Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật »» Xem đối chiếu Anh Việt: PHẦN III. TĂNG. - CHƯƠNG 11. CÁC ĐỆ TỬ XUẤT GIA, TẠI GIA VÀ HIỀN THÁNH »»
THƯỢNG TỌA BỘ
Chúng đệ tử xuất gia và tại gia
Th.189 Bốn chúng đệ tử
Trong đoạn này, đức Phật, vào năm tám mươi tuổi, nhớ lại điều mà Ngài đã nói trước kia rằng sẽ chưa diệt độ cho đến khi bốn chúng đệ tử đã được thành thục và có khả năng truyền bá Pháp mà Ngài giảng dạy, y trên thực chứng và thực hành của mỗi người. Nay thì chúng đệ tử của Phật đã được như vậy.
Ta sẽ nhập bát-Niết-bàn (diệt độ) cho đến khi nào Ta có những đệ tử tỳ-kheo… tỳ-kheo-ni… ưu-bà-tắc… ưu-bà-di được hiền minh, điều thuận, tự tín vô úy, đa văn, trì pháp, pháp tùy pháp hành, như pháp hành, tùy pháp hành, sau khi đã học từ tôn sư của mình, là người truyền bá những gì mình học được từ thầy mình, tuyên giáo, thuyết giáo, thi thiết giáo, kiến lập giáo, khai hiển, phân giải, xiển minh, khi dị luận phát sinh bằng như pháp mà chiết phục, sau khi chiết phục thuyết pháp thị đạo.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.104–105, dịch Anh P.H.
Th.190 Tại gia xuất gia tương trợ
Đoạn này cho thấy tại gia và xuất gia hỗ tương y trì để tiến tu. Tại gia hộ trì tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni bằng các phương tiện vật chất, và xuất gia dạy pháp, là bố thí tối thắng, cho cư sĩ. Xuất gia trì tư trợ vật chất được hàng tại gia tự nguyện cúng thí, vì họ không được phép làm các nghề nghiệp, hoặc công hoặc nông.
Này các tỳ-kheo, các bà-la-môn và các gia chủ rất có lợi ích cho các ông, vì chính họ đã cung cấp cho các ông y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh. Các ông, này các tỳ-kheo, cũng rất có lợi ích cho các bà-la-môn và các gia chủ, vì các ông thuyết cho họ pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa và có văn, hiển thị phạm hạnh thuần nhất viên mãn, thanh tịnh. Do vậy, do hỗ tương y trì này mà phạm hạnh được tồn tại sống do tương duyên với nhau, để vượt qua bộc lưu, chân chánh đoạn tận khổ:
Tại gia và xuất gia, cùng hỗ tương y trì, cùng chứng đạt diệu Pháp, đạt vô thượng an ổn.
Bahūpakārā Sutta: Itivuttaka 111, dịch Anh P.H.
Chế độ tăng lữ
Th.191 Các nguyên tắc chỉ đạo chế độ tăng lữ
Sau khi bà-la-môn Vassakāra từ giã không bao lâu, Thế Tôn bảo tôn giả Ānanda:
‘Ānanda, hãy đi và tập họp tất cả các tỳ-kheo sống y chỉ Rājagaha vào giảng đường.’ ‘Kính vâng, bạch Thế Tôn.’ Tôn giả Ānanda vâng làm theo, rồi bạch Thế Tôn:
‘Bạch Đại Đức, tỳ-kheo tăng đã tụ họp. Cúi xin Thế Tôn biết thời.’
Thế Tôn, rời chỗ ngồi, đi đến giảng đường, ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, và nói với các vị tỳ-kheo như vầy: ‘Này các tỳ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ nói.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’
‘Này các tỳ-kheo, sự hưng thịnh của tỳ-kheo tăng được kìkỳ vọng, không phải sự suy thoái, chừng nào các tỳ-kheo còn thường xuyên tập họp và tập họp đông đảo… chừng nào các tỳ-kheo còn tập họp và giải tán trong hòa hợp, chấp hành Tăng sự trong hòa hợp… chừng nào không quy định những điều không đáng quy định, không hủy bỏ những những gì đã được quy định, sống đúng với những học giới đã được quy định.… chừng nào còn cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường các tỳ-kheo thượng tọa cao niên, xuất gia đã lâu, thuộc hàng thúc bá, và lãnh đạo Tăng già, nghĩ rằng xứng đáng lắng nghe những vị ấy… chừng nào không bị chi phối bởi tham ái dẫn sanh hậu hữu… chừng nào còn ước mong sống tại những trú xứ nhàn tĩnh… chừng nào còn tự thân an trú chánh niệm, mong sao các bạn đồng phạm hạnh nhu hòa chưa đến muốn đến, các vị đã đến sống an lạc.
Này các tỳ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các tỳ-kheo, và tỳ-kheo được thấy sống trong bảy pháp bất thối này, bấy giờ có thể kìkỳ vọng tỳ-kheo tăng hưng thịnh, không phải suy thoái.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.76–77, dịch Anh G.A.S.
Th.192 Tăng-già hòa hợp, sống thân ái, và làm việc cùng nhau, tuân theo giới và tu tập tuệ quán
Đoạn trích này là đức Phật nói cho các tỳ-kheo ở Kosambi, khi tránh sự nghiêm trọng xảy ra giữa các tỳ-kheo ở đây không chịu hòa hợp.
Đức Thế Tôn nói: ‘Này các tỳ-kheo, khi các ông khơi dậy tranh luận, đấu tranh, tranh cãi, công kích nhau bằng binh khí miệng lưỡi, khi ấy các ông có an trú với thân nghiệp từ ái, ngữ nghiệp từ ái, ý nghiệp từ ái đối với các vị đồng phạm hạnh trong chỗ công khai cũng như riêng tư chăng?’ ‘Thưa không, bạch Đại Đức.’ ‘Này những kẻ ngu kia, do biết có lợi gì, thấy có lợi gì, mà khơi dậy tranh luận, đấu tranh, tranh cãi như vậy? Đây sẽ là tai hại và đau khổ cho các ông lâu dài.’ Rồi Thế Tôn bảo các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, có sáu pháp khả hỷ này dẫn đến tác thành thân ái, tôn kính, hòa đồng, không tranh chấp, hòa hợp, và nhất trí. Sáu pháp ấy là gì? Ở đây, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo an trú hiện tiền với thân nghiệp từ ái đối với các vị đồng phạm hạnh trong chỗ công khai cũng như riêng tư, ngữ nghiệp… ý nghiệp…
Lại nữa, này các tỳ-kheo, những lợi dưỡng như pháp, sở đắc như pháp, cho đến những thứ trong bình bát khất thực, tỳ- kheo phân chia đồng đều các lợi dưỡng ấy với các đồng phạm hạnh có giới. Lại nữa, những gì là giới không khuyết, không vỡ, không tỳ vết, không tạp uế, không uế tạp, tự nguyện, được người trí tán thán, không cố chấp, dẫn đến định, vị tỳ-kheo sống thành tựu giới trong các giới ấy cùng với các đồng phạm hạnh, trong chỗ công khai cũng như riêng tư.
Lại nữa, những gì là tri kiến thuộc thánh, dẫn đến xuất ly, khiến người thực hành chân chánh diệt tận, tỳ-kheo sống thành tựu kiến với tri kiến ấy cùng với các đồng phạm hạnh, trong chỗ công khai cũng như riêng tư.
Kosambiya Sutta: Majjhima-nikāya I.321–323, dịch Anh P.D.P.
Giới luật xuất gia
Trong số các điều luật mà các tỳ-kheo tuân theo, có những giới gọi là trọng cấm nếu ai vi phạm sẽ bị tẫn xuất (xem
*V.84): tự động mất phẩm chất tỳ-kheo, và vĩnh viễn bị khai trừ. Những điều luật này bao gồm: quan hệ tính dục dưới bất cứ hình thức nào; trộm cắp bất cứ vật gì có đủ giá trị để bị truy tố theo pháp luật vua chúa; cố ý giết người, kể cả cung cấp phương tiện hoặc khuyến khích tự tử; nói dối đã chứng đắc pháp thượng nhân (Vinaya I.23, 46, 73, 91). Điều luật cuối này được xem là trọng cấm vì đó là phương tiện thu hút cúng dường và nhận được sự tôn trọng và ảnh hưởng không xứng đáng. Độc thân là tâm điểm của đời sống tu đạo, vì ham muốn tính dục được coi là tham ái mãnh liệt, tư duy tính dục và hành dục là tổn phí năng lượng cần thiết cho tu định; con cái, và gia đình, cũng sẽ làm xao nhãng việc tu hành (xem *L.8). Có hơn 200 điều luật khác nữa, bao gồm nhiều hành xử đạo đức và tu tập, mục đích đoạn giảm tham ái và nhắc nhở chánh niệm. Về những điều luật cho tỳ-kheo-ni, xem *SI.2 và tiêu đề trước *Th.220.
Th.193 Giáo giới tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni
Đoạn này khuyến khích đời sống đơn giản, không tham đắm, cho các tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni.
Tỳ-kheo, lắng nghe Ta nói pháp, trừ phiền não, tất cả hãy hành. Trí giả thấy nghĩa hãy tùy hành, tùy thuận xuất gia oai nghi lộ.
Tỳ-kheo hành khất chớ sai thời, đúng thời vào thôn hành khất thực, ai hành phi thời bị trói buộc, vậy nên giác giả không phi thời.
Các pháp: sắc, thanh, hương, vị, xúc, khiến chúng sanh phát sanh kiêu dật. Trong các pháp này, chế ngự dục, sáng sớm vào thôn để khất thực.
Tỳ-kheo, hợp thời khất thực được, trở về một mình ngồi chỗ vắng. Nội tâm tư duy không hướng ngoại, nhiếp trì tự thân không phóng ý.
Giả sử nói chuyện với đệ tử, hay nói chuyện với tỳ- kheo khác, hãy nên đàm luận pháp vi diệu, chớ nói phỉ báng và lưỡng thiệt.
Hoặc người đối địch khởi tranh luận, chớ nên tán thán kẻ ít tuệ. Chấp trước này kia thành hệ phược, tâm họ lạc xa rời thánh đạo.
Sau khi nghe pháp Thiện Thệ thuyết, đệ tử thắng tuệ tư duy dùng, vật tùy thân ăn, ở, nằm ngồi, tăng-già- lê, và đãy lọc nước.
Vì vậy, vật dụng ăn, ở, nằm, tăng-già-lê và đãy lọc nước.
Không đắm nhiểm trong các pháp này, tỳ-kheo như sen không dính nước.
Dhammika Sutta: Sutta-nipāta 376 and 385–392, dịch Anh P.D.P.
Th.194 Tỳ-kheo ăn như thế nào.
Đoạn đầu tiên, về việc tránh ăn chiều, được thể hiện trong luật xuất gia là không ăn sau đứng bóng (Vinaya IV.85–86). Đoạn thứ hai là cách thọ nhận chân chánh đồ ăn khất thực và thái độ với việc này.
Một thời Thế Tôn du hành giữa những người Kāsi cùng với đại chúng tỳ-kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các tỳ-kheo: ‘Ta từ bỏ ăn tối. Do từ bỏ ăn tối, Ta cảm thấy ít bệnh, ít tật, đi đứng nhẹ nhàng, có sức lực và an lạc trú. Hãy đến đây, này các tỳ- kheo, từ bỏ ăn tối. Do từ bỏ ăn tối, các ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít tật, đi đứng nhẹ nhàng, có sức lực và an lạc trú.
Kīṭāgiri Sutta: Majjhima-nikāya I.473 dịch Anh G.A.S.
Ẩn sĩ vào thôn xóm, như ong đến với hoa, không hại sắc và hương, chỉ hút nhụy rồi đi.
Tỳ-kheo dầu được ít, không khinh chỗ có được, sống thanh tịnh cần mẫn, được chư thiên tán thán.
Dhammapada 49 and 366, dịch Anh P.H.
Th.195 Đệ tử chưa chứng đạo cần phải hành không phóng dật
Này các tỳ-kheo, Ta không nói tất cả tỳ-kheo cần phải hành không phóng dật. Ta cũng không nói tất cả tỳ-kheo không cần phải hành không phóng dật
Này các tỳ-kheo, ta không nói, các tỳ-kheo A-la-hán lậu tận… Vì sao vậy? Các tỳ-kheo ấy đã hành không phóng dật; nay không còn có thể phóng dật.
Và này các tỳ-kheo, Ta nói, các tỳ-kheo hữu học, tâm ý chưa thành đạt, đang sống cần cầu vô thượng an ổn thoát ly ách phược, Ta nói các tỳ-kheo như vậy cần phải hành không phóng dật. Vì sao vậy? Vì khi các trưởng lão này thọ dụng các tọa ngọa cụ tùy thuận, thân cận các thiện tri thức, chế ngự các căn, thì có thể ngay trong hiện pháp bằng thắng trí tự tác chứng, tự chứng nhập, và an trú, mục đích mà các thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, đó là vô thượng cứu cánh phạm hạnh. Do chân chánh thấy quả không phóng dật này với các tỳ-kheo ấy, Ta nói, cần phải hành không phóng dật
Kīṭāgiri Sutta: Majjhima-nikāya I.477–479, dịch Anh G.A.S.
Th.196 Nhiệm vụ tu tập
Trong đoạn này, đức Phật nói lên lời tán thán một tân tỳ- kheo tu thiền và chứng đắc bồ-đề mặc dù các tỳ-kheo khác chỉ trích ông vì không làm các phận sự thường hành trong Tăng.
Lúc bấy giờ, một tân tỳ-kheo, sau khi khất thực trở về, sau bữa ăn, đi vào phòng của mình, không làm gì, ngồi im lặng. Tỳ-kheo này không làm phận sự của các tỳ-kheo trong thời may y. Rồi nhiều tỳ-kheo đi đến Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên và trình bạch Ngài sự việc này.
