Thiền Minh Sát gần như là cách thực hành giữ cân bằng cho tâm. Bạn sẽ tu tập hai đặc tính riêng biệt của tâm—Đó là sự Chánh Niệm và sự Chánh Định. Cách lý tưởng nhất là làm sao hai đặc tính này cùng làm việc với nhau như một cặp đôi cùng phe. Nói cách khác, chúng kéo nhau song hành. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tu tập làm sao để chúng phát triển một cách song song và một cách cân bằng. Nếu lo tu dưỡng được cái này mà bỏ mất cái kia ít nhiều, thì sự cân bằng của tâm sẽ bị mất đi, và thiền coi như cũng thất bại.
Vipassana meditation is something of a mental balancing act. You are going to be cultivating two separate qualities of the mind--mindfulness and concentration. Ideally these two work together as a team. They pull in tandem, so to speak. Therefore it is important to cultivate them side-by-side and in a balanced manner. If one of the factors is strengthened at the expense of the other, the balance of the mind is lost and meditation impossible.
Chánh định và chánh niệm là những chức năng khác biệt nhau. Mỗi cái có một vai trò riêng của nó trong việc thiền, và mối liên hệ của chúng là vừa rõ rệt và lại vừa tinh tế. Chánh định là sự tập trung vào một điểm của tâm [sự hợp nhất của tâm, sự hội tụ của tâm vào nhất điểm, tâm nhất điểm]. Nó là sự ép buộc tâm chỉ chú ý vào một điểm tĩnh tại nào đó. Lưu ý chữ ‘ÉP BUỘC’ ở đây. Sự tập trung tâm đại thể là một loại hành vi ép buộc. Nó có thể phát triển bằng sự ép buộc, bằng sức mạnh ý chí mạnh mẽ liên tục. Và khi ta có phát triển được định, thì nó vẫn còn bóng dáng mùi vị của sự cố tâm, sự gò ép, kỷ luật.
Concentration and mindfulness are distinctly different functions. They each have their role to play in meditation, and the relationship between them is definite and delicate. Concentration is often called one-pointedness of mind. It consists of forcing the mind to remain on one static point. Please note the word FORCE. Concentration is pretty much a forced type of activity. It can be developed by force, by sheer unremitting willpower. And once developed, it retains some of that forced flavor.
Ngược lại, Chánh niệm là một chức năng tinh tế dẫn đến việc tạo ra những khả năng nhạy cảm tinh khiết. Định và niệm là hai cộng sự trong công việc hành thiền. Chánh niệm là một công việc nhạy cảm. Nó nhận biết mọi sự vật hiện tượng. Chánh định cung cấp sức mạnh. Nó giữ sự chú tâm ghim dính vào một đối tượng. Chánh niệm có mặt trong mối liên hệ này là lý tưởng nhất. Chánh niệm chọn những đối tượng để chú tâm, và nhận biết khi nào sự chú tâm bị xao lãng, bị trượt mất. Còn chánh định thì làm công việc đích thực của mình là kiềm giữ sự chú tâm ổn định trên/vào một đối tượng đã được chọn bởi chánh niệm. Nếu một trong hai chức năng đó bị yếu đi, thì thiền cũng bị xao lãng và bất thành.
Mindfulness, on the other hand, is a delicate function leading to refined sensibilities. These two are partners in the job of meditation. Mindfulness is the sensitive one. He notices things. Concentration provides the power. He keeps the attention pinned down to one item. Ideally, mindfulness is in this relationship. Mindfulness picks the objects of attention, and notices when the attention has gone astray. Concentration does the actual work of holding the attention steady on that chosen object. If either of these partners is weak, your meditation goes astray.
Sự tập trung hay định có thể được định nghĩa như là một năng lực [căn] của tâm, nó mục tiêu chuyên chú vào một đối tượng duy nhất một cách liên tục, không gián đoạn. Cần nhấn mạnh rằng sự chánh định thật sự là một “sự tập trung tâm vào một điểm” [nhất tâm, hội chiếu tâm, cố định tâm] một cách đúng đắn và lành mạnh. (Chánh định là sự định tâm đúng đắn và lành mạnh. Vì vậy có thêm từ “chánh”). Đó là trạng thái không có mặt tham, sân, si. Còn định tâm hay nhất tâm không lành mạnh và không đúng đắn [tà định] cũng thường xảy ra, và tà định thì cũng có thể ‘luyện thành’ được, tuy nhiên loại tà định này không giúp dẫn đến sự giải thoát theo mục tiêu của đạo Phật. Đối với thiền định, người ta có thể nhất tâm đạt định trong trạng thái có tham dục. Nhưng việc đó chẳng đi đến đâu. (Loại tà định đó không giúp cho sự chánh niệm đúng đắn và tinh khiết được). Ví dụ, sự mục tiêu chuyên chú vào một thứ gì mà bạn căm ghét thì việc đó chẳng giúp được gì cho bạn (chỉ phát huy cái tâm sân hận mà thôi). Thực tế, những kiểu trạng thái nhất-tâm không lành mạnh như vậy dù có đạt định thì loại tà định ấy cũng mất nhanh, cũng không bền vững - đặc biệt là khi nó được dùng vào mục đích hãm hại người khác. Sự chánh định đích thực thì không có những sự ô nhiễm như vậy. Đó là một trạng thái tâm trong đó tâm được gom tụ lại và nhờ đó có thêm sức mạnh và cường độ. Chúng ta có thể lấy ví dụ của một thấu kính. Khi tất những tia sáng cùng chiếu song song lên một tờ giấy, thì cùng lắm chúng cũng chỉ sưởi mặt giấy ấm lên ít hay nhiều. Nhưng cũng những tia nắng đó nếu được hội tụ qua một cái kính lúp và được chiếu vào một điểm trên tờ giấy thì nó có thể đốt cháy tờ giấy dễ dàng. Định là cái kính lúp. Nó (hội tụ năng lượng và) tạo ra một cường độ sức mạnh cần thiết để soi rọi vào trong những tầng sâu hơn của tâm thức. Chánh niệm thì lựa chọn đối tượng để thấu kính [chánh định] đó soi rọi vào đó, và nó [chánh niệm] nhìn xuyên qua thấu kính để thấy rõ cái gì đang diễn ra dưới đó.
