Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 2: Những Gì Không Phải Là Thiền? »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 2: Những Gì Không Phải Là Thiền?

Donate

(Lượt xem: 8.005)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 2: Những Gì Không Phải Là Thiền?

Chapter 2: What Meditation Isn't

Thiền là một ngôn từ. Bạn đã từng nghe đến từ này trước đây, nếu không bạn đã chẳng cầm đọc quyển sách này làm gì. Tiến trình suy nghĩ vận hành bằng sự kết nối, và tất cả các loại ý tưởng đều được liên kết với từ “thiền”. Một số ý tưởng có thể là đúng, một số khác chỉ là vớ vẩn. Một số ý tưởng thì thuộc về những hệ thống [pháp môn] thiền khác và không liên quan gì đến Thiền chánh niệm, tức Thiền Minh Sát (vipassana). Trước khi tiến hành, chúng ta có trách nhiệm dọn sạch những tàn dư ra khỏi mạch dây thần kinh để cho những thông tin mới có thể được chuyển tiếp qua một cách thông suốt, không bị cản kẹt. Chúng ta hãy bắt đầu bằng thứ rõ ràng nhất.
Meditation is a word. You have heard this word before, or you would never have picked up this book. The thinking process operates by association, and all sorts of ideas are associated with the word 'meditation'. Some of them are probably accurate and others are hogwash. Some of them pertain more properly to other systems of meditation and have nothing to do with Vipassana practice. Before we proceed, it behooves us to blast some of the residue out of our own neuronal circuits so that new information can pass unimpeded. Let us start with some of the most obvious stuff.
Ở đây chúng tôi sẽ không dạy bạn chú tâm vào chỗ rún của bạn hay tụng niệm những vần điệu bí hiểm nào cả. Bạn không phải đến đây để chinh phục một con quái vật hay chinh phục những năng lực siêu nhiên vô hình nào cả. Không ai trao giải thưởng bằng đai đen đai đỏ nào cho sự thực hành của bạn, và bạn cũng không cần phải cạo đầu hay đội khăn đóng. Bạn cũng không cần phải buông bỏ mọi thứ của cải và xuất gia vào chùa để tu. Thật ra, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu ngay việc thiền tập và sẽ có được ngay nhiều tiến bộ, chỉ trừ khi trường hợp cuộc đời của bạn là quá vô đạo vô đức, vô phúc vô phần, và đầy hỗn loạn. Nghe có vẻ khá khích lệ, phải không bạn?
We are not going to teach you to contemplate your navel or to chant secret syllables. You are not conquering demons or harnessing invisible energies. There are no colored belts given for your performance and you don't have to shave your head or wear a turban. You don't even have to give away all your belongings and move to a monastery. In fact, unless your life is immoral and chaotic, you can probably get started right away and make some sort of progress. Sounds fairly encouraging, wouldn't you say?
Có rất nhiều, rất nhiều sách vở viết về đề tài thiền. Hầu hết đều được viết từ quan điểm của một trường phái tôn giáo hay triết học nào đó, mà những tác giả đó cũng chẳng buồn nói ra đó là thiền của trường phái hay của pháp môn nào. Họ tuyên giảng về thiền nghe cứ như là những quy luật tổng quát, nhưng thực tế đó chỉ là những phương thức đặc trưng của tông phái riêng của họ mà thôi. Kết cục là một mớ hỗn độn. Tệ hơn nữa chỉ là cái vỏ bọc những lý thuyết phức tạp và những diễn dịch, tất cả đều lệch lạc, không đồng nhất với nhau.
There are many, many books on the subject of meditation. Most of them are written from the point of view which lies squarely within one particular religious or philosophical tradition, and many of the authors have not bothered to point this out. They make statements about meditation which sound like general laws, but are actually highly specific procedures exclusive to that particular system of practice. The result is something of a muddle. Worse yet is the panoply of complex theories and interpretations available, all of them at odds with one another. The result is a real mess and an enormous jumble of conflicting opinions accompanied by a mass of extraneous data.
Quyển sách này thì cụ thể và rõ ràng hơn. Chúng tôi chỉ đang bàn luận về hệ thống Thiền Minh Sát (vipassana).5 Chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn quan sát sự vận hành của tâm mình theo một cách yên tĩnh và buông xả để bạn có thể chứng đạt được trí tuệ nhìn sâu vào bên trong hành vi của mình. Mục tiêu chính là sự tỉnh giác, một sự tỉnh giác thật mạnh mẽ, tập trung và hưng phấn, giúp bạn có thể chọc thủng vào bên trong bản chất của thực tại.
This book is specific. We are dealing exclusively with the Vipassana system of meditation. We are going to teach you to watch the functioning of your own mind in a calm and detached manner so you can gain insight into your own behavior. The goal is awareness, an awareness so intense, concentrated and finely tuned that you will be able to pierce the inner workings of reality itself.
Có một số quan niệm sai lầm phổ biến về thiền. Chúng tôi thu nhận liên tục những câu hỏi lặp đi lặp lại từ những thiền sinh mới. Cách tốt nhất là nên giải quyết những vấn đề này ngay một lúc, bởi vì chúng thuộc loại những tiền-quan-niệm [những dự-tưởng] có thể chặn đứng tiến trình thiền tập của bạn ngay từ đầu. (Ví dụ, chúng có thể làm lệch quan điểm và tư duy của bạn ngay từ đầu). Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra và giải tỏa từng quan niệm sai lầm này cùng một lúc.
There are a number of common misconceptions about meditation. We see them crop up again and again from new students, the same questions over and over. It is best to deal with these things at once, because they are the sort of preconceptions which can block your progress right from the outset. We are going to take these misconceptions one at a time and explode them.
Quan niệm sai lầm #1: Thiền chỉ là một kỹ thuật thư giãn
Misconception #1
Meditation is just a relaxation technique

