Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Thiền Là Gì? »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Thiền Là Gì?

Donate

(Lượt xem: 9.946)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 3: Thiền Là Gì?

Chapter 3: What Meditation Is

Thiền là một ngôn từ, và những ngôn từ thì được dùng theo những cách khác nhau bởi những người nói khác nhau. Điều này nghe có vẻ tầm phào, nhưng không phải vậy. Cũng đáng phải quan trọng để phân biệt chính xác một người nào đó muốn nói gì với những ngôn từ người đó dùng để nói. Ví dụ, các nền văn hóa trên thế giới sản sinh ra những kiểu tu tập tâm nào đó mà họ gọi là thiền. Điều đó lại tùy thuộc vào những định nghĩa lỏng lẻo khác nhau về thiền. Mọi người đều thiền, từ người Châu Phi cho đến những người Eskimo ở vùng cực Bắc. Những kỹ thuật thiền thì khác nhau, nhưng ở đây chúng ta cũng không cần phải cố gắng nghiên cứu tìm hiểu hết tất cả để làm gì. Những quyển sách khác có thể làm việc đó. Trong phạm vi quyển sách này, chúng tôi chỉ muốn giới thiệu sơ lược về một số kỹ thuật tu tập tâm được biết nhiều ở các nước phương Tây, và ít nhiều có liên quan đến vấn đề “thiền”.
Meditation is a word, and words are used in different ways by different speakers. This may seem like a trivial point, but it is not. It is quite important to distinguish exactly what a particular speaker means by the words he uses. Every culture on earth, for example, has produced some sort of mental practice which might be termed meditation. It all depends on how loose a definition you give to that word. Everybody does it, from Africans to Eskimos. The techniques are enormously varied, and we will make no attempt to survey them. There are other books for that. For the purpose of this volume, we will restrict our discussion to those practices best known to Western audiences and most likely associated with the term meditation.
Trong truyền thống đạo Cơ-đốc giáo Do Thái, chúng tôi thấy có hai cách thực hành song song, được gọi là cầu nguyện và tụng chú. Cầu nguyện là cầu xin trực tiếp những đấng thần linh nào đó. Còn chú niệm là suy nghĩ có ý thức liên tục ít lâu về một chủ đề, thông thường là một ý nguyện hay một đoạn kinh. Theo cách nhìn về tu dưỡng tâm, thì cả hai cách này là cách tập trung tâm, tức là định tâm. Những dòng chảy tư duy cố hữu khác đều bị chặn lại, và tâm thì được hướng về một đề mục của ý thức. Những cách thực hành định tâm đều mang lại kết quả: sự tĩnh lặng sâu, đó là làm chậm lại quá trình trao đổi chất, và một cảm giác bình an và tốt lành.
Within the Judeo-Christian tradition we find two overlapping practices called prayer and contemplation. Prayer is a direct address to some spiritual entity. Contemplation in a prolonged period of conscious thought about some specific topic, usually a religious ideal or scriptural passage. From the standpoint of mental culture, both of these activities are exercises in concentration. The normal deluge of conscious thought is restricted, and the mind is brought to one conscious area of operation. The results are those you find in any concentrative practice: deep calm, a physiological slowing of the metabolism and a sense of peace and well-being.
Truyền thống Ấn Độ giáo (Hindu) thì có thiền Yoga (Du-già), nó cũng chính là thiền định. Cách thực hành căn bản xưa nay vẫn là hướng tâm tập trung vào một đối tượng riêng lẻ—một hòn đá, một ngọn nến, một từ ngữ—để làm cho tâm không bị xao lãng. Sau khi tu tập được những kỹ năng căn bản về định tâm, các thiền giả Du-già sẽ tiến xa hơn, thiền định vào những đối tượng và đề mục phức hợp khác của tâm—ví dụ như: thiền tụng (những bài kinh), thiền chú, thiền về những hình ảnh đầy màu sắc tôn giáo khác như hình tượng thần linh, các luồng năng lượng trong cơ thể và những thứ khác...vân vân. Tuy nhiên, dù những đề mục có phức hợp đến đâu đi nữa, thì loại thiền này cũng thuần túy là tu luyện cách tập trung tâm, vẫn thuộc về phương thức thiền định (với mục tiêu là đạt đến sự định tâm).
Out of the Hindu tradition comes Yogic meditation, which is also purely concentrative. The traditional basic exercises consist of focusing the mind on a single object a stone, a candle flame, a syllable or whatever, and not allowing it to wander. Having acquired the basic skill, the Yogi proceeds to expand his practice by taking on more complex objects of meditation chants, colorful religious images, energy channels in the body and so forth. Still, no matter how complex the object of meditation, the meditation itself remains purely an exercise in concentration.
Trong truyền thống Phật giáo, thiền định vẫn được đánh giá cao. Nhưng có một yếu tố được đưa thêm vào và được nhấn mạnh nhiều hơn—Đó là “sự tỉnh giác”. Toàn bộ thiền Phật giáo là nhắm vào việc tu dưỡng sự tỉnh giác [chánh niệm], dùng sự định tâm [chánh định] như là một công cụ. Thiền Phật giáo được phát triển rộng khắp, tuy nhiên lịch sử cũng sản sinh ra những trường phái tu tập khác nhau để cùng nhắm đến mục tiêu đó.
Within the Buddhist tradition, concentration is also highly valued. But a new element is added and more highly stressed. That element is awareness. All Buddhist meditation aims at the development of awareness, using concentration as a tool. The Buddhist tradition is very wide, however, and there are several diverse routes to this goal.
Thiền Tông (Zen) sử dụng hai đường lối khác nhau. Thứ nhất (i) là dùng tâm lực và ý chí mạnh mẽ để nhảy thẳng vào sự tỉnh giác. Thiền sinh ngồi xuống và chỉ ngồi và ngồi, không còn nghĩ về bất cứ thứ gì, chỉ hằng biết hay tỉnh giác về sự ngồi. Điều này nghe có vẻ rất đơn giản. Nhưng không phải vậy. [Cứ thử cách này trong chốc lát bạn sẽ thấy ngay là rất khó]. Đường lối thứ hai (ii) của Thiền Tông là tu tập theo pháp môn thiền Lâm Tế (Rin-zai). Đó là cách đánh lừa tâm ra khỏi ý nghĩ ý thức và trực chỉ vào sự tỉnh giác. Thiền sư đặt ra cho những thiền sinh những câu hỏi [công án] không bao giờ giải được, và thiền sinh phải nỗ lực tập trung vào công án đó để tự tìm ra lời giải đáp. Do vậy, thiền sinh không thể nào trốn khỏi sự khổ cực của tình huống công án, cho nên thiền sinh buộc phải nhảy vào sự trải nghiệm thuần túy của giây phút hiện tại. Chẳng còn hướng đi nào khác.
Zen meditation uses two separate tacks. The first is the direct plunge into awareness by sheer force of will. You sit down and you just sit, meaning that you toss out of your mind everything except pure awareness of sitting. This sounds very simple. It is not. A brief trial will demonstrate just how difficult it really is. The second Zen approach used in the Rinzai school is that of tricking the mind out of conscious thought and into pure awareness. This is done by giving the student an unsolvable riddle which he must solve anyway, and by placing him in a horrendous training situation. Since he cannot flee from the pain of the situation, he must flee into a pure experience of the moment. There is nowhere else to go. Zen is tough. It is effective for many people, but it is really tough.