Thế Tôn gọi một tỳ-kheo bảo, ‘Hãy đến, này tỳ-kheo, nhân danh Ta, nói với tỳ-kheo ấy rằng Ðạo Sư cho gọi.’ ‘Kính
vâng, Đại Đức’, tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn và đi đến tỳ- kheo kia, nói rằng, ‘Này Hiền giả, đức Ðạo Sư cho gọi Hiền giả.’ ‘Thưa vâng, Hiền giả’, tỳ-kheo ấy vâng đáp và đi đến Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn hỏi, ‘Tỳ-kheo, có thật chăng sau khi khất thực trở về, sau bữa ăn, ông đi vào phòng của mình, không làm gì, ngồi im lặng, và không làm phận sự của các tỳ-kheo trong thời may y?’ ‘Bạch Thế Tôn, con làm việc của mình.’
Thế Tôn, bằng tâm của mình biết tâm ý tỳ-kheo ấy, liền nói các tỳ-kheo như vầy: ‘Này các tỳ-kheo, các ông chớ có phiền vị ì tỳ-kheo này. Tỳ-kheo này chứng đắc, không khó khăn, dễ được, bốn thiền tăng thượng tâm, hiện pháp lạc trú. Và tỳ- kheo này, ngay trong hiện tại, tự chứng tri, tự chứng ngộ, chứng đạt và an trú, mục đích mà thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, đó là, vô thượng cứu cánh phạm hạnh.’
Nava Sutta: Saṃyutta-nikāya II.277–278, dịch Anh G.A.S.
Th.197 Chân chánh du hành trong thế gian
Một tỳ-kheo nên du hành mà không chấp thủ bất cứ điều gì hay y tựa bất cứ ai, như chiếc lá sen không dính nước, mà nước sẽ lăn ra khỏi lá sen (xem *Th.193).
Thế Tôn nói:
Không đoán tướng cát hung, Điềm lành, sao băng, mộng; Ai dứt bỏ dị đoan:
Chân chánh đi giữa đời. Tỳ-kheo chế ngự dục,
Trong nhân giới, thiên giới; Vượt cõi Hữu, chứng pháp: Chân chánh đi giữa đời.
Tỳ-kheo không phỉ báng, Trừ sân hận, keo kiết,
Không thuận tùng, vi nghịch: Chân chánh đi giữa đời.
Dứt trừ yêu và ghét,
không thủ, không y chỉ, giải thoát mọi kết phược:
chân chánh đi giữa đời.
Không tìm kiên cố trong hữu y, chế ngự dục tham trong các thủ, không dựa, không bị dẫn:
chân chánh đi giữa đời. Ngữ nghiệp, và ý nghiệp, biết pháp không trái nghịch, cầu thấy dấu Niết-bàn:
chân chánh đi giữa đời. Được cung kính, không kiêu; bị người mắng, không giận, được vật thực, không tham:
chân chánh đi giữa đời. Đoạn trừ tham, và hữu,
không chém người, trói người,
đoạn nghi, trị tên độc:
chân chánh đi giữa đời. Biết gì thích hợp ta, không hại ai trên đời; Biết pháp này chân thật:
chân chánh đi giữa đời.’
Sammā-paribbājaniya Sutta: Sutta-nipāta 359–375, dịch Anh G.A.S.
Th.198 Khâu vá y cũ
Ở đây, Ānanda giải thích rằng, mặc dù có thể có nhiều phẩm vật cúng cho Tăng đoàn tự viện, chúng cũng nên được sử dụng tốt, không lãng phí.
Sau đó, các thị nữ của vua Udena đã đi đến chỗ tôn giả Ānanda. Sau khi đến, đảnh lễ tôn giả Ānanda, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Ānanda giảng pháp cho các thị nữ của vua Udena, khai thị, chỉ giới, khích lệ, khiến cho hoan hỷ.
Sau đó, khi đã được tôn giả Ānanda thuyết pháp, khai thị, chỉ giới, khích lệ, khiến cho hoan hỷ, các thị nữ của vua Udena
dâng lên tôn giả Ānanda năm trăm thượng y. Rồi khi đã được hài lòng và hoan hỷ với lời dạy của tôn giả Ānanda, các thị nữ của vua Udena đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ tôn giả Ānanda, nhiễu quanh theo hướng phải, rồi quay lại chỗ vua Udena.
Vua Udena nhìn thấy các thị nữ thiếp đang từ xa đi lại. Thấy vậy, liền nói với các thị nữ, ‘Có phải các cô đã đến gặp sa- môn Ānanda?’ ‘Tâu Thiên vương, chúng tôi đã gặp sa-môn Ānanda.’ ‘Các cô đã dâng vật gì cho sa-môn Ānanda?’ ‘Tâu Thiên vương, chúng tôi đã dâng cho Ngài Ānanda năm trăm thượng y.’ Vua Udena bất mãn, chỉ trích, nói lời chê bai rằng: ‘Sao sa-môn Ānanda lại thọ lãnh quá nhiều y như vậy? Không lẽ sa-môn Ānanda sẽ làm nhà buôn vải hay bày ra gian hàng tơ lụa?’ Sau đó, vua Udena đã đi đến gặp tôn giả Ānanda. Đến nơi, sau khi chào hỏi thân thiện với tôn giả Ānanda, vua ngồi xuống một bên, nói với tôn giả Ānanda ‘Thưa Ngài Ānanda, có phải đám thị nữ của chúng tôi đã đến đây?’
‘Thưa Đại vương, các thị nữ của Ngài đã đến đây.’ ‘Vậy họ đã dâng vật gì đến Ngài Ānanda?’
‘Thưa Đại vương, họ đã dâng đến tôi năm trăm thượng y.’ ‘Vậy Ngài Ānanda sẽ làm gì với nhiều y đến thế?’
‘Thưa đại vương, các tỳ-kheo nào có y đã cũ rách, tôi sẽ phân chia cho các vị ấy.’ ‘Thưa Ngài Ānanda, vậy các vị sẽ làm gì với những y cũ rách?’ ‘Thưa Đại vương, chúng tôi sẽ dùng chúng làm khăn trải.’ ‘Thưa Ngài Ānanda, vậy các vị sẽ làm gì với những khăn trải đã cũ?’ ‘Thưa Đại vương, chúng tôi sẽ dùng chúng làm vải bọc đệm.’ ‘Thưa Ngài Ānanda, vậy các vị sẽ làm gì với những vải bọc nệm đã cũ?’ ‘Thưa Đại vương, chúng tôi sẽ dùng chúng làm thảm lót sàn.’ ‘Thưa Ngài Ānanda, vậy các vị sẽ làm gì với những thảm lót sàn đã cũ?’ ‘Thưa đại vương, chúng tôi sẽ dùng chúng làm giẻ chùi chân.’ ‘Thưa Ngài Ānanda, vậy các vị sẽ làm gì với những giẻ chùi chân đã cũ?’ ‘Thưa Đại vương, chúng tôi sẽ dùng chúng làm giẻ lau bụi.’ ‘Thưa Ngài Ānanda, vậy các vị sẽ làm gì với những giẻ lau bụi đã cũ?’ ‘Thưa đại vương, chúng
tôi sẽ nghiền nhỏ chúng ra trộn với bùn đất rồi trét làm bục nền xung quanh.’
Khi ấy vua Udena khởi ý nghĩ, ‘Chính tất cả các sa-môn Thích tử này dùng vật hợp lý, không phung phí kiểu phú gia.’ Rồi vua dâng lên tôn giả Ānanda năm trăm xấp vải y khác nữa.
Cullavagga XI. 13–14: Vinaya II.290–292, dịch Anh G.A.S.
Các hạng thánh đệ tử
Những người đã được chứng ngộ do thực hành thánh đạo tám chi được gọi là ‘thánh giả’ (ariya). Hạng thánh giả cao nhất, ngoại trừ vị chánh đẳng chánh giác hay vị Phật độc giác, là (1) A-la-hán, vị đã chấm dứt tất cả các phiền não, và vượt khỏi mọi tái sanh. Ba hạng thánh giả khác là: (2) Bất hoàn, vị sẽ không quay trở lại dục giới cõi người và chư thiên, nhưng chủ yếu sẽ được tái sinh trong một hoặc cả năm cõi tịnh cư (* Th.I.6) trong cõi sắc của Phạm thế, rồi thành A- la-hán; (3) Nhất lai, vị sẽ chỉ tái sinh thêm một lần, làm người hoặc chư thiên; và (4) Dự lưu, người chắc chắn sẽ chứng đạt A-la-hán trong vòng tối đa bảy đời (Aṅguttara- nikāya I.233), và sẽ không bao giờ tái sanh ở cõi thấp hơn cõi người. Ngoài ra còn có những vị đang thực hành chuyên chú đến mức trong đời này sẽ trở thành Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, hay A-la-hán.
Th.199 Thánh Tăng
Đây là một phần của một đoạn về ba Quy y thường được tụng bằng tiếng Pāli trong các nghi thức, cũng như được suy nghiệm trong pháp môn tùy niệm (xem *Th.134). Đó là những phẩm chất của Thánh tăng – các vị Thanh văn. Chữ ‘thanh văn’ được dịch từ chữ sāvaka, nghĩa chính là ‘người nghe’, tức là một người nghe thực sự đã nghe và được chuyển hóa bởi Pháp, để được giác ngộ hoàn toàn hoặc một phần. Đó là ‘bốn đôi tám chúng’: những vị ở bốn giai đoạn của sự chuyển hóa vĩnh viễn – Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, hay A-la-hán – và những hành giả xác quyết đã được an lập
dứt khoát trên thánh đạo cho từng bậc này. Đó có thể là xuất gia hay tại gia nghiêm túc, và thậm chí có thể bao gồm cả một số chư thiên. Họ đều là ‘vô thượng phước điền cho thế gian’ giúp người ta có được lợi ích lớn.
Ở đây, này các tỳ-kheo, vị thánh đệ tử thành tựu tín tâm bất động đối với Tăng-già: ‘Tăng-già (hội chúng), đệ tử của Thế Tôn, là những vị diệu hành, chất trực hành, như lý hạnh, nhu nhuyến hạnh; đó là bốn đôi tám chúng: Tăng-già, đệ tử của Thế Tôn, là những vị đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng cho thế gian.’
Rājā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.343, dịch Anh P.H.
Th.200 Thánh giả đoạn trừ mười kết
Bốn hạng thánh giả chính dần vượt qua mười kết. Hạ phần kết ràng buộc tái sinh trong dục giới, trong địa ngục hoặc ngạ quỷ, súc sanh, loài người, hoặc ở một trong những cõi trời thấp; thượng phần kế tràng buộc tái sinh lên các cõi trời sắc và vô sắc. ‘Thân kiến’, chấp sắc, thọ, tưởng, hành, và thức là tự ngã, ngã sở, nó (sắc v.v.) trong ngã hay ngã trong nó. Sâu sắc hơn thế là ‘mạn’: Tập trung tự ngã từ cảm giác mơ hồ về cái ‘tôi là’ (Saṃyutta-nikāya III.130–131).
Này các tỳ-kheo, có năm hạ phần kết này. Năm ấy là gì? Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân…
Này các tỳ-kheo, có năm thượng phần kết này. Năm ấy là gì? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh.
Oram-bhāgiya and Uddham-bhāgiya Suttas: Saṃyutta-nikāya
V. 1, dịch Anh P.H.
Th.201 Bốn hạng Thánh giả Thanh văn
Đoạn này phân biệt các hạng thánh giả chính theo chỗ đoạn trừ các kết hay lậu (āsava). A-la-hán được định nghĩa là vị đã diệt tận tất cả các lậu (giải thích tại *Th.128) cũng như tất cả các kết nêu trên.
Tỳ-kheo, do sự đoạn trừ ba kết (đầu tiên), thành Dự lưu, không còn đọa ác thú,643 chắc chắn đạt quả bồ-đề… Lại nữa, tỳ-kheo, ba kết đã đoạn, tham, sân, si vơi mỏng,644 thành quả Nhất lai, chỉ còn tái sanh trong thế gian này một lần nữa, rồi diệt tận khổ… Lại nữa, tỳ-kheo, đoạn trừ năm hạ phần kết, hóa sanh về nơi kia (Tịnh cư thiên), rồi nhập Niết-bàn ở đó, không trở lại thế gian này nữa… Lại nữa, tỳ-kheo, diệt tận các lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, ngay trong hiện pháp, bằng thắng trí, tự tác chứng, rồi chứng nhập và an trụ. Mahāli Sutta: Dīgha-nikāya I.156, dịch Anh P.H.
Th.202 Các chi phần Dự lưu
Đoạn này mô tả những gì được gọi là ‘bốn Dự lưu chi’ (ví dụ: Saṃyutta-nikāya V.407–08).
Này các tỳ-kheo, Chuyển luân vương làm chủ tể và cai trị bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, sanh thiên giới… nhưng không được đầy đủ bốn pháp, chưa được giải thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ… Nhưng này các tỳ-kheo, Thánh đệ tử sống bằng các miếng ăn khất thực, khoác y vá nhiều mảnh, nhưng, do thành tựu bốn pháp mà được giải thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ…
Bốn pháp ấy là gì? Ở đây, này các tỳ-kheo, Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật… tịnh tín bất động đối với Pháp… tịnh tín bất động đối với Tăng… thành tựu giới mà Thánh ái kính, giới không khuyết,645 không vỡ, không tì vết, không uế tạp, tự do tự nguyện, được người trí tán thán, không bị cố chấp đưa đến định…
Và, này các tỳ-kheo, một người có cả bốn châu và một người có được bốn pháp này, thì người có cả bốn châu, so với
643 Các cảnh giới tái sanh dưới cõi người: như súc sanh, ngạ quỷ, và chúng sanh địa ngục.
644 Vì vậy cũng giảm thiểu kết thứ tư và thứ năm.
645 Được nói rõ trong Aṅguttara-nikāya I.231–32 rằng một vị Dự lưu có thể vẫn còn những khuyết điểm nhỏ về giới, nhưng ngay lập tức nhận ra điều này, phát lộ với người khác, và cố tránh không phạm trong tương lai.
người có được bốn pháp này, không bằng một phần mười sáu.