Concentration could be defined as that faculty of the mind which focuses single mindedly on one object without interruption. It must be emphasized that true concentration is a wholesome one-pointedness of mind. That is, the state is free from greed, hatred and delusion. Unwholesome one-pointedness is also possible, but it will not lead to liberation. You can be very single-minded in a state of lust. But that gets you nowhere. Uninterrupted focus on something that you hate does not help yo at all. In fact, such unwholesome concentration is fairly short-lived even when it is achieved--especially when it is used to harm others. True concentration itself is free from such contaminants. It is a state in which the mind is gathered together and thus gains power and intensity. We might use the analogy of a lens. Parallel waves of sunlight falling on a piece of paper will do no more than warm the surface. But the same amount of light, when focused through a lens, falls on a single point and the paper bursts into flames. Concentration is the lens. It produces the burning intensity necessary to see into the deeper reaches of the mind. Mindfulness selects the object that the lens will focus on and looks through the lens to see what is there.
Định nên được coi là một công cụ. Và cũng như bất kỳ công cụ nào, nó có thể được dùng để làm việc thiện hay việc bất thiện . Một con dao có thể được dùng điêu khắc những tượng phẩm tuyệt đẹp, nhưng cũng có thể được dùng để sát thương người khác. Điều đó tùy thuộc vào người sử dụng dao. Định cũng vậy. Nếu bạn biết dùng nó một cách đúng đắn và lành mạnh, nó sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều, nhất là trong việc thiền tập vì mục tiêu giải thoát. Nhưng, cái đáng khổ là nó cũng có thể được dùng để phục vụ cho cái ‘ta’ [bản ngã]. Nó được phát huy vì mục đích tranh giành danh lợi. Người ta có thể dùng nó để thống trị và điều khiển người khác. Người ta có thể dùng nó cho mục tiêu tư lợi ích kỷ. Vấn đề là nếu chỉ phát triển định mà thôi, thì điều đó không mang lại triển vọng gì cho bạn. Nó sẽ không giúp mang lại nguồn ánh sáng để soi rọi vào tận gốc vấn đề cần giải quyết - đó là lòng ích kỷ và bản chất của khổ đau. Chánh định có thể được dùng để đào sâu vào những trạng thái tâm lý thâm sâu. Nhưng ngay cả khi ứng dụng được như vậy, định cũng không hiểu biết được những nguồn thúc đẩy và lôi kéo của tự ngã. Chỉ có chánh niệm mới làm được điều đó. Nếu chánh niệm không có mặt ở đó để nhìn xuyên qua thấu kính và nhìn thấy được cái thực tại được phơi bày dưới đó, thì tất cả cũng chỉ bằng không, coi như ta chẳng làm được gì. Chỉ là công cốc. Chỉ có chánh niệm mới hiểu biết. Chỉ có chánh niệm mới mang lại trí tuệ. Còn định có giới hạn của nó. Định cũng có những giới hạn khác.
Concentration should be regarded as a tool. Like any tool, it can be used for good or for ill. A sharp knife can be used to create a beautiful carving or to harm someone. It is all up to the one who uses the knife. Concentration is similar. Properly used, it can assist you towards liberation. But it can also be used in the service of the ego. It can operate in the framework of achievement and competition. You can use concentration to dominate others. You can use it to be selfish. The real problem is that concentration alone will not give you a perspective on yourself. It won't throw light on the basic problems of selfishness and the nature of suffering. It can be used to dig down into deep psychological states. But even then, the forces of egotism won't be understood. Only mindfulness can do that. If mindfulness is not there to look into the lens and see what has been uncovered, then it is all for nothing. Only mindfulness understands. Only mindfulness brings wisdom. Concentration has other limitations, too.
