Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 9. Chuyện châu Âu: Thụy Sĩ »»

Đường Không Biên Giới
»» 9. Chuyện châu Âu: Thụy Sĩ

Donate

(Lượt xem: 3.530)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 9. Chuyện châu Âu: Thụy Sĩ

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tình cờ, tại một tiệm sách Việt Nam ở Montreal, có một người Phật tử mua tặng tôi cuốn “Đường Đi Không Đến” của Xuân Vũ. Sách được xuất bản vào năm 1973 tại Sài Gòn và sau này được tái bản tại Mỹ. Nhìn tựa đề quyển sách, có lẽ người Phật tử liên tưởng đến loạt bài “Đường Không Biên Giới” của tôi đã viết bấy lâu nay cũng nên. Tôi vui vẻ nhận sách và đọc một cách say mê trong hai ngày đã xong, và nội dung quyển sách có thể tóm lược như sau:

Một người cán bộ quá say mê lý tưởng giải phóng Miền Nam nên đã băng rừng lội suối Trường Sơn để về Nam chiến đấu. Trên đường đi anh cán bộ này gặp biết bao nhiêu gian lao thử thách, nào chuyện đói, chuyện khổ, chuyện tình, chuyện bạn, chuyện Đảng v.v... Và sau bao tháng ngày băng rừng vượt suối, anh ta đã đến được miền Nam. Lúc bấy giờ anh ta mới thấy rằng Đảng đã nói dối, Đảng đã lừa gạt nhân dân miền Bắc đủ mọi điều, Đảng đã tuyên truyền láo khoét, Đảng đã bịt miệng thế gian... nên anh ta đã ra đầu thú, quy chánh dưới thời Đệ nhị Cộng Hòa, sau đó viết nên được tập hồi ký này. Nội dung chỉ có thế.

Không biết sau khi cộng sản chiếm miền Nam anh ta đã ra sao. Quả thật anh cán bộ kia đã đi trên “đường đi không đến”, vì có lý tưởng nhưng mục đích lại phiêu lưu, không đúng thật, nên cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

Ở đây không phải đem so sánh giữa “Đường Không Biên Giới” và “Đường Đi Không Đến”, mà chỉ cốt ý để đề cập đến tựa đề hơi giống nhau thôi. Vì đi đến đâu cũng có nhiều người Phật tử thường hay nhờ tôi kể chuyện “Đường Không Biên Giới” cho họ nghe. Và nội dung của “Đường Không Biên Giới” như quý vị đã biết, đó là nội tâm của một người tăng sĩ Việt Nam luôn luôn muốn mang đạo vào đời, đi khắp năm châu bốn bể, mang theo hạt giống Bồ-đề của Đức Phật gieo cấy khắp nơi. Con người tăng sĩ ấy luôn luôn tâm niệm rằng:

“Con là Trưởng Tử Như Lai,
Phát nguyện trọn đời hy sinh cho đạo.
Chỗ nào chúng sanh cần con đến,
Chỗ nào Đạo Pháp gọi con đi,
Chẳng nệ gian lao, chẳng từ khó nhọc.”

Mục đích chỉ có vậy và cũng chính vì vậy mà có “Đường Không Biên Giới”.

Sau chuyến công du Phật Sự vừa qua tại Canada và tại Úc Châu 6 tuần lễ, lẽ ra lần này chúng tôi viết về những sinh hoạt Phật sự tại những nơi trên để gửi đến quý độc giả bốn phương, nhưng vì việc của Âu Châu chưa xong trọn vẹn, nên lần này cũng vẫn tiếp tục đi thăm Âu Châu vậy.

Nước Pháp, hay nói đúng hơn là người Việt Nam tại Pháp, chúng tôi đã có dịp đề cập đến nhiều trong lần trước. Giờ đây xin mời quý vị sang thăm nước Thụy Sĩ.