Rāja Sutta: Saṃyutta-nikāya V.342–343, dịch Anh P.H.
Th.203 Thân khổ, tâm không khổ
Đoạn này mô tả quả Bất hoàn, đã giải thoát tham, sân hận, và quả A-la-hán.
Ða văn Thánh đệ tử, khi bị xúc bởi cảm thọ khổ, thời không ưu sầu, không mệt mỏi, và than vãn; không khóc lóc, đấm ngực cho đến bất tỉnh. Vị ấy chỉ cảm thọ một thọ, đó là thân thọ, không phải tâm thọ. Ví như một người bị bắn trúng một mũi tên nhưng không bị bắn trúng tiếp ngay sau đó với mũi tên thứ hai, nên chỉ cảm giác cảm thọ của một mũi tên. Cũng vậy…
Sallattena Sutta: Saṃyutta-nikāya IV.209, dịch Anh P.H.
Th.204 Chúng đệ tử hoàn hảo
Trong đoạn này, đức Phật khẳng định rằng có hơn 500 đệ tử trong mỗi chúng đệ tử chứng Thánh quả: tỳ-kheo A-la-hán, tỳ-kheo-ni A-la-hán, ưu-bà-tắc Bất hoàn sống độc thân, ưu- bà-tắc Dự lưu không sống độc thân, ưu-bà-di Bất hoàn sống độc thân, ưu-bà-di Dự lưu không sống độc thân.
‘Này Vaccha, khi tỳ-kheo diệt tận ái, cắt đứt rễ, làm cho như thân cây Tāla, không sinh trưởng trở lại, không thể sanh khởi trong tương lai, tỳ-kheo ấy là A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kết,646 chánh trí giải thoát.’
‘Hãy không nói Tôn giả Gotama, có tỳ-kheo nào đệ tử của tôn giả Gotama đã đoạn trừ các lậu, ngay trong hiện pháp bằng thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?’ ‘Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn
646 Xem *Th.128 và 164.
nhiều hơn thế nữa là những tỳ-kheo đệ tử của Ta đã thành tựu như vậy.’
‘Hãy không nói Tôn giả Gotama và các tỳ-kheo, không biết có tỳ-kheo-ni nào là đệ tử của tôn giả Gotama được thành tựu như vậy?’ ‘Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những tỳ-kheo-ni đệ tử của Ta đã thành tựu như vậy.’
‘Hãy không nói Tôn giả Gotama và các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, không biết có ưu-bà-tắc nào là đệ tử sống tại gia của tôn giả Gotama, mặc áo trắng, sống phạm hạnh, đã đoạn trừ năm hạ phần kết, hóa sanh lên kia, và nhập Niết-bàn tại đó, không phải trở lại thế gian này nữa?’ ‘Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những ưu-bà-tắc đệ tử sống tại gia của Ta thành tựu như vậy.’
‘Hãy không nói Tôn giả Gotama, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, và các ưu-bà-tắc đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, sống phạm hạnh, không biết có ưu-bà-tắc nào là đệ tử sống tại gia của tôn giả Gotama, mặc áo trắng, tuy hưởng thụ vật dục nhưng hành theo giáo thuyết, hành theo giáo giới, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong thánh giáo của bậc Đạo sư?’ ‘Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những nam cư sĩ là đệ tử sống tại gia của ta thành tựu như vậy?’
‘Hãy không nói Tôn giả Gotama và các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, và các ưu-bà-tắc đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hạng sống phạm hạnh, lẫn hạng hưởng thụ dục lạc, không biết có ưu-bà-di nào là đệ tử tại gia của tôn giả Gotama, mặc áo trắng, sống phạm hạnh, đã đoạn trừ năm hạ phần kết, hóa sanh lên kia, rồi nhập Niết-bàn tại đó, không trở lại thế gian này nữa?’ ‘Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những ưu-bà-di đệ tử sống tại gia của Ta thành tựu như vậy.’
‘Hãy không nói Tôn giả Gotama, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, các ưu-bà-tắc đệ tử tại gia, mặc áo trắng, hạng sống phạm hạnh lẫn hạng hưởng thụ dục lạc, và các ưu-bà-di sống tại gia, mặc áo trắng, sống phạm hạnh, không biết có ưu-bà-di nào đệ tử sống tại gia của Tôn giả Gotama, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng hành theo giáo thuyết, hành theo giáo giới, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong thánh giáo của bậc đạo sư?’ ‘Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, không phải hai trăm, không phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm mà nhiều hơn thế nữa là những nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia của ta thành tựu như vậy.’…
‘Thưa Tôn giả Gotama, nếu chỉ có Tôn giả Gotama đã viên mãn pháp này, nhưng không có các tỳ-kheo… tỳ-kheo-ni… ưu-bà-tắc… ưu-bà-di…, thời phạm hạnh này đã không được đầy đủ về phương diện này; nhưng vì rằng Tôn giả Gotama, các tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni, các ưu-bà-tắc sống tại gia, mặc áo trắng, cả hành sống phạm hạnh lẫn hạng hưởng thụ dục lạc, và các ưu-bà-di sống tại gia, mặc áo trắng, cả hạng sống phạm hạnh lẫn hạng hưởng thụ dục lạc, cũng được thành mãn, thời phạm hạnh này đã được đầy đủ về phương diện này.
Thưa Tôn giả Gotama, ví như con sông Hằng hướng về biển cả, chảy về biển cả, xuôi dòng về biển cả, liền dừng lại khi xúc chạm với biển cả; cũng vậy, chúng đệ tử này của Tôn giả Gotama, gồm có tại gia và xuất gia, hướng về Niết-bàn, chảy về Niết-bàn, xuôi dòng về Niết-bàn, dừng lại khi xúc chạm với Niết-bàn.
Mahā-vacchagotta Sutta: Majjhima-nikāya I.490–493, dịch Anh G.A.S.
A-la-hán
Bản tánh của những vị A-la-hán và sự khác biệt của họ với một vị Phật đã được thảo luận ở một mức độ nào đó trong đoạn *Th.7-8 và phần giới thiệu trước đó. Tuy nhiên, cũng
như Phật, các vị là ‘vi diệu, vô lượng, khó hiểu như đại dương’ (*Th.10).
Th.205 Những đệ tử đầu tiên của đức Phật thành A-la-hán Đoạn này tiếp nối từ bài pháp đầu tiên của đức Phật: *L.27. Và tôn giả Aññākoṇḍañña, đã thấy Pháp, đắc Pháp, biết Pháp, ngộ nhập Pháp, vượt qua hoài nghi, dứt trừ do dự, thành tựu vô úy trong giáo pháp của Đạo sư, không y tựa ai khác, liền bạch Thế Tôn rằng, ‘Bạch Đại Đức, cúi xin nhận con đối trước Thế Tôn được xuất gia, thọ cụ túc.’ Thế Tôn nói, ‘Thiện lai, tỳ-kheo. Pháp đã được khéo thuyết, hãy thực hành phạm hạnh để chân chánh diệt khổ.’ Chính bằng lời này mà tôn giả đắc giới cụ túc.647
Sau đó Thế Tôn giáo huấn, giáo giới cho các tỳ-kheo còn lại bằng một pháp thoại. Khi ấy, trong khi được Thế Tôn giáo huấn, giáo giới, tôn giả Vappa và tôn giả Bhaddiya sanh khởi con mắt pháp sạch bụi trần cấu bẩn, thấy rằng: ‘những gì có sanh, tất cả cái ấy đều phải diệt.’648
Sau khi đã thấy Pháp, đắc Pháp, biết Pháp, ngộ nhập Pháp, vượt qua hoài nghi, dứt trừ do dự, thành tựu vô úy trong giáo pháp của Đạo sư, không y tựa ai khác, liền bạch Thế Tôn rằng, ‘Bạch Đại Đức, cúi xin nhận chúng con đối trước Thế Tôn được xuất gia, thọ cụ túc.’ Thế Tôn nói, ‘Thiện lai, tỳ- kheo. Pháp đã được khéo thuyết, hãy thực hành phạm hạnh để chân chánh diệt khổ.’ Chính bằng lời này mà các tôn giả ấy đắc giới cụ túc.
Bấy giờ Thế Tôn, trong khi dùng thức ăn do các tỳ-kheo mang về, chỉ dạy pháp cho (hai) tỳ-kheo còn lại. Như vậy, ba tỳ-kheo kia khất thực mang thức ăn về đủ cho cả sáu vị.
Khi ấy, trong lúc được giáo huấn, được chỉ dạy bởi đức Thế Tôn bằng bài pháp thoại, tôn giả Mahānāma và tôn giả Assaji
647 “Thiện lai, tỳ-kheo”, ‘ehi-bhikkhu’ (‘Hãy đến, này tỳ-kheo’), đây là thể thức đắc giới tối sơ, trừ thọ sa-di, khi Phật nhận các cá nhân vào trong tăng-già. Sau này, một thể thức thọ cụ túc chính thức được Phật quy định. 648 Có nghĩa là, vị này ít nhất đã thành Dự lưu.
phát sanh con mắt pháp sạch bụi trần cấu bẩn, thấy rằng: ‘những gì có sanh, tất cả cái ấy đều phải diệt’.
Sau khi đã thấy Pháp, đắc Pháp, biết Pháp, ngộ nhập Pháp, vượt qua hoài nghi, dứt trừ do dự, thành tựu vô úy trong giáo pháp của Đạo sư, không y tựa ai khác, liền bạch Thế Tôn rằng, ‘Bạch Đại Đức, cúi xin nhận chúng con đối trước Thế Tôn được xuất gia, thọ cụ túc.’ Thế Tôn nói, ‘Thiện lai, tỳ- kheo. Pháp đã được khéo thuyết, hãy thực hành phạm hạnh để chân chánh diệt khổ.’ Chính bằng lời này mà các tôn giả ấy đắc giới cụ túc.
Sau đó, đức Thế Tôn gọi nhóm năm tỳ-kheo mà nói rằng: ‘Này các tỳ-kheo, sắc là vô ngã 649 … thọ… tưởng… các hành… thức là vô ngã… .’
Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nhóm năm tỳ-kheo hoan hỷ tín thọ những lời Phật dạy. Trong khi Kinh này được thuyết, nhóm năm tỳ-kheo tâm giải thoát các lậu, không chấp thủ. Lúc bấy giờ, trên thế gian có sáu vị A-la-hán.
Mahāvagga I.33–47: Vinaya I.12–13, dịch Anh G.A.S.
Th.206 Xưng tán A-la-hán và phẩm tánh
An lạc A-la-hán, khát ái chẳng dấu vết. Cũng đoạn cả ngã mạn, phá tan lưới si ám.
Đã đạt bất động tánh, tâm thanh tịnh vô cấu. Không nhiễm ô thế gian:650 Thành Phạm thể vô lậu.
Arahanta Sutta: Saṃyutta-nikāya III.83, dịch Anh P.H.
Th.207 A-la-hán không tâm bệnh
Đoạn này xem A-la-hán nói chung là hạng người hoàn toàn miễn nhiễm tâm bệnh, vì đã hoàn toàn miễn dịch đối với các căn bệnh tham, sân, si.
Này các tỳ-kheo, có hai chứng bệnh. Hai chứng ấy là gì? Thân và tâm bệnh.
649 Về pháp này, xem *Th.171.
650 Giống như hoa sen trong bài *Th.5, không bị chìm trong nước.
Có thể thấy có chúng sanh một năm thân không bệnh, hai năm... năm, mười năm... cho đến, một trăm năm, hoặc hơn, thân không bệnh. Nhưng khó thấy một ai tâm không bệnh dù chỉ trong một thoáng, trừ những vị đã lậu tận.
Rogā Sutta: Aṅguttara-nikāya II.142–143, dịch Anh P.H.
Th.208 A-la-hán tâm như kim cang
Cũng như không có thứ gì mà kim cang không thể cắt, dù là ngọc hay đá, cũng vậy, có một hạng người các lậu đã đoạn, bằng thắng trí, ngay trong hiện pháp, tự mình chứng đắc, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát,chứng nhập và an trú; hạng người này được gọi có tâm như kim cang (kim cang dụ tâm). Vajira Sutta: Aṅguttara-nikāya I.124, dịch Anh P.H.
Th.209 A-la-hán hoàn toàn bình đẳng xả đối với kiến-văn-giác-tri
Tôn giả biết như thế nào, thấy như thế nào… để bằng không chấp thủ, tâm giải thoát các lậu?
Này các tỳ-kheo, khi một tỳ-kheo là người đã đoạn tận các lậu hoặc… đây là câu trả lời: ‘Này chư hiền, đối với cái được thấy, tôi không thân cận, không bài xích, không y chỉ, không chấp trước, giải thoát, thoát ly hệ phược, an trụ với tâm không hạn chế.
Đối với cái được nghe… được cảm giác… được nhận thức, tôi không thân cận, không bài xích, không y chỉ, không chấp trước, giải thoát, thoát ly hệ phược, an trụ với tâm không hạn chế.’
Chabbisodhana Sutta: Majjhima-nikāya III.30, dịch Anh P.H.
Adhimuttathera
Th.210 A-la-hán không sợ hãi
Đoạn này dẫn hai bài kệ của A-la-hán Adhimutta, nói lên khi bọn cướp đe dọa sẽ giết Ngài. Câu trả lời không hề sợ hãi của Ngài khiến họ trở thành đệ tử.
Không nghĩ ‘Ta đã là’, không nghĩ ‘Ta sẽ là’; các hành sẽ tiêu tán diệt tận. Ở đây khóc than gì?
Pháp thanh tịnh sanh khởi, hành tương tục thanh tịnh; những ai thấy như thực, không gì sợ, Thủ lãnh!
Adhimutta Thera Sutta: Theragāthā 715–716, dịch Anh P.H.
