Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chánh niệm - Thực tập thiền quán »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương Mười Một: Đối trị với sự xao lãng - Phần I »»

Chánh niệm - Thực tập thiền quán
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương Mười Một: Đối trị với sự xao lãng - Phần I

Donate

(Lượt xem: 14.205)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương Mười Một: Đối trị với sự xao lãng - Phần I

Chapter 11: Dealing with Distractions - I



Bất cứ thiền sinh nào cũng sẽ phải gặp các vấn đề lo nghĩ hoặc xao lãng trong lúc ngồi thiền. Và chúng ta rất cần có những phương cách để đối trị chúng. Có nhiều phương cách khéo léo có thể giúp ta lặp lại chính niệm dễ dàng và nhanh chóng hơn là chỉ cố gắng dùng ý chí của mình để chinh phục chúng. Định và niệm lúc nào cũng đi song song với nhau. Cái này bổ túc cho cái kia. Nếu cái này bị yếu, cái kia cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
At some time, every meditator encounters distractions during practice, and methods are needed to deal with them. Some elegant stratagems have been devised to get you back on the track more quickly than trying to push your way through by sheer force of will. Concentration and mindfulness go hand-in-hand. Each one complements the other. If either one is weak, the other will eventually be affected.
Những ngày nào ta cảm thấy sự thiền tập của mình không được suôn sẻ cho lắm, thường thì đa số vấn đề là do ở một định lực sa sút. Tâm ý ta cứ trôi bềnh bồng đi khắp nơi. Chúng ta cần một phương pháp để thiết lập lại định lực, cho dù có khó khăn đến đâu. Nhưng may thay, trong truyền thống tu tập ta có rất nhiều cách. Thật ra, ta có thể chọn một trong những phương cách cụ thể sau đây để đối trị với sự xao lãng:
Bad days are usually characterized by poor concentration. Your mind just keeps floating around. You need some method of reestablishing your concentration, even in the face of mental adversity. Luckily, you have it. In fact you can take your choice from a traditional array of practical maneuvers.
1. Phỏng đoán thời gian
Maneuver 1
Time Gauging

Chúng ta đã có dịp bàn qua phương cách này trong một chương trước. Một sự xao lãng nào đó kéo bạn đi xa hơi thở, và bạn chợt giật mình ý thức rằng từ nãy giờ mình chỉ ngồi mơ tưởng viển vông. Sự khéo léo ở đây là làm sao ta có thể thoát ra khỏi những gì đang lôi cuốn mình, buông bỏ nó, để có thể trở về và hoàn toàn chú tâm lại vào hơi thở. Bạn có thể làm được việc ấy bằng cách ước định khoảng thời gian mà ta đã bị xao lãng. Không cần phải chính xác. Bạn không cần một con số thật chính xác, chỉ đoán chừng là đủ. Bạn có thể đo lường khoảng thời gian đó bằng giây phút, hoặc bằng những tư tưởng quan trọng. Chỉ cần tự nói thầm: “Nãy giờ mình đã bị xao lãng khoảng hai phút” hoặc “từ lúc nghe tiếng chó sủa” hoặc “từ khi bắt đầu nhớ đến chuyện tiền bạc”... Khi mới bắt đầu thực tập cách này, bạn có thể tự nói thầm trong đầu. Khi nào quen rồi, bạn sẽ không cần nói thầm nữa, việc ấy sẽ xảy ra không cần ngôn từ và rất nhanh. Vấn đề ở đây là làm sao để ta có thể thoát ra khỏi sự xao lãng đó, và trở về với hơi thở của mình. Bạn thoát ra bằng cách biến nó trở thành đối tượng chính niệm của mình, chỉ vừa đủ để ta có thể phỏng đoán xem nó đã kéo dài bao lâu. Khoảng thời gian ấy, tự nó không quan trọng. Một khi bạn đã thoát khỏi nó rồi, hãy buông bỏ hết và trở về với hơi thở. Đừng để bị vướng mắc vào sự phỏng đoán.
This first technique has been covered in an earlier chapter. A distraction has pulled you away from the breath, and you suddenly realize that you've been day-dreaming. The trick is to pull all the way out of whatever has captured you, to break its hold on you completely so you can go back to the breath with full attention. You do this by gauging the length of time that you were distracted. This is not a precise calculation. you don't need a precise figure, just a rough estimate. You can figure it in minutes, or by idea significance. Just say to yourself, "Okay, I have been distracted for about two minutes" or "Since the dog started barking" or "Since I started thinking about money." When you first start practicing this technique, you will do it by talking to yourself inside your head. Once the habit is well established, you can drop that, and the action becomes wordless and very quick. The whole idea, remember, is to pull out of the distraction and get back to the breath. You pull out of the thought by making it the object of inspection just long enough to glean from it a rough approximation of its duration. The interval itself is not important. Once you are free of the distraction, drop the whole thing and go back to the breath. Do not get hung up in the estimate.
2. Thở sâu
Maneuver 2
Deep Breaths

