính)...

Về những người kính ngưỡng Phật pháp, thấu hiểu giáo lý đạo Phật, thì có những vị như: Dương Thúc Tử (tức Dương Hỗ), Vương Mậu Hoành (tức Vương Đạo), Tạ An Thạch (tức Tạ An), Hà Thứ Đạo (tức Hà Sung), Vương Dật Thiếu (tức Vương Hi Chi), Vương Văn Độ (tức Vương Thản Chi), Tạ Khang Lạc (tức Tạ Linh Vận), Chử Quý Dã (tức Chử Bầu), Tiêu Thời Văn (tức Tiêu Vũ), Phòng Kiều Niên (tức Phòng Huyền Linh), Đỗ Khắc Minh (tức Đỗ Như Hối), Ngụy Nguyên Thành (tức Ngụy Chinh), Ngu Bá Thí (tức Ngu Thế Nam), Chử Đăng Thiện (tức Chử Toại Lương), Nhan Lỗ Công (tức Nhan Chân Khanh), Lý Thái Bạch (tức Lý Bạch), Lý Nghiệp Hầu (tức Lý Bí), Liễu Tử Hậu (tức Liễu Tông Nguyên), Lý Tuấn Chi (tức Lý Bột), Khấu Lai Công (tức Khấu Chuẩn), Phạm Văn Chính (tức Phạm Trọng Yêm), Hàn Ngụy Công (tức Hàn Kỳ), Đỗ Kỳ Công (tức Đỗ Diễn), Tăng Minh Trọng (tức Tăng Công Lượng), hai anh em họ Tô là Tô Thức và Tô Triệt, Lữ Hối Thúc (tức Lữ Công Trước), Uông Ngạn Chương (tức Uông Tảo), Lý Bình Sơn (tức Lý Chi Thuần), Trương Kính Phu (tức Trương Thức), Lữ Đông Lai (tức Lữ Tổ Khiêm), Lưu Tĩnh Trai (tức Lưu Mật)...

Về những bậc tài danh đức độ đáng tôn kính trong thời đại gần đây, có những vị như: Triệu Tùng Tuyết (tức Triệu Mạnh Phủ), Tống Cảnh Liêm (tức Tống Liêm), Chu Tuân Như (tức Chu Thầm), Từ Đại Chương (tức Từ Nhất Quỳ), La Niệm Am (tức La Hồng Tiên), Đường Kinh Xuyên (tức Đường Thuận Chi), Triệu Đại Châu (tức Triệu Trinh Cát), Lục Bình Toàn (tức Lục Thọ Thanh), Lục Ngũ Đài (tức Lục Quang Tổ), Ân Thu Minh (tức Ân Mại), Tiết Quân Thái (tức Tiết Huệ), Vương Yểm Châu (tức Vương Thế Trinh), Tôn Tử Tương (tức Tôn Thần), Đặng Định Vũ (tức Đặng Dĩ Tán), Phùng Cụ Khu (tức Phùng Mộng Trinh), Ngu Trường Nhụ (tức Ngu Thuần Hi), ba anh em nhà họ Viên là Viên Tông Đạo, Viên Hoành Đạo, Viên Trung Đạo, hai anh em nhà họ Đào (Đào Vọng Linh, Đào Thích Linh), Tiêu Y Viên (tức Tiêu Hoành), Hoàng Thận Hiên (tức Hoàng Huy), Vương Vũ Thái (tức Vương Khẳng Đường), Chung Bá Kính (tức Chung Tinh)...

Về những vị đạo cao đức trọng được người đời xưng tụng thì có những vị như Bạch Sa (tức Bạch Hiến Chương), Dương Minh (tức Dương Thủ Nhân)...

Về những vị có thể đứng ra làm tông chủ đạo học, giảng bày chỉ dạy phù hợp với tông chỉ thiền môn, chính thức được truyền thừa thì có các vị như Vương Long Khê (tức Vương Kỳ), La Cận Khê (tức La Nhữ Phương), Chu Hải Môn (tức Chu Nhữ Đăng), Dương Trinh Phục (tức Dương Khởi Nguyên)... Họ đều là những người đối với Phật pháp có sự nghiên cứu và thể nhập sâu xa.

Ôi, nếu như pháp Phật không phải là phương tiện tối thượng chân chánh, giúp ích cho việc giáo hóa trị an, thì làm sao có thể được những bậc hiền nhân đức độ khâm phục, kính cẩn tin theo nhiều như thế? Những ai tu tập răn ngừa dâm dục, mong muốn vượt qua con sóng dữ trong bể ái ân, quả thật không thể không lưu tâm đến điều này.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Chuyển họa thành phúc


Vầng sáng từ phương Đông


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.59.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...