Ông ‘kẹ’ ở đây chính là chữ “chỉ là”. Thư giãn là một phần chính của thiền, nhưng Thiền Minh Sát thì nhắm đến mục tiêu cao sâu hơn. Tuy vậy, câu nói này về căn bản là đúng đối với nhiều phương thức thiền khác. Tất cả những phương thức thiền đều nhấn mạnh vào sự định tâm, hướng tâm tập trung vào một đối tượng hay một đề mục.
The bugaboo here is the word 'just'. Relaxation is a key component of meditation, but Vipassana-style meditation aims at a much loftier goal. Nevertheless, the statement is essentially true for many other systems of meditation. All meditation procedures stress concentration of the mind, bringing the mind to rest on one item or one area of thought.
Nếu thực hành mạnh mẽ và đầy đủ, bạn sẽ chứng đạt một trạng thái thư giãn sâu sắc và đầy hỷ lạc. Đó được gọi là tầng thiền định [jhana]. Đó là một trạng thái tĩnh lặng tuyệt đỉnh thăng hoa thành niềm sảng khoái, hỷ lạc và hạnh phúc. Nó là một dạng khoái lạc vượt trên và xa hơn những khoái lạc thường ngày khi tâm thức ở trạng thái bình thường. Hầu hết các hệ phái thiền đều dừng lại ở chỗ này. Đó là mục tiêu của họ, và khi một người đã chứng đắc được nó (các tầng thiền định) thì người đó có thể trải nghiệm lại được trạng thái đó trong suốt cuộc đời còn lại. Như vậy nó (thiền định) khác với thiền quán Minh Sát.
Do it strongly and thoroughly enough, and you achieve a deep and blissful relaxation which is called Jhana. It is a state of such supreme tranquility that it amounts to rapture. It is a form of pleasure which lies above and beyond anything that can be experienced in the normal state of consciousness. Most systems stop right there. That is the goal, and when you attain that, you simply repeat the experience for the rest of your life.
Thiền Minh Sát tìm kiếm mục tiêu khác – Đó là sự "tỉnh giác". Sự định tâm và sự thư giãn được xem như là những bước phụ trợ cho sự tỉnh giác chánh niệm. Định và thư giãn là những thứ đi trước, là những công cụ, và những phụ phẩm hữu ích cần phải có trước để trợ giúp cho thiền quán Minh Sát.7 Nhưng chúng không phải là mục tiêu của thiền Minh Sát. Mục tiêu của thiền Minh Sát là trí tuệ. Thiền Minh Sát là phương thức thực hành sâu sắc của Phật giáo nhằm mục đích làm trong sạch thân tâm và chuyển hóa đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng tôi sẽ giải thích nhiều hơn về sự khác biệt giữa thiền định và thiền tuệ trong Chương 14 của quyển sách này.
Not so with Vipassana meditation. Vipassana seeks another goal--awareness. Concentration and relaxation are considered necessary concomitants to awareness. They are required precursors, handy tools, and beneficial byproducts. But they are not the goal. The goal is insight. Vipassana meditation is a profound religious practice aimed at nothing less that the purification and transformation of your everyday life. We will deal more thoroughly with the differences between concentration and insight in Chapter 14.
Quan niệm sai lầm #2: Thiền có nghĩa là đi vào trạng thái như thôi miên
Misconception #2
Meditation means going into a trance

Một lần nữa, câu nói này có thể được dùng để mô tả chính xác về những loại thiền khác, nhưng không phải Thiền Minh Sát. Thiền Minh Sát Tuệ không phải là một hình thức thôi miên. Ở đây, chúng ta không cố làm mờ mịt tâm trí để nó trở nên vô thức, không ý thức, không tỉnh thức. Chúng ta cũng không phải cố chuyển hóa bản thân mình từ chúng sinh hữu tình trở thành loại cây cỏ vô cảm, vô tình. Ngược lại thì có. Bạn sẽ trở nên hòa hợp hơn, đồng điệu hơn với những đổi thay của mình về mặt cảm xúc. Bạn sẽ học được cách hiểu biết về chính bản thân mình bằng sự minh mẫn, rõ ràng và chính xác hơn bao giờ hết. Trong quá trình học tập kỹ thuật này, một số trạng thái có thể xảy ra, giống như kiểu trạng thái thôi miên mà người ngoài nhìn vào có thể cho là vậy. Nhưng thật ra những trạng thái đó hoàn toàn là ngược lại. Trong thôi miên, đương sự bị kiểm soát bởi người khác, trong khi đó bên thiền tập khi tâm tập trung (định) sâu thì thiền sinh vẫn hầu như kiểm soát được bản thân mình. Trong giống như trạng thái thôi miên nhưng thực ra là giả tạo. Và bất kỳ trường hợp nào xảy ra những hiện tượng như vậy đều không liên quan đến sự thực hành và mục tiêu của Thiền Minh Sát. Như chúng ta đã nói ở trên, trạng thái định sâu của tầng thiền định (jhana) là một công cụ và là bước đầu trên con đường dẫn đến sự tỉnh giác cao quý hơn. Thiền Minh Sát, theo định nghĩa, là tu dưỡng sự chánh niệm và tỉnh giác. Nếu bạn nhận thấy rằng mình đang trở nên vô thức trong khi thiền, vậy là bạn không phải đang thiền, theo như định nghĩa rõ ràng về Thiền Minh Sát. Đơn giản là vậy. (Thiền Minh Sát là tu tập để sự tỉnh giác và chánh niệm luôn luôn có mặt, luôn luôn ý thức. Vì vậy nếu bạn rơi vào trạng thái vô thức thì không phải là thiền).
Here again the statement could be applied accurately to certain systems of meditation, but not to Vipassana. Insight meditation is not a form of hypnosis. You are not trying to black out your mind so as to become unconscious. You are not trying to turn yourself into an emotionless vegetable. If anything, the reverse is true. You will become more and more attuned to your own emotional changes. You will learn to know yourself with ever- greater clarity and precision.
In learning this technique, certain states do occur which may appear trance-like to the observer. But they are really quite the opposite. In hypnotic trance, the subject is susceptible to control by another party, whereas in deep concentration the meditator remains very much under his own control. The similarity is superficial, and in any case the occurrence of these phenomena is not the point of Vipassana. As we have said, the deep concentration of Jhana is a tool or stepping stone on the route of heightened awareness. Vipassana by definition is the cultivation of mindfulness or awareness. If you find that you are becoming unconscious in meditation, then you aren't meditating, according to the definition of the word as used in the Vipassana system. It is that simple.
Quan niệm sai lầm #3: Thiền là một phương thức huyền bí, không thể nào hiểu được
Misconception #3
Meditation is a mysterious practice which cannot be understood