Khi tâm ta bị tán loạn và xao động, ta thường có thể thiết lập lại chính niệm bằng cách thở vài hơi nhanh và sâu. Hít hơi vào mạnh mẽ và thở ra cũng cùng một cách ấy. Nó sẽ giúp cho cảm giác xúc chạm của hơi thở ra vào nơi đầu lỗ mũi trở nên rõ rệt hơn, giúp ta theo dõi được dễ dàng hơn. Hãy vận dụng ý chí mạnh mẽ và cố gắng tập trung sự chú ý. Hãy nhớ rằng định lực có thể được tăng trưởng nhờ vào sự nỗ lực, và qua đó tâm ý bạn lại được an ổn trở về với hơi thở.
When your mind is wild and agitated, you can often re-establish mindfulness with a few quick deep breaths. Pull the air in strongly and let it out the same way. This increases the sensation inside the nostrils and makes it easier to focus. Make a strong act of will and apply some force to your attention. Concentration can be forced into growth, remember, so you will probably find your full attention settling nicely back on the breath.
3. Đếm hơi thở
Maneuver 3
Counting

Đếm hơi thở là một phương thức đã có từ rất xưa trong truyền thống, còn được gọi là pháp sổ tức. Có những trường phái sử dụng nó như là một phương pháp nền tảng căn bản. Thiền quán vipas-sana sử dụng nó như là một phương pháp phụ trợ, giúp thiết lập chính niệm và gia tăng định lực.
Counting the breaths as they pass is a highly traditional procedure. Some schools of practice teach this activity as their primary tactic. Vipassana uses it as an auxiliary technique for re-establishing mindfulness and for strengthening concentration.
Như chúng ta đã có dịp bàn qua trong chương 5, có nhiều cách khác nhau để đếm hơi thở. Nhưng nhớ là bao giờ cũng phải chú tâm vào hơi thở. Bạn có thể ghi nhận được một sự thay đổi sau khi thực hành phương pháp đếm này. Hơi thở trở nên chậm lại, hoặc rất nhẹ nhàng và vi tế hơn. Đây là một dấu hiệu sinh lý cho thấy định lực đã được thiết lập. Lúc này, thường thì hơi thở trở nên rất nhẹ, hoặc nhanh và vi tế đến độ ta không còn phân biệt được rõ ràng hơi thở vào với hơi thở ra. Chúng dường như hoà nhập lại với nhau. Lúc ấy, bạn có thể đếm cả hai như là một chu kỳ thở. Hãy tiếp tục đếm, nhưng chỉ từ một đến năm chu kỳ thở và quay trở lại một. Khi ta cảm thấy việc đếm hơi thở trở thành sự khó chịu, hãy tiến sang bước kế tiếp: Bỏ hết những con số và quên đi ý niệm về hơi thở vào và hơi thở ra. Hãy đi thẳng vào cảm giác thuần túy của hơi thở. Hơi thở này hòa lẫn với hơi thở tiếp theo trong một chu kỳ trôi chảy, nhẹ nhàng và thuần túy.
As we discussed in Chapter 5, you can count breaths in a number of different ways. Remember to keep your attention on the breath. You will probably notice a change after you have done your counting. The breath slows down, or it becomes very light and refined. This is a physiological signal that concentration has become well-established. At this point, the breath is usually so light or so fast and gentle that you can't clearly distinguish the inhalation from the exhalation. They seem to blend into each other. You can then count both of them as a single cycle. Continue your counting process, but only up to a count of five, covering the same five-breath sequence, then start over. When counting becomes a bother, go on to the next step. Drop the numbers and forget about the concepts of inhalation and exhalation. Just dive right in to the pure sensation of breathing. Inhalation blends into exhalation. One breath blends into the next in a never ending cycle of pure, smooth flow.
4. Niệm vào-ra
Maneuver 4
The In-Out Method