Trạng thái chánh định thâm sâu chỉ có thể đạt được trong một số điều kiện riêng biệt. (Nếu ngược lại thì rất khó tập trung hay định tâm). Những Phật tử khắp nơi đã bỏ nhiều công sức suy nghĩ để xây dựng nên những thiền đường và tự viện. Mục đích chính của họ là tạo ra một môi trường yên tĩnh, không bị xao lãng, để trợ duyên cho việc tu tập kỹ năng thiền định này. Không tiếng ồn, không gián đoạn. Quan trọng là tạo ra một môi trường không bị xáo trộn về mặc cảm xúc cho những người tu. Vì việc tu tập sự chánh định thường bị ngăn trở bởi một số trạng thái tâm mà ta hay gọi là những “chướng ngại". Đó là tham dục, sân hận, buồn ngủ (hôn trầm), bất an, và nghi ngờ. (Nghi ngờ là trạng thái tinh thần dễ bị lung lay hay ngờ vực về con đường tu tập). Những chướng ngại gây phiền não và làm xao lãng tâm vừa nói cũng đã được bàn luận ở Chương 12.
Really deep concentration can only take place under certain specific conditions. Buddhists go to a lot of trouble to build meditation halls and monasteries. Their main purpose is to create a physical environment free of distractions in which to learn this skill. No noise, no interruptions. Just as important, however, is the creation of a distraction-free emotional environment. The development of concentration will be blocked by the presence of certain mental states which we call the five hindrances. They are greed for sensual pleasure, hatred, mental lethargy, restlessness, and mental vacillation. We have examined these mental states more fully in Chapter 12.
Một tự viện là nơi được thiết kế có ít nhất những tiếng ồn gây xáo trộn cảm xúc của người tu. Chẳng hạn, không có những người tu khác giới tu và sống chung trong một tự viện. Vì vậy, sẽ có ít cơ hội cho tâm ái dục khởi sinh. Người tu không ai được cất giữ của cải riêng, để khỏi tranh chấp cái của tôi với cái của anh, và không tạo cơ hội cho lòng tham lam và sự thèm-có-được khởi sinh. Ở đây chúng tôi cần nói thêm một trở ngại nữa cho vấn đề tu thiền định. Khi đạt trạng thái định sâu, ta thường bị hút vào đối tượng thiền định đến mức quên hết những chuyện sinh hoạt khác xung quanh mình. Ví dụ như ta có thể quên cả thân, và quên cả mình là ai, và quên mọi thứ xung quanh mình. Bởi vậy, muốn tu tập chánh định thì cần phải có một môi trường thích hợp là vậy. Cũng vì lý do này, tự viện là một nơi thuận tiện và trợ duyên hữu ích. Thật là hữu ích và an tâm khi người tu biết được có những người khác chăm nom cho mình những điều kiện sống về vật chất như về thức ăn, sức khỏe, chỗ ngủ nghỉ...Không có những sự chăm nom thu xếp như vậy, một người tu rất khó mà an tâm để tu tập nhập định sâu và lâu như mình muốn.
A monastery is a controlled environment where this sort of emotional noise is kept to a minimum. No members of the opposite sex are allowed to live together there. Therefore, there is less opportunity for lust. No possessions are allowed. Therefore, no ownership squabbles and less chance for greed and coveting. Another hurdle for concentration should also be mentioned. In really deep concentration, you get so absorbed in the object of concentration that you forget all about trifles. Like your body, for instance, and your identity and everything around you. Here again the monastery is a useful convenience. It is nice to know that there is somebody to take care of you by watching over all the mundane matters of food and physical security. Without such assurance, one hesitates to go as deeply into concentration as one might.
Trái lại, chánh niệm thì không bị những trở ngại đó. Chánh niệm không phụ thuộc vào bất kỳ hoàn cảnh riêng biệt hay bất kỳ điều kiện vật chất hay môi trường nào. Nó chỉ là yếu tố nhận biết thuần túy. Bởi vậy, nó luôn luôn được tự do quan sát bất kỳ sự việc hiện tượng nào đang có mặt - như ái dục, sân hận, hay tiếng ồn. Chánh niệm không bị giới hạn bởi điều kiện nào. Theo một cách nào đó, chánh niệm luôn có mặt trong mọi thời khắc, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. (Trong bất kỳ mọi lúc mọi nơi, chánh niệm đều có thể có mặt).
Mindfulness, on the other hand, is free from all these drawbacks. Mindfulness is not dependent on any such particular circumstance, physical or otherwise. It is a pure noticing factor. Thus it is free to notice whatever comes up--lust, hatred, or noise. Mindfulness is not limited by any condition. It exists to some extent in every moment, in every circumstance that arises.
Thứ nữa, chánh niệm không phải là tập trung chú tâm vào một ‘đối tượng cố định duy nhất’ (như tu tập định). Chánh niệm quan sát sự thay đổi. Vì vậy, chánh niệm có vô số những đối tượng để chú tâm. Chánh niệm chỉ nhìn vào bất kỳ hiện tượng nào đang diễn qua tâm, và không hề định dạng hay phân loại nó. Ngay cả những thứ gì gây xao lãng và gián đoạn cũng được nhận biết bằng mức độ chú tâm tương tự như khi nó chú tâm vào đối tượng chính của buổi thiền (chẳng hạn: hơi thở). Trong trạng thái chánh niệm thuần khiết, sự chú tâm chỉ đơn giản trôi theo những thay đổi đang diễn ra trong tâm. "Thay đổi, thay đổi, thay đổi. Bây giờ là cái này, bây giờ cái này, và bây giờ là cái này".