Một lần nữa, câu nói này cũng đúng, nhưng không hoàn toàn đúng. Thiền làm việc với những tầng tâm thức nằm sâu bên dưới những tư duy biểu tượng. Vì vậy, một số dữ liệu về thiền là không thể nào diễn tả được bằng từ ngữ thông thường. Tuy nhiên, không có nghĩa là nó không thể nào hiểu được. Có những cách sâu sắc hơn là cách thông qua từ ngữ để hiểu về mọi sự. Bạn hiểu được cách đi. Bạn đi được. Có thể bạn không thể miêu tả được chính xác dây thần kinh và cơ bắp của bạn co thắt như thế nào trong khi đi. Nhưng bạn có thể đi được. Thiền nên được hiểu theo cách như vậy, tức là bằng cách thực hành nó. Thiền không phải là cái gì bạn phải học nó bằng những thuật ngữ trừu tượng. Thiền là để trải nghiệm. Để làm và biết. Thiền không phải là một kiểu công thức vô tâm có thể mang lại những kết quả tự động và dự đoán trước được. Nó không phải như công thức máy móc, cắm nguồn điện, bấm nút mở là màn hình TV chắc chắn tự động hiện lên như đã dự tính. Một thiền sinh không thể nào dự đoán trước điều gì sẽ xảy ra trong một phiên thiền nào đó. Thiền là một sự khám phá và thử nghiệm, và là một chuyến phiêu lưu trong mỗi lần ngồi thiền. Thật ra, khi bạn đã đạt đến một cảm giác có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra hoặc/và mọi sự tương tự sẽ lặp lại như lần thiền trước, thì bạn bạn đang không thực sự thiền. Bạn dùng hiện tượng này như một chỉ số (về sự tiến bộ của bạn). Có nghĩa là bạn đã bị trệch đường ở đâu đó và bạn đang đi đến chỗ trì trệ trong việc thực hành. (Tức là: nếu bạn có thể cảm giác trước hoặc dự đoán trước điều gì sẽ xảy ra với tâm mình trong giờ ngồi thiền, hoặc thậm chí những gì xảy ra cũng giống tương tự những gì xảy ra trong những lần thiền trước: thì sự thiền của bạn đang sai lệch sao đó, vì những gì xảy ra như vậy là không đúng lẽ tự nhiên và tính không-thể-dự-báo-được của thiền).
Hãy học cách nhìn vào từng mỗi giây, như thể đó là giây đầu tiên và duy nhất trong đời. Đó là phương cách cốt lõi của Thiền Minh Sát. Tức là luôn luôn tỉnh giác và quan sát vào từng khoảng khắc của sự sống.
Here again, this is almost true, but not quite. Meditation deals with levels of consciousness which lie deeper than symbolic thought. Therefore, some of the data about meditation just won't fit into words. That does not mean, however, that it cannot be understood.
There are deeper ways to understand things than words. You understand how to walk. You probably can't describe the exact order in which your nerve fibers and your muscles contract during that process. But you can do it. Meditation needs to be understood that same way, by doing it. It is not something that you can learn in abstract terms. It is to be experienced. Meditation is not some mindless formula which gives automatic and predictable results. You can never really predict exactly what will come up in any particular session. It is an investigation and experiment and an adventure every time. In fact, this is so true that when you do reach a feeling of predictability and sameness in your practice, you use that as an indicator. It means that you have gotten off the track somewhere and you are headed for stagnation. Learning to look at each second as if it were the first and only second in the universe is most essential in Vipassana meditation.
Quan niệm sai lầm #4: Mục đích của thiền là để đạt được thành thần thông siêu phàm
Misconception #4
The purpose of meditation is to become a psychic superman

Không phải vậy. Mục đích của thiền là phát triển sự tỉnh giác. Học thiền để đọc tâm mình hay tâm kẻ khác thì không phải là mục đích của thiền. Sự bay bổng tâm trí không phải là mục tiêu của thiền. Mục tiêu của thiền là sự giải thoát. Thực tế thì cũng có một sự kết nối giữa những hiện tượng thần thông siêu phàm và thiền, nhưng mối quan hệ đó có lẽ là rất phức hợp. Trong những giai đoạn đầu hành thiền, những hiện tượng đó có thể xuất hiện hoặc không. Một số người có thể thấy biết bằng trực giác, hoặc họ có được trí nhớ về kiếp quá khứ; số người khác thì không có. Dù gì đi nữa thì những hiện tượng này cũng không nên được xem là những năng lực thần thông thuần thục và đáng tin cậy. Đừng cho đó là điều gì quan trọng. Thật ra, những hiện tượng như vậy là khá nguy hiểm cho những thiền sinh trong giai đoạn đầu, vì chúng quá cám dỗ. Chúng có thể là cái bẫy của tự ngã dẫn dụ người thiền đi sai đường lệch hướng. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy đừng đặt vấn đề và đừng quan trọng gì đến những hiện tượng đó. Nếu chúng xuất hiện, không thành vấn đề. Nếu chúng không xuất hiện, cũng không vấn đề gì. Thường chúng cũng ít xuất hiện. Có một giai đoạn trên đường tu tập của người tu thiền, lúc đó người ấy có thể thực hành những bài tập đặc biệt để phát triển năng lực thần thông. Nhưng vẫn còn lâu mới đến lúc xảy ra điều này.
Khi nào đã chứng đạt được tầng thiền định rất cao sâu, thiền sinh sẽ đủ dư trình độ để làm việc với những năng lực đó mà không hề bị nguy hiểm [nguy hiểm vì chúng có thể làm mất hết kiểm soát hay chi phối đời sống của người thiền]. Rồi thiền sinh đó sẽ phát triển năng lực đó một cách nghiêm túc với mục đích phục vụ cho lợi ích của mọi người. Khả năng này chỉ xảy ra sau hàng chục năm tu tập. Đừng lo lắng về điều đó. Cứ tập trung vào phát triển thêm và thêm sự tỉnh giác. Nếu có những giọng nói và hình ảnh (tâm ảnh) hiện lên, cứ lưu ý đến chúng và để mặc chúng tự biến đi. Đừng xía vào chúng. Đừng dính líu đến chúng.
No, the purpose of meditation is to develop awareness. Learning to read minds is not the point. Levitation is not the goal. The goal is liberation. There is a link between psychic phenomena and meditation, but the relationship is somewhat complex. During early stages of the meditator's career, such phenomena may or may not arise. Some people may experience some intuitive understanding or memories from past lives; others do not. In any case, these are not regarded as well-developed and reliable psychic abilities. Nor should they be given undue importance. Such phenomena are in fact fairly dangerous to new meditators in that they are too seductive. They can be an ego trap which can lure you right off the track. Your best advice is not to place any emphasis on these phenomena. If they come up, that's fine. If they don't, that's fine, too. It's unlikely that they will. There is a point in the meditator's career where he may practice special exercises to develop psychic powers. But this occurs way down the line. After he has gained a very deep stage of Jhana, the meditator will be far enough advanced to work with such powers without the danger of their running out of control or taking over his life. He will then develop them strictly for the purpose of service to others. This state of affairs only occurs after decades of practice. Don't worry about it. Just concentrate on developing more and more awareness. If voices and visions pop up, just notice them and let them go. Don't get involved.
Quan niệm sai lầm #5: Thiền là nguy hiểm, và người cẩn trọng nên tránh xa.
Misconception #5
Meditation is dangerous and a prudent person should avoid it