Ngày xưa khi tôi còn học Tiểu học, có một giáo viên đã đi Thụy Sĩ và khi về nước, vị giáo viên ấy có kể cho chúng tôi nghe rằng: “Nếu các em đi Thụy Sĩ, điều đầu tiên là thấy nước Thụy Sĩ sạch sẽ không đâu bằng, sạch đến nổi đi ra đường suốt cả tuần lễ nhưng không cần lau chùi giày dép, giày vẫn sáng như thường.” Lúc đó tôi và các bạn đồng học không tin, nhưng ngày nay tôi đã đi đến Thụy Sĩ rồi, mới thấy điều ấy là đúng.

Nước Thụy Sĩ toàn là đồi núi, có nhiều kỳ hoa dị thảo khắp nơi. Khi mùa xuân đến, không có hoa anh đào nở rộ như Đông Kinh của Nhật Bản, nhưng những nụ hoa xuân cũng tươi thắm muôn màu. Những bông hoa mọc dọc theo hai vệ đường ở Lausanne, Genève hay ở Luzern, Zürich v.v... cũng đủ để chứng minh điều đó, khi khách thưởng du có lần đặt chân đến xứ Thụy Sĩ vào một mùa xuân tiết trời êm ả. Và nếu người đến vào mùa thu, Thụy Sĩ cũng không kém Canada là mấy. Nếu rừng thu Gatineau tại Ottawa của Canada đẹp bao nhiêu thì những chiếc lá vàng bên bờ hồ thơ mộng của Lausanne cũng không kém phần thi vị đó. Cái đẹp của chốn núi rừng vào mùa xuân, thu, đông tàn hay hạ chí vẫn là những cái đẹp mỹ miều của thiên thiên.

Cái đẹp không bị người đời đố kỵ, ganh tỵ, nhỏ nhoi mà cái đẹp của thiên nhiên là cái đẹp vượt lên trên mọi sự thiên vị của cuộc đời. Người thế gian có buồn, có vui, có giận, có hờn, có tham sanh úy tử, nhưng thiên nhiên không có những thứ đó, vì thiên nhiên là của thiên nhiên, là của nguyên thủy, của cuộc sống nội tâm, của những tâm hồn biết hướng thượng. Còn cuộc đời là ô trược, là đáng cho chúng ta phải tự hỏi lại lòng mình có trong sạch được như thế chăng?

Con người dầu thay trắng đổi đen, thay lòng đổi dạ, nhưng thiên nhiên tôi đoán chắc rằng không, mặc cho có thời tiết đổi thay nhưng nguyên thủy của thiên nhiên vẫn không thay đổi. Vì thế Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) cũng có thơ rằng:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao!”

(Nhàn Hứng)

Nơi vắng vẻ đây chính là thiên nhiên. Trở về với nội tâm vắng lặng của nguyên thủy, còn bao nhiêu trần cấu của cuộc đời đều là những thứ phù vân ảo ảnh mà con người cứ mãi lặn hụp trong chốn bụi trần nên đầy nỗi khổ đau và tục lụy.

Thụy Sĩ nhỏ, nhưng người Thụy Sĩ nói đến ba, bốn thứ tiếng. Vùng Genève, Lausannee nói tiếng Pháp, vùng Luzern, Zürich nói tiếng Đức, vùng Lugano nói tiếng Ý v.v... Đồng bào Việt Nam chúng ta quen nói tiếng Pháp nên đều đổ dồn về vùng Lausanne và Genève nhiều hơn là những nơi khác. Mặc dầu nhỏ nhưng Thụy Sĩ đã thâu nhận từ 7-8.000 người tỵ nạn Đông Dương kể từ năm 1975 cho đến nay. Trong đó kể cả thành phần sinh viên du học từ thời trước còn lại.