(Thiền của Thiền tông nhắm vào mục đích kiến tánh để đốn ngộ. Đó là dùng cách “quán công án” hoặc “khán thoại đầu”. Mục đích là nhằm phá hủy các khái niệm và ngôn ngữ hình thức, vốn được cho là không thể chuyển tải được thực tại. Truyền thống này khiến ngôn ngữ của Thiền tông thường khó hiểu và khác lạ đối với lý trí bình thường). Thiền Tông là pháp môn thiền khó, không phải dễ tu theo. Nó có thể thật sự phù hợp đối với nhiều người, nhưng nó là một pháp môn thực sự khó.
Một trường phái khác là Phật giáo Mật Tông thì gần như ngược lại. Họ đề cao tư duy ý thức thông thường, đó là sự thể hiện cái ‘Ta’ mà bạn vẫn thường nghĩ bạn là cái ‘Ta’ đó. Chúng ta đều nghĩ vậy, đều nghĩ ta là cái ‘Ta’ riêng biệt, có danh tánh riêng. Chúng ta đều hành động và mưu cầu tất cả vì cái ‘Ta’ của chúng ta. Tư duy theo ý thức nối kết chặt với khái niệm về cái ‘Ta’. Cái ‘Ta’ [bản ngã, ngã] chẳng qua chỉ là những phản ứng và tâm ảnh được dán ghép một cách giả tạo vào tiến trình trôi chảy của sự tỉnh giác thuần túy. Mật Tông tìm cách tu tập sự tỉnh giác thuần túy bằng cách tiêu diệt hình ảnh cái ngã. Điều này được làm thông qua quá trình “quán tưởng”. Một thiền sinh được giao một hình ảnh vị thần Mật Tông để thiền. Người ấy cứ thiền cho đến khi nào ‘mình’ trở thành hình ảnh đó. Người ấy lột bỏ danh tánh của mình và mang danh tánh khác. Việc này tốn nhiều thời gian quán tưởng, nhưng có thể làm được. Trong quá trính quán tưởng này, thiền sinh có thể quan sát được cách mà cái ngã được dựng lên. Rồi thiền sinh nhận ra bản chất độc đoán của tất cả mọi cái ngã, bao gồm cái ngã của mình, và thiền sinh tìm cách thoát khỏi sự dính mắc vào cái ngã đó. Thiền sinh lúc đó có thể chọn một cái ngã, ngã của mình hay ngã nào khác mà anh ta muốn; hoặc anh ta không chọn cái ngã nào. Kết quả là dẫn đến sự tỉnh giác thuần túy. Thiền Mật tông cũng không phải là dễ tu.
(Tác giả chỉ diễn tả sơ lược như vậy. Những độc giả không tu theo Mật tông, hoặc chưa bao giờ biết về loại thiền này, thì cũng khó mà hiểu được chính xác phương pháp thiền đó là gì. Điểm ở đây là chỉ cần biết đó là một pháp môn thiền không liên quan gì với Thiền Phật giáo nguyên thủy. Thiền mật tông có lẽ bắt nguồn từ thiền Yoga (Du-già); và Phật giáo Mật tông cũng được xếp vào nhóm của Phật giáo Đại thừa).
Another stratagem, Tantric Buddhism, is nearly the reverse. Conscious thought, at least the way we usually do it, is the manifestation of ego, the you that you usually think that you are. Conscious thought is tightly connected with self-concept. The self-concept or ego is nothing more than a set of reactions and mental images which are artificially pasted to the flowing process of pure awareness. Tantra seeks to obtain pure awareness by destroying this ego image. This is accomplished by a process of visualization. The student is given a particular religious image to meditate upon, for example, one of the deities from the Tantric pantheon. He does this in so thorough a fashion that he becomes that entity. He takes off his own identity and puts on another. This takes a while, as you might imagine, but it works. During the process, he is able to watch the way that the ego is constructed and put in place. He comes to recognize the arbitrary nature of all egos, including his own, and he escapes from bondage to the ego. He is left in a state where he may have an ego if he so chooses, either his own or whichever other he might wish, or he can do without one. Result: pure awareness. Tantra is not exactly a game of patty cake either.
Thiền Minh Sát (Vipassana) là phương thức thiền cổ xưa nhất của Đạo Phật. Phương thức thiền này được ghi rõ trong kinh “Bốn Nền Tảng Chánh Niệm” (Sitipatthana Sutta), còn gọi là Kinh “Tứ Niệm Xứ” (HV). Đó là một bài thuyết giảng về tu thiền do chính Đức Phật giảng dạy. Thiền Minh Sát là sự tu dưỡng từng bước sự chánh niệm [sự chú tâm tỉnh giác] một cách trực tiếp. Nó tiến hành từng bước từng bước qua nhiều năm tháng. Sự chú tâm của thiền sinh luôn được hướng tới việc quan sát mọi mặt của sự sống của chính mình. Thiền sinh được huấn luyện để chú ý nhiều và nhiều hơn nữa vào dòng chảy trải nghiệm sự sống. Thiền Minh Sát là một kỹ thuật nhẹ nhàng, nhưng nó cũng rất là uyên thâm, sâu sắc. Nó là một hệ thống cổ xưa và bài bản để luyện tập tâm; là một hệ thống những bài tập thực hành giúp cho ta càng lúc càng trở nên tỉnh giác hơn về sự trải nghiệm sự sống của chính mình. Đó là sự lắng nghe một cách chú tâm, sự thấy biết một cách chánh niệm, và sự kiểm chứng một cách cẩn thận. Chúng ta học ngửi một cách sắc xảo, học chạm xúc một cách trọn vẹn, và chú tâm một cách thực sự vào những thay đổi đang diễn ra trong tất cả những trải nghiệm đó. Chúng ta học cách lắng nghe những ý nghĩ của mình mà không bị dính mắc vào những ý nghĩ đó.
Vipassana is the oldest of Buddhist meditation practices. The method comes directly from the Sitipatthana Sutta, a discourse attributed to Buddha himself. Vipassana is a direct and gradual cultivation of mindfulness or awareness. It proceeds piece by piece over a period of years. The student's attention is carefully directed to an intense examination of certain aspects of his own existence. The meditator is trained to notice more and more of his own flowing life experience. Vipassana is a gentle technique. But it also is very , very thorough. It is an ancient and codified system of sensitivity training, a set of exercises dedicated to becoming more and more receptive to your own life experience. It is attentive listening, total seeing and careful testing. We learn to smell acutely, to touch fully and really pay attention to what we feel. We learn to listen to our own thoughts without being caught up in them.