Th.211 A-la-hán vượt ngoài trí chư thiên
Đoạn văn này mô tả những phẩm chất khác nhau của A-la- hán, mặc dù ở đây đề cập đến bằng một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ cho đức Phật: Như lai (tathāgata). Tự tánh Như Lai sâu thẳm khó dò là âm hưởng những gì được nêu trong *Th.10.
Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo ấy được gọi là vị đã (1) dẹp bỏ chướng ngại, (2) lấp đầy thông hào, (3) nhổ lên cột trụ, (4) mở tung lề khóa, (5) là vị thánh giả đã hạ cờ, đã đặt xuống gánh nặng, thoát ly hệ phược. Như thế nào? Vị ấy đoạn trừ và chặt đứt rễ: (1) vô minh, (2) luân hồi tái sanh, (3) khát ái, (4) năm hạ phần kết sử, (5) ngã mạn…
Này các tỳ-kheo, khi một tỳ-kheo tâm giải thoát như vậy, thì chư thiên cùng Thiên đế Thích, Phạm thiên, Sanh chủ (Pajāpati) có dò tìm cũng không thấy: ‘Sở y này là thức của Như Lai.’ Vì sao vậy? Ngay trong hiện pháp này, này các tỳ- kheo, Ta nói Như Lai là không thể dò biết.
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.139–140, dịch Anh P.H.
ĐẠI THỪA
Bồ-tát tại gia và xuất gia
M.160 Bồ-tát xuất gia và tại gia
Thiện nam tử, có hai hạng Bồ-tát, tại gia và xuất gia. Bồ-tát xuất gia dễ đạt được các phần pháp đưa đến giải thoát nhưng Bồ-tát tại gia không dễ đạt được. Vì sao? Vì người tại gia bị trói buộc bởi nhiều chướng duyên.
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.4, p.1038a13–16, dịch Anh T.T.S. and D.S.
M.161 Khác biệt giữa xuất gia và tại gia
Đoạn này khen ngợi những thuận lợi của đời sống xuất gia.
Đời sống tại gia nhuốm nhiều trần cấu,651 đời sống xuất gia thì thật cao đẹp. Tại gia nhiều ràng buộc, xuất gia không chướng ngại. Tại gia nhiều bụi bẩn, xuất gia thì xả ly. Tại gia bị xấu ác lôi cuốn, xuất gia được pháp thiện che chở…
Đời sống tại gia bị suy giảm, đời sống xuất gia không suy giảm. Tại gia nhiều lo âu, xuất gia không lo âu…
Người tại gia khí sắc không tươi nhuận, người xuất gia rất tươi nhuận… Người tại gia nhiều nhức nhối, người xuất gia không nhức nhối.
Người tại gia không biết đủ, người xuất gia biết đủ…
Đời sống tại gia đầy phẫn nộ, xuất gia nhiều từ tâm. Tại gia mang vác nặng nề, xuất gia buông xả.
Ugra-paripṛcchā Sūtra, Taishōvol.11, text 310, p.476a24–26, a29– b3, b08–10, b14, c04–05, dịch Anh from Chinese by D.S.
M.162 Bồ-tát tại gia hoặc giống, hoặc hơn xuất gia Đoạn này nói rằng đời sống tại gia, nếu sống đúng, sẽ có được sự tiến bộ tâm linh rất lớn.
Nếu Bồ-tát tại gia đầy đủ năm pháp, thì dù sống tại gia vẫn có thể học tập giới pháp của người xuất gia. Năm pháp đó là gì? Bồ-tát sống tại gia (1) không tham tiếc tất cả tài vật sở hữu, tâm luôn luôn tương ưng với nhất thiết trí, không cầu quả báo;… (2) hành phạm hạnh thanh tịnh đầy đủ652, không hề có ý hành dục;… (3) đến những nơi thanh vắng tu tập bốn thiền định;… (4) nỗ lực tinh tấn tu học trí tuệ, đem tâm từ bi đối đãi với tất cả chúng sinh;… và (5) thủ hộ Pháp đồng thời khuyến khích người khác…
A-nan, trưởng giả Úc-già này... sẽ phụng sự các Như Lai xuất thế trong Hiền kiếp này… và hộ trì Chánh pháp. Mặc dù sống tại gia nhưng ông thường thực hành giới pháp của người xuất gia và học tập rộng rãi vô thượng bồ-đề của Như Lai.
Lúc ấy tôn giả A-nan hỏi trưởng giả Úc-già: “Ông thấy lợi lạc gì trong đời sống tại gia?” Trưởng giả đáp: “Thưa tôn giả,
651 Như đức Phật đã mô tả ở *L.8.
652 Vị bồ-tát tại gia lí lý tưởng ở đây tương đương với một vị Bất hoàn (a-na- hàm) tại mục *Th.204.
nếu không thành tựu đại bi thì không tự nói tôi an lạc. Đại đức A-nan, Bồ-tát ma-ha-tát nhẫn chịu tất cả khổ mà không bỏ rơi chúng sinh.”
Sau khi trưởng giả Úc-già nói lời này, đức Phật bảo rằng: “A- nan, trưởng giả Úc-già này, trong hiền kiếp, sống địa vị tại gia, đã giáo hóa chúng sinh nhiều hơn cả Bồ-tát xuất gia giáo hóa trong trăm kiếp, hay thậm chí trăm ngàn kiếp. Vì sao? A- nan, vì công đức của trăm ngàn vị Bồ-tát xuất gia cũng không bằng công đức của trưởng giả Úc-già này.”
Ugra-paripṛcchā Sūtra, Taishōvol.11, text 310, p.479c28–480a08, 480a19–29, dịch Anh from Chinese by D.S.
Giới luật xuất gia
M.163 Đức Phật chế giới xuất gia
Đoạn sau đây đưa ra một loạt những quy định đối với các vị xuất gia.
Các tỳ-kheo, sau khi Ta nhập diệt, các ông phải tôn trọng trân quý tịnh giới, giống như mù tối mà được ánh sáng, người nghèo được bảo vật. Nên biết tịnh giới là thầy của các ông giống như lúc Ta còn ở đời, không có sự khác biệt nào cả.
Giữ gìn tịnh giới thì các ông không được buôn bán đổi chác, tạo dựng đất nhà, nuôi người, tôi tớ hay súc vật. Đối với hết thảy các thứ của cải cũng như tiền tài bảo vật, các ông phải nên tránh xa như tránh hố lửa. Các ông cũng không được chặt phá cỏ cây, đào xới đất đai, pha chế thuốc men, xem tướng bói quẻ, chiêm tinh đoán số, tính tháng đoán ngày.
Các ông phải tiết chế bản thân, ăn uống đúng thời, sinh hoạt thanh tịnh. Không được tham dự thế sự, nhận lãnh liên lạc. Những việc như tu luyện bùa chú, thuốc tiên, kết giao với người quyền quý rồi chiều chuộng xởi lởi, tất cả đều không được làm.
Các ông phải luôn giữ cho tâm được ngay thẳng, chánh niệm, hướng đến giải thoát; không được che giấu lỗi lầm, tỏ ra khác
lạ để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn thứ cúng dường,653 phải biết vừa đủ, không được tích trữ.
Đây là tóm tắt về sự giữ gìn tịnh giới. Tịnh giới là nền tảng căn bản đưa đến giải thoát, cho nên nó được gọi là ba-la-đề- mộc-xoa (prātimokṣa).654 Do y cứ trên tịnh giới này mà đạt được các thiền định cùng với trí tuệ diệt khổ, cho nên, các tỳ- kheo, hãy giữ gìn tịnh giới, chớ có hủy phạm. Nếu ai giữ gìn tịnh giới tất sẽ có được thiện pháp, còn nếu không giữ gìn tịnh giới thì sẽ chẳng có được các điều lợi ích. Vì thế nên biết, tịnh giới là trụ xứ an ổn và lợi ích nhất.…
Các tỳ-kheo, ban ngày thì phải siêng năng tu tập thiện pháp, chớ bỏ phí thời gian, đầu đêm cuối đêm cũng không được lãng phí, giữa đêm thì hãy tụng kinh để tự cảnh tỉnh, đừng vì lí lý do ngủ nghỉ mà để một đời trôi qua vô ích, chẳng được điều gì. Nên nhớ ngọn lửa vô thường thiêu đốt thế gian, phải mau chóng cầu giác ngộ, đừng mải ngủ nghỉ. Các giặc phiền não vẫn thường rình rập giết ta còn hơn kẻ thù, làm sao có thể ngủ ngon không lo thức dậy? Con rắn phiền não ngủ ở trong tâm cũng như con rắn hổ đen ngủ yên trong nhà, phải lấy cái móc trì giới mau chóng móc bỏ nó đi. Một khi rắn đã ra ngoài thì các ông mới có thể ngủ yên được; nếu nó chưa ra mà ngủ thì thật là người không biết hổ thẹn.
Hổ thẹn là thứ trang sức đẹp nhất trong các thứ trang sức. Nó như chiếc móc câu kiềm chế con người khỏi những điều sái trái. Vì thế, các tỳ-kheo, phải luôn luôn biết hổ thẹn, không được bỏ quên dù trong chốc lát, nếu bỏ hổ thẹn tất sẽ mất công đức. Người biết hổ thẹn sẽ có được điều tốt đẹp. Người không biết hổ thẹn thì chẳng khác gì cầm thú.…
Các tỳ-kheo, nếu siêng năng tinh tấn thì không có việc gì khó. Vì thế các ông hãy siêng năng tinh tấn, giống như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì có thể xuyên thủng đá. Nếu tu
653 Thực phẩm, chỗ ở, y phục và thuốc men.
654 Từ ba-la-đề-mộc-xoa (prātimokṣa), thường được dịch là biệt giải thoát, có thể hiểu là ‘cái đưa đến giải thoát’, chỉ cho tất cả điều khoản giới mà Phật thiết lập cho xuất gia và tại gia; nhưng phổ thông chỉ cho ‘giới bổn của người xuất gia’,
hành mà trong lòng luôn luôn biếng nhác bỏ qua thì chẳng khác gì mồi lửa chưa cháy đã dừng, tuy muốn có lửa cũng không có được…
Các tỳ-kheo, đối với các việc công đức thì phải thường chuyên tâm, loại bỏ sự phóng dật như loại bỏ giặc thù. Vì lòng đại bi, muốn lợi ích tất cả nên Như Lai đã dạy pháp rốt ráo, các ông chỉ cần siêng năng thực hành. Hoặc tại núi non, hoặc nơi đầm vắng, hoặc dưới gốc cây, hoặc am thanh vắng, hãy nghĩ nhớ pháp đã học, đừng để quên mất. Phải luôn nỗ lực tinh tấn tu tập, đừng để chết đi mà không làm được gì, về sau tiếc nuối.
Ta như vị lương y, biết bệnh nên chỉ thuốc, uống hay không uống, không phải lỗi của lương y. Lại nữa, như người dẫn đường giỏi, chỉ cho mọi người con đường lành, mọi người nghe rồi mà không đi theo, đó cũng không phải là lỗi của người dẫn đường.
Bequeathed Teaching Sūtra / Yijiao jing, Taishō vol.12, text 389, pp.1110c20–1111a07, 1111a27–b09, 1111c17–20, 1112a14–
1112a20, dịch Anh from Chinese by D.S.
M.164 Một ngày không làm, một ngày không ăn Trong Thiền tông, các thành viên trong thiền viện phải tham gia một số công việc để xây dựng tinh thần đại chúng và cân bằng với sự tĩnh lặng của hành thiền. Những công việc này gồm có canh tác, dù rằng giới luật Phật chế không cho phép cày cuốc đất đai vì điều đó có thể dẫn đến làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé trong đất.
Phổ thỉnh (mời tất cả làm việc): Quy tắc phổ thỉnh áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt thể lực mạnh hay yếu. Để mọi người sống chung hòa hợp, mỗi khi có việc, mọi người hợp sức cùng làm. Vị lãnh chúng (khố ty) trước tiên trình với thầy trụ trì, sau đó cho người báo với vị thủ tọa và duy-na, rồi phân phó vị hành đường thông báo mọi người và treo bảng phổ thỉnh. Bảng phổ thỉnh là một tờ giấy thông báo có ghi thời gian và địa điểm làm việc. Khi nghe tiếng bảng (mộc ngư) hoặc trống, mọi người dùng dây buộc tay áo lên
rồi tập hợp tại chỗ đã thông báo. Trừ những người giữ nhà, trực đường, già bệnh ra, những người còn lại đều phải tham gia. Nên nhớ đến lời dạy “một ngày không làm là một ngày không ăn” của cổ nhân.
‘The Baizhang Zen Monastic Regulations’, Taishō vol.48, text 2025, Chapter VII, pp.1144a26–b04, dịch Anh from Chinese by D.S.
KIM CANG THỪA
Đời sống tu đạo
Trong Phật giáo Tây Tạng, nhiều hành giả nam và nữ theo mười giới tu đạo căn bản, với một cốt lõi nhỏ hơn theo luật xuất gia thọ cụ túc cao hơn. Các thượng sư được kính trọng gọi là lama hay guru có thể là cư sĩ hay xuất gia, và cũng có những du-già sư không thọ cụ túc tu tập ở những nơi hẻo lánh.
V.77 Bốn pháp ba-la-di nếu phạm sẽ hủy hoại đời sống tự viện
Đoạn này nói về các luật chính yếu nếu phạm sẽ khiến một vị sư hoặc sư nữ bị trục xuất khỏi Tăng-già. Hầu như các giới luật có ngôn từ tương đồng cũng được tìm thấy trong luật xuất gia của Thượng tọa bộ (xem mục *Th.193 ở trên) và Đại thừa ở Đông Á. Các luật này cấm chỉ hành dâm, trộm cắp, giết người hoặc hỗ trợ hoặc kích động tự tử, và vọng ngữ về các thiền chứng và tuệ quán.
Bạch chư Đại đức, đây là bốn pháp Ba-la-di (Hán dịch tha thắng xứ), rút ra từ Giới Kinh (Prātimokṣa Sūtra), mỗi nửa tháng tụng một lần.