Thay vì đếm hơi thở, ta còn có một cách khác nữa, cũng có cùng một công năng. Chú tâm vào hơi thở của ta và niệm kèm theo mỗi hơi thở của mình là “thở vào... thở ra...” hoặc “vào... ra...”. Tiếp tục cho đến khi nào bạn cảm thấy không cần đến những ý niệm đó nữa, và buông bỏ chúng đi.
This is an alternative to counting, and it functions in much the manner. Just direct your attention to the breath and mentally tag each cycle with the words "Inhalation...exhalation" or 'In...out". Continue the process until you no longer need these concepts, and then throw them away.
5. Hoán đổi tư tưởng
Maneuver 5
Canceling One Thought With Another

Có những tư tưởng không bao giờ chịu mất đi. Con người chúng ta rất dễ bị lôi cuốn. Đó là một trong những vấn đề lớn nhất của ta. Chúng ta có khuynh hướng trói buộc với những thứ như là mơ tưởng tình dục, lo nghĩ, tham vọng... Chúng ta đã nuôi dưỡng những ám ảnh đó qua biết bao nhiêu năm tháng, và cho nó biết bao nhiêu cơ hội được bồi dưỡng bằng cách nghĩ về chúng mỗi giây phút mình rảnh rỗi. Và mỗi khi ngồi thiền, ta lại bắt chúng phải đi chỗ khác chơi để cho ta được yên. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chúng không chịu nghe lời ta. Và những tư tưởng lì lợm ấy đòi hỏi một phương pháp đối trị trực tiếp, một cuộc tấn công toàn diện.
Some thoughts just won't go away. We humans are obsessional beings. It's one of our biggest problems. We tend to lock onto things like sexual fantasies and worries and ambitions. We feed those though complexes over the years of time and give them plenty of exercise by playing with them in every spare moment. Then when we sit down to meditate, we order them to go away and leave us alone. It is scarcely surprising that they don't obey. Persistent thoughts like these require a direct approach, a full- scale frontal attack.
Tâm lý học Phật giáo có phát triển một hệ thống phân hạng rất rõ rệt. Thay vì chia tư tưởng ra thành hai loại “tốt” và “xấu”, các nhà học Phật thường nói đến chúng như là “thiện” với “bất thiện”. Một tư tưởng bất thiện là tư tưởng có liên quan đến tham, sân và si. Chúng là những tư tưởng mà tâm ta có thể dựa vào đó để bị ám ảnh hoặc dính mắc. Chúng được xem là bất thiện vì chúng đưa ta đi xa mục tiêu giải thoát. Ngược lại, một tư tưởng thiện là tư tưởng có liên quan đến sự độ lượng, từ bi và tuệ giác. Chúng được xem là thiện vì chúng có thể được dùng như những liều thuốc chữa trị cho những tư tưởng bất thiện, và nhờ vậy mang ta đến gần với mục tiêu giải thoát hơn.
Buddhist psychology has developed a distinct system of classification. Rather than dividing thoughts into classes like 'good' or 'bad', Buddhist thinkers prefer to regard them as 'skillful' versus 'unskillful'. An unskillful thought is on connected with greed, hatred, or delusion. These are the thoughts that the mind most easily builds into obsessions. They are unskillful in the sense that they lead you away from the goal of Liberation. Skillful thoughts, on the other hand, are those connected with generosity, compassion, and wisdom. They are skillful in the sense that they may be used as specific remedies for unskillful thoughts, and thus can assist you toward Liberation.
Chúng ta không thể nào đặt ra những điều kiện cho sự giải thoát. Nó không phải là một trạng thái được xây dựng bởi những tư tưởng. Và ta cũng không thể nào xác định cụ thể những cá tính mà sự giải thoát sẽ mang lại. Những tư tưởng về nhân từ có thể làm phát sinh một vẻ ngoài tử tế, nhưng nó không thật. Gặp chuyện nó cũng sẽ sụp đổ hết. Những ý nghĩ về tâm từ chỉ làm phát sinh những tình thương hời hợt bên ngoài. Vì vậy, những tư tưởng thiện này, tự chúng sẽ không thể nào giúp ta giải thoát. Chúng chỉ được xem là thiện nếu được sử dụng như là những liều thuốc để hóa giải độc tố của các tư tưởng bất thiện. Một tư tưởng rộng lượng sẽ hóa giải được lòng tham lam. Nó tạm giúp cho lòng tham lắng yên xuống một chút, đủ lâu để chính niệm có cơ hội làm việc không bị ngăn trở. Và khi năng lượng của chính niệm đã soi thấu được gốc rễ của cái ngã, lòng tham tự nhiên sẽ tan biến và một tâm từ thật sự sẽ hiển lộ.
You cannot condition Liberation. It is not a state built out of thoughts. Nor can you condition the personal qualities which Liberation produces. Thoughts of benevolence can produce a semblance of benevolence, but it's not the real item. It will break down under pressure. Thoughts of compassion produce only superficial compassion. Therefore, these skillful thoughts will not, in themselves, free you from the trap. They are skillful only if applied as antidotes to the poison of unskillful thoughts. Thoughts of generosity can temporarily cancel greed. They kick it under the rug long enough for mindfulness to do its work unhindered. Then, when mindfulness has penetrated to the roots of the ego process, greed evaporates and true generosity arises.