Also, mindfulness has no fixed object of focus. It observes change. Thus it has an unlimited number of objects of attention. It just looks at whatever is passing through the mind and it does not categorize. Distractions and interruptions are noticed with the same amount of attention as the formal objects of meditation. In a state of pure mindfulness your attention just flows along with whatever changes are taking place in the mind. "Shift, shift, shift. Now this, now this, and now this."
Chúng ta không thể tu tập sự chánh niệm bằng sự ép buộc (như trong tu định). Sự nghiến răng, gắng gượng không giúp gì được ở đây. Thực tế chắc chắn, càng cố ép thì càng cản trở chánh niệm. Chánh niệm không thể được tu dưỡng bằng sự tranh đấu. Nó phát triển nhờ vào sự nhận biết, sự buông bỏ, sự ngồi xuống nhẹ nhàng trong giây phút hiện tại và thả mình hài lòng với những gì mình đang trải nghiệm. Điều này không có nghĩa là sự chánh niệm của ta lúc nào cũng có mặt. Còn lâu mới được vậy. Cần có năng lượng. Nó cần nỗ lực tinh tấn. Nhưng sự nỗ lực cố gắng này khác với sự ép buộc. Chánh niệm được tu tập bằng một sự nỗ lực nhẹ nhàng, một nỗ lực ‘không nỗ lực’. Người tu thiền tu dưỡng sự chánh niệm bằng cách thường trực nhắc nhớ chính mình một cách nhẹ nhàng để giữ sự tỉnh giác về bất cứ điều gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Sự kiên trì và một sự tiếp xúc nhẹ nhàng là những bí quyết. Chánh niệm được tu tập bằng cách thường trực kéo mình quay lại trạng thái tỉnh giác, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng.
You can't develop mindfulness by force. Active teeth gritting willpower won't do you any good at all. As a matter of fact, it will hinder progress. Mindfulness cannot be cultivated by struggle. It grows by realizing, by letting go, by just settling down in the moment and letting yourself get comfortable with whatever you are experiencing. This does not mean that mindfulness happens all by itself. Far from it. Energy is required. Effort is required. But this effort is different from force. Mindfulness is cultivated by a gentle effort, by effortless effort. The meditator cultivates mindfulness by constantly reminding himself in a gentle way to maintain his awareness of whatever is happening right now. Persistence and a light touch are the secrets. Mindfulness is cultivated by constantly pulling oneself back to a state of awareness, gently, gently, gently.
Chánh niệm cũng không thể được dùng theo đường lối ích kỷ. Nó là sự tỉnh thức vô ngã. Không có cái 'Ta' nào trong một trạnh thái chánh niệm thuần khiết. Vì vậy, không có cái ta nào để mà ích kỷ. Trái lại, chính chánh niệm mang lại triển vọng thật sự cho chính bản thân bạn. Nó giúp bạn điềm tỉnh bước lùi lại một bước quan trọng, không tiếp tục ‘dính chàm’ vào những tham dục và sân hận, và vì vậy bạn có thể nhìn lại chính mình và nói rằng, "Àh, thì ra tôi thực sự là như vậy". (Tức là bình thường vì ta luôn dính vào những tham-sân cho nên ta không nhận ra mình đích thực. Tham-sân-si che mờ mắt ta, ngăn ta không thấy được cái ‘con người’ thực của ‘ta’ đích thực là gì.)
Mindfulness can't be used in any selfish way, either. It is nonegoistic alertness. There is no 'me' in a state of pure mindfulness. So there is no self to be selfish. On the contrary, it is mindfulness which gives you the real perspective on yourself. It allows you to take that crucial mental step backward from your own desires and aversions so that you can then look and say, "Ah ha, so that's how I really am."
Khi đang ở trong trạng thái chánh niệm, bạn sẽ thấy được bản thân mình là gì, đích thực như-nó-là. Bạn thấy rõ hành vi ích kỷ của mình. Bạn thấy được sự khổ đau của mình. Và bạn thấy được những cách thức, đường lối mà chúng ta tạo ra đau khổ. Bạn thấy được bạn làm tổn tương người khác như thế nào. Bạn chọc thủng cái lớp tường được xây bằng những sự dối lừa mà bạn thường xuyên nói với chính mình; và sau lớp tường đó, bạn thấy rõ đích thực cái gì ở trong đó. Chánh niệm dẫn đến trí tuệ.
In a state of mindfulness, you see yourself exactly as you are. You see your own selfish behavior. You see your own suffering. And you see how you create that suffering. You see how you hurt others. You pierce right through the layer of lies that you normally tell yourself and you see what is really there. Mindfulness leads to wisdom.