1. Nếu tỳ-kheo nào đã thọ trì học xứ của tỳ-kheo, cùng các tỳ-kheo đồng giới, chưa xả giới, giới yếu kém mà không phát lộ, hành phi phạm hạnh, cho đến cùng với loài súc sinh, tỳ- kheo ấy phạm Ba-la-di, bị hủy hoại, không được cộng trú (sống chung với các tỳ-kheo trong Tăng).
2. Nếu tỳ-kheo nào, từ rừng vắng hay từ làng xóm, lấy vật không được cho với tâm trộm cắp; do lấy vật không được cho
ấy mà vua hay đại thần của vua hoặc bắt, hoặc giết, hoặc trói, hoặc trục xuất (khỏi nước), nói rằng, ‘Ngươi là kẻ phạm tội, là kẻ ngu si, là kẻ không biết gì, là kẻ trộm cắp’; tỳ-kheo lấy vật không được cho như vậy phạm Ba-la-di, bị hủy hoại, không được cộng trú.
3. Nếu tỳ-kheo nào, cố ý tự tay mình tước đoạt sinh mạng của con người hoặc tương tợ con người, hoặc cầm dao đưa cho người khác giết, hoặc khiến giết, hoặc khích lệ cho chết, khen ngợi chết, nói rằng, ‘Ôi, này bạn, ích gì đời sống xấu xa này, thà chết đi tốt hơn!’ Bằng tâm ý như vậy, tư duy như vậy, người ấy do thế mà chết; tỳ-kheo ấy phạm Ba-la-di, không được cộng trú.
4. Nếu tỳ-kheo nào thật sự không biết, không thấy, không chứng đắc pháp của bậc thượng nhân mà tự tuyên bố có biết, có thấy, có chứng đắc pháp của bậc thượng nhân, rằng, ‘Tôi hiểu điều này. Tôi biết pháp này. Tôi thấy pháp này.’ Tỳ- kheo ấy về sau dù bị cật vấn hay không bị cật vấn, vì muốn cầu tự thành tịnh, nói rằng ‘Thưa chư Đại Đức, tôi thật sự không biết mà nói biết, không thấy mà nói thấy. Đấy chỉ là những lời hư dối.’ Tỳ-kheo nào nói như vậy, trừ tăng thượng mạn, phạm Ba-la-di, không được cộng trú.
Bạch chư Đại đức, tôi đã tụng xong bốn pháp Ba-la-di. Tỳ- kheo nào phạm bất cứ một pháp nào không còn được cộng trú với chư tỳ-kheo khác. Như trước kia, sau khi phạm cũng vậy.655
Chư Đại đức, nay hỏi, trong đây có thanh tịnh không? Lần thứ hai và lần thứ ba hỏi như vậy.
Các Đại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
Prātimokṣa Sūtra of the Mūlasarvāstivādins, section 2, Prāt Kj ca 3a7–4a1, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
655 Nghĩa là, trở lại thành cư sĩ như trước kia.
V.78 Giáo huấn tân tỳ-kheo
Đoạn sau đây, Ngài Atīśa656giáo huấn các tân tỳ-kheo Tây Tạng viễn ly hết thảy các thế sự và chú tâm vào độc cư hành pháp.
Khi tôn giả Atīśa đang ngụ tại Yerpadrak (gần Lhasa), Ngài giáo giới như sau: ‘Này chư thánh tử, hãy suy xét kĩkỹ điều ta sắp nói với các ngươi. Nói chung, người trong mạt thế657 này sống đời ngắn ngủi và có nhiều thứ phải học. Bởi vì không chắc được mình sống bao lâu, các ngươi nên nhanh chóng nỗ lực từ bỏ những tham cầu (thế gian) của mình. Nếu các ngươi còn có tài sản và kiếm sống như hàng cư sĩ, thì các ngươi chẳng nên nói rằng mình là người xuất gia. Dù các ngươi có thể sống trong tự viện, chừng nào các ngươi còn e ngại việc từ bỏ những hoạt động thế tục của mình thì người chớ nên nói rằng “Ta là người xuất gia”. Chừng nào tâm các ngươi còn bị cuốn theo dục lạc của đời này và tràn đầy ác tâm, thì chớ nên nói rằng “Ta là người xuất gia”.
Dù các ngươi có thể sống trong tự viện; chừng nào các ngươi còn dính dáng với kẻ thế tục và phí thời gian của mình để nói chuyện thế sự vô ích, thì chớ nên nói rằng “Ta là người xuất gia.” Chừng nào các ngươi không thể chịu đựng được dù chỉ một tổn hại nhỏ nhoi mà người khác gây cho mình và không thể giúp đỡ dù chỉ chút ít cho kẻ khác, thì chớ nên nói rằng “Ta là người xuất gia”. Nếu các ngươi nhận mình là như vậy, thời các ngươi sẽ vọng ngữ với hàng cư sĩ. Dù các ngươi có thể làm cho họ tin rằng các ngươi như lời nói, thời các ngươi cũng chẳng thể dối gạt được những ai có vô ngại kiến, và những vị có pháp nhãn; và quả của nghiệp này sẽ đi theo các ngươi.
Toàn bộ trọng điểm của đời sống trong tự viện là để tránh hỗn tạp với người đời và để xả ly ràng buộc với thân quyến và bằng hữu. Một khi các ngươi đã bằng sự xả ly hết thảy những điều này mà trừ đi những ý niệm tham cầu dục lạc và
656 Xem *V.10 về Atiśa.
657 Kaliyuga.
mọi nhân duyên làm tán tâm, thì các ngươi sẽ khai mở được bồ-đề tâm quý giá của chính mình. Vì vậy chớ nên, dù chỉ một sát-na, chạy theo tâm lo sợ việc xả ly thế sự. Vì trước giờ các ngươi chưa từng theo đạo pháp và định tâm của các ngươi không đủ mạnh, nên những vọng tưởng thế gian sẽ nảy sinh liên tục và dũng mãnh trong tâm các ngươi. Trừ khi các ngươi dùng một số pháp cụ thể đối trị chúng, nếu không thì cũng chẳng ích chi khi ngụ nơi hoang vắng, cũng chỉ như cầm thú sống ở nơi đó mà thôi ...
Nói tóm tắt, dù các ngươi có thể sống trong tự viện, Pháp sẽ chẳng thể hộ cho các ngươi trừ khi các ngươi buông xả những thế sự của đời này và chuyển tâm mình khỏi sự vọng cầu của thế gian. Hãy xả ly hết thảy những điều ấy! Nếu các ngươi nghĩ rằng mình có thể hành (như trước đây) mà lại chẳng xao lãng (Pháp) dù trong đời này hay trong các đời vị lai, thời pháp hành của các ngươi sẽ thành thứ yếu, và nếu nó là thứ yếu, nó chỉ có thể là giả dối, hư ngụy…
Luôn tránh xa bạn xấu, và sống nơi u ẩn. Đừng trụ hoài một chỗ mà tích tập phiền não. Dù cho có làm gì, cũng phù hợp với Pháp. Bất cứ gì xảy đến, hãy dùng nó như là đối trị phần của phiền não. Hành như vậy là chân chánh hành trì pháp, hãy nên gắng làm theo. Nếu như gắng tu tập, được chút phẩm tánh thiện, chớ dương dương tự đắc, rơi vào tay Ma vương.658 Hãy ngụ nơi hẻo lánh, giữ cho tâm định tĩnh, và điều phục tự thân, sống thiểu dục tri túc. Các ngươi chớ cố chấp những thiện pháp của mình, chớ nên tìm kiếm lỗi lầm của kẻ khác. Hành mà không sợ, không lo. Đừng tăng trưởng phân biệt, mà hãy luôn có tâm từ. Chớ nên bị xao lãng, bởi các vọng tưởng, hãy luôn luôn tư duy chánh pháp.
Khiêm hư và nhẫn nhục khi bị công kích. Phòng chớ khoe khoang, ngăn ngừa đa dục, luôn luôn từ ái, ôn nhu. Dễ hài lòng, dễ chấp nhận.
Trốn thoát thế gian như con thú hoang. Chưa xuất ly thế gian, chẳng phải người hành pháp. Chưa từ bỏ bốn nghề kiếm
658 Ác Ma: xem* LI.5 và 7 ở trên.
sống,659 không phải hàng xuất gia. Chưa viễn ly tham dục, chẳng phải người hành đạo. Nếu chẳng có từ bi, thời chẳng là Bồ-tát. Chưa đoạn tuyệt thế sự, chẳng đạt du-già hành giả. Chớ nên bị đánh lừa bởi tham lam vọng chấp!
Tóm lược lại như vầy, khi sống trong tự viện, chỉ hành pháp mà thôi, đừng để tâm chi khác, như thế mới có thể, chẳng ân hận điều chi, lúc thời khắc cận kề, lâm chung xong một kiếp.’ Vào lúc khác, Ngài Atīśa nói rằng: ‘Mạt thế chẳng phải là khi để khoe khoang, mà đó là lúc để chứng tỏ lòng kiên định. Đó chẳng phải là khi thượng tọa lên cao, mà là lúc ngồi xuống chỗ thấp. Đó chẳng phải là khi nương người phụng sự, mà là lúc hành hạnh độc cư. Đó chẳng phải là khi giáo giới đệ tử; mà đó là lúc giáo giới chính mình. Đó chẳng phải là khi nghe theo lời dạy; mà là lúc nghĩ về ý nghĩa của chúng. Đó chẳng phải là khi đi lại tới lui; mà là lúc ngụ ở một chỗ.” Miscellaneous Oral Precepts, ff. (folio number) 9b–15a, dịch Anh T.A.
THERAVĀDA
The Buddha’s community of monastic and lay disciples
Th.189 The four kinds of disciples
In this passage, the Buddha, in his eightieth year, is reminded of something he had said long ago about how he would not pass away until his four kinds of disciples were well trained and able to pass on the Dhamma he had taught, based on their own realisation and practice. He goes on to say that he now has such disciples.
I will not attain final nirvana (at death) till I have monk disciples … nun disciples … laymen disciples … and laywomen disciples who are accomplished, trained, skilled, learned, versed in Dhamma, practising Dhamma in accordance with Dhamma, practising the proper way, conducting themselves according to Dhamma, who will pass on what they have gained from their own teacher, teach it, declare it, establish it, expound it, analyse it, make it clear, till they shall be able by means of Dhamma to refute false teachings that have arisen, and teach the Dhamma of wondrous effect.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.104–105, trans. P.H.
Th.190 Laypeople and monastics support one another on the path
This passage sees the mutual giving of laypeople and monastics as the basis for progress on the path to nirvana. Laypeople supply monks and nuns with material support, and the monastics teach Dhamma, the best of gifts, to laypeople. Monastics rely on material support freely given by the laity, as they are not allowed paid employment or to farm.
Monks, brahmins and householders are very helpful to you, as they provide you with the requisites of robes, alms food, bed and lodgings and medical requisites for support during sickness. You, too, monks, are very helpful to brahmins and householders, as you teach them the Dhamma that is lovely in the beginning, lovely in the middle, lovely in its culmination; as you expound the holy life, both in meaning and letter, that is whole and complete, that is pure. In this way the holy life is lived in mutual dependence, for the purpose of crossing over the flood (of life’s pains), for rightly making an end of suffering.
Householders and the homeless (renunciants) in mutual dependence, both reach the true Dhamma: the unsurpassed safety from bondage.
Bahūpakārā Sutta: Itivuttaka 111, trans. P.H.
The monastic Sangha
Th.191 Guiding principles for the monastic Sangha
Then, soon after Vassakara’s departure, the Blessed One addressed Venerable Ānanda thus: ‘Ānanda, go now and assemble in the hall of audience as many monks as live around Rājagaha.’ ‘Very well, venerable sir.’ Venerable Ānanda did as he was requested and informed the Blessed One: ‘Venerable sir, the community of monks is assembled. Now let the Blessed One do as he wishes.’
Thereupon the Blessed One rose from his seat, went up to the hall of audience, took his appointed seat there, and addressed the monks thus: ‘Monks, I shall set for seven conditions leading to welfare. Listen and pay heed to what I shall say.’ ‘Yes, venerable sir.’ ‘Monks, the growth of the monk’s Sangha is to be expected, not their decline, so long as they assemble frequently and in large numbers … so long as they meet and disperse peacefully and attend to the affairs of the community in concord. … so long as they appoint no new rules, and do not abolish the existing ones, but proceed in accordance with the code of discipline laid down. … so long as they show respect, honour, esteem, and veneration towards the elder monks, those of long standing, long gone forth, the fathers and leaders of the community, and think it worthwhile to listen to them. … so long as they do not come under the power of the craving that leads to renewed existence. … so long as they cherish the forest depths for their dwellings. … so long as they establish themselves in mindfulness, so that well behaved companions in the holy life who have not come yet might do so, and those already come might live in peace.
Monks, so long as these seven conditions leading to welfare endure among the community of monks and the community of monks are known for it, their growth is to be expected, not their decline.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.76–77, trans. G.A.S.
Th.192 Monastic harmony comes from kindness, sharing, and working together in following moral precepts and developing insight
In this passage, the Buddha addresses the monks of Kosambi who he had been told were quarrelling with each other in a harsh and uncompromising way.
The Blessed One said: ‘Monks, at a time when you have started a quarrel, a dispute, engaged in contentions, and living piercing each other with sharp dagger-like words, are you established towards co-associates in the holy life outwardly and inwardly in bodily, verbal and mental actions of loving kindness?’ ‘No, venerable sir.’ ‘Foolish men, knowing and seeing what benefit, are you living like this? This will be for your harm and suffering for a long time.’
Then the Blessed One addressed the monks: ‘Monks, there are these six qualities which conduce to harmony, friendliness, reverence, politeness, non-contentiousness, unity, and togetherness. What six? Here, monks, loving kindness in bodily action is established in a monk towards co-associates in the holy life outwardly and inwardly, loving kindness in verbal action … loving kindness in mental action … Again monks, gains that are right and righteously obtained, even as much as the contents of a begging bowl, the monk would not partake of without sharing equally with the virtuous co-associates in the holy life. Again, in respect of those good precepts, not broken, not flawed, spotless, unblemished, liberating, praised by the wise, untarnished, conducive to meditative concentration, a monk lives having become equal in them with the co-associates in the holy life outwardly and inwardly. Again in respect of the view that is noble, tending towards liberation, leading the person who acts accordingly to the proper destruction of suffering, a monk becomes equal with the co-associates in the holy life outwardly and inwardly in holding such a view.
