Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 14. Một phim Phật giáo Nam Hàn »»

Đường Không Biên Giới
»» 14. Một phim Phật giáo Nam Hàn

Donate

(Lượt xem: 3.210)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 14. Một phim Phật giáo Nam Hàn

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Khoảng sau 10 giờ tối ngày 26/4/1984, chuông điện thoại reo inh ỏi trong phòng. Theo thông lệ tôi ít nhận điện thoại sau 10 giờ đêm, vì thỉnh thoảng có những người say rượu hay gọi để chọc phá. Nhưng cũng lắm khi vì có chuyện cần nên mới có người gọi trễ như thế. Tôi nghi trường hợp thứ hai nên nhấc ống nghe. Ở đầu kia tiếng của một người Phật tử quen thuộc nói rằng: “Hôm nay đài truyền hình Đức có chiếu một phim về Phật giáo Nam Hàn rất nổi tiếng, nhan đề là ‘Niềm tin và cuộc sống’. Thầy xem cho vui.”

“Nhưng mà khuya quá rồi, để tính lại thử xem sao.” Tôi trả lời thế.

Đã toan đi về phòng đọc sách, chờ giấc ngủ như mọi khi, nhưng tôi lại quay ra phòng khách, bật máy truyền hình để xem thử như thế nào. Phim được đóng tại Nam Hàn và đài truyền hình Đức đã chuyển âm và trình chiếu cho dân chúng xem vào tối hôm đó. Nội dung câu chuyện như sau.

Có một sinh viên đang học ở đại học, anh ta thấy cuộc sống không lối thoát, sanh tử vẫn gần kề, mặc dầu bên cạnh anh ta đang có một người yêu dễ mến do cha mẹ hai bên đã sắp đặt chuyện lứa đôi cho nhau. Nhưng sau đó anh bỏ tình yêu, rời xa tình phụ tử, vào chùa xuống tóc xuất gia học đạo. Anh đã tìm được minh sư, nhưng không may trên bước đường hành đạo và tu tập trong chốn thiền môn, dưới những ngôi chùa rêu phong, cổ kính được tạo dựng lâu đời ấy, anh gặp phải một người bạn đồng tu chỉ lo rượu chè và phạm giới. Đồng tu với anh dĩ nhiên còn có rất nhiều bậc chân tăng khác. Anh là một người mặc dầu có ý chí thoát tục xuất gia, giữa lợi danh và giải thoát anh đã cân nhắc kỹ, không cần danh lợi nữa Đối với tình yêu, gia đình và cá nhân anh cũng đã bỏ ra ngoài, nhưng giữa chốn thiền môn yên tĩnh ấy, anh thấy có người tu hơi quái lạ, cứ uống rượu và say sưa. Trong tâm thức anh đang có chiều hướng suy nghĩ khác nhau, một mặt lo tu sao cho giải thoát để chứng thành Phật quả, mặt khác không biết rằng mình có nên nghe lời theo kẻ “Tế Điên Tăng” kia không? Anh suy nghĩ mãi. Thiền định anh vẫn ngồi, kinh Bát Nhã anh vẫn tụng, nhưng sao nhiều lúc anh thấy chàng “Tế Điên” kia cũng có lý. Vì chàng “Tế Điên” lý luận rằng: “Phật ở cùng khắp trong nhân gian và vũ trụ, chứ không chỉ ở trong chùa. Nếu người nào chỉ tìm Phật trong chùa là không hiểu đạo.” Cuối cùng, không phải anh theo tiếng gọi của “Tế Điên” mà vì anh cũng muốn thử cuộc đời mình trôi nổi đến chốn nào. Mục đích của anh chỉ tìm Phật chứ không tìm gì khác, dầu cho có trong phòng dâm hay ngoài quán rượu.

Một hôm nọ anh và sư “Tế Điên” đi đến chốn lầu xanh, “Tế Điên” vì quen thói trụy lạc nên chẳng ngại ngùng gì trong chuyện gió trăng với các nàng kỹ nữ. Còn anh, anh vẫn rụt rè, nhưng cuối cùng rồi anh cũng được mụ tú bà giao cho một cô ả. Anh nằm ngủ trong chốn lầu xanh, nhưng tai anh vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây bài kinh Bát Nhã và Tăng chúng đang kinh hành niệm Phật. Nửa đêm, chuyện ái ân đã đến với anh. Rồi anh xấu hổ và mặc cảm nghĩ lại chuyện xưa, mình với người tình cũ, trước khi cắt tóc xuất gia. Phải chăng chiếc áo đã làm nên tu sĩ? Hay là Phật tánh còn hiển lộ đâu đây?