Chánh niệm không cố mong cầu hay thành tựu được cái gì. Nó chỉ là sự nhìn. Do vậy, không có tham dục hay sân hận dính vào. Sự ganh đua và tranh đấu để thành tựu hay chứng đắc gì gì đó là không có chỗ đứng trong tiến trình chánh niệm. Chánh niệm không canh nhắm vào mục tiêu gì cả. Nó chỉ đơn thuần nhận biết và quan sát những gì đang diễn ra sẵn ở đó.
Mindfulness is not trying to achieve anything. It is just looking. Therefore, desire and aversion are not involved. Competition and struggle for achievement have no place in the process. Mindfulness does not aim at anything. It just sees whatever is already there.
Chánh niệm là chức năng lớn hơn và rộng hơn chánh định. Nó là một chức năng bao trùm tất cả. Còn định là riêng biệt, đi về cá biệt. Định chỉ lo mục tiêu vào một đối tượng [tiêu điểm] duy nhất và không để ý gì những thứ khác. Chánh niệm thì bao hàm chung, đi về tổng quan. Trước mặt cái mục tiêu chú tâm, thì chánh niệm đứng lùi lại (phía sau định) và quan sát mục tiêu với một gốc nhìn rộng hơn, bao quát hơn, và nhanh chóng nhận biết từng thay đổi đang xảy ra. Ví dụ, khi bạn chú tâm vào một hòn đá, thì sự chánh định chỉ nhìn thấy hòn đá. Chánh niệm đứng lùi lại một chút, tỉnh giác nhận biết về hòn đá, tỉnh giác nhận biết về sự chánh định đang mục tiêu vào hòn đá, tỉnh giác nhận biết về cường độ của sự mục tiêu đó, và sẽ luôn tỉnh giác nhận biết khi sự mục tiêu hay chú tâm bị thay đổi mỗi khi chánh định (sự tập trung) bị xao lãng. Chính chánh niệm mới nhận biết được sự xao lãng đã đang xảy ra, và cũng chính chánh niệm hướng sự chú tâm trở lại mục tiêu hòn đá. Chánh niệm khó tu tập và tu dưỡng hơn chánh định, bởi vì nó là một chức năng sâu rộng hơn. Định chỉ đơn thuần là sự nhắm vào một chỗ, sự mục tiêu vào nhất-điểm của tâm, như là một tia laser chiếu vào một tiêu điểm, hay như tia sáng hội tụ chiếu vào một điểm trên tờ giấy, như đã ví dụ trước đây. Nó có sức mạnh hội tụ để đốt cháy, chiếu sáng lối vào và soi rọi vào mục tiêu đối tượng đang nằm dưới lớp sâu của tâm thức. Nhưng chánh định không hiểu biết được cái mục tiêu mà nó đang soi thấy. Chánh niệm thì có thể xem xét những cơ chế và đường lối của sự ích kỷ [ngã chấp] và hiểu biết được bản chất của đối tượng nó đang nhìn thấy. Chánh niệm có thể chọc thủng bức màn bí mật của khổ đau và cơ chế của mọi sự bất toại nguyện [khổ] và phiền não. Chánh niệm có thể làm bạn được tự do. Chánh niệm có thể giải thoát cho bạn.
Mindfulness is a broader and larger function than concentration. it is an all-encompassing function. Concentration is exclusive. It settles down on one item and ignores everything else. Mindfulness is inclusive. It stands back from the focus of attention and watches with a broad focus, quick to notice any change that occurs. If you have focused the mind on a stone, concentration will see only the stone. Mindfulness stands back from this process, aware of the stone, aware of the concentration focusing on the stone, aware of the intensity of that focus and instantly aware of the shift of attention when concentration is distracted. It is mindfulness which notices the distraction which has occurred, and it is mindfulness which redirects the attention to the stone. Mindfulness is more difficult to cultivate than concentration because it is a deeper-reaching function. Concentration is merely focusing of the mind, rather like a laser beam. It has the power to burn its way deep into the mind and illuminate what is there. But it does not understand what it sees. Mindfulness can examine the mechanics of selfishness and understand what it sees. Mindfulness can pierce the mystery of suffering and the mechanism of discomfort. Mindfulness can make you free.