Kosambiya Sutta: Majjhima-nikāya I.321–323, trans. P.D.P.
Monastic discipline
Amongst the rules followed by monks, the most important are ones which, if broken, entail ‘defeat’ in the monastic life (see *V.84): automatically ceasing to be a monk, and permanent dismissal. They are broken, respectively, by: any form of sexual intercourse; theft of anything of sufficient value to normally entail legal prosecution; intentional killing of a human, including aiding or encouraging suicide; lying about having attained an advanced spiritual state (Vinaya I.23, 46, 73, 91). The last of these is a serious offence as doing it could be a way to attract more donations and gain undeserved respect and influence. Celibacy is a central aspect of monastic training, as sexual desire is seen as a strong form of craving, sexual thoughts and activity waste energy that can be better used in spiritual practice, and children and family would also be a diversion from this (see*L.8). There are over 200 other monastic rules, covering many matters of moral behaviour and spiritual training to reduce attachment and prompt mindfulness. On these and the situation as regards nuns, see *SI.2 and heading before *Th.220.
Th.193 Moral instruction to monks and nuns
This passage counsels a simple, non-attached life for monks and nuns.
Monks, listen, I will tell you the scrupulous moral teaching, the way of conduct that is fitting for one who has renounced. The wise one who has vision into wellbeing should practise it.
The monk should not wander for alms at untimely hours. He should wander for alms in the village at the proper time. Attachment sticks to one who wanders at untimely hours. Therefore, the awakened ones do not wander at the wrong time.
Forms, sounds, tastes, smells and (bodily) contacts intoxicate living beings. Abandoning the desire for these things, he should set out for breakfast.
The monk, having obtained alms-food at the proper time, should return alone and sit in seclusion. With a composed self, he should direct his thoughts within and not let the mind get distracted outwards.
If engaged in conversation with a disciple or even with another monk, he should bring out the excellent teaching, but not engage in divisive talk or making accusations against others.
Some show opposition to an argument. These persons with little wisdom, I do not praise. Attachment sticks to them through this or that, and in that context they make their minds go (wandering) far.
The monk, the disciple of the noble and wise one, having heard the teaching taught by the Fortunate One should discriminately use alms-food, dwellings, beds, and seats, and water that removes the dust of the outer robe.
Therefore, the monk is not tainted, just as the lotus leaf (is untainted) by drops of water, by these things such as alms-food, beds and seats and water that removes the dust of the outer robes.
Dhammika Sutta: Sutta-nipāta 376 and 385–392, trans. P.D.P.
Th.194 How a monk should relate to food
The first passage, on avoiding an evening meal, is expressed in the monastic code as not eating after noon (Vinaya IV.85–86). The second passage is on the right manner of gathering alms-food and the attitude to it.
On one occasion the Blessed One was wandering in the Kāsi country together with a large Sangha of monks. There he addressed the monks thus: ‘I abstain from eating an evening meal. By so doing, I enjoy health, strength and comfortable abiding. Come, monks, abstain from eating an evening meal. By doing so, you too will be free from illness and affliction, and you will enjoy health, strength, and a comfortable abiding.’
Kīṭāgiri Sutta: Majjhima-nikāya I.473 trans. G.A.S.
As a bee gathers nectar from a flower and leaves without damaging its colour or fragrance, so should a sage wander (for alms) in a village.
A monk who does not despise what he has received, even though it be little, who is pure in livelihood and unremitting in effort – him even the gods praise.
Dhammapada 49 and 366, trans. P.H.
Th.195 Unenlightened disciples still have work to do with diligence
Monks, I do not say of all monks that they still have some practice to do with diligence; nor do I say of all monks that they have no more practice to do with diligence.
Monks, I do not say of those monks who are arahants with intoxicating inclinations destroyed … Why is that? They have done their practice with diligence; they are no more capable of being negligent.
Monks, I say so of those monks who are trainees, whose minds have not yet reached the goal, and who are still aspiring to the unsurpassed security from bondage, that they still have some practice to do with diligence. Why is that? Because when those venerable ones make use of suitable lodging and associate with spiritual friends and nurture their spiritual faculties, they may, by realizing it for themselves with direct insight, in this present life enter upon and dwell in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home-life into homelessness. Seeing this fruit of diligence for these monks, I say that they still have some practice to do with diligence.
Kīṭāgiri Sutta: Majjhima-nikāya I.477–479, trans. G.A.S.
Th.196 The duty of meditative training
In this passage, the Buddha speaks in praise of a new monk who meditates and attains awakening though other monks criticize him for not participating in everyday monastic duties.
Now on that occasion a certain newly ordained monk, after returning from the alms round, would enter his dwelling after the meal and pass the time living at ease and keeping silent. He did not render service to the monks at the time of making robes. Then a number of monks approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported this matter to him.
Then the Blessed One addressed a certain monk thus, ‘Come, monk, tell that monk in my name that the teacher calls him.’ ‘Yes, venerable sir’, that monk replied to the Blessed One and went to the monk and told him, ‘Friend, the teacher calls you.’ ‘Yes, friend’, that monk replied and approached the Blessed One, paid respect to him, and sat down to one side.
The Blessed One then said to him:, ‘Monk, is it true that after returning from the alms round you enter your dwelling after meal and pass the time living at ease and keeping silent, and you do not render service to the monks at the time of making robes?’ ‘Venerable sir, I am doing my duty.’
Then the Blessed One, having known with his own mind the reflection in that monk’s mind, addressed the monks thus: ‘Monks, do not find fault with this monk. This monk is one who gains at will, without trouble or difficulty, the four stages of absorption that constitute the higher mind and provide a pleasant dwelling in this very life. And he is one who, by realizing it for himself with direct insight, in this very life enters and dwells in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness.
Nava Sutta: Saṃyutta-nikāya II.277–278, trans. G.A.S.
Th.197 Wandering rightly in the world
A monk should wander without grasping at anything or anyone, being like a lotus leaf which water does not stick to, but rolls off (see *Th.193).
‘For whom the omens, meteors, dreams and signs are rooted out’, said the Blessed One, ‘whose stains of omens were completely forsaken, that monk would wander rightly in the world.
A monk should cut his attachment to the pleasures of the senses, both human and divine. Having gone beyond (any) way of being (identity), having understood the Dhamma, he would wander rightly in the world.
Having put slander behind, a monk should abandon anger and unkindness. With compliance, having discarded opposition completely, he would wander rightly in the world.
Having abandoned the pleasant and the unpleasant, not grasping, not dependent on anything, completely released from the fetters, he would wander rightly in the world.
He does not come across any essence in acquisitions. Having cut his attachment and desire for what is taken, being independent, not to be led by others, he would wander rightly in the world.
Unopposed in word, thought, and deed, rightly knowing the Dhamma, desiring nirvana, he would wander rightly in the world.
If any monk were not haughty, (thinking) ‘He salutes me’, and even when abused were not to ruminate on it, and having received food from another were not to be elated, he would wander rightly in the world.
He has abandoned greed and a way of being, abstaining from cutting and binding others, he has crossed over doubt, and is without the barb. That monk would wander rightly in the world.
Knowing what is appropriate for himself, a monk should not harm anyone in this world. Knowing the Dhamma as it really is, he would wander rightly in the world.’
Sammā-paribbājaniya Sutta: Sutta-nipāta 359–375, trans. G.A.S.
Th.198 Recycling old robes
Here Ānanda explains that, though there may be many gifts to the monastic Sangha, they are made very good use of, in a non-wasteful way.
Then King Udena’s concubines approached Venerable Ānanda. Having approached, having greeted Venerable Ānanda, they sat down at a respectful distance. Venerable Ānanda gladdened, rejoiced, roused, delighted King Udena’s concubines with a talk on Dhamma as they were sitting down at a respectful distance.
Then King Udena’s concubines, gladdened, rejoiced, roused, delighted by Venerable Ānanda with a Dhamma talk presented five hundred inner robes to Venerable Ānanda. Then King Udena’s concubines, pleased with Venerable Ānanda’s words, having thanked Venerable Ānanda, rising from their seats, having greeted Venerable Ānanda, having kept their right sides towards him, went to King Udena.
King Udena saw the concubines coming in the distance. Seeing them he spoke thus to the concubines, ‘Did you see the renunciant Ānanda?’ ‘Yes, sir, we did see master Ānanda.’ ‘Did not you give anything to the renunciant Ānanda?’ ‘Sir, we gave five hundred inner robes to master Ānanda.’ King Udena looked down upon, criticised, spread it about, saying: ‘How can this renunciant Ānanda accept so many robes? Will the renunciant Ānanda set up trade in woven cloth or will he offer them for sale in a shop?’ Then King Udena approached Venerable Ānanda. Having approached, he exchanged greetings with Venerable Ānanda. Having exchanged greetings of friendliness and courtesy, he sat down at a respectful distance. As he was sitting down at a respectful distance, King Udena spoke thus to Venerable Ānanda, ‘Did not our concubines come here, Venerable Ānanda?’ ‘Your majesty, your concubines did come here.’ ‘Did they not give anything to Venerable Ānanda?’ ‘Your majesty, they gave me five hundred inner robes.’ ‘Venerable Ānanda, what can you do with so
many robes?’
‘Your majesty, I will share them with those monks whose robes are worn thin.’ ‘Venerable Ānanda, what will you do with those old robes that are worn thin?’ ‘Your majesty, we will make them into upper coverings.’ ‘Venerable Ānanda, what will you do with those upper coverings that are old?’ ‘Your majesty, we will make them into mattress coverings.’ ‘Venerable Ānanda, what will you do with those mattress coverings that are old?’ ‘Your majesty, we will make them into ground coverings.’ ‘Venerable Ānanda, what will you do with those ground coverings that are old?’ ‘Your majesty, we will make them into foot-wipers.’ ‘Venerable Ānanda, what will you do with those foot-wipers that are old?’ ‘Your majesty, we will make them into dusters. ‘Venerable Ānanda, what will you do with those dusters that are old?’ ‘Your majesty, having torn them into shreds, having kneaded them with mud, we will smear a plaster-flooring.’
Then King Udena, thinking, ‘These renunciants, the Sakyans, use everything in an orderly way and do not let things go to waste, offered even another five hundred woven cloths to Venerable Ānanda.
Cullavagga XI. 13–14: Vinaya II.290–292, trans. G.A.S.
Types of noble disciples
Those who have been deeply spiritually transformed by practising the noble eightfold path are known as ‘noble ones’ (ariya). The highest kind of noble one, other than a perfectly awakened Buddha or a solitary-buddha, is (1) the arahant, who has ended all defilements, and is beyond any further rebirth. The three other main kinds of noble ones are: (2) ) non-returners, who will not return to the ‘sensual desire’ realm of humans and lower gods, but will mostly be reborn in one or all five of the ‘pure abodes’ (*ThI.6) within the brahmā heavens, and there become arahants; (3) once-returners, who will only have one more rebirth as a human or in the lower heavens; and (4) ‘stream-enterers’, who will definitely attain arahantship within seven lives at most (Aṅguttara-nikāya I.233), and will not be reborn at less than a human level. There are also those who are intently practising at a level that will lead in this life to becoming a stream-enterer, or a once-returner, or a non-returner, or an arahant.
Th.199 The Sangha of noble persons
This is part of a passage on the Three Refuges that is frequently chanted in Pāli in devotional settings, as well as being reflected on in devotional meditations (see *Th.134). It is on the qualities of the Noble Sangha of disciples. The term translated as ‘disciple’ is sāvaka, literally ‘hearer’, i.e. a true hearer who has heard and been transformed by the Dhamma, so as to be fully or partially awakened. These are the ‘four pairs of persons, the eight types of individuals’: persons at the four stages of permanent spiritual transformation – stream-enterers, once-returners, non-returners and arahants – and also those serious practitioners definitively established on the paths to each of these. These might be monastics or serious laypersons, and can even include some gods. They are all the ‘unsurpassed field of karmic benefit for the world’ as gifts given to them bring greatly positive karmic fruits.
Here, monks, a disciple who is a noble one is endowed with confirmed confidence in the Sangha thus: ‘The Sangha (Community) of the Blessed One’s disciples is practising the good way, practising the straight way, practising the true way, practising the proper way; that is to say, the four pairs of persons, the eight types of individuals: the Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of karmic benefit for the world.’
Rājā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.343, trans. P.H.
Th.200 The ten fetters overcome by noble disciples
The four main kinds of noble ones progressively overcome what are known as the ten fetters. The ‘lower’ fetters bind a person to the rebirths in the realm of sensual desire , in a hell or as a hungry ghost, animal, human, or in one of the lower heavens; the ‘higher’ ones bind a person to the more refined heavenly rebirths of the elemental form and the formless levels. ‘View on personality’ is regarding the body, feeling, perception, volitional activities or consciousness as Self, a possession of Self, within Self or containing Self. Deeper than this is ‘conceit’: self-centredness based on the vague sense of ‘I am’ (Saṃyutta-nikāya III.130–131).
Monks, there are these five lower fetters. What five? View on personality, vacillation, clinging to rules and vows, sensual desire, and ill-will …
Monks, there are these five higher fetters. What five? Attachment to form, attachment to the formless, conceit, restlessness and ignorance.
Oram-bhāgiya and Uddham-bhāgiya Suttas: Saṃyutta-nikāya V.61, trans. P.H.
Th.201 The four main kinds of noble disciples
This passage differentiates the main kinds of noble ones in terms of fetters or intoxicating inclinations (āsava) eradicated. The arahant is defined as one who has ended all the intoxicating inclinations (explained at *Th.128) as well as all the above fetters.