Người Thụy Sĩ sang trọng nhưng ít kiểu cách hơn những dân tộc khác tại Âu Châu, vì đây là xứ chỉ chuyên mời gọi những khách du lịch và khách ngân hàng. Có lẽ vì thế mà họ không muốn mất đi mối lợi từ những nước khác, nên họ cư xử như thế chăng? Đặc biệt xứ Thụy Sĩ nhận nhiều trẻ em hoặc người lớn tật nguyền nhiều hơn bất cứ nơi nào tại Âu Châu, hay nói đúng hơn là trên thế giới. Người ta thường nói: “Phú qúy sinh lễ nghĩa, bần cùng sanh đạo tặc.” Điều đó cũng đúng, vì nước Thụy Sĩ giàu vật chất nên mới có điều kiện mang tình thương ra giúp đỡ nhân sinh. Tại Âu Châu ngày nay, nước nào cũng lâm vào nạn thất nghiệp một cách trầm trọng, duy chỉ có Thụy Sĩ là không có thất nghiệp. Đó là cái giỏi của người Thụy Sĩ, gần bằng cái giỏi của người Nhật tại Á Châu.

Đời sống của người Việt Nam tại đây tương đối đầy đủ, thoải mái không kém nước Đức là bao về các lãnh vực học nghề, đại học, đi làm tiếp tục hay nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội v.v...

Có nhiều người vui miệng bảo rằng: “Quả thật hồi xưa mình có tu, nên bây giờ về Tây Phương rồi thấy sướng thật.” Điều đó cũng không sai mấy, nhưng nếu đến phương Tây rồi mà không chuyển hướng để tu hành tiếp tục thì đường về Lạc Bang cũng vẫn còn xa.

Trong kinh Phật có dạy rằng, ngay cả những vị chư thiên ở những cõi thượng giới khi đã hưởng hết phước đức rồi cũng phải đầu thai làm người, nếu không tiếp tục tu. Và bây giờ cũng thế, ở tại đây, xứ sở này, chúng ta nhận được nhiều đặc ân của quốc gia đó, nhưng nếu chúng ta không tự phát triển khả năng của chúng ta thì phước hữu lậu kia có ngày cũng sẽ chóng mất như người đã có sở làm mà không siêng năng, cần mẫn thì chưa biết ngày nào đó mình sẽ bị đuổi sở như bao nhiêu người khác.

Khi ta sống trong cảnh ấm êm nên nhớ thời đói rách và khi ta sung sướng về vật chất rồi cũng đừng quên những kẻ đang cơ hàn giá buốt, đang chờ sự sưởi ấm của chúng ta.

Tại Thụy Sĩ chỉ có một Niệm Phật Đường Linh Phong dưới sự chủ trì của Sư cô Thích Nữ Trí Hạnh. Niệm Phật Đường vẫn còn nằm trong một khu chung cư (apartement), nhưng rất khang trang, rộng rãi, gần hồ Lausanne trông rất thơ mộng mỗi khi thời tiết đẹp. Đây cũng chỉ là nơi chốn tạm thời để có chỗ cho những đồng bào Phật tử đến lễ bái nguyện cầu. Trong tương lai, dầu muốn dầu không, Niệm Phật Đường cũng phải ở vị trí độc lập để khỏi phiền hà hàng xóm vì tiếng chuông, tiếng mõ.

Ở Việt Nam, những người Phật tử hiểu Đạo, nghe tiếng chuông thấy lòng trần tục của mình chùng xuống để những niệm thiện được phát sanh, nhưng qua những xứ văn minh vật chất này, họ chẳng biết hay nói đúng ra là ít biết đến ý nghĩa của tiếng chuông, tiếng mõ, nên mỗi khi nghe họ còn nổi “thiên xung động địa” nữa là khác, chứ không khởi mối từ tâm. Họ nghe tiếng chuông nhà thờ lâu đời rồi họ không thấy khó chịu, nhưng vì tiếng chuông chùa thì khác biệt. Vì thế nhiều chùa ở Mỹ, Úc, Canada bị kiện không ngừng, may là ở Âu Châu chỉ có một vài nơi chứ chưa bị kiện hoàn toàn. Có lẽ người Âu Châu dễ dãi, họ cũng phải nghĩ rằng: Nếu không có văn minh của Thiên Chúa Giáo thì các xứ Âu Châu ngày nay đều nhạt nhẽo vô vị như ăn cơm chẳng có canh, lúc buồn không có bạn, nên họ vẫn còn biết nghĩ ít nhiều về những đạo khác chăng?