Tuy nhiên, ở đây lại là một tình thế “tự mình làm khó mình”, như một cái vòng lẩn quẩn. (Kiểu như “chó cắn đuôi chó”, “gậy ông đập lưng ông”). Chánh niệm thì không phản ứng gì với cái nó nhìn thấy. Nó chỉ nhìn thấy và hiểu biết. Chánh niệm là bản chất cốt lõi của sự kiên trì, nhẫn nhịn. Do vậy, những gì ta nhìn thấy chỉ phải/nên được chấp nhận, được ghi nhận và được quan sát một cách bàng quan và vô tư. (Chúng ta phải cố giống như một người ‘bị trói bó tay mà vẫn thấy hài lòng’ vậy!). Điều này không phải là dễ làm, nhưng nó là tối cần thiết. (Chúng ta cần phải nhẫn nhịn để tu tập cho được, vì mục tiêu thiền tập của chúng ta). Chúng ta dốt tối, vô minh. Chúng ta ích kỷ, và tham lam và khoát lác, kiêu mạn. Chúng ta hám dục và chúng ta lừa dối. Đó là những sự thật về chúng ta. Chánh niệm có chức năng nhìn thấy những sự thật này, và nhẫn nhịn với bản chất của chúng ta, chấp nhận chúng ta đúng-như- chúng-ta-là. Nhưng điều này thì làm phật lòng chúng ta. (Ai mà cam chịu như vậy?!). Chúng ta không muốn chấp nhận. Chúng ta từ khước đường lối đó. Hoặc phải thay đổi, hoặc phải bào chữa bằng cái gì đó?. Nhưng, không thể theo ý của ta, bởi vì sự chấp nhận là bản chất vai trò của Chánh niệm. Nếu chúng ta muốn phát triển và tiến bộ trong sự chánh niệm, thì chúng ta phải chấp nhận những gì Chánh niệm tìm thấy được. Dù đó có thể là sự chán nản, sự kích động, hay sự sợ hãi. Có thể đó là những sự nhu nhược, yếu kém, sự khiếm khuyết hay lỗi lầm. Dù đó là gì đi nữa, nó cũng là chúng ta, là đường lối và bản chất thực sự của chúng ta. Đó là sự thật và hiện thực về chúng ta.
There is, however, another Catch-22. Mindfulness does not react to what it sees. It just sees and understands. Mindfulness is the essence of patience. Therefore, whatever you see must be simply accepted, acknowledged and dispassionately observed. This is not easy, but it is utterly necessary. We are ignorant. We are selfish and greedy and boastful. We lust and we lie. These are facts. Mindfulness means seeing these facts and being patient with ourselves, accepting ourselves as we are. That goes against the grain. We don't want to accept. We want to deny it. Or change it, or justify it. But acceptance is the essence of mindfulness. If we want to grow in mindfulness we must accept what mindfulness finds. It may be boredom, irritation, or fear. It may be weakness, inadequacy, or faults. Whatever it is, that is the way we are. That is what is real.
Chánh niệm chỉ đơn thuần chấp nhận mọi thứ nó nhìn thấy được. Nếu chúng ta muốn tiến bộ trong sự chánh niệm, sự chấp nhận nhẫn nại là con đường duy nhất. Chánh niệm chỉ phát triển được bằng một cách duy nhất: thực hành liên tục sự chánh niệm, nỗ lực để có được chánh niệm, và điều đó có nghĩa là phải kiên nhẫn. Tiến trình này không thể bị ép buộc và vội vàng. Không ép và không thúc. Nó tiến theo trình tự và tốc độ của chính nó.
Mindfulness simply accepts whatever is there. If you want to grow in mindfulness, patient acceptance is the only route. Mindfulness grows only one way: by continuous practice of mindfulness, by simply trying to be mindful, and that means being patient. The process cannot be forced and it cannot be rushed. It proceeds at its own pace.
Chánh định và chánh niệm đi đôi với nhau trong công việc thiền. Chánh niệm chỉ đạo sức mạnh của chánh định. Chánh niệm là ‘sếp’ trong tiến trình thi hành. Chánh định cung cấp sức mạnh mà nhờ đó chánh niệm có thể thâm nhập vào trong những tầng lớp sâu nhất của tâm. Sự hợp tác của hai chức năng tạo ra trí tuệ và sự hiểu biết. Chúng phải được tu tập và tu dưỡng theo một tỷ lệ cân bằng. Người tu chỉ cần nhấn mạnh hơn một chút ở phần chánh niệm là đủ tốt, bởi vì chánh niệm là trung tâm của thiền. Những tầng thiền định \jhana\ cao sâu nhất là thực sự không cần thiết cho việc thiền tuệ để dẫn đến sự giải thoát. Như đã nói, chánh định chỉ cần có được ở một mức độ cân bằng với chánh niệm đang có. Sự cân bằng mới là căn bản cần thiết!. Ví dụ, nếu phát triển quá nhiều sự tỉnh giác [chánh niệm] mà không có sự tĩnh lặng của tâm [chánh định] thì kết quả sẽ dẫn đến trạng thái nhạy-cảm-thái-quá, tương tự như trạng thái sau khi lạm dụng thuốc gây ảo giác. Nhưng tu tập quá nhiều định lực mà không theo tỷ lệ cân bằng với sự tỉnh giác của chánh niệm thì kết quả sẽ thành một ông 'Phật Đá'. Thiền sinh ngồi chỉ đăm đăm phăng phắc như một tượng đá, như không còn biết gì. Đây cũng là một hội chứng. Hai điều cực đoan / lệch cân / này đều phải nên tránh bỏ.