A monk, from the elimination of (the first) three fetters, is a stream-enterer, no longer bound to the nether world,645 fixed in destiny, with awakening as his destination. Again, a monk, from the elimination of three fetters and the reduction of attachment, hatred and delusion, 646 is a once-returner; coming to this world once (more), he makes an end of the painful. Again, a monk, from the elimination of the five lower fetters will be of spontaneous rebirth; he is one who attains nirvana without returning from that world. Again, a monk, from the destruction of the intoxicating inclinations, reaches in this very life the liberation of mind without intoxicating inclinations and liberation by wisdom which he has realised by his own higher knowledge, and having attained (this), dwells (in it).
Mahāli Sutta: Dīgha-nikāya I.156, trans. P.H.
Th.202 The factors of stream-entry
This passage describes what are elsewhere called the ‘four factors of stream-entry’ (e.g. Saṃyutta-nikāya V.407–08).
Monks, a Wheel-turning monarch, having exercised supreme sovereign rulership over the four continents, with the dissolution of the body, after death is reborn in a good destination, in a heavenly world … still, as he does not possess four things, he is not freed from hell, the animal realm, the domain of ghosts … Although, monks, a noble disciple maintains himself by lumps of alms-food and wears rag robes, still, as he possesses four things, he is freed from hell, the animal realm, the domain of ghosts …
What are the four? Here, monks, the noble disciple is endowed with firm confidence in the Buddha … confirmed confidence in the Dhamma … confirmed confidence in the Sangha. He is endowed with the virtues dear to the noble ones – unbroken,647 untorn, unblemished, unmottled, freeing, praised by the wise, unclung to, leading to meditative concentration. …
And, monks, between the obtaining of sovereignty over the four continents and obtaining these four things, the obtaining of sovereignty over the four continents is not worth a sixteenth part of obtaining these four things.
Rāja Sutta: Saṃyutta-nikāya V.342–343, trans. P.H.
Th.203 No mental pain in response to being in physical pain
This passage describes the non-returner, who is free from sensual desire and aversion, and the arahant.
The instructed noble disciple, being contacted by painful feeling, does not sorrow, grieve or lament; he does not weep, beating his breast and become distraught. He feels one feeling: a bodily one, not a mental one. Suppose they were to strike a man with a dart, but they would not strike him immediately afterwards with a second dart, so that the man would feel a feeling caused by one dart only. So too …
Sallattena Sutta: Saṃyutta-nikāya IV.209, trans. P.H.
Th.204 The accomplished community
In this passage, the Buddha affirms that he has far more than 500 in each of these categories: arahant monks, arahant nuns, non-returner celibate laymen disciples, stream-enterer non-celibate laymen disciples, non-returner celibate laywomen disciples, and stream-enterer non-celibate laywomen disciples.
‘Vaccha, when a monk has abandoned craving, cut it off at the root, made it like a palm stump, done away with it so that it is no longer subject to future arising, that monk is an arahant with intoxicating inclinations destroyed, one who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached the ultimate goal, utterly destroyed the fetter (of attachment to) ways of being,648 liberated with right gnosis.’
‘Venerable Gotama, apart from Venerable Gotama, is there any monk, Venerable Gotama’s disciple, who by realizing it for himself with direct (supernormal) knowledge, in this present life enters upon and dwells in the freedom of mind, freedom by wisdom, which, with the destruction of the intoxicating inclinations, is without intoxicating inclinations?’ ‘Vaccha, there are not only one hundred, or two or three or four or five hundred, but far more monks, my disciples, of such a kind.’
‘Venerable Gotama, apart from Venerable Gotama and the monks, is there any nun of such a kind?’ ‘Vaccha, there are not only one hundred, or two or three or four or five hundred, but far more nuns, my disciples, of such a kind.’
‘Venerable Gotama, apart from Venerable Gotama and the monks and nuns, is there any male lay follower, Venerable Gotama’s disciple, clothed in white leading a life of celibacy who, with the destruction of the five lower fetters, will be reborn spontaneously (in the ‘pure abodes’ where only non-returners dwell) and there attain final nirvana without ever returning from that world?’ ‘Vaccha, there are not only one hundred, or two or three or four or five hundred, but far more male lay followers, my disciples, of such a kind.’
‘Venerable Gotama, apart from Venerable Gotama, the monks and nuns, and the male lay followers clothed in white leading celibacy, is there any male lay follower, Venerable Gotama’s disciple, clothed in white enjoying sensual pleasures, who carries out his instruction, responds to his advice, has gone beyond (the fetter of) vacillation (so as to be a stream-enterer), become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the teacher’s dispensation?’ ‘Vaccha, there are not only one hundred or two or three or four or five hundred, but far more male lay followers, my disciples, of such a kind.’
‘Venerable Gotama, apart from Venerable Gotama, the monks and nuns, and the male lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, is there any female lay follower, Venerable Gotama’s disciple, clothed in white leading a life of celibacy who, with the destruction of the five lower fetters, will be reborn spontaneously and there attain final nirvana without ever returning from that world?’ ‘Vaccha, there are not only one hundred or two or three or four or five hundred, but far more female lay followers, my disciples, of such a kind.’
‘Venerable Gotama, apart from Venerable Gotama, monks and nuns, and the male lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, and the female lay followers clothed in white leading lives of celibacy, is there any one female lay follower, Venerable Gotama’s disciple, clothed in white enjoying sensual pleasures, who carries out his instruction, responds to his advice, has gone beyond vacillation, become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the teacher’s dispensation?’ ‘Vaccha, there are not only one hundred or two or three or four or five hundred, but far more female lay followers, my disciples, of such a kind’ …
Venerable Gotama, if only Venerable Gotama were accomplished in this Dhamma, but no monks ... nuns ... male lay followers ... female lay followers..., then this holy life would be deficient in that respect; but because Venerable Gotama, monks and nuns, male lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, and female lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, are accomplished in this Dhamma, this holy life is thus complete in that respect.
Venerable Gotama, just as the river Ganges inclines toward the sea, slopes toward the sea, flows toward the sea, and reaches the sea, so too Venerable Gotama’s assembly with its homeless ones and its householders inclines toward nirvana slopes toward nirvana, flows toward nirvana, and reaches toward nirvana.
Mahā-vacchagotta Sutta: Majjhima-nikāya I.490–493, trans. G.A.S.
Arahants
The nature of arahants and their difference from a Buddha have been discussed to some extent in passages *Th.7–8 and section introduction before these. Like the Buddha, though, they are ‘profound, immeasurable, hard to fathom as is the great ocean’ (*Th.10).
Th.205 The Buddha’s first five disciples become arahants
This passage follows on from the Buddha’s first discourse: *L.27.
And Venerable Koṇḍañña who had seen Dhamma, attained Dhamma, understood Dhamma, plunged into Dhamma, overcome vacillation, dispelled all doubts, attained full confidence in the teacher’s instruction by himself, without dependence on anybody else, spoke to the Blessed One, ‘Venerable sir, may I receive the going forth and higher ordination in the presence of the Blessed One?’ ‘Come, monk, said the Blessed One, well-taught is the Dhamma; lead a holy life for the sake of complete ending of the painful. Just this was Venerable one’s receiving of the higher ordination. 649
Then the Blessed One exhorted and instructed the other monks with Dhamma-talk. And while they were being exhorted and instructed by the Blessed One with Dhamma-talk, Venerable Vappa and Venerable Bhaddiya obtained the dust-free, stainless vision of Dhamma: ‘whatever is subject to origination, all that is subject to cessation.’650
Then they who had seen Dhamma, attained Dhamma, understood Dhamma, plunged into Dhamma, overcome vacillation, dispelled all doubts, attained full confidence in the teacher’s instruction by himself, without dependence on anybody else, spoke to the Blessed One, ‘Venerable sir, may we receive the going forth and higher ordination in the presence of the Blessed One?’ ‘Come, monks, said the Blessed One, well-taught is the Dhamma; lead a holy life for the sake of complete ending of the painful. Just this was the venerable one’s receiving of the higher ordination.
And the Blessed One, living on what the monks brought him, exhorted and instructed the other (two) monks with Dhamma-talk; in this way the six individuals lived on what the (first) three monks brought home from their alms-round.
And while they were being exhorted and instructed by the Blessed One with Dhamma-talk, Venerable Mahānāma and Venerable Assaji obtained the dust-free, stainless vision of Dhamma: ‘whatever is subject to origination, all that is subject to cessation.’
Then they who had seen Dhamma, attained Dhamma, understood Dhamma, plunged into Dhamma, overcome vacillation, dispelled all doubts, attained full confidence in the teacher’s instruction by himself, without dependence on anybody else, spoke to the Blessed One, ‘Venerable sir, may we receive the going forth and higher ordination in the presence of the Blessed One?’ ‘Come, monks, said the Blessed One, well-taught is the Dhamma; lead a holy life for the sake of complete ending of the painful. Just this was the venerable one’s receiving of the higher ordination. Then the Blessed One addressed the group of five monks: ‘Monks, body is non-Self651 ... feeling ... perception ... volitional constructions ... consciousness is non-Self ... .’
Thus spoke the Blessed One: delighted, the group of the five monks rejoiced in what the Blessed One said. While this discourse was being uttered, the minds of the group of the five monks were freed from the intoxicating inclinations without grasping. At that time, there were six arahants in the world.
Mahāvagga I.33–47: Vinaya I.12–13, trans. G.A.S.
Th.206 Praise for arahants and their qualities
Happy indeed are the arahants! No craving is found in them.
The conceit ‘I am’ is cut off, the net of delusion is burst asunder.
They have reached the unstirred state, their minds have limpid clarity.
They are unsoiled by the world:652 become the supreme, without intoxicating inclinations.
Arahanta Sutta: Saṃyutta-nikāya III.83, trans. P.H.
Th.207 Arahants as those with complete mental health
This passage sees the arahant as generally the only kind of person with complete mental health, as he or she is completely free of the ‘illnesses’ of attachment, hatred and delusion.
Monks, there are two kinds of illness. What two? Bodily illness and mental illness. People are found who can enjoy bodily health for one year up to fifty years, and even for a hundred years or more. But other than those whose intoxicating inclinations have been destroyed, it is hard to find people in the world who can enjoy mental health even for a moment.
Rogā Sutta: Aṅguttara-nikāya II.142–143, trans. P.H.
Th.208 Arahants as diamond-minded
Just as there is nothing that a diamond cannot cut, whether gem or stone, so too, with the destruction of the intoxicating inclinations, some person realizes for himself with higher knowledge, in this very life, the liberation of mind without intoxicating inclinations, the liberation by wisdom, and having entered on it, dwells in it. This person is said to have a mind like a diamond.
Vajira Sutta: Aṅguttara-nikāya I.124, trans. P.H.
Th.209 Arahants as having great equanimity as regards what they experience
How does the venerable one know, how does he see … so that through no clinging, his mind is liberated from intoxicating inclinations? Monks, when a monk is one with intoxicating inclinations destroyed … this is the nature of his answer: ‘Friends, regarding the seen, I abide unattracted, unrepelled, independent, non-attached, free, unfettered, with a mind made to be without barriers. Regarding the heard … the sensed … the discerned, I abide unattracted, unrepelled, independent, non-attached, free, unfettered, with a mind made to be without barriers.’
Chabbisodhana Sutta: Majjhima-nikāya III.30, trans. P.H.
Th.210 Arahants as without fear
This passage gives some verses of the arahant Adhimutta, when some bandits threatened to kill him. His fearless response led to them becoming his disciples.
I do not have the thought, ‘I have been’, nor do I have the thought, ‘I shall be’; conditioned things will cease to exist. What lamentation is there in that?
There is no fear for one who sees, as they have come to be, the pure and simple arising of phenomena, the pure and simple continuity of conditioned things, chieftain.
Adhimutta Thera Sutta: Theragāthā 715–716, trans. P.H.
Th.211 Arahants as beyond the knowing even of gods
This passage describes the various qualities of an arahant, though here referring to him by a term usually used of the Buddha: tathāgata. His hard-to-fathom nature echoes what is said in *Th.10.
Monks, this monk is called one who has (1) lifted the barrier, (2) whose moat has been filled in, (3) whose pillar has been uprooted, (4) whose door-bolt has been withdrawn, (5) a noble one whose banner is laid down, whose burden is laid down, who is unfettered. How? He has abandoned and cut off at the root: (1) ignorance, (2) wandering on through births that brings renewed being, (3) craving, (4) the five lower fetters653, (5) the conceit ‘I am’, has cut it off at the root …
Monks, when a monk who is thus liberated in mind, the gods with Indra, Brahmā and Pajāpati, searching, do not find: ‘Dependent on this is the consciousness of a tathāgata.’ Why is that? In this visible world, monks, I say a tathāgata is untraceable.
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.139–140, trans. P.H.
MAHĀYĀNA
Lay and monastic bodhisattvas
M.160 Monastic and lay bodhisattvas
Son of good family, there are two kinds of bodhisattvas, the householder and the monastic. It is not difficult for a monastic bodhisattva to attain liberation, but it is difficult for a householder bodhisattva. Why is this? It is because the householder bodhisattva is limited by conditions which are less supportive.
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.4, p.1038a13–16, trans. T.T.S. and D.S.
M.161 Monastic and lay life contrasted
This passage praises the advantages of monastic life.
The household life is dusty and defiled.654 The renunciant life is excellent. The household life is restricted. The renunciant life is free of hindrances. The household life is filled with impurity. The renunciant life is the abandonment of impurity. The household life draws you into unwholesomeness. The renunciant life draws you into wholesomeness …
The household life is filled with loss. The renunciant life is free of loss. The household life is filled with sorrow. The renunciant life is filled with joy …
Someone who lives the household life derives little benefit from it. Someone who lives the renunciant life derives a great abundance of benefit from it … In the household life one’s torments multiply. The renunciant life is free of torments.
In the household life one is never contented. In the renunciant life one finds contentment … The household life is filled with anger. The renunciant life is filled with loving kindness. In
the household life one is carrying a burden. In the renunciant life one has put one’s burden down.