Mọi thứ trên đời đều nguy hiểm. Băng qua đường và bạn cũng có thể bị xe buýt tông. Vừa xả vòi nước tắm và bạn có thể bị quẹo cổ. Thiền và bạn có lẽ cần phải vét sạch mọi thứ ô nhiễm từ trong quá khứ của bạn. Cái mớ bị đè nén và chôn chặt lâu ngày ở đó có thể cũng đáng sợ. Nhưng việc đó cũng mang lại rất nhiều ích lợi cho bạn.
Chẳng có việc gì là hoàn toàn không có rủi ro, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ co rúm như con tằm nằm trong kén. Đó không phải là sống. Đó là chết yểu. Cách để giải quyết nguy hiểm là phải biết ước chừng nó nhiều hay ít, nó có thể xuất hiện từ chỗ nào và cách nào để đối phó với nó khi nó xuất hiện. Đó là mục đích của quyển sách hướng dẫn này. Thiền Minh Sát là phát triển sự tỉnh giác. Trong bản thân nó không có gì là nguy hiểm, nhưng nguy hiểm chỉ có từ bên ngoài. Tăng cường sự tỉnh giác là phòng hộ khỏi nguy hiểm. Nếu thực hành đúng thì Thiền Minh Sát là một tiến trình rất nhẹ nhàng và từ tốn. Nó diễn ra chậm rãi và dễ dàng, và sự tinh tiến trong thực hành của bạn sẽ diễn ra một cách tự nhiên. Không có gì phải gò ép hay miễn cưỡng. Về sau này, khi bạn đã gần đạt đến trình độ tinh vi và trí tuệ phòng hộ của một bậc thầy, bạn có thể tăng tốc độ trưởng thành bằng một giai đoạn tu thiền chuyên sâu miên mật. Tuy nhiên ngay lúc bắt đầu, thiền rất dễ làm. Cứ làm nhẹ nhàng và mọi thứ sẽ tốt đẹp.
Everything is dangerous. Walk across the street and you may get hit by a bus. Take a shower and you could break your neck. Meditate and you will probably dredge up various nasty-matters from your past. The suppressed material that has been buried there for quite some time can be scary. It is also highly profitable. No activity is entirely without risk, but that does not mean that we should wrap ourselves in some protective cocoon. That is not living. That is premature death. The way to deal with danger is to know approximately how much of it there is, where it is likely to be found and how to deal with it when it arises. That is the purpose of this manual.
Vipassana is development of awareness. That in itself is not dangerous, but just the opposite. Increased awareness is the safeguard against danger. Properly done, meditation is a very gently and gradual process. Take it slow and easy, and development of your practice will occur very naturally. Nothing should be forced. Later, when you are under the close scrutiny and protective wisdom of a competent teacher, you can accelerate your rate of growth by taking a period of intensive meditation. In the beginning, though, easy does it. Work gently and everything will be fine.
Quan niệm sai lầm #6: Thiền chỉ dành cho thánh nhân và tu sĩ khổ hạnh, không phải cho người thường.
Misconception #6
Meditation is for saints and holy men, not for regular people