Anh trở về chùa với kinh với kệ, với mõ với chuông. Còn sư “Tế Điên” vẫn còn ở chốn lầu xanh với những nàng kỹ nữ.

Trong khi vị thiền sư dạy công án cho những người đệ tử, bắt buộc họ phải suy nghiệm. Dầu cho câu trả lời đó có thể trong một đời hay một sát-na cũng phải lo chu toàn sự đối đáp. Anh chưa liễu ngộ đạo thiền nên vẫn còn thắc mắc. Một bên lời dạy của Thầy khó tận đốt xương, một bên thực tế của cuộc đời thì khác hẳn. Anh ta buồn đi lang thang ngoài biển cả, dưới tuyết sương để tìm “con chim lòng” của mình đã an trú tự nơi nao?

Anh chán nản đi như thế trong chốn Già Lam, ngoài đồng ruộng và ngay cả trong núi rừng. Một hôm nọ anh gặp người yêu cũ xuất hiện trong vườn chùa và cô ta đã năn nỉ anh trở về với thế tục để lập gia đình, hãy quên đi thời gian tương chao dưa muối. Nhưng vì anh đã nguyện với lòng, nên dứt khoát ở lại với thiền môn.

Sau bao năm tháng dần trôi, anh gặp lại sư “Tế Điên” trong niềm vui trùng phùng tao ngộ. Mãi cho đến giờ này lời Thầy dạy vẫn còn văng vẳng bên tai, nhưng tâm anh thì chưa nhiếp phục được, nên hai người đã chọn một cái cốc riêng để tu hành.

Không may cho hai sư là có một tín chủ đến nhờ làm lễ khai quang điểm nhãn tôn tượng ở nhà để thờ. Đầu tiên hai sư từ chối. Nhưng vì lòng từ bi thúc giục nên lại nhận lời. Dưới đàn tràng tôn nghiêm thanh tịnh, hai sư vẫn làm lễ chí thành trong câu kinh tiếng kệ. Đến khi đăng dàn thuyết pháp, anh thuyết về pháp “Tế Điên” hơi nhiều, hơi khó hiểu, nên các tín chủ đều ngơ ngác khả nghi.

Sư Tế Điên buồn chán nên bỏ đi lang thang trong giá buốt cơ hàn. Anh phát tâm xuất gia kia về lại Thiền đường để tiếp tục suy niệm lời Thiền sư dạy bảo. Anh gặp một người bạn đã tự đốt tay mình để làm tròn một đại nguyện và nhiều thiền sinh khác nữa. Nhưng trong anh vẫn chưa liễu ngộ được đạo Thiền. Anh rủ người phát nguyện đốt tay cúng Phật ấy ra đi tìm Phật nữa.

Hai người đi lang thang và cuối cùng gặp sư “Tế Điên” nơi một cổng chùa hoang vắng, đang chết cứng dưới làn tuyết phủ của đêm đông. Anh lấy mõ, lấy chuông, lấy tràng hạt và câu kinh của người quá cố mang về cốc cũ. Anh suy niệm về sự chết, về cuộc đời, rồi anh hỏa thiêu cốc ấy. Lửa cháy cao ngất tận trời xanh, trả thân tứ đại về cho tứ đại...

Cuốn phim chấm dứt sau gần hai giờ trình chiếu, tôi trở lại phòng ngủ, định điện thoại cho người đệ tử thân tín để tường thuật lại câu chuyện vừa rồi. Nhưng đã quá khuya nên để đến lúc khác vậy.