Công việc mục tiêu của Thiền Minh Sát là học cách chú tâm. Nói cách khác, mục tiêu của nó là học cách nhìn thấy những lẽ thật về sự vô thường, bất toại nguyện [khổ] và sự vô ngã trong mọi hiện tượng. Chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta vẫn đang làm vậy, nhưng kỳ thực ra chúng ta đang không làm vậy, (chúng ta chưa bao giờ đang nhìn thấy sự thật). Đó chỉ là ảo tưởng. Ảo tưởng là do chúng ta cũng có chú tâm để ý một ít đến sự sống của mình, tuy vậy sự chú tâm đó rất mờ nhạt như kiểu sự chú tâm của ta khi đang lúc chúng ta đang ngủ gà ngủ gật vậy. Đơn giản là chúng ta không chú tâm đủ nhiều để biết được rằng chúng ta chẳng hề chú tâm gì. Hãy suy nghĩ về điều này.
(Về hình thức ngữ nghĩa, đây là một kiểu nói ‘huề tiền’, nghe như một ‘nghịch lý’—vì nếu ta đã chú tâm nhiều thì ắt hẵn ta đã có sự chú tâm rồi, chứ không lẽ còn sự ‘không chú tâm’ mà ta nhìn thấy. Tuy nhiên, độc giả sẽ tự suy ra được ý của câu nói này là gì. Tác giả đang đề cao “sự chú tâm” [tỉnh giác] trong thiền tập chánh niệm).
The object of Vipassana practice is to learn to pay attention. We think we are doing this already, but that is an illusion. It comes from the fact that we are paying so little attention to the ongoing surge of our own life experiences that we might just as well be asleep. We are simply not paying enough attention to notice that we are not paying attention. It is another Catch-22.
Thông qua tiến trình chánh niệm, chứng ta dần dần trở nên tỉnh giác, ý thức rõ mình là cái gì bên dưới hình ảnh cái ‘ta’ giả tạm mà người đời hay gọi là ‘bản ngã’ hay ‘linh hồn’. Chúng ta tỉnh thức thấy cuộc sống đúng-như-nó-là. Cuộc sống không phải chỉ là những thăng trầm, sướng khổ, lên xuống. Đó chỉ là ảo tưởng, mê lầm. Sự sống vốn là một kết cấu đa chiều sâu sắc hơn nhiều, nếu chúng ta chịu khó nhìn, và nếu chúng ta nhìn một cách đúng đắn.
Through the process of mindfulness, we slowly become aware of what we really are down below the ego image. We wake up to what life really is. It is not just a parade of ups and downs, lollipops and smacks on the wrist. That is an illusion. Life has a much deeper texture than that if we bother to look, and if we look in the right way.
Thiền Minh Sát là một hình thức huấn luyện tâm dạy cho bạn cách trải nghiệm thế giới theo một cách hoàn toàn mới. Lần đầu tiên bạn biết được điều gì thực sự đang xảy ra với bạn, xung quanh bạn và bên trong bạn. Đó là một tiến trình tự khám phá chính mình, một cuộc tự thân tìm tòi thông qua đó bạn có thể quan sát những trải nghiệm và cảm nhận của chính mình trong khi đang quán sát chúng, và ngay trong khi chúng đang diễn ra. Chúng ta nên tiếp cận Thiền Minh Sát bằng thái độ như vậy.
"Không cần để ý những điều mình đã được giáo dục. Dẹp bỏ mọi lý thuyết và định kiến và những khuôn phép nguyên tắc. Tôi muốn hiểu rõ bản chất tự nhiên đích thực của sự sống. Tôi muốn biết rõ kinh nghiệm sống này đích thực là gì. Tôi muốn thấy rõ những tính chất chân thực và sâu sắc nhất của đời sống, và tôi không muốn đơn thuần chấp nhận sự giải thích của người khác. Tôi muốn tự mình thấy biết được cho chính mình".
Vipassana is a form of mental training that will teach you to experience the world in an entirely new way. You will learn for the first time what is truly happening to you, around you and within you. It is a process of self discovery, a participatory investigation in which you observe your own experiences while participating in them, and as they occur. The practice must be approached with this attitude. "Never mind what I have been taught. Forget about theories and prejudgments and stereotypes. I want to understand the true nature of life. I want to know what this experience of being alive really is. I want to apprehend the true and deepest qualities of life, and I don't want to just accept somebody else's explanation. I want to see it for myself."
Nếu bạn theo thiền tập với thái độ như vầy, bạn sẽ thành công. Bạn sẽ thấy mình quán sát mọi sự việc một cách khách quan, chính xác như-chúng-là, đang trôi qua và biến đổi liên tục trong từng khoảng khắc, trong từng sát-na. Từ đó, cuộc sống bắt đầu diễn ra với muôn vàn màu sắc không thể nào diễn tả hết được. Nó phải được trải nghiệm thực sự.
If you pursue your meditation practice with this attitude, you will succeed. You'll find yourself observing things objectively, exactly as they are--flowing and changing from moment to moment. Life then takes on an unbelievable richness which cannot be described. It has to be experienced.
Trong tiếng Pali, thiền quán trí tuệ hay Thiền Minh Sát được gọi là 'Vipassana Bhavana'. Bhavana xuất phát từ căn từ 'Bhu', có nghĩa là lớn lên, tăng trưởng hay trở thành. Vì vậy, 'Bhavana' có nghĩa là vun trồng, nuôi dưỡng, và từ này luôn luôn được dùng để nói về tâm. Bhavana có nghĩa là sự 'tu dưỡng tâm'. Danh từ 'Vipas-sana' thì xuất phát từ hai căn từ. 'Passana' có nghĩa là thấy hay cảm nhận. 'Vi' là một tiếp đầu ngữ với nhiều nghĩa. Nghĩa căn bản là 'một cách đặc biệt'. Nhưng nó cũng bao hàm ý nghĩa 'đi vào, bên trong' và 'xuyên suốt, thấu đáo'. Toàn bộ danh từ 'Vipassana' có ý nghĩa là: “nhìn vào bên trong cái gì với sự minh bạch rõ ràng và chính xác, nhìn rõ mỗi thành phần một cách riêng biệt và phân biệt, và nhìn thấy xuyên suốt để cảm nhận được cái thực tại đích thực của cái đó”. Quá trình này dẫn đến trí tuệ nhìn thấu bên trong của bất kỳ sự vật hiện tượng nào đang được quán sát. Kết hợp lại tất cả thì toàn bộ danh từ ghép "Vipassana Bhavana" có nghĩa là: "sự tu dưỡng tâm, nhằm mục đích thấy biết một cách đặc biệt để dẫn đến trí tuệ và sự hiểu biết trọn vẹn". Chúng ta hay gọi là Thiền Minh Sát.
The Pali term for Insight meditation is Vipassana Bhavana. Bhavana comes from the root 'Bhu', which means to grow or to become. There fore Bhavana means to cultivate, and the word is always used in reference to the mind. Bhavana means mental cultivation. 'Vipassana' is derived from two roots. 'Passana' means seeing or perceiving. 'Vi' is a prefix with the complex set of connotations. The basic meaning is 'in a special way.' But there also is the connotation of both 'into' and 'through'. The whole meaning of the word is looking into something with clarity and precision, seeing each component as distinct and separate, and piercing all the way through so as to perceive the most fundamental reality of that thing. This process leads to insight into the basic reality of whatever is being inspected. Put it all together and 'Vipassana Bhavana' means the cultivation of the mind, aimed at seeing in a special way that leads to insight and to full understanding.
Trong Thiền Minh Sát, chúng ta tu tập phương pháp nhìn sự sống theo cách đặc biệt này. Chúng ta tu tập bản thân để nhìn thấy được thực tại đúng như nó là. Và chúng ta gọi đó là phương pháp nhận thức đặc biệt đó là “Chánh niệm”. Tiến trình chánh niệm thật sự khác với những gì chúng ta thường làm.
In Vipassana mediation we cultivate this special way of seeing life. We train ourselves to see reality exactly as it is, and we call this special mode of perception 'mindfulness.' This process of mindfulness is really quite different from what we usually do.
Chúng ta thông thường chẳng bao giờ chú tâm để ý đến những gì đang thực sự diễn ra trước mắt chúng ta. Chúng ta nhìn mọi thứ qua bức màn của những tư duy và quan niệm của chúng ta, và chúng ta lầm tưởng những đối tượng của tâm là thực tại, (giống như một người vì màn đêm tối mà lầm tưởng một sợi dây là con rắn vậy). Chúng ta cứ bị dính mắc vào dòng tư duy bất tận như vậy và bỏ lỡ thực tại trôi qua mà không hề biết đến. Chúng ta tiêu tốn thời gian vào sinh hoạt hàng ngày, bị dính mắc trong một cuộc chạy bất tận đi tìm khoái lạc và thỏa mãn nhu cầu, và bị kẹt trên một chuyến bay bất tận cất cánh từ khổ đau và bất toại nguyện. Chúng ta tiêu tốn tất cả sức lực, cố gắng cả đời để chỉ làm cho mình...cảm thấy tốt hơn, để chôn vùi nỗi sợ hãi của chúng ta. Chúng ta không ngừng đi tìm sự an ninh. Trong khi đó thế giới chân thực trôi qua mà không được tiếp xúc, không được nếm trải. Với Thiền Minh Sát, chúng ta tu tập chính bản thân mình dẹp bỏ những nhịp sống cố hữu hàng ngày để mình cảm thấy dễ chịu và thư thả hơn, và như vậy chúng ta lặn sâu vào thực tại đích thực của cuộc sống. Có một lẽ thật là sự bình an chỉ đến với bạn khi nào bạn không theo đuổi nó. Nếu bạn đeo đuổi nó thì chẳng khác nào như “gậy ông đập lưng ông” vậy.
We usually do not look into what is really there in front of us. We see life through a screen of thoughts and concepts, and we mistake those mental objects for the reality. We get so caught up in this endless thought stream that reality flows by unnoticed. We spend our time engrossed in activity, caught up in an eternal pursuit of pleasure and gratification and an eternal flight from pain and unpleasantness. We spend all of our energies trying to make ourselves feel better, trying to bury our fears. We are endlessly seeking security. Meanwhile, the world of real experience flows by untouched and untasted. In Vipassana meditation we train ourselves to ignore the constant impulses to be more comfortable, and we dive into the reality instead. The ironic thing is that real peace comes only when you stop chasing it. Another Catch-22.
Khi nào bạn buông xả dục vọng tìm kiếm khoái lạc, tiện nghi, sung sướng, thì sự bình an mãn nguyện thật sự sẽ đến với bạn. (Bớt tham con người sẽ trong sạch và nhẹ nhàng thư thái hơn). Khi bạn dẹp bỏ cuộc chạy điên cuồng đi tìm thỏa mãn nhu cầu khoái lạc, vẻ đẹp thực sự của cuộc sống sẽ hiện ra trong đời bạn. (Một người suốt đời chỉ chạy theo tiền bạc, của cải vật chất và danh vọng thì làm sao thấy được vẻ đẹp và lẽ sống chân thực của cuộc đời). Khi bạn đi tìm tòi để hiểu được lẽ chân thực mà không còn bị ảo tưởng mê lầm, sau cùng không còn khổ đau và mối nguy hại, thì đó là lúc bạn có được sự tự do và an ninh đích thực. (Bình an và giải thoát đích thực chỉ có được khi bạn đã thấy được lẽ chân thực của sự sống như nó là, chứ không phải là cuộc sống như người đời đang nhìn dưới ‘lăng kính’ đầy quan niệm thế tục và lối mòn tư duy cố hữu). Ở đây, chúng tôi không phải đang cố nhồi sọ một triết lý mới cho bạn. Mà đây là một thực tại, là lẽ thật, là chân lý của sự sống mà chúng ta có thể quan sát được, bạn có thể tự mình nhìn thấy và chứng ngộ được.
When you relax your driving desire for comfort, real fulfillment arises. When you drop your hectic pursuit of gratification, the real beauty of life comes out. When you seek to know the reality without illusion, complete with all its pain and danger, that is when real freedom and security are yours. This is not some doctrine we are trying to drill into you. This is an observable reality, a thing you can and should see for yourself.
Phật giáo đã hơn 2,550 năm, và tư tưởng của triết lý cổ xưa này đã có nhiều thời gian để phát triển thành nhiều tầng nhiều lớp triết lý và nghi thức cho đến hôm nay. Tuy nhiên, thái độ cốt lõi và cao đẹp của đạo Phật là không áp đặt tư tưởng và không liên quan gì đến thần quyền. Đức Phật Cồ-đàm là người không thích kiểu chính thống cứng nhắc và là người không chủ trương truyền thống giáo điều. Phật chưa bao giờ đưa ra một lời dạy theo kiểu giáo điều, mà chỉ như là những lời đề nghị hay gợi ý để mỗi cá nhân tự mình tìm hiểu và tự mình chứng nghiệm cái gì là đúng cái gì là sai.
Lời của Phật là lời mời gọi từng mỗi người và mọi người “Đến và Thấy”, đến để thấy chứ không phải đến để tin. Một trong những điều Đức Phật khuyên dạy các đệ tử của mình là “Đừng đặt ai bên trên cái đầu của mình”. Nghĩa là gì? Nghĩa là đừng chấp nhận lời nói của người khác là đúng hay sai. Phải từng mình trải nghiệm và kiểm chứng cái gì là đúng, cái gì là sai.
Buddhism is 2500 years old, and any thought system of that vintage has time to develop layers and layers of doctrine and ritual. Nevertheless, the fundamental attitude of Buddhism is intensely empirical and anti-authoritarian. Gotama the Buddha was a highly unorthodox individual and real anti-traditionalist. He did not offer his teaching as a set of dogmas, but rather as a set of propositions for each individual to investigate for himself. His invitation to one and all was 'Come and See'. One of the things he said to his followers was "Place no head above your own". By this he meant, don't accept somebody else's word. See for yourself.
Chúng tôi cũng muốn các bạn áp dụng thái độ này khi đọc từng câu chữ trong quyển sách này!. Chúng tôi không phải đang tuyên thuyết những điều để bạn cứ đọc và chấp nhận một cách dễ dàng chỉ vì lý do chúng tôi là người biết rành về lĩnh vực thiền này. Niềm tin mù quáng chẳng liên quan gì đến tinh thần quyển sách này. Có những thực tại, những lẽ thật thuộc về trải nghiệm và cần bạn phải tự trải nghiệm. Bạn chỉ cần học và điều chỉnh cách cảm nhận về sự sống theo sự hướng dẫn trong sách này, và bạn sẽ tự mình thấy biết được mọi sự cho chính mình, bởi chính mình. Điều đó, và chỉ có thể là điều đó, mới chính là cơ sở cho niềm tin của bạn. Thiền Minh Sát là sự tự tìm tòi khám phá chính mình.
We want you to apply this attitude to every word you read in this manual. We are not making statements that you would accept merely because we are authorities in the field. Blind faith has nothing to do with this. These are experiential realities. Learn to adjust your mode of perception according to instructions given in the book, and you will see for yourself. That and only that provides ground for your faith. Insight meditation is essentially a practice of investigative personal discovery.
Nhân tiện nói về vấn đề này, chúng tôi xin nói ngắn gọn về một số điểm chính của triết lý Phật giáo. Chúng tôi không cố bàn luận rộng rãi về Phật giáo, vì những đề tài này đã được trình bày một cách tuyệt vời trong nhiều kinh văn và giảng luận khác nhau. Còn ở đây căn bản chỉ xoay quanh đề tài Thiền Minh Sát, và chúng tôi chỉ trình bày một số triết lý căn bản của Phật giáo để giúp bạn hiểu thêm về chủ đề thiền của quyển sách này.
Having said this, we will present here a very short synopsis of some of the key points of Buddhist philosophy. We make not attempt to be thorough, since that has been quite nicely done in many other books. This material is essential to understanding Vipassana, therefore, some mention must be made.
Theo quan điểm của Phật giáo, loài người sống theo một kiểu rất kỳ lạ. Chúng ta coi những thứ luôn biến đổi vô thường là bất biến, cố định, trường tồn mặc dù chúng ta đều nhìn thấy mọi sự xung quanh ta luôn biến đổi. Tiến trình biến đổi là liên tục và bất tận. Khi bạn đang đọc quyển sách này, cơ thể của bạn cũng đang già đi. Nhưng bạn chẳng hề để tâm vào điều đó. Quyển sách trong tay bạn cũng đang biến hoại hư hao đi. Chữ in đang phai dần và các trang giấy cũng đang cũ giòn đi. Những bức tường chỗ bạn ngồi cũng đang cũ đi. Những phân tử bên trong bức tường cũng đang xung động, và tất cả mọi thứ đang chuyển hóa, biến hoại và phân thành nhiều mảnh và tan rã dần dần theo thời gian. Bạn cũng không hề chú tâm đến điều đó.
From the Buddhist point of view, we human beings live in a very peculiar fashion. We view impermanent things as permanent, though everything is changing all around us. The process of change is constant and eternal. As you read these words, your body is aging. But you pay no attention to that. The book in you hand is decaying. The print is fading and the pages are becoming brittle. The walls around you are aging. The molecules within those walls are vibrating at an enormous rate, and everything is shifting, going to pieces and dissolving slowly. You pay no attention to that, either.
Rồi một ngày buồn tênh bạn nhìn xung quanh mình. Thân thể mình nhăn nheo và lụm khụm và dễ đau bệnh. Quyển sách đã chuyển màu úa vàng, chỉ còn là một mớ giấy phế thải vô dụng. Tường vách thì lỗ chổ hư nát. Bạn già đi, tiều tụy vì thời xuân sắc đã qua và bỗng nhiên ngồi khóc một mình nhìn những gì có được ngày xưa nay đã không còn. Niềm đau này đến từ đâu?. Nó đến từ sự không chánh niệm, sự thiếu chú tâm, sự vô tâm của chính mình về cuộc đời mình. Bạn đã không nhìn sát cuộc đời mình. Bạn đã không quan sát một cách sâu sát dòng chảy biến đổi của thế gian khi nó liên tục trôi qua. Bạn chỉ lo lập một bộ sưu tập những tâm tạo tác [tâm hành] về cái ‘ta’, về cái ‘quyển sách’, ‘tường nhà’, và bạn cứ cho rằng chúng là bất biến, là tồn tại mãi mãi. Chúng không phải vậy. Chúng luôn biến đổi và tan rã. Nhưng bây giờ bạn vẫn còn có thể nhảy vào dòng chảy liên tục đó của sự sống. Bạn vẫn còn có thể học cách cảm nhận sự sống đúng là sự chuyển động của một dòng chảy liên tục, nó thật đẹp như một vũ điệu hay một bản giao hưởng. Bạn có thể học được cách hoan hỉ vui tươi trong dòng sinh diệt bất tận của mọi hiện tượng trên đời. Bạn có thể học cách sống chung với dòng chảy cuộc đời hơn là cứ mãi mãi trốn chạy hay đi ngược dòng với nó. Bạn có thể học được. Chỉ là vấn đề của thời gian và tu tập.
Then one day you look around you. Your body is wrinkled and squeaky and you hurt. The book is a yellowed, useless lump; the building is caving in. So you pine for lost youth and you cry when the possessions are gone. Where does this pain come from? It comes from your own inattention. You failed to look closely at life. You failed to observe the constantly shifting flow of the world as it went by. You set up a collection of mental constructions, 'me', 'the book', 'the building', and you assume that they would endure forever. They never do. But you can tune into the constantly ongoing change. You can learn to perceive your life as an ever- flowing movement, a thing of great beauty like a dance or symphony. You can learn to take joy in the perpetual passing away of all phenomena. You can learn to live with the flow of existence rather than running perpetually against the grain. You can learn this. It is just a matter of time and training.
Những thói quen cảm nhận của con người là rất ngu dốt và u mê theo nhiều cách. Chúng ta lơ là vô tâm với 99% những xúc tác mà chúng ta nhận được từ bên ngoài cảnh trần, và chúng ta củng cố 1% còn lại thành những đối tượng của tâm. Rồi sau đó, chúng ta phản ứng với những đối tượng của tâm [mọi pháp] đó theo những thói quen [tập khí] đã được lập trình thành lề thói ở trong đầu từ rất lâu.
Our human perceptual habits are remarkably stupid in some ways. We tune out 99% of all the sensory stimuli we actually receive, and we solidify the remainder into discrete mental objects. Then we react to those mental objects in programmed habitual ways.
Ví dụ: Một hôm ta ngồi im trong một đêm tĩnh lặng. Rồi ngoài kia có tiếng chó sủa. Thật ra cái cảm nhận của ta lúc đó là rất đẹp nếu ta chịu chú tâm quan sát sự cảm nhận đó. Giữa không gian tĩnh lặng dâng lên một làn sóng xung động của âm thanh. Ta có thể lắng nghe một khúc âm vực phức hợp, trầm bổng, cao thấp, rất hay, chúng tạo thành những kích thích điện tử trong hệ thần kinh của mình. Mỗi tiến trình âm thanh là rất đẹp và tự nó rất hoàn hảo. Nhưng loài người chúng ta thường không bao giờ để ý đến chúng. Thay vì vậy, chúng ta chỉ ý đến con chó, tạo chấp sự nhận thức đó thành một đối tượng của tâm, đó là chó, hơn là âm thanh. Rồi chúng ta đặt tên dán nhãn cho sự chấp tạo đó, rồi phản ứng lại bằng một loạt các phản xạ thuộc về tình cảm và quan niệm cố hữu về những tên nhãn đó. (Những ‘tên ‘hay ‘nhãn’ được chấp tạo như vậy được gọi là những hình ảnh trong tâm hay tâm ảnh). Thường thì chúng ta chỉ nghĩ về con chó kiểu như vầy:
– “Lại là con chó đó nữa. Nó luôn luôn sủa giữa đêm khuya. Thật là bực mình. Nó đúng là sự phiền phức hàng đêm. Ai đó phải làm gì nó chứ. Có lẽ tôi nên gọi cảnh sát. À mà không, gọi đội bắt chó chứ. Vậy, để tôi gọi trung tâm nhốt thú vật đi lạc. Hay không, có lẽ tôi viết thư nói phải quấy với nhà chủ của con chó đó. Nhưng coi chừng rắc rối nữa. Thôi tốt nhất tôi lấy hai cái bịt tai là xong”. Những phản xạ như vậy chỉ là những thói quen nhận thức [tập khí] của tâm. Đó là “thói tâm”. Chúng ta học cách phản ứng theo thói như vậy từ những ngày thơ bé bằng cách sao chép, bắt chước những thói quen của mọi người xung quanh. Những phản xạ thuộc về nhận thức đó không phải là di truyền trong cấu trúc hệ thần kinh. Nhưng đây không phải là cách duy nhất mà bộ máy tâm thức được dùng. Rằng: có những thứ đã được học và đã được bắt chước có thể được xả bỏ đi. Bước đầu tiên là phải nhận ra bạn đang làm cái gì, ngay khi bạn đang làm nó, và lùi lại, và lặng lẽ quan sát nó.
An example: There you are, sitting alone in the stillness of a peaceful night. A dog barks in the distance. The perception itself is indescribably beautiful if you bother to examine it. Up out of that sea of silence come surging waves of sonic vibration. You start to hear the lovely complex patterns, and they are turned into scintillating electronic stimulations within the nervous system. The process is beautiful and fulfilling in itself. We humans tend to ignore it totally. Instead, we solidify that perception into a mental object. We paste a mental picture on it and we launch into a series of emotional and conceptual reactions to it. "There is that dog again. He is always barking at night. What a nuisance. Every night he is a real bother. Somebody should do something. Maybe I should call a cop. No, a dog catcher. So, I'll call the pound. No, maybe I'll just write a real nasty letter to the guy who owns that dog. No, too much trouble. I'll just get an ear plug." They are just perceptual and mental habits. You learn to respond this way as a child by copying the perceptual habits of those around you. These perceptual responses are not inherent in the structure of the nervous system. The circuits are there. But this is not the only way that our mental machinery can be used. That which has been learned can be unlearned. The first step is to realize what you are doing, as you are doing it, and stand back and quietly watch.
Theo quan điểm của Phật giáo, con người có một cái nhìn ngược ngạo về cuộc sống. Những thứ thực sự là nguồn gốc của khổ đau thì ta coi như là hạnh phúc. Nguyên nhân nguồn gốc của mọi khổ đau chính là từ Tham-Sân như chúng ta đã nói trước đây. Mọi sự khởi sinh đều tạo ra một nhận thức. Bất kỳ thứ gì—một cô gái đẹp, một anh chàng đẹp trai, một con thuyền tốc độ, một tên sát thủ với súng trong tay, một chiếc xe tải đang đâm vô mình... bất kỳ thứ gì. Cho dù nó là gì, thì lập tức sau đó chúng ta phản xạ ngay với đối tượng kích thích đó bằng một cảm giác [cảm thọ] về nó.
From the Buddhist perspective, we humans have a backward view of life. We look at what is actually the cause of suffering and we see it as happiness. The cause of suffering is that desire- aversion syndrome which we spoke of earlier. Up pops a perception. It could be anything--a beautiful girl, a handsome guy, speed boat, thug with a gun, truck bearing down on you, anything. Whatever it is, the very next thing we do is to react to the stimulus with a feeling about it.
Ví dụ, hãy lấy sự lo âu. Chúng ta lo âu đủ điều. Bản thân sự lo lắng không là vấn đề. Lo lắng là một tiến trình. Nó có các bước. Lo lắng bất an không phải là một trạng thái của sự tồn tại mà là một diễn biến. Cái chúng ta cần làm là nhìn ngay vào chỗ bắt đầu của diễn biến đó, những khúc ban đầu đó dần dần khởi sinh lên tiến trình, như là những mạch nước đổ vào tạo ra dòng suối vậy. Mối mắc xích đầu tiên của sự lo lắng bất an chính là phản xạ “nắm giữ”/“chối bỏ” của tâm. Ngay sau khi một sự gì chạm xúc với tâm, (tâm) chúng ta liền cố nắm giữ hay chối bỏ ngay lập tức (i).
(Ví dụ: Khi đang đói bụng, hay khi thấy thức ăn thơm ngon, chúng ta chụp lấy hay muốn ăn ngay. Đang no nê, hay đang bệnh yếu, hay gặp phải đồ ăn dở, chúng ta từ chối hay chối bỏ nó ngay. Cũng như vậy, nhiều thói đời cũng đáng buồn như thói tâm. Khi ta gặp người bề ngoài đẹp đẽ, sang trọng, giàu có ta thường cố nắm giữ quan hệ giao hảo, “bắt quàng làm họ”. Không quen biết cũng nói chuyện thân mật. Không họ hàng cũng gán ghép họ nội họ ngoại. Không đồng hương cũng gán ghép gần xa, khen ngợi quê hương của khách. Còn khi ta gặp người xấu xí, thấp hèn, nghèo nàn, ta thường không chào hỏi thân ái, không muốn nói chuyện nhiều, ngồi chung bàn nhưng ngồi tránh xa và thậm chí cũng chẳng thèm hỏi người ấy tên gì. Cứ như sợ người ta nhờ vả hay nhìn ra mình là họ hàng của họ vậy. Thói đời cũng là thói tâm, từ ăn học, từ giáo dục cha mẹ, từ bắt chước cuộc sống và từ bản năng sinh tồn hơn thua mà tạo tác trong tâm).
Quay lại về sự lo lắng bất an chỗ (i) ở trên: Rồi sau đó hàng chuỗi những lo âu phản ứng thành một chuyển động. (Đó là những chuỗi phản ứng có điều kiện, thông qua sự ‘học’, sự ‘bắt chước’ và những ‘nguồn’ tác động của cảnh trần và đời sống xã hội của nhân loại xung quanh lâu ngày đã được huân tập và tác thành những tập khí hay thói tâm). May mắn thay, có một công cụ được gọi là Thiền Minh Sát (Vipassana) mà chúng ta có thể dùng để làm ‘đoản mạch’, làm tắt ngưng toàn bộ cái cơ chế thói tâm cố hữu đó của tâm. (Giống như một mạng điện hay điện tử đang chạy theo cơ chế lập trình từ lâu của nó. Chúng ta cắt một dòng mạch hay đổ một gáo nước vào đó, lập tức mạng điện sẽ bị đoản mạch và ‘chết máy’ ngay. Cơ chế cũ bị phá bỏ.)
Take worry. We worry a lot. Worry itself is the problem. Worry is a process. It has steps. Anxiety is not just a state of existence but a procedure. What you've got to do is to look at the very beginning of that procedure, those initial stages before the process has built up a head of steam. The very first link of the worry chain is the grasping/rejecting reaction. As soon as some phenomenon pops into the mind, we try mentally to grab onto it or push it away. That sets the worry response in motion. Luckily, there is a handy little tool called Vipassana meditation which you can use to short-circuit the whole mechanism.
Thiền Minh Sát chỉ cho chúng ta cách dò xét tiến trình nhận thức của chúng ta với sự chính xác cao. Chúng ta học cách quan sát sự khởi sinh của ý nghĩ [ý hành] và nhận thức [tưởng] bằng một cảm giác vô tư bình lặng. Chúng ta học cách nhìn những phản xạ của chúng ta đối với những chạm xúc kích thích từ bên ngoài bằng sự bình tĩnh và minh bạch. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy rõ mình phản ứng mà không bị dính chấp hay can thiệp vào những phản ứng đó. Bản chất ám ảnh của ý nghĩ theo thói tâm lâu ngày sẽ từ từ tắt lịm. Chúng ta vẫn có thể có vợ, hay có chồng. Chúng ta vẫn còn tránh né được chiếc xe tải đang lao tới ta. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải lao vào hôn nhân nếu điều đó chỉ là ác mộng; hay chúng ta không cần phải đi vô làn của xe tải trên đường cao tốc khi xe tải vẫn thường xuyên chạy qua. (Chúng ta không cần phải làm những thứ mà ta biết chỉ là rước họa vào thân.)
Vipassana meditation teaches us how to scrutinize our own perceptual process with great precision. We learn to watch the arising of thought and perception with a feeling of serene detachment. We learn to view our own reactions to stimuli with calm and clarity. We begin to see ourselves reacting without getting caught up in the reactions themselves. The obsessive nature of thought slowly dies. We can still get married. We can still step out of the path of the truck. But we don't need to go through hell over either one.
Sự thoát khỏi bản chất ám ảnh của ý nghĩ theo thói quen cố hữu, như mới nói trên, tạo ra một cách nhìn hoàn toàn mới về thực tại. Đó là sự chuyển đổi toàn diện, sự thay đổi hoàn toàn cái cơ chế nhận thức cố hữu trước đây. Nó cũng mang lại niềm hạnh phúc có được nhờ giải thoát khỏi sự ám ảnh đeo bám; một cảm giác bình an và đúng đắn (đó là chánh tư duy và chánh kiến), một niềm vui mới cho đời sống và một cảm nhận trọn vẹn lành mạnh đối với mọi hoạt động sống. Nhờ những lợi ích này, Phật giáo coi cách nhìn vào mọi sự vật hiện tượng theo cách như vậy là cách nhìn đúng đắn về sự sống. Và kinh điển Phật giáo thường hay gọi cách đó là: “nhìn thấy mọi sự vật hiện tượng như chúng đích thực là”.
This escape from the obsessive nature of thought produces a whole new view of reality. It is a complete paradigm shift, a total change in the perceptual mechanism. It brings with it the feeling of peace and rightness, a new zest for living and a sense of completeness to every activity. Because of these advantages, Buddhism views this way of looking at things as a correct view of life and Buddhist texts call it seeing things as they really are.
Thiền Minh Sát là một hệ thống những bước tu tập để từ từ mở ra cho chúng ta cách nhìn mới như vậy để nhìn thấy được từng mỗi sự việc sự thể như-nó-đích-thực-là.
(Ví dụ, khi ta nhìn cái bánh căn, chúng ta nhìn đúng bản chất nó là bột. Khi nghĩ đến bột, ta nhìn thấy đúng bản chất nó là gạo. Khi nghĩ đến gạo, ta biết đích thực nó từ hạt lúa mà ra; hạt lúa từ cây lúa, từ cây mạ xanh non; từ hạt mầm của lúa và đất, nước, gió, phân bón và công sức của người nông phu...Ta tự thấy mình ăn một hạt cơm thắm đượm bao nhiêu công sức và sự diệu kỳ của những yếu tố tự nhiên. Ta hiểu được bản chất sự sống là hữu vi, là cần nhiều những điều kiện, là tương trợ, tương sinh, tương tức. Thì sẽ thấy mình chẳng là gì. Không có ‘bản ngã’ cố định nào tự sống một mình được. Đời người và mọi sự hiện hữu cần phải có những điều kiện tạo tác. Ta không còn đề cao tự ngã, không còn tự ta nữa. Và dần dần phá bỏ cái ngã chấp là tác nhân đứng sau dục vọng vốn là nguyên nhân gây ra khổ đau và bất toại nguyện.)
Quay lại đề tài Thiền Minh Sát, song song với cách nhìn hoàn toàn mới về sự sống và thực tại, Thiền Minh Sát cũng mang lại cách nhìn mới về cái chủ thể trung tâm nhất của thực tại: Đó là cái ‘tôi’. Nếu dò xét kỹ, chúng ta sẽ biết được rằng những thói tâm xử sự những nhận thức của chúng ta cũng giống y thói tâm chúng ta về cái ‘tôi’. Chúng ta bị cuốn vào một guồng máy cố hữu của ý nghĩ [hành], cảm giác [thọ] và cảm nhận [tưởng] và chúng ta củng cố cái guồng máy đó thành một tâm hành tạo tác. Và rồi, chúng ta dán nhãn lên nó, tên là ‘Tôi’. Rồi từ đó đến mãi mãi về sau, chúng ta coi nó như thể nó là một thực thể cố định và trường tồn vĩnh viễn. Chúng ta coi nó như là một danh tánh tồn tại độc lập, không liên quan gì đến mọi sự khác. (Giống như một dạng ‘linh hồn’ bất biến và truyền kiếp vậy). Chúng ta kéo bản thân mình ra khỏi dòng biến đổi vô thường bất tận của vũ trụ thế gian. (Bản thân thế gian vũ trụ cũng biến đổi vô thường, vậy thì ta là gì trong đó mà tồn tại bất biến, độc lập và bất diệt?). Và rồi sau đó chúng ta buồn vì thấy mình đơn độc. Chúng ta làm ngơ và không hề để ý gì đến sự kết nối hữu cơ ngàn đời của chúng ta với vạn vật xung quanh, với mọi người xung quanh, và quyết tâm rằng ‘Tôi’ phải có nhiều hơn nữa, phải nắm giữ nhiều thứ hơn nữa cho cái ‘Tôi’; và chúng ta càng ngạc nhiên về cái lòng tham vô đáy và sự vô tâm vô cảm của nhân loại trên đời. Và cứ như vậy ta đi theo hướng đó. Mọi hành động bất thiện, xấu ác, những thói vô tâm ích kỷ của người đời đều bắt nguồn từ cái ý tưởng và nhận thức sai lầm về cái ‘Tôi’ như thể nó là có thật, là bất biến và bất diệt thiên thu vậy. (Thật ra cái ‘ta’, hay cái ‘ngã’, chỉ là giả danh và chỉ là một ý tưởng sai lầm. Còn lẽ thực là: không có một cái ‘ta’, không có một bản ngã bất diệt truyền kiếp như một dạng ‘linh hồn’ nào cả. Không có ‘ai’ cả!.)
Vipassana meditation is a set of training procedures which open us gradually to this new view of reality as it truly is. Along with this new reality goes a new view of the most central aspect of reality: 'me'. A close inspection reveals that we have done the same thing to 'me' that we have done to all other perceptions. We have taken a flowing vortex of thought, feeling and sensation and we have solidified that into a mental construct. Then we have stuck a label onto it, 'me'. And forever after, we threat it as if it were a static and enduring entity. We view it as a thing separate from all other things. We pinch ourselves off from the rest of that process of eternal change which is the universe. And than we grieve over how lonely we feel. We ignore our inherent connectedness to all other beings and we decide that 'I' have to get more for 'me'; then we marvel at how greedy and insensitive human beings are. And on it goes. Every evil deed, every example of heartlessness in the world stems directly from this false sense of 'me' as distinct from all else that is out there.
Nếu bạn phá vỡ được cái ảo tưởng một chiều đó về cái ‘tôi’ thì cả thế giới của bạn sẽ được thay đổi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng hy vọng làm được điều đó sau một đêm!. Bạn đã tiêu phí cả đời để xây dựng cái quan niệm đó, chấp tạo và củng cố nó bằng vô vàn ý nghĩ, lời nói và hành động [thân, ý, miệng] qua bao nhiêu năm tháng của đời người. Nó [quan niệm về cái ‘tôi’ bản ngã] không thể biến mất trong một ngày một bữa. Nhưng chắc chắn nó sẽ tan biến nếu bạn dành đủ thời gian và sự chú tâm. Thiền Minh Sát là một tiến trình tu tập thông qua đó quan niệm đó sẽ bị phá bỏ. (Nói cách khác, Thiền Minh Sát có chức năng phá bỏ cái quan niệm sai lầm về cái ‘tôi’ đó). Cứ từ từ, từng bước, rồi bạn sẽ gọt bỏ bớt nó...chỉ bằng cách đơn giản là quan sát nó.
Explode the illusion of that one concept and your whole universe changes. Don't expect to do this overnight, though. You spent your whole life building up that concept, reinforcing it with every thought, word, and deed over all those years. It is not going to evaporate instantly. But it will pass if you give it enough time and enough attention. Vipassana meditation is a process by which it is dissolved. Little by little, you chip away at it just by watching it.
Khái niệm cái ‘tôi’ là một quá trình. Đó là cái chúng ta vẫn đang làm. Trong Thiền Minh Sát, chúng ta học cách quan sát hay nhìn vào cái mình đang làm, khi mình đang làm và cách mình đang làm một sự việc gì. Bằng cách "nhìn" như vậy, cái "thói tâm cố hữu đó" đó sẽ chuyển động và phai biến, như làn mây bay qua trời xanh. Tùy vào bạn quyết định có làm việc đó hay không (tức là việc quan sát, việc nhìn vào cái, khi và cách mình đang làm, ví dụ đang suy nghĩ, đang cảm nhận, hay đang hành động); hoặc bạn có thể chọn làm gì đó thích hợp với tình huống hiện tại. Chúng ta có quyền chọn lựa.
The 'I' concept is a process. It is a thing we are doing. In Vipassana we learn to see that we are doing it, when we are doing it and how we are doing it. Then it moves and fades away, like a cloud passing through the clear sky. We are left in a state where we can do it or not do it, whichever seems appropriate to the situation. The compulsiveness is gone. We have a choice.
Đây là tất cả những trí tuệ chính. Mỗi trí tuệ là một sự hiểu biết sâu sắc thấu đáo về một trong những vấn đề căn bản của sự hiện hữu của con người. Trí tuệ lớn không xảy ra nhanh chóng, mà cũng không xảy ra nếu không có sự nỗ lực đáng kể. Nhưng phần thưởng công là lớn, là xứng đáng. Những trí tuệ đó dẫn đến sự chuyển hóa hoàn toàn sự sống của bạn. Mỗi giây phút sau đó của cuộc đời bạn được thay đổi. Người hành thiền nỗ lực chuyên cần theo hướng này sẽ đạt được một sức khỏe tinh thần hoàn hảo, một lòng thương yêu thuần khiết thanh tịnh dành cho mọi chúng sinh và sự chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau. Điều đó không phải là một mục tiêu nhỏ. Nhưng bạn không cần phải đi hết con đường dài mới gặt hái được những lợi lạc. Lợi ích có được tức thì từ lúc bắt đầu và chúng tích lũy lên theo từng ngày năm tháng. Đó là chức năng tích lũy. Bạn càng ngồi thiền lâu, thì bạn càng hiểu biết thêm về bản chất của sự sống của chính mình. Bạn càng bỏ thêm nhiều giờ để tập thiền, bạn càng có thêm năng lực để tĩnh lặng quan sát từng xung động và ý định, từng ý nghĩ [ý hành] và cảm xúc ngay khi nó vừa khởi sinh trong tâm. Tiến trình đi đến sự thành đạo và giải thoát được đo bằng thời gian ngồi trên gối thiền của bạn. Và bạn cứ ngồi thiền, hay dừng lại bất cứ khi nào bạn thấy đã thiền đủ hôm đó. Không có roi vọt gì ép uổng bạn phải ngồi thiền, ngoại trừ lòng khao khát muốn nhìn thấy bản chất đích thực của cuộc đời mình, muốn làm cao đẹp hơn sự hiện hữu của đời mình và của người khác.
These are all major insights, of course. Each one is a deep- reaching understanding of one of the fundamental issues of human existence. They do not occur quickly, nor without considerable effort. But the payoff is big. They lead to a total transformation of your life. Every second of your existence thereafter is changed. The meditator who pushes all the way down this track achieves perfect mental health, a pure love for all that lives and complete cessation of suffering. That is not small goal. But you don't have to go all the way to reap benefits. They start right away and they pile up over the years. It is a cumulative function. The more you sit, the more you learn about the real nature of your won existence. The more hours you spend in meditation, the greater your ability to calmly observe every impulse and intention, every thought and emotion just as it arises in the mind. Your progress to liberation is measured in cushion-man hours. And you can stop any time you've had enough. There is no stick over your head except your own desire to see the true quality of life, to enhance your own existence and that of others.
Thiền Minh Sát bao đời là thuộc về trải nghiệm, thuộc về thực hành, là chủ nghĩa kinh nghiệm. Nó không thuộc về lý thuyết. Khi bạn thực hành Thiền Minh Sát, bạn trở thành nhạy cảm với sự trải nghiệm đích thực về cuộc sống, với mọi thứ đích thực cảm giác như thế nào. Không phải bạn cứ ngồi ngồi đó để phát triển những ý nghĩ cao vời về cuộc sống. Mà bạn sống. Thiền Minh Sát, hơn bất kỳ môn nào, chính là học để sống, học cách sống.
Vipassana meditation is inherently experiential. It is not theoretical. In the practice of mediation you become sensitive to the actual experience of living, to how things feel. You do not sit around developing subtle and aesthetic thoughts about living. You live. Vipassana meditation more than anything else is learning to live.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Rộng mở tâm hồn


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.66.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...