Thái độ quan điểm này có rất nhiều ở Châu Á, nơi mà các nhà sư và thánh nhân được tôn kính rất cao bằng nhiều nghi thức. Điều này cũng tương tự như thái độ của người Mỹ thần tượng những tài tử điện ảnh và những cầu thủ bóng chày nổi tiếng vậy. Những nhân vật như vậy được ‘đúc khuôn’ ra, được làm cho vĩ đại hơn người thường trong đời thực, và được gán ghép thêm nhiều phẩm chất mà ít có ai trong nhân loại có thể sánh bì với họ. Ngay cả ở phương Tây cũng tồn tại ít nhiều thái độ như vậy trong lĩnh vực thiền tập. Họ trông đợi thiền giả phải là một mẫu người kiểu ‘đắc đạo’, khác người đến nỗi trong miệng người ấy bơ sữa cũng không dám tan chảy được vậy. Nhưng chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với nhũng người đó thì ảo tưởng [sự hiểu lầm] sẽ biến mất ngay. Thực tế thì họ thường tỏ ra là những người có nhiều nghị lực và sức sống, những người sống với lòng nhiệt thành hết mực.
You find this attitude very prevalent in Asia, where monks and holy men are accorded an enormous amount of ritualized reverence. This is somewhat akin to the American attitude of idealizing movie stars and baseball heroes. Such people are stereotyped, made larger than life, and saddled with all sort of characteristics that few human beings can ever live up to. Even in the West, we share some of this attitude about meditation. We expect the meditator to be some extraordinarily pious figure in whose mouth butter would never dare to melt. A little personal contact with such people will quickly dispel this illusion. They usually prove to be people of enormous energy and gusto, people who live their lives with amazing vigor.
Đúng là vậy, tất nhiên, hầu hết những bậc thánh nhân đều hành thiền, nhưng không phải họ hành thiền vì họ là thánh nhân. Ngược lại. Họ là thánh nhân bởi vì họ hành thiền. Thiền là cách để họ trở thành thánh thiện. Và họ bắt đầu thiền tập từ trước khi họ trở thành thánh thiện. Đây là điểm quan trọng. Một số lớn thiền sinh đều nghĩ rằng một người phải hoàn toàn đức hạnh rồi mới nên bắt đầu tập thiền. Đó là cách nghĩ ngược ngạo, không thực tế và không làm được. Đức hạnh thì cần phải có một mức độ kiểm soát tâm trí. Đó là điều kiện cần. Điều kiện tiên quyết. Bạn không thể nào giữ gìn giới hạnh đạo đức nếu bản thân mình không có chút tự chủ về tâm trí, và nếu tâm trí ta cứ rối tung quay tít như bánh dao trong máy xay sinh tố, thì làm sao chúng ta có được sự tự chủ. Vì vậy, việc tu dưỡng tâm [thiền tập] phải nên được làm trước, trước khi người đó có được một “đức hạnh hoàn hảo”... như bậc thánh thiện, bậc chân tu.
It is true, of course, that most holy men meditate, but they don't meditate because they are holy men. That is backward. They are holy men because they meditate. Meditation is how they got there. And they started meditating before they became holy. This is an important point. A sizable number of students seems to feel that a person should be completely moral before he begins meditation. It is an unworkable strategy. Morality requires a certain degree of mental control. It's a prerequisite. You can't follow any set of moral precepts without at least a little self-control, and if your mind is perpetually spinning like a fruit cylinder in a one- armed bandit, self-control is highly unlikely. So mental culture has to come first.
Có ba phần hữu cơ trong thiền Phật giáo: Giới hạnh đạo đức, Thiền định và Trí tuệ. [Giới, Định, Tuệ]. Ba phần này sẽ được tu dưỡng và phát triển đồng thời với nhau khi sự thực hành của bạn tiến triển. Phần này sẽ ảnh hưởng bổ trợ cho phần khác, vì vậy bạn tu tập ba phần đó cùng lúc với nhau, chứ không phải tu dưỡng từng phần một rồi đến phần kia. Tức là (i) không có chuyện bạn chờ tu dưỡng cho đức hạnh được ‘hoàn hảo’ rồi mới bắt đầu ngồi vào thiền. (ii) Cũng không phải bạn chờ cho đến khi nào chứng đạt được tầng nhất thiền hay tứ thiền rồi mới chuyển qua thiền quán để đạt được trí tuệ. (iii) Khi bạn có được trí tuệ để hiểu biết rõ một tình huống, lòng bi mẫn dành cho mọi người sẽ tự động nảy sinh. Lòng bi mẫn ở đây có nghĩa là bạn sẽ tự động kiềm chế bản thân mình để cho ba nghiệp [ý nghĩ, hành động, lời nói] khỏi có thể làm phương hại đến người khác. Khi có trí tuệ thì tự động có giới hạnh. Như vậy mọi hành vi cư xử của bạn tự động có đức hạnh. Thường chỉ khi nào bạn không hiểu biết sâu sắc thì bạn mới phạm phải nhiều thứ. Ví dụ như nếu bạn không hiểu biết được hậu quả của hành động của chính mình, thì bạn thường làm bậy. Một người cứ ngồi chờ cho đến khi nào mình đã tu đủ đức hạnh vẹn toàn như bụt như thánh rồi mới chịu học thiền thì cũng giống như chờ một điều gì đó không thể nào xảy ra. Người xưa hay nói người như vậy chẳng khác nào kẻ cứ đứng chờ cho biển lặng hết sóng rồi mới xuống tắm. Điều đó chẳng bao giờ xảy ra.
There are three integral factors in Buddhist meditation --- morality, concentration and wisdom. Those three factors grow together as your practice deepens. Each one influences the other, so you cultivate the three of them together, not one at a time. When you have the wisdom to truly understand a situation, compassion towards all the parties involved is automatic, and compassion means that you automatically restrain yourself from any thought, word or deed that might harm yourself or others. Thus your behavior is automatically moral. It is only when you don't understand things deeply that you create problems. If you fail to see the consequences of your own action, you will blunder. The fellow who waits to become totally moral before he begins to meditate is waiting for a 'but' that will never come. The ancient sages say that he is like a man waiting for the ocean to become calm so that he can go take a bath.
Để hiểu được đầy đủ mối liên hệ này, chúng ta hãy thử phân đức hạnh thành nhiều mức độ khác nhau. (i) Mức thấp nhất là việc sống tuân thủ những luật lệ và quy tắc do người khác hay xã hội đặt ra. Ví dụ như đó là những luật lệ trong ‘kinh thánh tiên tri’ mà bạn phải theo. Hoặc ví dụ như đó là luật pháp quốc gia, hay luật lệ của tộc trưởng bộ lạc, hay những điều răn của cha mẹ. Không cần biết những quy tắc luật lệ đó do ai đặt ra, nhưng ở mức độ này bạn chỉ cần biết rõ và tuân theo. Người máy cũng làm được việc này. Ngay cả con tinh tinh được huấn luyện cũng tuân thủ được nếu những quy tắc không quá phức tạp, vì mỗi lần nó nếu vi phạm thì nó bị ăn một roi. (Đó là sự bắt buộc). Ở mức độ này không cần gì đến thiền. Tất cả chỉ cần có quy tắc và hình phạt.
To understand this relationship more fully, let us propose that there are levels of morality. The lowest level is adherence to a set of rules and regulations laid down by somebody else. It could be your favorite prophet. It could be the state, the head man of your tribe or your father. No matter who generates the rules, all you've got to do at this level is know the rules and follow them. A robot can do that. Even a trained chimpanzee could do it if the rules were simple enough and he was smacked with a stick every time he broke one. This level requires no meditation at all. All you need are the rules and somebody to swing the stick.
(ii) Mức độ thứ hai của đức hạnh được đo bằng sự tôn trọng và tuân thủ các quy tắc luật lệ một cách tự giác mà không cần phải có người ‘cầm roi’ đứng bên cạnh. Giống như bạn phải đi đúng luật giao thông ngay cả khi không có cảnh sát đứng canh. Bạn lớn lên thêm vài tuổi thì có thể tự ăn cơm, tự đi ngủ đúng giờ chứ không phải vì cha hay mẹ cầm roi hay la rầy sát bên. Bạn tuân theo vì bạn đã thấm nhuần những quy tắc đó trong lòng. Nếu bạn làm sai hay vi phạm, bạn sẽ tự trách hay tự phạt mình. Ở trình độ đức hạnh này cần có ít nhiều sự kiểm soát tâm trí. Nếu tâm bạn lung tung, hành vi của bạn cũng sẽ lung tung. Tu tập tâm [thiền] sẽ làm cho tâm bớt lung tung.
The next level of morality consists of obeying the same rules even in the absence of somebody who will smack you. You obey because you have internalized the rules. You smack yourself every time you break one. This level requires a bit of mind control. If your thought pattern is chaotic, your behavior will be chaotic, too. Mental culture reduces mental chaos.
(iii) Mức thứ ba của đức hạnh có thể gọi luôn là “đức hạnh”, hay từ đúng hơn là “đạo đức”. Lúc này, người đã có một sự chuyển hóa tốt. Ở trình độ đạo đức này, một người không nhất thiết phải rấp rập tuân thủ những quy tắc luật lệ do thẩm quyền nào đặt ra. Người đó chọn cách ứng xử của mình tùy tình huống. Mức độ này đòi hỏi sự thông minh và khả năng nhìn nhận mọi yếu tố của tình huống, và đi đến phản ứng nhất quán, khéo léo và thích hợp nhất trong mỗi trường hợp. Thêm nữa, những cá nhân thuộc cấp đạo đức này thường cũng cố ngoi mình lên khỏi cái quan điểm cá nhân hạn chế của mình, họ không muốn tiếp tục là ếch ngồi đáy giếng nữa. Họ phải thấy được toàn sự thể một cách khách quan, cân nhắc mọi sự một cách “biết người biết ta”. Nói tóm lại, một người đạo đức, ở cấp này, phải biết gác bỏ tham, sân, ác ý, ganh ghét và những bản tính ích kỷ lâu đời, vốn luôn khiến họ suy nghĩ ích kỷ, chỉ luôn nghĩ cho mình mà không nghĩ cho người. Chỉ có như vậy, thì một người đạo đức mới có thể chọn ra cách ứng xử hay hành động đúng đắn nhất và hợp đạo lý nhất cho mỗi sự việc. Muốn có phẩm hạnh đạo đức thì tuyệt đối phải cần có sự tu dưỡng tâm, cần phải thiền, ngoại trừ khi người đó sinh ra đã là bậc thánh. Không còn cách nào khác, ngoài thiền, để có được phẩm cấp đạo đức như vậy. Cần phải tu tập tu dưỡng đức hạnh nữa. Hơn nữa, quá trình suy xét (các hành động) cũng cần phải tốn nhiều công. Nếu bạn cố gắng cân nhắc mọi yếu tố của trong tình huống bằng cái tâm ý thức, bạn sẽ bị đuối hơi, kiệt sức. Trí thức không thể nào làm cùng lúc quá nhiều việc. Nó sẽ bị quá tải. May mắn thay, một lớp sâu bên dưới của tâm thức có thể làm hàng loạt những việc suy xét một cách dễ dàng. Thiền có thể tạo ra lớp tâm thức sâu sắc đó, có thể hoàn thiện quá trình suy xét ở mức độ đạo đức thứ ba đó cho bạn. Đó là một cảm giác phi thường.
There is a third level or morality, but it might be better termed ethics. This level is a whole quantum layer up the scale, a real paradigm shift in orientation. At the level of ethics, one does not follow hard and fast rules dictated by authority. One chooses his own behavior according to the needs of the situation. This level requires real intelligence and an ability to juggle all the factors in every situation and arrive at a unique, creative and appropriate response each time. Furthermore, the individual making these decisions needs to have dug himself out of his own limited personal viewpoint. He has to see the entire situation from an objective point of view, giving equal weight to his own needs and those of others. In other words, he has to be free from greed, hatred, envy and all the other selfish junk that ordinarily keeps us from seeing the other guy's side of the issue. Only then can he choose that precise set of actions which will be truly optimal for that situation. This level of morality absolutely demands meditation, unless you were born a saint. There is no other way to acquire the skill. Furthermore, the sorting process required at this level is exhausting. If you tried to juggle all those factors in every situation with your conscious mind, you'd wear yourself out. The intellect just can't keep that many balls in the air at once. It is an overload. Luckily, a deeper level of consciousness can do this sort of processing with ease. Meditation can accomplish the sorting process for you. It is an eerie feeling.
Một ngày nào đó bạn gặp vấn đề, trông có vẻ như không bao giờ giải quyết được. Ngày hôm sau khi bạn đang rửa chén bát, đang nghĩ về một chuyện hoàn toàn khác thì bỗng nhiên “ngộ” ra giải pháp. Điều này vừa mới nảy sinh từ trong sâu thẳm tâm trí, và bạn thầm kêu lên “Àh hah thì ra vậy”, và tất cả mọi vấn đề được giải quyết. Trực giác chỉ có thể xảy ra khi bạn buông bỏ các lý sự suy diễn ‘logic’ theo thói quen bản năng và nhường chỗ cho tâm có cơ hội đưa ra giải pháp. Một bản tâm tỉnh thức vừa mới có mặt. Thiền giúp cho ta cách “gỡ” mình khỏi quá trình tư duy cố hữu xưa nay. Đó là nghệ thuật bước ra khỏi lối mòn tư duy của tâm, và đó là một kỹ năng rất hữu ích trong cuộc sống hằng ngày.
One day you've got a problem--say to handle Uncle Herman's latest divorce. It looks absolutely unsolvable, and enormous muddle of 'maybes' that would give Solomon himself the willies. The next day you are washing the dishes, thinking about something else entirely, and suddenly the solution is there. It just pops out of the deep mind and you say, 'Ah ha!' and the whole thing is solved. This sort of intuition can only occur when you disengage the logic circuits from the problem and give the deep mind the opportunity to cook up the solution. The conscious mind just gets in the way. Meditation teaches you how to disentangle yourself from the thought process. It is the mental art of stepping out of your own way, and that's a pretty useful skill in everyday life.
Thiền chắc chắn không phải là sự thực hành xa lạ chỉ dành cho các thầy tu khổ hạnh hay ẩn sĩ. Nó là một kỹ năng thực dụng để tập trung vào những sự việc xảy ra trong đời sống hàng ngày, và mang lại ích dụng tức thì cho cuộc sống của bạn. Thiền không phải là xa đời, xa người.
Meditation is certainly not some irrelevant practice strictly for ascetics and hermits. It is a practical skill that focuses on everyday events and has immediate application in everybody's life. Meditation is not other- worldly.
Thật không may, sự thật này về thiền đã làm nản lòng một số thiền sinh. Họ đến học thiền để mong được ‘xuất thần’ kết nối với vũ trụ siêu phàm hay được hòa vào ‘dàn nhạc trời’ của thiên thần. Nhưng thực tế thì họ chỉ đơn giản là học và tìm được một cách tốt hơn để dọn cái thùng rác trong nhà và cách tốt hơn để giải quyết vấn đề nan giải bình thường trước mắt. Họ không cần phải thất vọng vì điều này. Bởi vì việc dọn dẹp rác rưởi trước mắt cũng hữu ích và nên được làm trước. Sau đó, sau nhiều công phu và thời gian, thì mình mới có thể ‘giao lưu’ được với dàn nhạc thiên thần trên thiên đàng.
Unfortunately, this very fact constitutes the drawback for certain students. They enter the practice expecting instantaneous cosmic revelation, complete with angelic choirs. What they usually get is a more efficient way to take out the trash and better ways to deal with Uncle Herman. They are needlessly disappointed. The trash solution comes first. The voices of archangels take a bit longer.
Quan niệm sai lầm #7: Thiền là chạy trốn khỏi hiện thực
Misconception #7
Meditation is running away from reality