Và bạn cũng có thể áp dụng nguyên lý này vào sự thực tập hằng ngày của mình. Nếu như có một tư tưởng nào đó đang quấy rầy, khống chế, bạn có thể hóa giải nó bằng cách khơi dậy một tư tưởng đối nghịch lại. Lấy một ví dụ: Nếu như bạn rất ghét anh X chẳng hạn, và gương mặt của anh lại cứ hiện ra trong đầu mình, bạn hãy đem những tư tưởng tốt lành hướng về anh X, hoặc nhớ nghĩ về những đức tính tốt của anh. Bạn sẽ có thể làm cho những hình ảnh ấy trong đầu mình chấm dứt. Và ta có thể tiếp tục việc ngồi thiền.
This principle can be used on a day to day basis in your own meditation. If a particular sort of obsession is troubling you, you can cancel it out by generating its opposite. Here is an example: If you absolutely hate Charlie, and his scowling face keeps popping into your mind, try directing a stream of love and friendliness toward Charlie. You probably will get rid of the immediate mental image. Then you can get on with the job of meditation.
Đôi khi, chỉ một cách thức này là chưa đủ. Những tư tưởng khống chế ta quá nặng nề. Trong trường hợp này, ta cần phải làm cho nó suy yếu đi phần nào trước khi có thể hóa giải được nó. Ở đây, mặc cảm tội lỗi, một tâm hành rất là vô ích lại có thể đặc biệt được sử dụng. Bạn hãy nhìn cho thật kỹ cái cảm xúc mà mình đang cố gắng loại trừ. Hãy thật sự suy nghĩ và đắn đo về nó. Xem nó khiến cho ta cảm thấy thế nào. Xem nó đã làm gì cho đời ta, hạnh phúc của ta, sức khỏe, và những mối liên hệ của ta. Hãy nhìn xem nó đã khiến ta đối xử với người khác như thế nào. Xem nó đã ngăn trở con đường tu tập, giải thoát của ta ra sao. Thật ra, kinh điển Pali có khuyên ta nên thực hành những việc này một cách thật tỉ mỉ. Kinh dạy chúng ta nên suy xét cho sâu sắc, và cảm nhận được một sự ghê tởm và ghét bỏ như là ta đang quàng trên cổ mình xác một con thú đã rữa thối rồi vậy. Điều ta hướng đến chính là một cảm giác ghê tởm, thật sự muốn buông bỏ. Phương cách này có thể tự nó đã giải quyết được vấn đề của ta. Nếu không, sự dính mắc ấy cũng đã bị suy yếu đi, và ta có thể hoá giải được phần còn lại bằng cách khơi dậy những tâm hành đối nghịch.
Sometimes this tactic alone doesn't work. The obsession is simply too strong. In this case you've got to weaken its hold on you somewhat before you can successfully balance it out. Here is where guilt, one of man's most misbegotten emotions, finally becomes of some use. Take a good strong look at the emotional response you are trying to get rid of. Actually ponder it. See how it makes you feel. Look at what it is doing to your life, your happiness, your health, and your relationships. Try to see how it makes you appear to others. Look at the way it is hindering your progress toward Liberation. The Pali scriptures urge you to do this very thoroughly indeed. They advise you to work up the same sense of disgust and humiliation that you would feel if you were forced to walk around with the carcass of a dead and decaying animal tied around your neck. Real loathing is what you are after. This step may end the problem all by itself. If it doesn't, then balance out the lingering remainder of the obsession by once again generating its opposite emotion.
Tư tưởng tham lam bao gồm tất cả mọi tham vọng, từ sự bủn xỉn, keo kiệt về tiền bạc, cho đến ý muốn được làm một người đạo cao đức trọng... Tư tưởng sân hận bao gồm từ những hành vi nhỏ nhen, ti tiện cho đến một cơn điên giết người... Tư tưởng si mê bao gồm tất cả từ những mơ mộng vu vơ cho đến những ảo tưởng viển vông... Tâm rộng lượng hóa giải được lòng tham. Tâm từ hóa giải được lòng sân hận. Bạn có thể tìm được một phương thuốc thích hợp cho bất cứ một tư tưởng bất thiện nào, nếu bạn chịu khó xem xét nó kỹ một chút.
Thoughts of greed cover everything connected with desire, from outright avarice for material gain, all the way down to a subtle need to be respected as a moral person. Thoughts of hatred run the gamut from petty peevishness to murderous rage. Delusion covers everything from daydreaming through actual hallucinations. Generosity cancels greed. Benevolence and compassion cancel hatred. You can find a specific antidote for any troubling thought if you just think about it a while.
6. Nhớ lại mục tiêu của mình
Maneuver 6
Recalling Your Purpose