Concentration and mindfulness go hand-in-hand in the job of meditation. Mindfulness directs the power of concentration. Mindfulness is the manager of the operation. Concentration furnishes the power by which mindfulness can penetrate into the deepest level of the mind. Their cooperation results in insight and understanding. These must be cultivated together in a balanced ratio. Just a bit more emphasis is given to mindfulness because mindfulness is the center of meditation. The deepest levels of concentration are not really needed to do the job of liberation. Still, a balance is essential. Too much awareness without calm to balance it will result in a wildly over sensitized state similar to abusing LSD. Too much concentration without a balancing ratio of awareness will result in the 'Stone Buddha' syndrome. The meditator gets so tranquilized that he sits there like a rock. Both of these are to be avoided.
Những giai đoạn đầu của việc tu dưỡng tâm [thiền] là đặc biệt tinh tế. Nếu nhấn mạnh quá vào chánh niệm trong thời điểm này sẽ thực sự làm chậm trễ trì trệ sự phát triển chánh niệm. Khi bạn mới ngồi vào buổi thiền, bạn sẽ nhận thấy được tâm của chúng ta nó vô cùng náo động đến mức không ngờ được. Bởi vậy nên kinh văn Phật giáo Nguyên thủy đã ví hiện tượng này như "tâm như con khỉ". Phật giáo Tây Tạng thì ví dụ nó như là một thác nước đổ tuôn trào không ngớt. Nếu bạn chỉ lo nặng về chức năng tỉnh giác vào thời điểm này, thì có quá nhiều thứ đối tượng lăng xăng trào lên để bạn phải chú tâm, và lúc đó sự tập trung [định] không thể nào tốt được. Nhưng bạn đừng vội nản chí. Điều này xảy ra với tất cả mọi người!. Và có một giải pháp đơn giản. Hãy dồn hết nỗ lực tinh tấn để tập trung vào mục tiêu nhất-điểm ngay từ ban đầu, ngay từ những ngày đầu. (Tức là bạn nên tu tập phát triển chánh định trước). Hãy cố “thu gom lại” mọi sự chú tâm đang lăng xăng chạy nhảy liên tục lúc đó. Hãy cố gắng mạnh mẽ, cho dù khó khăn ban đầu. Toàn bộ những hướng dẫn về cách xử lý sự những xao lãng đều đã được giải bày trong Chương 7 và 8. Chỉ cần sau một vài tháng thực hành đúng hướng, bạn sẽ phát triển được sức mạnh chánh định [định lực]. Rồi sau đó thì bạn bắt đầu hướng cái năng lượng định lực đó qua hỗ trợ cho sự chánh niệm. Tuy nhiên, bạn không nên phát triển định quá nhiều, vì nếu định tâm quá nhiều và quá lâu vào một mục tiêu nhất-điểm thì bạn có thể bị rơi vào trạng thái mê mờ, trơ ngơ (như rơi vào không).
The initial stages of mental cultivation are especially delicate. Too much emphasis on mindfulness at this point will actually retard the development of concentration. When getting started in meditation, one of the first things you will notice is how incredibly active the mind really is. The Theravada tradition calls this phenomenon 'monkey mind'. The Tibetan tradition likens it to a waterfall of thought. If you emphasize the awareness function at this point, there will be so much to be aware of that concentration will be impossible. Don't get discouraged. This happens to everybody. And there is a simple solution. Put most of your effort into one-pointedness at the beginning. Just keep calling the attention from wandering over and over again. Tough it out. Full instructions on how to do this are in Chapters 7 and 8. A couple of months down the track and you will have developed concentration power. Then you can start pumping you energy into mindfulness. Do not, however, go so far with concentration that you find yourself going into a stupor.
Trong hai thành phần của thiền, chánh niệm là phần quan trọng hơn chánh định. Chánh niệm nên được thiết lập càng sớm càng tốt, bất cứ khi nào bạn thấy thoải mái để tu tập nó. Chánh niệm cũng cung cấp nền tảng để cho chánh định được phát triển sâu hơn. Những sai lệch hay mất cân bằng ban đầu giữa hai chức năng định và niệm sẽ được được chúng tự điều chỉnh đúng lúc. Chánh định phát triển một cách tự nhiên nhờ sự tỉnh thức nhắc nhớ của sự chánh niệm mạnh mẽ. Một khi bạn càng phát triển yếu tố nhận biết, thì bạn càng nhanh chóng nhận biết sự xao lãng, và bạn càng nhanh chóng kéo tâm ra khỏi sự xao lãng, và hướng sự chú tâm về lại đối tượng chính yếu (như là: hơi thở). Kết quả tự nhiên là sự tập trung [định lực] sẽ tăng lên. Và khi định tăng triển, nó lại hỗ trợ cho sự phát triển chánh niệm. Khi định lực càng mạnh hơn, thì ta càng ít bị xô giạt hay trượt mất định trong khi phân tích hay xử lý này nọ về sự xao lãng. Bạn chỉ đơn giản ghi nhận sự xao lãng và quay sự chú tâm trở lại đối tượng chính của thiền (như là: hơi thở).