Không đúng. Thiền là chạy thẳng vào thực tại. Thiền không phải tách bạn khỏi những khổ đau trong đời sống. Thiền giúp bạn đi sâu vào sự sống và mọi khía cạnh của sự sống để bạn có thể chọc thủng hàng rào trở ngại của khổ đau và vượt lên khỏi khổ đau. Thiền Minh Sát là một sự thực hành với mục đích rõ ràng là đối diện với hiện thực, là hoàn toàn trải nghiệm sự sống như-nó-là và đối diện chính xác với những điều bạn thấy. Thiền giúp bạn xua đi những ảo tưởng và những lời nói dối thì thầm mà bạn vẫn hàng ngày hàng giờ nói với bản thân mình về sự sống. Có sao nói vậy. Bạn là chính “bạn”, nên nếu nói dối chính mình về những điểm yếu và những toan tính của mình thì chỉ làm cho mình càng bị dính vào vòng quay của bánh xe ảo tưởng mê lầm mà thôi. Tốt nhất là không nên tự gạt mình. Thiền Minh Sát không phải là nỗ lực để quên bản thân mình hay để che đậy những phiền não của mình. Thiền luyện tập cho bạn cách nhìn vào bạn đúng thật “như-mình-là”. Thấy được mình là ‘cái gì’ và chấp nhận ‘nó’ một cách hoàn toàn. Chỉ khi làm được như vậy, bạn mới mong thay đổi được mình.
Incorrect. Meditation is running into reality. It does not insulate you from the pain of life. It allows you to delve so deeply into life and all its aspects that you pierce the pain barrier and you go beyond suffering. Vipassana is a practice done with the specific intention of facing reality, to fully experience life just as it is and to cope with exactly what you find. It allows you to blow aside the illusions and to free yourself from all those polite little lies you tell yourself all the time. What is there is there. You are who you are, and lying to yourself about your own weaknesses and motivations only binds you tighter to the wheel of illusion. Vipassana meditation is not an attempt to forget yourself or to cover up your troubles. It is learning to look at yourself exactly as you are. See what is there, accept it fully. Only then can you change it.
Quan niệm sai lầm #8: Thiền là cách để có được khoái lạc?
Misconception #8
Meditation is a great way to get high