Ugra-paripṛcchā Sūtra, Taishō vol.11, text 310, p.476a24–26, a29–b3, b08–10, b14, c04–05, trans. from Chinese by D.S.
M.162 A lay bodhisattva can be like, and even excel, a renunciant one
This passage, though, says that lay life, lived well, has great scope for spiritual development.
If householder bodhisattvas possesses five qualities, then those bodhisattvas are training in the precepts of a renunciant. What are these five qualities? They are: (1) that even though those householder bodhisattvas are living at home, they are generous with all of their possessions, with minds set on omniscience, they do not seek any karmic benefit from their actions; … (2) … that their practice of celibacy655 is pure and they do not cultivate desire; … (3) … that they go to a secluded place to practise the four meditative absorptions; … (4) … that they put great effort into their training in wisdom, and help all living beings, out of compassion; … and (5) … that they protect the Dharma, and guide others in their practice …
Ānanda, this householder Ugra will serve all the Tathāgatas who appear in this fortunate eon, … and protect the true Dharma. Although he will always live as a householder, he will practise the precepts of a renunciant, and the awakening of the Tathāgatas will be heard of far and wide.
Ānanda asked the householder Ugra, ‘What benefit or happiness do you see in the household life?’ … He replied, ‘Venerable One, out of great compassion, I do not seek peace and happiness for myself. Venerable Ānanda, a bodhisattva, a great being, will endure any kind of suffering rather than abandon living beings.’
When Ugra had said these words, the Blessed One spoke to Ānanda, saying, ‘Ānanda, in this fortunate eon, this householder Ugra will bring a great many living beings to maturity whilst living as a householder – more than a renunciant bodhisattva could in a hundred eons, or even a hundred thousand eons. Why is this? Ānanda, it is because even the good qualities of a hundred thousand renunciant bodhisattvas do not match up to the good qualities of this householder Ugra.’
Ugra-paripṛcchā Sūtra, Taishō vol.11, text 310, p.479c28–480a08, 480a19–29, trans. from Chinese by D.S.
Monastic discipline
M.163 The Buddha urges his monastic disciples on
This passage gives an inspiring set of guidelines for monastics.
Monks, after I am gone you should respect and venerate the code of monastic discipline as if it were a light in the darkness, or as if you were poor and had found a precious jewel. Understand that it is this code that will be your great teacher – it will be as if I am still in the world.
Those who wish to keep their practice of the precepts pure should not engage in selling or trading. They should not own fields or houses, keep slaves, servant girls, or animals. They should stay away from all kinds of property or wealth as they would avoid the flames of hell. They should not cut down trees, cultivate the soil, or dig the earth. They should not practise medicine or fortune telling. They should not stare at the night sky, calculating the dates of the waxing and waning moon. They should not do any of these things.
They should restrain their bodies, eating at the appropriate times, and living in a pure and independent way. They should not engage in worldly affairs or serve in government. They should not make use of spells and magic potions. They should not befriend powerful people, looking for favours out of lust or pride. They should not engage in any of these activities.
They should seek liberation with an upright mind and proper mindfulness. They should not hide their flaws, or give a false impression of themselves to confuse people. They should know how much of the four requisites of monastic life656 they need, and be content with that. They should not accumulate and hoard what they receive.
This is a brief summary of how to observe the precepts. Following the precepts properly is the foundation of liberation. That is why they are called the prātimokṣa.657 It is by practising the precepts that meditative absorption and meditative concentration can be attained, that suffering can be extinguished, and wisdom attained. Therefore, monks, you should keep your practice of the precepts pure, and not break any of them. Those who are able to keep their practice of the precepts pure will be able to develop wholesome qualities. Those who are not able to do so will obtain no karmic benefit, and they will not attain wisdom. The precepts are the most important and the most secure source of karmic benefit …
Monks, during the day you should apply mental effort to training yourselves in good qualities, never missing an opportunity to do so. Do not waste the time just before you go to sleep or when you have just woken up. At midnight, you should recite sūtras to keep yourself alert. Do not let your life pass you by without achieving anything on account of sleep. Be mindful of the fact that the fire of impermanence is consuming the universe. Seek liberation right away, don’t go to sleep. The defilements are lying in wait like a thief that wants to kill you, more dangerous than your worst enemy. How can you lie there asleep and not wake up? The poisonous snakes of the defilements sleep in your own mind. It is like there is a black viper sleeping in your room, and the precepts are a hook you can use to remove it. You can only sleep securely once it has been removed. Someone who goes to sleep without removing the snake has no conscience.
Allowing oneself to be guided by a sensitive conscience is the greatest of all adornments. Conscience is like an iron hook which can pull you back from going against the Dharma. Therefore, monks, you should always cultivate a sensitive conscience without letting your guard down for a moment. If you go against your conscience, you will lose all of your karmic benefit. Those who regret their unwholesome actions develop good qualities. Those who do not regret their unwholesome actions are no better than animals …
Monks, if you apply yourselves with vigour then you will not find anything difficult. So apply yourselves with vigour, and you will be like a little stream that wears away rock by flowing constantly. If a practitioner’s mind is often inattentive, a great deal of effort will be wasted. It is like rubbing two sticks together to make a fire. If you keep stopping, it will be very difficult to get the fire going, no matter how badly you want to …
Monks, in order to obtain karmic benefit, you must abandon all self-indulgence, just as you would stay away from a spiteful enemy. The greatly compassionate Blessed One has taught that the highest state brings benefit to all. You must apply yourselves with vigour to this teaching. Whether you are dwelling in the mountains, in a marsh, or in a quiet spot in the forest, be mindful of the Dharma you have been taught. Do not forget it. Apply yourself with unwavering vigour to your task. Do not bring upon yourself the anxiety and regret of dying in vain.
Like a good doctor, I understand the sickness and prescribe the medicine. It is not the doctor’s fault if you do not take the medicine. Like a good guide, I give good directions. It is not the guide’s fault if you listen to the directions and then do not follow them.
‘Bequeathed Teaching Sūtra’/Yijiao jing, Taishō vol.12, text 389, pp.1110c20–1111a07, 1111a27–b09, 1111c17–20, 1112a14–1112a20, trans. from Chinese by D.S.
M.164 A day of no work is a day of no eating
In the Chan/Zen school, a requirement for physical work for monastics was introduced to help support fellow-feeling in a common task and complement the stillness of meditation. Such work included gardening, though the classical monastic code does not allow digging the ground as it could lead to harming small creatures in it.
Communal labour: The practice of communal labour applies to those who are strong, those who are weak, and those of average strength. In order for many people to live together harmoniously, they have to work together to support each other. The manager of the monastery should report to the abbot and send word to the chief monk. The director of the practice hall should divide up the tasks and put up a notice indicating that there is to be a period of communal labour. He should put up small pieces of paper indicating to each monk where and when they are to report for their duty. At the sound of the wooden fish or the drum, everyone should roll up their sleeves and quickly go and apply themselves to the communal labour. With the exception of the monk who is guarding the living quarters, the monk who is acting as the practice hall attendant, the old, the sick, and visitors, everyone is to participate equally. Think of our predecessor who warned, ‘A day of no work is a day of no eating’.
‘The Baizhang Zen Monastic Regulations’, Taishō vol.48, text 2025, Chapter VII, pp.1144a26–b04, trans. from Chinese by D.S.
VAJRAYĀNA
Monastic life
In Tibetan Buddhism, many monks and nuns follow the ten basic monastic precepts, with a smaller core following the full monastic code of higher ordination. Respected teachers known as lamas or gurus can be lay or monastic, and there are also non-ordained yogins practising in secluded places.
V.84 The four rules that lead to defeat in the monastic life if broken
This passage is on the key rules that, if broken, lead to a monk or nun to be expelled from the Sangha. Almost identically worded rules are also found in the monastic code of the Theravādins (see heading above *Th.193) and the Mahāyānists of East Asia. They rule out sexual intercourse, theft, killing a human or aiding or inciting suicide, and false claims to advanced meditative states and insights.
Venerable Ones, there are four kinds of actions which mean that one has been defeated in the monastic life. They are included in the Prātimokṣa Sūtra, which is recited twice a month.
1. If a monk has taken up the life of monastic training, and has not withdrawn from the training or admitted his weakness, but abandons the practice of celibacy by engaging in sexual intercourse – even with an animal – then that monk has been defeated. He is no longer part of the community.
2. If a monk takes something belonging to someone else which has not been given to him, whether in a village or in the forest, in a manner that could be described as theft, in such a way that were a king or a minister to get hold of him they would have him killed, tied up, or banished, saying, ‘You are a criminal, a fool, an idiot, a thief!’, then that monk who has taken what has not been given to him has been defeated. He is no longer part of the community.
3. If a monk, consciously and with his own hand, takes the life of a human being or a being that has human form, or facilitates their death by providing them with a knife, going in search of an assassin, encouraging them to kill themselves, or speaking of the advantages of suicide, saying, ‘This life is hard, filled with impurity and evil. What do you gain from it? It would be better for you to die than to live’, and does so intentionally and deliberately, then if such actions result in death, that monk has been defeated. He is no longer part of the community.
4. If a monk claims to have attained superhuman qualities, the kind of knowledge, vision or attainments which are only attained by the noble ones, when he does not, in fact, possess these attainments, and does not know for certain that he has attained these things, and says, ‘I understand this. I know this. I see this’, and if this unfortunate monk should at a later time see things clearly and say, ‘Venerable Ones, I do not know what I said I knew. I do not understand what I said I understood. What I said were empty, useless, false words’, whether he says this after having been asked about it by others or not, then unless he genuinely believed what he said, that monk has been defeated. He is no longer part of the community.
Venerable Ones, I have now explained to you the four kinds of actions which mean that one has been defeated in the monastic life. Any monk who has committed one of these offences is not to live or eat with monks. He is what he was before.658 He has been defeated, and is no longer part of the community. So, Venerable Ones, I ask you – Are you completely pure in this regard? A second time and a third I ask you – Are you completely pure in this regard? Because of your silence, Venerable Ones, I understand you to be completely pure in this regard.
Prātimokṣa Sūtra of the Mūlasarvāstivādins, section 2, Prāt Kj ca 3a7–4a1, trans. from Sanskrit by D.S.
V.85 Advice to novices
In the following passage, Atīśa659 advises the novice monks of Tibet to give up all worldly activities and focus on solitary practice of the Dharma.
When the venerable Atīśa was staying in Yerpadrak (near Lhasa), he gave the following precept … : ‘Noble sons, consider carefully what I am now going to tell you. Generally speaking, people in this dark age660 have very short lives and many things to learn. Since there is no certainty about the length of your life-span, you should make effort to give up your (worldly) ambitions quickly. If you have possessions and make your living as a layperson does, then you should not say you are a monastic. Though you may live in a monastery, as long as you have apprehensions about forsaking your mundane activities you should not say “I am a monastic”. As long as your mind is attracted to the pleasures of this life and is full of ill-will, do not say “I am a monastic”.
Though you may live in a monastery; as long as you mix with worldly people and waste your time on idle worldly talk with those around you, do not say “I am a monastic”. As long as you cannot tolerate even a small harm done to you by others and cannot give even a small help to another person, do not say “I am a monastic bodhisattva”. If you say you are, you will be lying to the laypeople. Though you might be able to make them believe that you are one, you will not deceive those who have unhindered sight of everything, nor those who have the Dharma-eye; and the results of your actions will follow you.
The whole point of living in a monastery is to avoid mingling with worldly people and to give up attachment to relatives and friends. Once, by giving them up, you have eliminated thoughts of longing for pleasure and all causes and conditions of distraction, you will discover your own precious awakening-mind. So do not, even for a moment, follow the mind which is apprehensive about forsaking mundane activities. As you have not followed the way of Dharma so far and your mental skills are not strong enough, worldly thoughts will arise repeatedly and with great power in your mind. Unless you apply some specific antidotes against them there is no point in staying in a remote place, just like the birds and the wild animals living there …
In short, though you may live in a monastery, the Dharma will not help you unless you renounce the affairs of this life and turn your mind away from pursuing worldly ambition. Give up all activities! If you think you can act (as before) without neglecting (Dharma) either in this life or your future lives, your Dharma practice will become secondary, and if it is secondary, it can only be hypocritical and pretentious …
Always avoid bad company, and live in obscure places. Never stay in one spot, accumulating intoxicating inclinations. Whatever you do, always act in harmony with the Dharma. Whatever happens to you, use it as an antidote against the defilements. Because acting like that is authentic Dharma, you should strive at doing that. In case you manage to develop some good mental qualities, do not get puffed up with pride, falling under the power of Māra.661
Stay in remote places, pacify and tame yourself, have few desires, and be content. Do not fixate on your own good qualities and do not find fault with others. Act without fear or anxiety. Do not aggrandize concepts but always have a good heart. Undistracted by wrong things, always think of the Dharma!
Remain humble and be patient if attacked. Beware of bragging. Arrest all ambition, always be kind! Be moderate in whatever you do. You should be easy to please and easy to sustain.
Run away from the worldly like a wild animal. Unless you renounce the ways of the world you are not a Dharma practitioner. If you have not abandoned the four ways of earning livelihood,662 you are not a renunciant. Unless you have given up desires you are not a monastic. If you do not have loving kindness and compassion you are not a bodhisattva. Unless you put an end to worldly activities you are not a great meditator. Do not be misled by desire!
In short, when you stay at a monastery, just practise the Dharma without caring for anything else so that you do not have any regret when you die.’
At another time, Atīśa said: ‘This dark age is not the time for boasting; it is the time to show perseverance. It is not the time to take a high seat but to take a low seat. It is not the time to rely on attendants but to stay in solitude. It is not the time to discipline students; it is the time to discipline your own self. It is not the time to follow the words of the teaching; it is the time to think about its meaning. It is not the time to travel to and fro; it is the time to stay in one place.’
‘Miscellaneous Oral Precepts’, ff. (folio number) 9b–15a, trans. T.A.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.107.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập