Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 7: Những Việc Cần Làm Với Tâm »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 7: Những Việc Cần Làm Với Tâm

Donate

(Lượt xem: 7.224)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 7: Những Việc Cần Làm Với Tâm

Chapter 7: What To Do With Your Mind

Thiền mà chúng tôi đang giảng bày trong quyển sách này được gọi là Thiền quán Trí tuệ [Thiền tuệ]. Như chúng tôi đã trình bày trước đây, có rất nhiều loại đối tượng thiền hay đề mục thiền, gần như là vô hạn, và nhân loại đã dùng rất nhiều đối tượng khác nhau để thiền trong suốt những thời đại đã qua. Ngay cả trong phương thức Thiền Minh Sát thôi cũng có rất nhiều loại đối tượng [đề mục] thiền.
Có nhiều thiền sư dạy những thiền sinh theo dõi [quán] hơi thở của mình bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của phần bụng. Một số thầy khác thì dạy cách tập trung chú tâm vào sự tiếp xúc giữa thân người và gối ngồi thiền, hoặc sự tiếp xúc của hai bàn tay chạm hay đặt vào nhau, hoặc cảm giác của chân này chạm xúc với chân kia.
The meditation we teach is called Insight Meditation. As we have already said, the variety of possible objects of meditation is nearly unlimited, and human beings have used an enormous number down through the ages. Even within the Vipassana tradition there are variances. There are meditation teachers who teach their students to follow the breath by watching the rise and fall of the abdomen. Others recommend focusing attention on the touch of the body against the cushion, or hand against hand, or the feeling of one leg against the other.
Còn phương pháp của chúng tôi ở đây được coi là phương pháp cổ truyền chính thống nhất và có lẽ là phương pháp do chính Đức Phật Cồ-đàm đã chỉ dạy cho những đệ tử của mình. Kinh "Tứ Niệm Xứ" (Satipatthana Sutta), bài thuyết giảng nguyên thủy về bổn nhóm đối tượng dùng để chú tâm và thiết lập sự chánh niệm, do chính Đức Phật nói ra. Trong đó, Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh rằng chúng ta phải bắt đầu bằng cách tập trung sự chú tâm vào hơi thở; và sau đó thì tập cách nhận biết tất cả mọi hiện tượng khác khởi sinh từ thân và tâm.
(Như đã nói trước đây, “nguyên lý” thực hành ban đầu là: (a) Chú tâm chánh niệm vào hơi thở vào ra để giúp cho tâm được tập trung [đạt định] ở một mức độ cần thiết nào đó. Và (b) khi tâm được định, không còn lăng xăng, thì thiền sinh sẽ có khả năng quan sát và nhận biết được những hiện tượng khởi sinh một cách khách quan và vô tư.)
The method we are explaining here, however, is considered the most traditional and is probably what Gotama Buddha taught his students. The Satipatthana Sutta, the Buddha's original discourse on mindfulness, specifically says that one must begin by focusing the attention on the breathing and then go on to note all other physical and mental phenomena which arise.
Chúng ta ngồi xuống, quan sát dòng không khí đi vào và đi ra hai lỗ mũi. Mới nhìn thì việc làm này trông có vẻ kỳ cục và vô ích. Để chúng tôi giải thích về lý do đằng sau việc làm này, trước khi đi đến các hướng dẫn chuyên biệt.
(a) Câu hỏi đầu tiên chúng ta phải hỏi là: “Tại sao phải tập trung sự tỉnh giác để làm gìLý do của mọi lý do là chúng ta đang mong muốn tu tập cho được sự tỉnh giác [chánh niệm]. (Chúng ta muốn tu tập sự tỉnh giác và muốn sự chánh niệm luôn luôn có mặt mỗi khi chúng ta cần). Ụa, như vậy thì tại sao chúng ta không ngồi xuống và tỉnh giác ý thức vào bất cứ thứ gì xuất hiện trong tâm của ta?. Thật ra cũng có nhiều dạng thiền mang tính chất theo kiểu này. Những dạng thiền đó nhiều lúc được gọi là kiểu 'thiền không bài bản', không chọn đối tượng [đề mục] chính thức; và những dạng thiền này thì rất khó làm. Tâm của chúng ta rất là tinh ma, ranh mãnh. Tư duy ý nghĩ vốn là một tiến tình phức tạp. Có nghĩa là chúng ta lúc nào cũng bị mắc kẹt, bị dính mắc, bị bao bọc trong dòng ý nghĩ. Một ý nghĩ này dẫn đến một ý nghĩa khác, ý nghĩ khác lập tức dẫn đến ý nghĩ khác, và khác, và khác nữa..., liên tiếp. Rồi bất ngờ chúng ta chợt bừng tỉnh và chợt nhận ra rằng suốt cả tiếng đồng hồ trôi qua mình cứ nghĩ tùm lum trong mộng tưởng, hay chuyện ái tình, hay về một chuỗi những lo toan về những thứ nợ nần, được mất, chuyện cơm áo gạo tiền, hay có thể là bất kỳ những thứ gì...
We sit, watching the air going in and out of our noses. At first glance, this seems an exceedingly odd and useless procedure. Before going on to specific instructions, let us examine the reason behind it. The first question we might address is why use any focus of attention at all? We are, after all, trying to develop awareness. Why not just sit down and be aware of whatever happens to be present in the mind? In fact there are meditations of that nature. They are sometimes referred to as unstructured meditation and they are quite difficult. The mind is tricky. Thought is an inherently complicated procedure. By that we mean we become trapped, wrapped up, and stuck in the thought chain. One thought leads to another which leads to another, and another, and another, and so on. Fifteen minutes later we suddenly wake up and realize we spent that whole time stuck in a daydream or sexual fantasy or a set of worries about our bills or whatever.
Có sự khác nhau giữa hành động “tỉnh giác” hay “ý thức nhận biết về một ý nghĩ” so với hành động “nghĩ một ý nghĩ”. Sự khác nhau là rất tinh vi. Sự khác nhau căn bản là về vấn đề cảm giác hay cấu trúc. Ý nghĩ mà bạn đang chú tâm nhìn vào nó bằng sự chú tâm thuần kiết thì tạo cảm giác nhẹ nhàng về cấu trúc; có một cảm nhận về khoảng cách giữa ý nghĩ đó và sự tỉnh giác đang nhìn cái ý nghĩ đó. Sự cảm nhận đó khởi sinh rất nhẹ nhàng như là một bong bóng, và nó biến mất mà không cần phải làm khởi sinh (duyên) cho một ý nghĩ tiếp theo của dòng ý nghĩ. (Ý nghĩ được quan sát khi thiền quán thì tự đến tự đi một cách nhẹ nhàng và vô tư, không tạo duyên hay gây ra ý nghĩ tiếp theo). Còn ý nghĩ theo ý thức bình thường của chúng ta thì nặng nề hơn về cấu trúc. Nó nặng ký hơn, áp đặt và bắt buộc. Nó thu hút ta và điều khiển tâm thức của ta. Tự bản chất nó là ám ảnh, đuổi bắt, và nó dẫn thẳng đến ý nghĩ tiếp theo của dòng ý nghĩ, mà không có một khoảng trống giữa hai ý nghĩ. (Ý nghĩ ý thức thông thường thì có sự cố ý, mang ý hành, và vì những động cơ tham-sân, nó lập tức gây ra, hay làm khởi sinh (duyên) ý nghĩ tiếp theo).
There is a difference between being aware of a thought and thinking a thought. That difference is very subtle. It is primarily a matter of feeling or texture. A thought you are simply aware of with bare attention feels light in texture; there is a sense of distance between that thought and the awareness viewing it. It arises lightly like a bubble, and it passes away without necessarily giving rise to the next thought in that chain. Normal conscious thought is much heavier in texture. It is ponderous, commanding, and compulsive. It sucks you in and grabs control of consciousness. By its very nature it is obsessional, and it leads straight to the next thought in the chain, apparently with no gap between them.
Ý nghĩ ý thức thường tạo ra sự căng thẳng tương ứng trong cơ thể, ví dụ như sự co rút cơ hay sự làm tăng nhịp tim. Nhưng bạn sẽ không cảm thấy được sự căng thẳng đó cho đến khi nó phát lên thành một sự đau thật sự, bởi vì ý nghĩ có ý thức thông thường thì cũng rất tham lam [có chứa tham dục]. Nó lôi kéo hết sự chú ý của ta, mà không để lại dấu vết gì để ta nhận biết được tác động của nó. Sự khác nhau đó giữa “sự tỉnh giác chú tâm vào ý nghĩ” và “sự nghĩ cái ý nghĩ” là có thật. Nhưng nó cực kỳ tinh vi và khó nhận thấy. Chánh định [từ thiền định] là một công cụ cần thiết để nhìn thấy sự khác nhau này.
Conscious thought sets up a corresponding tension in the body, such as muscular contraction or a quickening of the heartbeat. But you won't feel tension until it grows to actual pain, because normal conscious thought is also greedy. It grabs all your attention and leaves none to notice its own effect. The difference between being aware of the thought and thinking the thought is very real. But it is extremely subtle and difficult to see. Concentration is one of the tools needed to be able to see this difference.
Sự tập trung sâu hay định sâu của tâm có tác dụng làm chậm lại tiến trình ý nghĩ và làm tăng nhanh sự tỉnh giác chú tâm để quán sát ý nghĩ. Kết quả là phát huy thêm khả năng để xem xét tiến trình ý nghĩ. Chánh định là kính hiển vi để nhìn những trạng thái tinh vi bên trong thân tâm. Chúng ta hội tụ sự chú tâm để có được “sự tập-trung-vào- một-điểm” của tâm, bằng cách chú tâm liên tục và tĩnh lặng. Trạng thái đó được gọi là “sự hợp nhất của tâm” [tâm-nhất-điểm]. Nếu không có một tiêu điểm nhất tâm cố định, thì bạn sẽ bị lạc mất, bạn sẽ bị cuốn đi bởi những làn sóng biến đổi bất tận quay cuồng bên trong tâm thức.
Deep concentration has the effect of slowing down the thought process and speeding up the awareness viewing it. The result is the enhanced ability to examine the thought process. Concentration is our microscope for viewing subtle internal states. We use the focus of attention to achieve one-pointedness of mind with calm and constantly applied attention. Without a fixed reference point you get lost, overcome by the ceaseless waves of change flowing round and round within the mind.
Chúng ta dùng hơi thở như là tiêu-điểm tập trung. Nó đóng vai trò như “ngôi nhà”, như một cột mốc, như một bến neo sinh động, từ nơi đó tâm lăng xăng ra đi rồi quay về lại đó. Sự xao lãng không thể gọi là xao lãng nếu không có một “tiêu-điểm” trung tâm, hay một cái “mốc”, mà từ đó tâm bị trôi giạt hay xao lãng. (Nếu không có thứ gì cố định nhà, thì không có việc ở nhà, đi khỏi nhà, và quay về nhà. Không có bến bờ hay cột mốc nào thì sao nói thuyền trôi xa, xa là xa khỏi cái mốc nào?). Đó là một cái “khung” để tham chiếu, là căn cứ gốc để từ đó chúng ta có thể quan sát những biến đổi và xáo trộn không ngừng diễn ra: chúng luôn luôn tiếp diễn như là một phần của sự tư duy và ý nghĩ thông thường của chúng ta.
We use breath as our focus. It serves as that vital reference point from which the mind wanders and is drawn back. Distraction cannot be seen as distraction unless there is some central focus to be distracted from. That is the frame of reference against which we can view the incessant changes and interruptions that go on all the time as a part of normal thinking.
Trong các Kinh nguyên thủy bằng tiếng Pali của Phật giáo, thiền [sự tu dưỡng tâm, sự huấn luyện tâm] được ví như là việc huấn luyện thuần phục một con voi vậy. Ngày xưa, người ta bắt một con voi dữ từ rừng về và cột bằng dây thừng vào một gốc cây hay cây cột chắc chắn. Khi bị trói, voi sẽ vùng vẫy, điên tiếc và trong nhiều ngày nó sẽ cố kéo đứt sợi dây thừng để thoát thân. Cuối cùng nó cũng hiểu ra rằng nó không thể nào thoát được, và vật vã nằm xuống. Đến lúc này, ta có thể cho nó ăn và huấn luyện nó cho bớt hoang dã để an toàn hơn. Sau cùng, ta tháo dây bỏ cộc cho voi đi lại tự do và huấn luyện voi làm những công việc có ích cho người. Trong ví dụ này, con voi dữ chính là tâm của ta, sợi dây thừng là sự chánh niệm, và cây cột là đối tượng thiền [Hơi Thở] của ta. Con voi được thuần hóa có ích được ví cho bản tâm của ta sau khi đã được tu dưỡng, đã được chánh định và có thể được dùng [làm công cụ] để chọc thủng những lớp tường vô minh mê lầm đang che mờ thực tại và chân lý của sự sống. Thiền huấn luyện được tâm. Thiền thuần phục được tâm. Thiền là tu dưỡng tâm, là vậy.
Ancient Pali texts liken meditation to the process of taming a wild elephant. The procedure in those days was to tie a newly captured animal to a post with a good strong rope. When you do this the elephant is not happy. He screams and tramples, and pulls against the rope for days. Finally it sinks through his skull that he can't get away, and he settles down. At this point you can begin to feed him and to handle him with some measure of safety. Eventually you can dispense with the rope and post altogether, and train your elephant for various tasks. Now you've got a tamed elephant that can be put to useful work. In this analogy the wild elephant is your wildly active mind, the rope is mindfulness, and the post is our object of meditation-- breathing. The tamed elephant who emerges from this process is a well trained, concentrated mind that can then be used for the exceedingly tough job of piercing the layers of illusion that obscure reality. Meditation tames the mind.
(b) Câu hỏi tiếp theo chúng ta cần hỏi là: “Tại sao phải chọn hơi thở làm đối tượng chính của thiền? Sao không chọn cái gì khác hay ho hơn?". Trả lời câu hỏi này thì có nhiều thứ. Trước nhất, đối tượng hữu ích của thiền phải là cái gì đó giúp phát huy được sự chánh niệm. Cái đó phải mang theo được, dễ dàng có sẵn và không tốn chi phí. Đó cũng phải là cái không làm ta bị lẫn lộn như gạo với cát, chẳng hạn như chúng ta đang tu dưỡng tâm cho trong sạch mà lại lấy những đối tượng thuộc tham, sân, si để thiền thì còn gì là thiền. Hơi thở đáp ứng được tất cả những yêu cầu chọn lọc cần thiết này, và thậm chí nó còn có nhiều điều tốt hơn nữa. Hơi thở là là hiện tượng chung của mọi người. Ai cũng phải thở. Chúng ta đều mang hơi thở theo chúng ta đến bất cứ nơi đâu chúng ta đi. Hơi thở luôn luôn có mặt, luôn luôn có sẵn, không bao giờ ngừng thở từ lúc sinh ra cho đến tận lúc chết, và nó cũng chẳng tốn chi phí tiền bạc gì để thở.
The next question we need to address is: Why choose breathing as the primary object of meditation? Why not something a bit more interesting? Answers to this are numerous. A useful object of meditation should be one that promotes mindfulness. It should be portable, easily available and cheap. It should also be something that will not embroil us in those states of mind from which we are trying to free ourselves, such as greed, anger and delusion. Breathing satisfies all these criteria and more. Breathing is something common to every human being. We all carry it with us wherever we go. It is always there, constantly available, never ceasing from birth till death, and it costs nothing.
Hơi thở là một tiến trình không-thuộc-về-ý-niệm [của người thở], hơi thở là một thứ có thể trải nghiệm trực tiếp [thở là thở] mà không cần phải có ý nghĩ hay tư duy để thở. Hơn nữa, nó chính là một tiến trình của sự sống, một mảng của sự sống vốn luôn luôn biến đổi. Hơi thở chuyển động theo chu kỳ - hít vào, đẩy ra; thở vào, thở ra. Vì vậy, nó là một mô hình thu nhỏ của bản thân sự sống.
Breathing is a non-conceptual process, a thing that can be experienced directly without a need for thought. Furthermore, it is a very living process, an aspect of life that is in constant change. The breath moves in cycles--inhalation, exhalation, breathing in and breathing out. Thus it is miniature model of life itself.
Cảm giác của hơi thở là rất tinh vi, nhưng nó sẽ trở nên rõ rệt nếu ta biết hòa nhập vào nó. Phải tập luyện ít nhiều để thấy được điều đó. Nhưng bất cứ ai cũng có thể làm được. Bạn cần phải thao tác làm việc với nó, nhưng cũng không phải quá vất vả nhọc nhằn. Vì tất cả lý do này, hơi thở trở thành một đối tượng thiền rất lý tưởng. (Một đối tượng hữu dụng và hữu ích mà Đức Phật đã chọn!). Thở là một tiến trình không tự nguyện, nó tự diễn tiến theo nhịp độ (sinh học) của nó mà không cần phải có ý chí hay ý thức làm việc đó. (Tức là cá nhân một người không tự nguyện thở, không tự tác thở, nhưng hơi thở vẫn thở tự nhiên theo tiến trình sống của nó và cơ thể). Tuy nhiên, chỉ một hành vi ý chí (cố ý) có thể làm cho hơi thở chậm lại hay nhanh hơn. Làm cho hơi thở dài hơn và êm dịu hơn, hoặc ngắn hơn và bụp chụp hơn. Sự cân bằng giữa hơi thở không tự nguyện và sự điều khiển gò ép hơi thở thì cũng rất là tinh vi và tế nhị.
The sensation of breath is subtle, yet it is quite distinct when you learn to tune into it. It takes a bit of an effort to find it. Yet anybody can do it. You've got to work at it, but not too hard. For all these reasons, breathing makes an ideal object of meditation. Breathing is normally an involuntary process, proceeding at its own pace without a conscious will. Yet a single act of will can slow it down or speed it up. Make it long and smooth or short and choppy. The balance between involuntary breathing and forced manipulation of breath is quite delicate.
Và ở đây có nhiều bài học cần phải học về bản chất của ý chí và dục vọng. Thêm nữa, cái điểm tiếp xúc nơi chóp mũi có thể được coi là ô cửa sổ nối kết bên trong và những thế giới bên ngoài chúng ta. Nó là một điểm liên lạc và chuyển-giao-năng-lượng. Ở điểm này, những chất liệu từ thế giới bên ngoài di chuyển vào và trở thành một phần của cái chúng ta gọi là ‘ta’, và một phần của cái ‘ta’ lại tuôn chảy ra hòa vào biển thế giới bên ngoài. Ở đây có những bài học cần phải học về cái quan niệm về bản ngã [ngã kiến], tức là về cái ‘ta’, và về cái cách mà chúng ta tạo chấp ra cái quan niệm đó.
And there are lessons to be learned here on the nature of will and desire. Then, too, that point at the tip of the nostril can be viewed as a sort of a window between the inner and outer worlds. It is a nexus point and energy-transfer spot where stuff from the outside world moves in and becomes a part of what we call 'me', and where a part of me flows forth to merge with the outside world. There are lessons to be learned here about self- concept and how we form it.
Hơi thở là một hiện tượng chung của tất cả nhân loại đã từng đi bộ trên trái đất này, và của tất cả mọi chúng sinh. Ai cũng phải thở. Một sự hiểu biết do tự mình trải nghiệm về quá trình thở kéo chúng ta lại gần hơn với những chúng sinh khác. Sự hiểu biết đó chỉ cho ta thấy được sự kết nối cố hữu vốn có giữa chúng ta và tất cả sự sống xung quanh.
Breath is a phenomenon common to all living things. A true experiential understanding of the process moves you closer to other living beings. It shows you your inherent connectedness with all of life.
Cuối cùng, hơi thở là một tiến trình hiện tại, là tiến trình diễn ra trong giây phút hiện tại. Ý chúng tôi muốn nói là nó luôn diễn ra chính tại “nơi-đây-và-bây-giờ”. Dĩ nhiên, thường thì chúng ta không thật sự sống trong hiện tại. Chúng ta tiêu phí thời gian suy nghĩ về quá khứ, hoặc nghĩ trước về tương lại với những lo toan và dự tính. Hơi thở không liên quan gì đến bất cứ sự gì diễn ra trong thời gian khác. Khi chúng ta thực sự quan sát hơi thở, chúng ta lập tức đặt mình trong thời khắc hiện tại. Chúng ta được kéo ra khỏi bãi lầy của những hình ảnh của thói tâm và chúng ta thật sự hòa nhập vào trải nghiệm những gì đang diễn ra ngay “tại-đây-và-bây giờ”. Có nghĩa là, hơi thở là một mảng sống của hiện thực. Quán sát một cách chánh niệm về hơi thở - như một mô hình thu nhỏ của bản thân sự sống - dẫn chúng ta đến những sự hiểu biết trí tuệ khác và rộng mở hơn để chúng ta có thể áp dụng vào vô số những trải nghiệm khác.
Finally, breathing is a present-time process. By that we mean it is always occurring in the here-and-now. We don't normally live in the present, of course. We spend most of our time caught up in memories of the past or leaping ahead to the future, full of worries and plans. The breath has none of that 'other-timeness'. When we truly observe the breath, we are automatically placed in the present. We are pulled out of the morass of mental images and into a bare experience of the here- and-now. In this sense, breath is a living slice of reality. A mindful observation of such a miniature model of life itself leads to insight that are broadly applicable to the rest of our experience.
Bước đầu tiên, để có thể dùng hơi thở làm đối tượng thiền là bạn phải tìm thấy nó. Cái bạn cần tìm là cái cảm nhận về thân, thuộc về xúc giác, khi dòng không khí đi vào và đi ra hai mũi. Thông thường nó là điểm tiếp xúc nằm bên trong chóp mũi. Tuy nhiên, chính xác cái điểm tiếp xúc đó nằm chỗ nào thì có thể mỗi người mỗi khác, tùy theo hình dạng cái mũi (của mỗi người). Để tìm được điểm tiếp xúc đó của mình, bạn hít nhanh một hơi thở sâu và nhận biết điểm tiếp xúc đó nằm bên trong mũi, hoặc nằm ở phần trên môi ngay giữa hai mũi. Nơi đó bạn cảm nhận được cảm giác rõ ràng nhất khi hơi thở đi qua. Giờ thì thở mạnh ra và nhận biết được cảm giác đó ở cũng ngay điểm đó. (Nếu khi thở vào và khi thở ra bạn đều cảm nhận được sự tiếp xúc rõ ràng của hơi thở tại ngay tại một điểm, thì điểm đó chính là điểm bạn nên chọn để theo dõi hơi thở vào rai). Từ điểm này, bạn sẽ bắt đầu theo dõi toàn bộ hơi thở vào ra. Một khi bạn đã xác định rõ ràng điểm tiếp xúc đó, bạn không nên thay đổi hay chuyển qua điểm tiếp xúc khác nữa. Hãy dùng luôn điểm đã xác định để cố định sự chú tâm của mình ngay ở đó. Nếu không chọn được điểm tiếp xúc đó, bạn sẽ thấy chính mình di chuyển vào ra lỗ mũi, di chuyển lên xuống như trong đường ống, cứ mãi mãi đuổi theo hơi thở, chẳng bao giờ bắt kịp được nó, bởi vì hơi thở nó luôn biến đổi, luôn chuyển động và luôn chảy qua.
The first step in using the breath as an object of meditation is to find it. What you are looking for is the physical, tactile sensation of the air that passes in and out of the nostrils. This is usually just inside the tip of the nose. But the exact spot varies from one person to another, depending on the shape of the nose. To find your own point, take a quick deep breath and notice the point just inside the nose or on the upper lip where you have the most distinct sensation of passing air. Now exhale and notice the sensation at the same point. It is from this point that you will follow the whole passage of breath. Once you have located your own breath point with clarity, don't deviate from that spot. Use this single point in order to keep your attention fixed. Without having selected such a point, you will find yourself moving in and out of the nose, going up and down the windpipe, eternally chasing after the breath which you can never catch because it keeps changing, moving and flowing.
Nếu bạn đã từng cưa gỗ thì bạn đã biết cách. Một người thợ mộc không bao giờ đứng nhìn theo sự lên xuống của lưỡi cưa. Bạn sẽ bị chóng mặt. Bạn cần phải chú tâm vào điểm cần cưa hay đường cưa đã tính. Chỉ có như vậy bạn mới cưa đúng với đường cưa mình đã dự tính. Là một thiền sinh thì bạn tập trung [hướng sự chú tâm] vào một điểm tiếp xúc duy nhất bên trong mũi. Từ cái điểm lợi thế này, bạn quan sát toàn bộ chuyển động của hơi thở với một sự chú tâm rõ ràng và tập trung. Không được cố kiểm soát hay điều khiển hơi thở. (Không cố thở ngắn, không cố thở dài theo ý mình). Đây không phải là bài luyện thở theo kiểu trong môn Yoga. Chỉ tập trung vào chuyển động tự nhiên và tự phát của hơi thở. Đừng cố điều lượng hơi thở hay nhấn nhịp nó theo bất kỳ kiểu gì. Hầu hết những thiền sinh ban đầu đều gặp khó khăn ngay chỗ này. Vì muốn giúp mình tập trung vào cảm nhận về hơi thở nên họ đã cố nhấn nhịp hơi thở một cách vô ý. Đó chỉ là sự cố gắng một cách o ép và không tự nhiên vốn làm cản trở quá trình tập trung hơn, chứ không giúp phát huy sự tập trung. Đừng cố hít sâu hay thở ra tiếng. [Vấn đề thở ra tiếng càng không nên làm nếu bạn đang ngồi thiền giữa nhiều thiền sinh trong nhóm thiền. Thở ra tiếng có thể là một sự quấy rầy hay phiền nhiễu thật sự cho những người xung quanh. Giống như bạn ngủ ngáy to giữa mọi người đang im lặng để ngủ vậy]. Hãy để hơi thở chuyển động một cách tự nhiên, y như lúc bạn đã ngủ vậy. Buông xả, thả lỏng và để cho tiến trình diễn ra theo nhịp độ riêng của nó.
If you ever sawed wood you already know the trick. As a carpenter, you don't stand there watching the saw blade going up and down. You will get dizzy. You fix your attention on the spot where the teeth of the blade dig into the wood. It is the only way you can saw a straight line. As a meditator, you focus your attention on that single spot of sensation inside the nose. From this vantage point, you watch the entire movement of breath with clear and collected attention. Make no attempt to control the breath. This is not a breathing exercise of the sort done in Yoga. Focus on the natural and spontaneous movement of the breath. Don't try to regulate it or emphasize it in any way. Most beginners have some trouble in this area. In order to help themselves focus on the sensation, they unconsciously accentuate their breathing. The results is a forced and unnatural effort that actually inhibits concentration rather than helping it. Don't increase the depth of your breath or its sound. This latter point is especially important in group meditation. Loud breathing can be a real annoyance to those around you. Just let the breath move naturally, as if you were asleep. Let go and allow the process to go along at its own rhythm.
À, điều này nghe có vẻ dễ dàng. Nhưng thật ra nó tinh vi và khó khăn nhiều hơn là ta tưởng. Đừng vội nản chí nếu bạn cũng nhận thấy ý chí của mình cũng can thiệp vào hơi thở. Cứ tận dụng cơ hội đó để quan sát bản chất của ý muốn có ý thức [ý hành] của mình. Quan sát mối tương quan lẫn nhau rất tế nhị giữa hơi thở, ý muốn điều khiển hơi thở và ý muốn thôi điều khiển hơi thở. Bạn sẽ thấy khó chịu một lúc, nhưng điều đó rất là bổ ích như là một kinh nghiệm để học hỏi, và đó là một giai đoạn chuyển tiếp và sẽ chóng qua mau. Cuối cùng thì tiến trình hơi thở cũng sẽ diễn ra theo đường lối và chiều hướng tự nhiên của nó. Và lúc đó bạn không còn ý muốn can thiệp hay điều chỉnh nó nữa. Đến lúc này, bạn sẽ học được một bài học lớn là trong ta lúc nào cũng có sự thúc đẩy hay ý muốn kiểm soát vũ trụ sống.
This sounds easy, but it is trickier than you think. Do not be discouraged if you find your own will getting in the way. Just use that as an opportunity to observe the nature of conscious intention. Watch the delicate interrelation between the breath, the impulse to control the breath and the impulse to cease controlling the breath. You may find it frustrating for a while, but it is highly profitable as a learning experience, and it is a passing phase. Eventually, the breathing process will move along under its own steam. And you will feel no impulse to manipulate it. At this point you will have learned a major lesson about your own compulsive need to control the universe.
Việc thở, thoạt đầu trông có vẻ trần tục và chẳng hay ho gì, thật sự là một tiến trình vô cùng phức tạp và hấp dẫn. Nó đầy những biến thái rất tinh vi. Có sự hít vào và đẩy ra, hơi thở dài và hơi thở ngắn, hơi thở sâu, hơi thở cạn, hơi thở êm đềm và hơi thở gấp gáp. Những biến thái này lại kết hợp với từng mỗi biến thái riêng theo những cách rất tinh vi và phức tạp. Hãy quan sát hơi thở một cách sâu sát. Nghiên cứu thật sự về nó. Bạn sẽ nhận thấy rất rất nhiều biến thái biến dạng khác nhau của hơi thở và một chu kỳ lặp đi lặp lại những kiểu biến dạng như vậy. Nó giống như một bản giao hưởng. Đừng chỉ quan sát vẻ bề ngoài của hơi thở. Ở đây có nhiều thứ để nhìn thấy hơn chỉ là hơi thở vào và hơi thở ra. Mỗi hơi thở đều có khúc khởi đầu, khúc giữa và khúc sau kết. Mỗi sự thở vào đều trải qua tiến trình khởi sinh, lớn lên và chết đi (sinh, trụ, diệt); và mỗi sự thở ra cũng trải qua tiến trình tương tự. Sự thở sâu hay thở nhanh thì thay đổi theo nhịp cảm xúc của bạn, theo ý nghĩ chạy qua tâm bạn, và theo những âm thanh bạn nghe được. Hãy nghiên cứu tìm hiểu về hiện tượng này. Bạn sẽ thấy nó rất là kỳ diệu.
Breathing, which seems so mundane and uninteresting at first glance, is actually an enormously complex and fascinating procedure. It is full of delicate variations, if you look. There is inhalation and exhalation, long breath and short breath, deep breath, shallow breath, smooth breath and ragged breath. These categories combine with one another in subtle and intricate ways. Observe the breath closely. Really study it. You find enormous variations and constant cycle of repeated patterns. It is like a symphony. Don't observe just the bare outline of the breath. There is more to see here than just an in-breath and an out-breath. Every breath has a beginning middle and end. Every inhalation goes through a process of birth, growth and death and every exhalation does the same. The depth and speed of your breathing changes according to your emotional state, the thought that flows through your mind and the sounds you hear. Study these phenomena. You will find them fascinating.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn cứ ngồi đó đối thoại ít nhiều với bên trong đầu óc của mình: "Có hơi thở ngắn gấp gáp và có hơi thở dài sâu. Tôi tự hỏi rồi tiếp theo nữa là cái gì?". Không, đó không phải là Thiền Minh Sát. Đó là sự suy nghĩ. Bạn sẽ nhận thấy kiểu suy nghĩ này đang xảy ra, nhất là vào lúc còn sơ cơ, lúc mới bắt đầu. Đây cũng là một giai đoạn chuyển tiếp và nó cũng sẽ qua mau. Đơn giản chỉ cần nhận biết hiện tượng đó và kéo sự chú tâm trở lại việc quan sát những cảm nhận về hơi thở vào ra. Nhưng tâm lại tiếp tục bị xao lãng cho coi. Tuy nhiện, bạn cứ tiếp tục kéo sự chú tâm về/vào lại hơi thở vào ra. Cứ kéo sự chú tâm về/vào lại hơi thở như vậy, cứ vậy, cứ vậy, và cứ vậy, và cứ vậy... cho đến khi nào tâm không còn bị lăng xăng và xao lãng khỏi đối tượng hơi thở nữa mà thôi.
This does not mean, however, that you should be sitting there having little conversations with yourself inside your head: "There is a short ragged breath and there is a deep long one. I wonder what's next?" No, that is not Vipassana. That is thinking. You will find this sort of thing happening, especially in the beginning. This too is a passing phase. Simply note the phenomenon and return your attention toward the observation of the sensation of breath. Mental distractions will happen again. But return your attention to your breath again, and again, and again, and again, for as long as it takes until it does not happen anymore.
Khi bạn bắt đầu thực hành tiến trình này, bạn hãy chuẩn bị tinh thần đối diện với một số khó khăn. Tâm của bạn sẽ luôn luôn lang thang, chạy nhảy, lăng xăng đây đó giống như một con ong say rượu bay đậu trăm phương trong chốc lát; giống như con khỉ chuyền cành, không ở yên một giây nào. Bạn đừng lo. Hiện tượng cái "tâm-như-con-khỉ" đã được nói nhiều trong kinh văn trước đây. Đó là hiện tượng mà những thiền sinh giỏi đã từng đối đầu xử lý. Họ tu tập vượt qua khó khăn này bằng cách này hay cách khác, và chắc rằng bạn cũng có thể làm được.
When you first begin this procedure, expect to face some difficulties. Your mind will wander off constantly, darting around like a drunken bumblebee and zooming off on wild tangents. Try not to worry. The monkey-minded phenomenon is well known. It is something that every advanced meditator has had to deal with. They have pushed through it one way or another, and so can you.
Khi trường hợp đó (tâm lăng xăng, xao lãng) xảy ra, ta chỉ cần nhận biết sự thật rằng ta đã và đang suy nghĩ, mộng tưởng mông lung, lo lắng này nọ, hoặc đang nghĩ bất kỳ điều gì đó. Không nên bực mình hay chê trách bản thân mình vì sao cứ bị như vậy - cứ nhẹ nhàng, nhưng cương quyết, kéo mình quay trở lại chú tâm vào cảm giác vào hơi thở vào ra. Nếu sự xao lãng lại xảy ra tiếp, thì cứ làm lại như vậy, cứ bình tĩnh kéo sự chú tâm của mình về/vào lại hơi thở, cứ như vậy, và cứ như vậy, và cứ như vậy.
When it happens, just not the fact that you have been thinking, day-dreaming, worrying, or whatever. Gently, but firmly, without getting upset or judging yourself for straying, simply return to the simple physical sensation of the breath. Then do it again the next time, and again, an again, and again.
Nhiều lúc đang lặp đi lặp lại tiến trình thực hành như vậy, bỗng nhiên ta chợt nhận thấy mình thật hoàn toàn điên rồ. Tâm ta giống như một căn nhà điên di động trên bánh xe, bên trong đầy những tiếng kêu thét chí chóe ‘loạn xạ’, đang đổ nhanh xuống đồi, đâm sầm, lăn lóc, mất hết điều khiển và vô vọng. Không sao!. Hôm qua bạn còn điên khùng nhiều hơn. Bạn ít điên khùng hơn bạn hôm qua. Sự thật luôn luôn là vậy, và chỉ đơn giản là bạn không để ý thấy nó thôi. Bạn cũng chẳng điên khùng gì hơn mọi người xung quanh bạn. Sự khác nhau đích thực (giữa bạn và họ) là bạn đã đối đầu với tình huống ‘loạn xạ’ đó; còn họ thì chưa. Vì thế, họ vẫn còn cảm thấy tương đối thoải mái. Điều đó không có nghĩa là họ đang tốt lành gì hơn bạn hết. Sự vô minh hay mê lầm cũng có thể là một dạng hạnh phúc. (Ví dụ người hề quan tâm gì đến cái chết, hoặc không hề biết bản thân mình đang bị bệnh nan y, thì người đó cứ sống vô tư, buông thả, thì họ cũng cảm thấy hạnh phúc; họ hạnh phúc vì họ chẳng biết nguy cơ gì và cũng chưa hề đối diện với tình huống rối tâm đó). Tuy nhiên, loại hạnh phúc đó không dẫn đến sự giải thoát. Vì vậy, đừng để cái suy nghĩ hay suy luận so sánh này nọ như vậy làm bạn nao núng thoái chí trong việc đang thực hành đúng đắn. Nó (cảm giác bị sốc khi bất chợt nhận thấy mình thật hoàn toàn điên rồ) là một bước ngoặc, là dấu hiệu tiến bộ thật sự của bạn. Vì sao?. Vì sự thật là bạn đã đối đầu và nhìn thẳng vào vấn đề khó khăn bằng chính đôi mắt của mình, như vậy có nghĩa là bạn đang đi đúng trên con đường hướng thượng để vượt ra khỏi nó. (Không ai có thể giải quyết được vấn đề khó khăn nào nếu không đối diện và nhìn thẳng vào vấn đề đó. Vì nếu không nhìn thẳng để hiểu biết vấn đề đó là gì, thì giải quyết cái gì, hay vượt qua cái gì?)
Somewhere in this process, you will come face-to-face with the sudden and shocking realization that you are completely crazy. Your mind is a shrieking, gibbering madhouse on wheels barreling pell-mell down the hill, utterly out of control and hopeless. No problem. You are not crazier than you were yesterday. It has always been this way, and you just never noticed. You are also no crazier than everybody else around you. The only real difference is that you have confronted the situation; they have not. So they still feel relatively comfortable. That does not mean that they are better off. Ignorance may be bliss, but it does not lead to liberation. So don't let this realization unsettle you. It is a milestone actually, a sigh of real progress. The very fact that you have looked at the problem straight in the eye means that you are on your way up and out of it.
Sự quan sát hơi thở là sự quan sát không lời. Có hai điều cần phải tránh, đó là: sự suy nghĩ và sự chìm đắm. Cái tâm suy nghĩ thì thể hiện rõ bằng cái tâm lăng xăng chạy nhảy như con khỉ không ở yên mà chúng ta vừa mới đang nói đến. Còn cái tâm chìm đắm thì gần như là ngược lại. Theo thuật ngữ chung, tâm chìm đắm [hôn trầm] là chỉ về trạng thái lờ mờ, mập mờ, đờ đẫn, biếng nhác, không tinh tường của sự chú tâm—(giống như bóng đèn bị vặn nút ‘dimming’ cho lu mờ đi vậy). Lúc tốt nhất thì nó cũng chỉ là một dạng chân không, một sự trống trơ của tâm mà trong đó chẳng có gì hết—không có ý nghĩ nào, không có sự quan sát hơi thở, không có sự chú tâm về bất cứ sự gì. Đây là một khoảng trống, là một vùng xám xịt không hình tướng, giống giống hơn như kiểu một giấc ngủ không, không có giấc mơ nào. Tâm chìm đắm hay tâm hôn trầm là một sự trống rỗng. Cần tránh rơi vào không!
In the wordless observation of the breath, there are two states to be avoided: thinking and sinking. The thinking mind manifests most clearly as the monkey-mind phenomenon we have just been discussing. The sinking mind is almost the reverse. As a general term, sinking mind denotes any dimming of awareness. At its best, it is sort of a mental vacuum in which there is no thought, no observation of the breath, no awareness of anything. It is a gap, a formless mental gray area rather like a dreamless sleep. Sinking mind is a void. Avoid it.
Thiền Minh Sát (Vipassana) là một chức năng chủ động. Chánh định là sự chú tâm mạnh mẽ, đầy nghị lực, vào một đối tượng duy nhất [nhất điểm] nào đó. Còn sự tỉnh giác là một sự tỉnh thức sáng tỏ, rõ ràng, minh mẫn. Chánh Định (samahdhi) và chánh Niệm (sati)—đó là hai căn bản mà chúng ta mong muốn tu dưỡng cho được. Và cái tâm hôn trầm thì chẳng có chứa một chút chánh định hay chánh niệm gì cả. Lúc tệ nhất thì nó sẽ đưa bạn vào giấc ngủ. Ngay cả lúc tốt nhất thì nó cũng chỉ là vô tích sự, chỉ làm phí thời gian của bạn một cách vô ích.
Vipassana meditation is an active function. Concentration is a strong, energetic attention to one single item. Awareness is a bright clean alertness. Samahdhi and Sati--these are the two faculties we wish to cultivate. And sinking mind contains neither. At its worst, it will put you to sleep. Even at its best it will simply waste your time.
Khi bạn bị rơi vào trạng thái tâm hôn trầm, chỉ cần nhận biết sự thật đó và quay sự chú tâm về/vào lại cảm giác về hơi thở. Quan sát cảm nhận hơi thở vào ngay điểm tiếp xúc. Cảm nhận sự tiếp xúc của hơi thở vào ra. Thở vào, thở ra và quan sát cái đang diễn ra. Khi bạn đã thực hành như vậy một thời gian - một tuần, mấy tuần hay mấy tháng - bạn sẽ cảm giác được sự tiếp xúc đó như là một đối tượng thuộc về thân. Cứ tiếp tục tiến trình - thở vào, thở ra. Quan sát cái đang diễn ra. Một khi tâm của bạn được tập trung sâu hơn thì bạn sẽ ít bị những rắc rối phiền nhiễu của cái ‘tâm-như-con-khỉ’. Tâm của bạn sẽ chậm lại, từ tốn lại và càng lúc bạn càng có thể theo dõi sát hơi thở một cách rõ rệt hơn, càng ít bị gián đoạn hơn. Bạn bắt đầu trải nghiệm được trạng thái tĩnh lặng sâu hơn trong đó bạn thưởng thức được sự tự do hoàn toàn khỏi những thứ mà ta hay gọi là những xáo trộn về mặt tâm linh [“chướng ngại"]. Ở đó không có tham lam, ái dục, ghen tỵ, ganh ghét, hay sân hận. Không còn những kích động. Nỗi sợ hãi cũng biến mất. Chỉ còn lại những trạng thái tâm tươi đẹp, trong sáng, hạnh phúc, hỷ lạc. Nhưng những trạng thái đó là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi hết buổi thiền. Nhưng những trải nghiệm ngắn ngủi tốt đẹp này sẽ thay đổi cuộc sống của bạn. Đây chưa phải là sự giải thoát, nhưng những điều đó là những viên đá lót trên con đường dẫn về hướng ấy—về hướng giải thoát. Tuy nhiên, ta không nên trông đợi sẽ có được ngay những niềm hỷ lạc hạnh phúc này. Ngay cả để có được những viên đá lót này cũng cần phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực và kiên nhẫn.
When you find you have fallen into a state of sinking mind, just note the fact and return your attention to the sensation of breathing. Observe the tactile sensation of the in-breath. Feel the touch sensation of the out-breath. Breathe in, breathe out and watch what happens. When you have been doing that for some time--perhaps weeks or months--you will begin to sense the touch as a physical object. Simply continue the process--breathe in and breathe out. Watch what happens. As your concentration deepens you will have less and less trouble with monkey-mind. Your breathing will slow down and you will track it more and more clearly, with fewer and fewer interruptions. You begin to experience a state of great calm in which you enjoy complete freedom from those things we call psychic irritants. No greed, lust, envy, jealousy or hatred. Agitation goes away. Fear flees. These are beautiful, clear, blissful states of mind. They are temporary, and they will end when meditation ends. Yet even these brief experiences will change your life. This is not liberation, but these are stepping stones on the path that leads in that direction. Do not, however, expect instant bliss. Even these stepping stones take time and effort and patience.
Kinh nghiệm thiền tập không phải là một cuộc cạnh tranh. Thiền có mục tiêu rõ ràng, nhất quán. Nhưng không phải cần phải có thời gian biểu hay dự toán thời gian khi nào là ‘chứng đắc’. (Cái gì đến thì sẽ đến, chuyện tâm linh không thể lên kế hoạch hay ép uổng được). Điều bạn cần làm là đào sâu hơn và sâu hơn xuyên qua những tầng lớp vô minh tăm tối để nhìn thấy ra được lẽ thật và chân lý tột cùng của sự hiện hữu. Tiến trình thiền hành bản thân nó là kỳ diệu và mãn nguyện. Ta sẽ được hỷ lạc khi thực hành theo tiến trình đó. Không cần phải vội vã.
The meditation experience is not a competition. There is a definite goal. But there is no timetable. What you are doing is digging your way deeper and deeper through the layers of illusion toward realization of the supreme truth of existence. The process itself is fascinating and fulfilling. It can be enjoyed for its own sake. There is no need to rush.
Sau một khóa thiền tập đúng đắn và thành công, bạn sẽ cảm thấy một sự tươi tắn đầy vui sướng của tâm. Đó là một nguồn năng lượng mới, an lành, phấn khởi, và đầy hoan hỷ mà bạn có thể dùng nó để giải thỏa những vấn đề khó khăn của đời sống thường ngày. Bản thân nó cũng đủ gọi là một phần thưởng. Mục đích của thiền (là tu dưỡng tâm để đi đến giải thoát) không phải là để đối đầu với những vấn đề khó khăn khi gặp phải, tuy nhiên năng lực giải quyết khó khăn là một lợi ích phụ biên và nó nên được coi như là một phần thưởng cho công sức tu tập. Nhưng nếu bạn quá nhấn mạnh vào khía cạnh ‘năng lực giải quyết vấn đề khó khăn’, thì bạn sẽ dễ lạc hướng sự chú tâm vào những vấn đề khó khăn đó trong khi thiền tập, sự định tâm sẽ bị trệch hướng, bị phân tán. Đừng nghĩ gì đến những vấn đề khó khăn trong lúc thiền tập. Dẹp chúng qua một bên một cách nhẹ nhàng.
At the end of a well-done meditation session you will feel a delightful freshness of mind. It is peaceful, buoyant, and joyous energy which you can then apply to the problems of daily living. This in itself is reward enough. The purpose of meditation is not to deal with problems, however, and problem- solving ability is a fringe benefit and should be regarded as such. If you place too much emphasis on the problem-solving aspect, you will find your attention turning to those problems during the session sidetracking concentration. Don't think about your problems during your practice. Push them aside very gently.
Hãy dẹp qua một bên tất cả mọi lo lắng và toan tính . Hãy để buổi thiền hay khóa thiền của bạn như một kỳ nghỉ mát trọn vẹn. Hãy tự tin bản thân mình, tự tin khả năng giải quyết vấn đề của mình sau đó, đến lúc đó bạn có thể dùng nguồn năng lượng và sự tươi tắn mới của tâm trí mà bạn tu dưỡng được trong quá trình thiền tập hiện tại. Hãy tự tin mình như vậy và điều đó sẽ thật sự xảy ra tốt đẹp như vậy.
Take a break from all that worrying and planning. Let your meditation be a complete vacation. Trust yourself, trust your own ability to deal with these issues later, using the energy and freshness of mind that you built up during your meditation. Trust yourself this way and it will actually occur.
Đừng cố đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao. Hãy nhẹ nhàng, lịch sự với chính mình. Bạn đang cố gắng theo dõi hơi thở của mình một cách liên tục và không gián đoạn. Điều đó nghe có vẻ dễ dàng, cho nên bạn thường có khuynh hướng ra chiều thúc đẩy bản thân mình phải thật chu đáo và chính xác đến chi li. Điều đó là không thực tế. Cứ từ từ bằng những đơn vị hay công đoạn thực hành nhỏ trước tiên. Vào lúc bắt đầu thở vào, hãy quyết tâm theo dõi hơi thở hết trọn một lần thở vào. Ngay điều này cũng không dễ dàng, nhưng ít nhất nó cũng có thể làm được. Rồi sau đó, vào lúc bắt đầu thở ra, hãy quyết tâm theo dõi hơi thở hết trọn một lần thở, từ đầu đến cuối. Nói thì dễ vậy chứ bạn sẽ vẫn không làm được, sẽ liên tục thất bại, nhưng hãy lên tục cố gắng, liên tục tập lại.
Don't set goals for yourself that are too high to reach. Be gently with yourself. You are trying to follow your own breathing continuously and without a break. That sounds easy enough, so you will have a tendency at the outset to push yourself to be scrupulous and exacting. This is unrealistic. Take time in small units instead. At the beginning of an inhalation, make the resolve to follow the breath just for the period of that one inhalation. Even this is not so easy, but at least it can be done. Then, at the start of the exhalation, resolve to follow the breath just for that one exhalation, all the way through. You will still fail repeatedly, but keep at it.
Mỗi khi bạn bị vấp, hãy bắt đầu lại. Mỗi lần một hơi thở. (Hơi thở vào hoặc một hơi thở ra mà thôi). Tập từng cái một. Ở cấp độ một này của ‘trò chơi’, bạn chắc là thắng được. Cứ giữ vậy - và quyết tâm sau một vòng thở ra thở vào. Tức là: Tập (theo dõi) từng hơi thở vào như vậy, tập (theo dõi) từng hơi thở ra như vậy. Và lại quyết tâm làm lại từng mỗi vòng thở mới, những đơn vị thời gian nhỏ. Quan sát từng hơi thở với sự cẩn thận và chính xác, chia nhỏ từng giây một, nối tiếp nhau, mỗi lần một quyết tâm tập (theo dõi) như vậy. Bằng cách tập luyện này, cuối cùng ta sẽ đạt được một sự chú tâm liên tục, liên tiếp và không gián đoạn.
Every time you stumble, start over. Take it one breath at a time. This is the level of the game where you can actually win. Stick at it--fresh resolve with every breath cycle, tiny units of time. Observe each breath with care and precision, taking it one split second on top of another, with fresh resolve piled one on top of the other. In this way, continuous and unbroken awareness will eventually result.
Chánh niệm vào hơi thở là sự tỉnh giác trong giây phút hiện tại. Khi chúng ta chánh niệm một cách đúng đắn, chúng ta chỉ tỉnh giác và hằng biết về những gì đang diễn ra trong thời khắc hiện tại. Ta không nhìn lùi và ta không nhìn tới. Ta phải quên đi hơi thở vừa qua, và ta không đoán trước hơi thở tiếp theo. Khi hơi thở vào vừa đang bắt đầu, ta không nghĩ hay canh lúc nó kết thúc. Ta cũng không bỏ qua hơi thở vào để canh hay nghĩ đến hơi thở ra tiếp theo. Bạn chú tâm ngay tại đó, bạn trụ ngay tại đó với cái đang thực sự diễn ra - trụ tâm ngay nơi tiếp xúc với hơi thở đang diễn ra. Hơi thở vào đang bắt đầu, và đó là cái bạn chú tâm; chú tâm vào đó và không cái gì khác ngoài nó.
Mindfulness of breathing is a present-time awareness. When you are doing it properly, you are aware only of what is occurring in the present. You don't look back and you don't look forward. You forget about the last breath, and you don't anticipate the next one. When the inhalation is just beginning, you don't look ahead to the end of that inhalation. You don't skip forward to the exhalation which is to follow. You stay right there with what is actually taking place. The inhalation is beginning, and that's what you pay attention to; that and nothing else.
Thiền là một tiến trình huấn luyện lại cái tâm. Chúng ta ao ước có được một trạng thái tâm hoàn toàn tỉnh giác, luôn luôn hằng biết về mọi hiện tượng sự việc đang diễn ra ngay trong thế giới sống bất tận của chính mình, ngay trong cái vũ trụ sống của thân tâm mình; hằng biết một cách chính xác cách nó diễn ra một cách chính xác khi nó đang diễn ra; đó là sự tỉnh giác hoàn toàn, trọn vẹn và không gián đoạn vào giây phút (khoảng khắc, thời khắc) hiện tại. Đây là một mục tiêu vô cùng khó khăn, và khó mà làm được hết một lần. Để làm được, ta sẽ thực hành từng bước nhỏ, từng phần nhỏ. Chúng ta hãy bắt đầu chú tâm tỉnh giác hoàn toàn vào một đơn vị thời gian nhỏ, chỉ một hơi thở vào thôi. Và, khi nào bạn đã làm được điều nhở này, thì bạn đang đi đúng đường đến sự trải nghiệm hoàn toàn mới về sự sống của chính mình.
This meditation is a process of retraining the mind. The state you are aiming for is one in which you are totally aware of everything that is happening in your own perceptual universe, exactly the way it happens, exactly when it is happening; total, unbroken awareness in the present time. This is an incredibly high goal, and not to be reached all at once. It takes practice, so we start small. We start by becoming totally aware of one small unit of time, just one single inhalation. And, when you succeed, you are on your way to a whole new experience of life.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.203.104 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...