Mindfulness still is the more important of the two components. It should be built as soon as you comfortably can do so. Mindfulness provides the needed foundation for the subsequent development of deeper concentration. Most blunders in this area of balance will correct themselves in time. Right concentration develops naturally in the wake of strong mindfulness. The more you develop the noticing factor, the quicker you will notice the distraction and the quicker you will pull out of it and return to the formal object of attention. The natural result is increased concentration. And as concentration develops, it assists the development of mindfulness. The more concentration power you have, the less chance there is of launching off on a long chain of analysis about the distraction. You simply note the distraction and return your attention to where it is supposed to be.
Như vậy thì hai yếu tố này có xu hướng tự cân bằng và hỗ trợ lẫn nhau cùng tăng trưởng một cách tự nhiên. Quy tắc duy nhất trong thời điểm ban đầu này là bạn hãy nỗ lực tu tập định nhất-điểm trước để có được sức mạnh định lực, cho đến khi những sự xao lãng và kích động của cái 'tâm như con khỉ' được lắng lặng xuống. Rồi sau đó, bạn bắt đầu chú trọng phát huy sự chánh niệm. Nếu khi nào bạn thấy tâm mình náo động, chạy nhảy, điên khùng, hãy nhấn mạnh phần chánh định. Nếu khi nào bạn thấy tâm mình mê mờ, trơ ngơ (do việc định quá nhiều và quá mức cần thiết), thì bạn nhấn mạnh phần chánh niệm. Nhưng về tổng cuộc đường dài, trong tương quan giữa hai chức năng, chúng ta cần nhấn mạnh (vai trò) chánh niệm nhiều hơn.
Thus the two factors tend to balance and support each other's growth quite naturally. Just about the only rule you need to follow at this point is to put your effort on concentration at the beginning, until the monkey mind phenomenon has cooled down a bit. After that, emphasize mindfulness. If you find yourself getting frantic, emphasize concentration. If you find yourself going into a stupor, emphasize mindfulness. Overall, mindfulness is the one to emphasize.
Chánh niệm hướng dẫn sự phát triển thiền của bạn, bởi vì chánh niệm có khả năng tỉnh giác ý thức về chính nó. Chính chánh niệm mới mang lại triển vọng cho việc thiền tập của bạn. Chánh niệm sẽ nhắc nhớ (và là thước đo) cho bạn biết bạn đang thiền tập như thế nào. Nhưng bản đừng để tâm hay lo lắng nhiều về điều đó. Đây không phải cuộc chạy đua. Bạn không cần phải tranh đua với bất cứ ai, và cũng không có hạn mức thời gian nào bắt bạn phải hoàn thành hết.
Mindfulness guides your development in meditation because mindfulness has the ability to be aware of itself. It is mindfulness which will give you a perspective on your practice. Mindfulness will let you know how you are doing. But don't worry too much about that. This is not a race. You are not in competition with anybody, and there is no schedule.
Một trong những điều khó hiểu nhất là: chánh niệm không phụ thuộc vào bất kỳ trạng thái tình cảm hay tâm linh nào. Thường thì chúng ta có một số hình ảnh về việc thiền. Thiền là việc phải được làm trong hang động yên tĩnh bởi những người điềm tĩnh và đi đứng từ tốn, chậm chạp. Đó là những điều kiện môi trường tốt cho việc tu tập này. Những chỗ đó cũng lý tưởng để dễ tập trung tâm [chánh định] và học tập những kỹ năng tỉnh giác [chánh niệm]. Nhưng một khi bạn đã học được những kỹ năng tu tập hai chức năng đó rồi, thì bạn có thể không cần có những điều kiện của môi trường hiếm có và xa xôi đó; và bạn nên như vậy. Bạn không cần phải từ tốn, chậm chạp như ốc sên mới tỉnh giác chánh niệm được. Bạn thậm chí cũng không cần phải được an bình tĩnh tại thì mới làm được. Bạn có thể chánh niệm khi đang giải những bài toán bậc cao. Bạn cũng có thể tỉnh giác chánh niệm khi đang ở giữa đám đông xô xát nhau trên khán đài sân đá banh hay đang ở giữa chợ đời. Bạn thậm chí có thể tỉnh giác chánh niệm ngay giữa lúc giận dữ điên tiết. Những sinh hoạt về thể xác và tinh thần không hề là trở ngại gì đối với sự chánh niệm. Nếu bạn có đang quá hiếu động hay đang bị quá khích, thì bạn chỉ cần đơn giản quan sát bản chất và mức độ của hành vi đó. (Thủ thuật này đã được hướng dẫn). Nó chỉ là một phần của màn diễn diễn qua trong tâm thức chúng ta mà thôi.
One of the most difficult things to learn is that mindfulness is not dependent on any emotional or mental state. We have certain images of meditation. Meditation is something done in quiet caves by tranquil people who move slowly. Those are training conditions. They are set up to foster concentration and to learn the skill of mindfulness. Once you have learned that skill, however, you can dispense with the training restrictions, and you should. You don't need to move at a snail's pace to be mindful. You don't even need to be calm. You can be mindful while solving problems in intensive calculus. You can be mindful in the middle of a football scrimmage. You can even be mindful in the midst of a raging fury. Mental and physical activities are no bar to mindfulness. If you find your mind extremely active, then simply observe the nature and degree of that activity. It is just a part of the passing show within.