Điều này vừa đúng vừa không đúng. Thiền nhiều lúc cũng tạo ra những cảm giác sung sướng, hỷ lạc. Nhưng đó không phải là mục đích của thiền Phật giáo, và những niềm sung sướng hỷ lạc đó không phải luôn luôn xảy ra. Hơn nữa, nếu bạn thiền tập với mục đích đó thì chúng càng ít xảy ra!. Nhưng nếu bạn thực hành thiền với mục đích đúng đắn của thiền, thì những niềm hỷ lạc đó lại thường xảy đến với bạn. Niềm sung sướng hỷ lạc có được từ sự thư giãn, và sự thư giãn có được từ sự giải tỏa hết mọi căng thẳng. Nếu bạn chủ động tìm kiếm niềm sung sướng hỷ lạc trong thiền thì bạn đã đưa sự căng thẳng [dục vọng] vào thiền, làm xáo trộn tiến trình diễn ra của thiền. Đây là thế bí, “gậy ông đập lưng ông”!. Bạn chỉ có thể có được an lạc hay hạnh phúc nếu bạn không theo đuổi nó. Thêm nữa, nếu sự hưng phấn, sự ‘phê phê’ hay khoái cảm là cái mà bạn đeo đuổi, thì có nhiều cách khác để bạn có được chúng, (đâu cần phải khổ công ngồi thiền). Rượu, ma tuý và tình dục cũng có thể mang lại cho bạn những hưng phấn và khoái cảm đó. Hưng phấn hay khoái lạc không phải là mục đích của thiền. Nó thường khởi sinh trong khi thiền, nhưng đó chỉ là sản phẩm phụ của việc hành thiền. Nó là một tác dụng phụ rất dễ chịu, một cảm giác sung sướng [lạc thọ], và nó sẽ thường xuyên có được nếu bạn tiếp tục hành thiền đều đặn lâu dài. Bạn sẽ không nghe những thiền sinh giỏi hay thiền sư phản đối gì về điều này. Nó là bình thường.
Well, yes and no. Meditation does produce lovely blissful feelings sometimes. But they are not the purpose, and they don't always occur. Furthermore, if you do meditation with that purpose in mind, they are less likely to occur than if you just meditate for the actual purpose of meditation, which is increased awareness. Bliss results from relaxation, and relaxation results from release of tension. Seeking bliss from meditation introduces tension into the process, which blows the whole chain of events. It is a Catch-22. You can only have bliss if you don't chase it. Besides, if euphoria and good feelings are what you are after, there are easier ways to get them. They are available in taverns and from shady characters on the street corners all across the nation. Euphoria is not the purpose of meditation. It will often arise, but it to be regarded as a by- product. Still, it is a very pleasant side-effect, and it becomes more and more frequent the longer you meditate. You won't hear any disagreement about this from advanced practitioners.
(Vì niềm vui sướng và khoái lạc thì chẳng có gì là sai trái cả, đặc biệt là khi chúng đi kèm với niềm chân phúc và trí tuệ tăng lên).