Nhiều khi, có những việc ngẫu nhiên phát khởi lên trong tâm một cách tình cờ. Những chữ, những lời nói, câu văn... khởi lên từ tiềm thức mà không hề có một nguyên do nào rõ rệt. Những đối tượng phát sinh lên. Hình ảnh vụt thoáng qua rồi biến mất. Những kinh nghiệm này cũng khá phiền toái. Tâm ta như một lá cờ bay lạch phạch trong gió lớn. Nó bị xô đẩy tới lui như những ngọn sóng trên mặt đại dương. Thường thì những lúc như vậy, ta chỉ cần tự nhắc nhở mình: Tại sao ta lại ngồi ở đây? Bạn có thể tự nhắc thầm: “Tôi không phải ngồi đây để hoang phí thời giờ mình với những ý nghĩ ấy. Tôi ngồi đây để chú tâm theo dõi hơi thở mình, nó có mặt trong tất cả mọi sự sống.” Đôi khi chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ làm tâm bạn trở nên an tĩnh, ngay cả khi bạn còn chưa hoàn tất ý nghĩ ấy. Nhưng cũng có những lúc bạn phải lặp lại câu ấy dăm ba lần mới có thể trở lại chú tâm vào hơi thở.
There are times when things pop into your mind, apparently at random. Words, phrases, or whole sentences jump up out of the unconscious for no discernible reason. Objects appear. Pictures flash on and off. This is an unsettling experience. Your mind feels like a flag flapping in a stiff wind. It washes back and forth like waves in the ocean. At times like this it is often enough just to remember why you are there. You can say to yourself, "I'm not sitting here just to waste my time with these thoughts. I'm here to focus my mind on the breath, which is universal and common to all living beings". Sometimes your mind will settle down, even before you complete this recitation. Other times you may have to repeat it several times before you refocus on the breath.
Những phương thức tôi vừa trình bày ở trên, có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau. Nếu thực hành đúng, chúng sẽ là những phương cách rất công hiệu để giúp bạn thuần phục cái “tâm con khỉ” lăng xăng của mình!
These techniques can be used singly, or in combinations. Properly employed, they constitute quite an effective arsenal for your battle against the monkey mind.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cho là nhận


Công đức phóng sinh


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.120.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...