Dù vậy họ vẫn chưa hiểu người Phật tử, phải cần nhiều năm tháng người Âu Châu mới có thể hiểu được Phật giáo và hiểu được sự linh diệu của tiếng chuông chùa như thế nào. Tại Thụy Sĩ cho đến ngày nay vẫn chưa có một vị tăng sĩ nào mà chỉ do quý vị ni sư và ni cô ở đó hướng dẫn đồng bào Phật tử thôi. Ngoài ra, tại Thụy Sĩ cũng có một trung tâm Phật giáo Tây Tạng rất lớn. Đây cũng là trung tâm cho tất cả Âu Châu. Thỉnh thoảng cũng có nhiều người Việt đến đó lễ bái, nguyện cầu, nhưng vì ngôn ngữ không đồng nên sau này họ đi về Niệm Phật Đường Linh Phong để học đạo.

Người Thụy Sĩ cũng có một Hội Phật giáo, nhưng sự hoạt động của họ chuyên về nghiên cứu nhiều hơn là lễ bái như những người Phật tử Á Đông khác.

Sinh hoạt tại Niệm Phật Đường Linh Phong cũng giống như những chùa khác tại bất cứ nơi nào trên thế giới, nghĩa là cứ mỗi năm đến ngày lễ Phật Đản, lễ Vu lan hay Tết Nguyên Đán là mọi người cùng nhau về chùa lễ Phật, học hỏi giáo lý, trao đổi kinh nghiệm, gặp gỡ hàn huyên v.v... Cũng vì Niệm Phật Đường Linh Phong chỉ có khả năng dung chứa một số người, nên mỗi khi có lễ lớn thường phải mượn những cơ sở cộng đồng để hành lễ. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

Nên ai nấy cũng đi chùa, đến chùa, nghe và học hỏi giáo lý tại chùa. Vì thế, chùa chiền biến thành những trung tâm văn hóa của người Việt Nam tại hải ngoại trong hiện tại và trong tương lai cũng vậy. Nếu chúng ta chưa trở lại được quê hương thì chùa chiền Việt Nam tại hải ngoại vẫn là một chất liệu dưỡng sinh, nơi nương tựa tinh thần của người Phật tử trong cuộc sống tha hương đầy khổ đau này.

Chúng ta ở đây ấm no về vật chất nhưng đói kém về tinh thần, nên cần phải bồi bổ nó. Nếu chỉ đầy đủ ở một phương diện, còn phương diện kia không thỏa mãn thì cán cân trí tuệ và phước đức không được cân bằng. Ở đây đầy đủ tất cả, nhưng thiếu rất nhiều, nhất là những thứ mà người đồng hương mình không có. Đó là quê hương, tình người và Đạo Pháp.

Những ai tuổi đã về chiều, chắc niềm khắc khoải của quê hương còn sâu đậm hơn nữa. Vì thế chùa chiền, thánh thất, nhà thờ là những nơi linh thiêng nhất để hàn gắn những vết thương lòng qua năm tháng khổ đau. Về chùa để tìm lại không khí thiêng liêng, một tình tự dân tộc mà bao đời Phật giáo đã có công đóng góp, vào việc giữ nước và dựng nước cho đến ngày nay. Phật giáo đã không hổ thẹn với quốc gia và dân tộc. Khi nào dân tộc khổ đau đều có sự hiện diện của Phật giáo, nhằm xoa dịu những vết thương do lịch sử hay dục vọng và hận thù của con người gây nên.

Nguyện cầu cho chúng ta được thắp sáng bởi ngọn đuốc trí tuệ của Đức Thích Tôn, để con đường đi không còn bị lầm lạc nữa.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.174.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...