Quan niệm sai lầm #9: Thiền là ích kỷ
Misconception #9
Meditation is selfish

Chắc chắn thiền trông có vẻ như vậy, vì người hành thiền là thiền cho lợi lạc của chính mình, chứ không cho ai khác. Hãy nhìn một người đang ngồi trên một cái gối nhỏ để thiền. Người đó có bước ra ngoài hiến máu nhân đạo không? Không. Người ấy có đi giúp những nạn nhân thiên tai hay không? Không. Nhưng chúng ta hãy cố xem xét động cơ hay mục đích ngồi thiền của người ấy. Tại sao người ấy ngồi thiền như vậy? Mục đích của người hành thiền là trút bỏ mọi sân hận, thù ghét, ác ý. Người ấy đang nỗ lực trên con đường trừ bỏ những tham dục, sự căng thẳng và sự vô cảm. Chúng chính là những "chướng ngại" cản trở lòng bi mẫn thương yêu của một người dành cho người khác. Cho đến khi những chướng ngại vẫn còn thì bất cứ việc gì một người làm (dù là việc từ thiện) đều chỉ là sự thể hiện thêm của cái ‘Tôi’ tự ngã, và thật sự không giúp ích gì về lâu về dài.
It certainly looks that way. There sits the meditator parked on his little cushion. Is he out giving blood? No. Is he busy working with disaster victims? No. But let us examine his motivation. Why is he doing this? His intention is to purge his own mind of anger, prejudice and ill-will. He is actively engaged in the process of getting rid of greed, tension and insensitivity. Those are the very items which obstruct his compassion for others. Until they are gone, any good works that he does are likely to be just an extension of his own ego and of no real help in the long run.
Chữ “giúp đỡ” [từ thiện, công đức] là một danh từ đáng nguy hại, là một trong những trò chơi cũ rích từ xưa. Hãy thử nhìn vào đời sống cá nhân của những thiền giả tốt thì bạn thường không thấy họ tham gia vào những công việc nhân đạo. Bạn sẽ không thấy những người tu thiền tham gia vào những sứ mạng theo kiểu các cuộc ‘thập tự chinh’ và sẵn sàng ‘hy sinh’ nhiều mạng người vì mục đích sùng đạo. Thực ra chúng ta ích kỷ hơn nhiều so với mức chúng ta vẫn tưởng. Chính cái ‘Ta’ đã luôn biến những công trình cao siêu trở thành vô ích. Cái ‘Ta’ luôn có cách phá hại những việc cao đẹp nhất thành những đống rác, nếu cái ‘Ta’ đó được tự do thể hiện. Thông qua việc thiền tập chúng ta ý thức được rõ rằng cái ‘con người’ của chúng ta là cái gì, làm cho ta tỉnh thức khỏi những thứ tinh xảo vốn khiến chúng ta luôn thể hiện tâm tính ích kỷ của mình. Và từ đó, chúng ta bắt đầu hết ích kỷ một cách đích thực. Việc làm trong sạch bản thân mình để không còn ích kỷ thì không phải là hành động ích kỷ!
Harm in the name of help is one of the oldest games. The grand inquisitor of the Spanish Inquisition spouts the loftiest of motives. The Salem witchcraft trials were conducted for the public good. Examine the personal lives of advanced meditators and you will often find them engaged in humanitarian service. You will seldom find them as crusading missionaries who are willing to sacrifice certain individuals for the sake of some pious idea. The fact is we are more selfish than we know. The ego has a way of turning the loftiest activities into trash if it is allowed free range. Through meditation we become aware of ourselves exactly as we are, by waking up to the numerous subtle ways that we manifest our own selfishness. Then we truly begin to be genuinely selfless. Cleansing yourself of selfishness is not a selfish activity.
Quan niệm sai lầm #10: Khi thiền, người ta chỉ ngồi suy nghĩ về những điều cao siêu bay bổng
Misconception #10
When you meditate, you sit around thinking lofty thoughts

Điều này cũng sai. Trong một số pháp môn thiền khác thì có điều này. Nhưng Thiền Minh Sát (vipassana) thì không phải vậy. Thiền Minh Sát là tu tập sự tỉnh giác: tỉnh giác hằng biết về bất cứ điều gì đang diễn ra trước mắt, bất kể điều đó là cao siêu hay rác rưởi. Cái gì đang xảy ra, thì đang xảy ra, thì đều tỉnh giác về nó.
Wrong again. There are certain systems of contemplation in which this sort of thing is done. But that is not Vipassana. Vipassana is the practice of awareness. Awareness of whatever is there, be it supreme truth or crummy trash. What is there is there.
Dĩ nhiên rằng có những ý nghĩ bay bổng cao vời khởi sinh trong khi bạn hành thiền. Điều này cũng không cần thiết phải tránh né. Mà cũng không cần thiết phải đi tìm hay mong đợi. Chúng chỉ là những tác dụng phụ dễ chịu mà thôi. Thiền Minh Sát là sự thực hành giản dị. Nó chỉ gồm việc trải nghiệm một cách trực diện mọi sự xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của bạn, không cần phải thiên vị, thiên kiến hay đặt tên dán nhãn bằng những hình ảnh trong tâm [tâm ảnh] về chúng. Thiền Minh Sát là nhìn và quán sát đời sống của bạn đang diễn ra trong từng mỗi giây phút một cách vô tư, mà không cần phán xét hay thiên kiến gì. Điều gì đến thì đến. Sự gì diễn ra thì diễn ra. Đơn giản là vậy. (Chứ không phải chỉ toàn quan sát những điều cao siêu bay bổng).
Of course, lofty aesthetic thoughts may arise during your practice. They are certainly not to be avoided. Neither are they to be sought. They are just pleasant side-effects. Vipassana is a simple practice. It consists of experiencing your own life events directly, without preference and without mental images pasted to them. Vipassana is seeing your life unfold from moment to moment without biases. What comes up comes up. It is very simple.
Quan niệm sai lầm #11: Sau vài tuần thiền tập, mọi phiền não của ta sẽ biến mất
Misconception #11
A couple of weeks of meditation and all my problems will go away

Tiếc thay, thiền không phải là cách trị liệu nhanh chóng như vậy. Bạn sẽ bắt đầu thấy ngay sự thay đổi, tuy nhiên phải mất năm này tháng nọ thì mới có được những tác dụng sâu sắc. Đó cũng giống như cách thức mà thế giới của bạn được hình thành. Những điều quý giá thì dễ gì có được chỉ sau một đêm thức dậy!
Sorry, meditation is not a quick cure-all. You will start seeing changes right away, but really profound effects are years down the line. That is just the way the universe is constructed. Nothing worthwhile is achieved overnight.
Về một vài phương diện thực hành, thiền cũng không phải là dễ. Nó đòi hỏi người tu thiền phải theo một kỷ cương dài hạn và đôi khi là một quá trình tu tập rất công phu và khổ cực. Mỗi khi ngồi thiền bạn sẽ đạt được một số tiến bộ, nhưng những kết quả đó thường là rất vi tế, khó thấy. Những kết quả vi tế đó xảy ra rất sâu bên trong tâm thức, chỉ về sau này mới bộc lộ rõ nét nhiều hơn. Và như vậy nếu bạn ngồi thiền mà trông đợi những đổi thay lớn lao thì bạn sẽ (bị) bỏ lỡ mất những thay đổi vi tế này. Bạn sẽ bị thất vọng, bỏ cuộc và thề rằng chẳng bao giờ có sự thay đổi nào xảy ra hết. Kiên nhẫn là chìa khóa. Kiên nhẫn. Nếu bạn chẳng học được gì từ việc thiền tập, ít nhất bạn cũng học được tính kiên nhẫn. Và đó là bài học quý giá nhất trong thiền.
Meditation is tough in some respects. It requires a long discipline and sometimes a painful process of practice. At each sitting you gain some results, but those results are often very subtle. They occur deep within the mind, only to manifest much later. and if you are sitting there constantly looking for some huge instantaneous changes, you will miss the subtle shifts altogether. You will get discouraged, give up and swear that no such changes will ever occur. Patience is the key. Patience. If you learn nothing else from meditation, you will learn patience. And that is the most valuable lesson available.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Phật Giáo Yếu Lược


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.110.76 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...