Nếu nhìn một cách khách quan mà nói, cuộn phim ấy thật quá táo bạo về thế tục, nhưng cũng rất sâu sắc về đạo Thiền. Nếu người xem phim là một khách bàng quan thì sẽ đánh giá hai mặt. Niềm tin là thế đó và cuộc đời là thế đó. Niềm tin bao giờ cũng được thử thách bằng những khó khăn và nghịch cảnh. Còn cuộc đời thì luôn luôn quyến rủ khách phù tang. Nếu ai đó khó tính đi xem phim xong có quyền phán đoán rằng: “Quả Phật giáo đã đến thời kỳ xuống dốc. Chỉ có sự xuống dốc về tâm linh mới dám cho trình chiếu một cuốn phim hở hang như thế. Làm sao có những người đang mặc áo nhà tu mà lòng trần phủ kín? Mà thế gian cũng có biết bao kẻ đang bị dòng đời quyến rủ, nhưng quyết không say đắm bởi cảnh trần?”

Nếu là một người bình thường thì sẽ phán đoán rằng: Quả con sâu đã làm rầu nồi canh, chứ thật ra trong Tăng chúng đâu phải ai cũng vậy. Đương nhiên trong xã hội phải có người này người nọ, thì chốn thiền môn cũng có kẻ căn cơ hạ đẳng mà cũng có lắm người có chí hướng thoát tục như hoa sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Nếu một người được xem là chứng đạo thì họ nghĩ: “Dâm phòng tửu điếm vô phi thanh tịnh đạo tràng”, dầu là phòng dâm hay quán rượu, đối với người ngộ được lý đạo thì đều là những nơi chốn trang nghiêm thanh tịnh cả.” Còn trong chúng ta mấy ai được như vậy?

Tựa đề của cuốn phim bằng tiếng Phạn là Mandala (Mạn Đà La), nhưng dịch ra tiếng Đức là “Niềm tin và sự sống”, xem ra cũng hay và hợp với nội dung phim. Chắc chắn tại Nam Hàn phim ấy là một phim được ăn khách nhất. Vì lâu nay mấy ai biết được sự thật trong cửa chùa. Không biết các vị sư tu hành ra sao và đời sống thể xác cũng như tâm linh của họ được thể hiện như thế nào? Nhưng nhà đạo diễn có lẽ vì muốn câu khách nên có những màn thật quá táo bạo, không hợp với nhãn quan của Phật giáo chút nào.

Còn đối với người Tây phương khi xem phim ấy không biết họ đánh giá ra sao, nhưng chắc rằng cũng không lạ mắt gì với họ, với cuộc sống hằng ngày tại đây. Nhưng có lẽ họ sẽ có một dấu hỏi to tướng trong đầu: Phật giáo là như thế ư?

Riêng tôi vẫn miên man suy nghĩ, không phải về cuộc đời mà về một sự giác ngộ của chân lý. Có nhiều người đi tìm Phật xa xôi, nhưng thật ra Phật đã hiển lộ nơi chân tâm họ mà họ không tìm thấy. Chỉ lo chạy tìm kiếm bên ngoài. Trong thế gian này đã có biết bao nhiêu kẻ khổ đau vì thế. Khi một niềm tin đã được thắp sáng thì cứ phải gắng công tu tạo quả phúc, để chân tâm Phật tánh được hiển lộ, chứ không phải vì lòng trần thổn thức mà làm cho nhân sinh vốn dĩ đã yếu lòng lại càng sa vào trong tội lỗi mãi. Ta biết rằng, mỗi người chúng ta sinh ra trong thế giới này hay thế giới khác đều là do nghiệp thức chiêu cảm của chính mình gây ra và phải đi tái sinh trong vòng sanh tử luân hồi. Nếu là một Phật tử phải luôn luôn tâm niệm rằng, dầu chúng ta sinh ra vì nghiệp, nhưng chúng ta có thể hoán cải ác nghiệp thành thiện nghiệp được, chứ đừng để cho dòng đời cuốn trôi đi không định hướng.

Cuộn phim cũng còn khá nhiều chi tiết, nhưng những nét chính tôi đã tường thuật qua, có lẽ những người Phật tử Việt Nam tại Đức cũng đã xem phim ấy tối hôm đó và mong rằng sự nhận thức đừng chỉ một chiều mà tất cả hãy hiểu theo tinh thần và nhân sinh quan Phật giáo. Cuộc đời là vô thường, thế gian là giả hợp, chẳng có gì là trường cửu cả, ngoại trừ chân lý.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Phật giáo và Con người


Vầng sáng từ phương Đông


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.144.50 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...