Lòng bi mẫn là gì? Lòng bi mẫn là tâm nguyện muốn cho người khác thoát khỏi đau khổ. Chính nhờ có lòng bi mẫn mà ta khao khát đạt đến giác ngộ. Chính lòng bi mẫn thúc giục ta dấn thân vào những pháp tu tập đức hạnh hướng đến quả Phật. Vì thế, chúng ta nhất thiết phải hiến mình trọn vẹn cho sự phát triển lòng bi mẫn.
What is compassion? Compassion is the wish that others be free of suffering. It is by means of compassion that we aspire to attain enlightenment. It is compassion that inspires us to engage in the virtuous practices that lead to Buddhahood. We must therefore devote ourselves to developing compassion.
Trong bước đầu tiên hướng đến một trái tim bi mẫn, ta nhất thiết phải phát triển sự cảm thông hay gần gũi với người khác. Ta cũng phải nhận ra sự nghiêm trọng trong những khổ đau của họ. Càng gần gũi với một người, ta càng thấy rõ hơn rằng nỗi khổ đau của họ là nghiêm trọng đến mức không thể chịu đựng nổi. Sự gần gũi tôi nói đây không phải về mặt thể xác, cũng không cần thiết phải là về tình cảm. Đó là một cảm thức trách nhiệm, quan tâm đến một người khác. Để phát triển một sự gần gũi như thế, ta nhất thiết phải suy ngẫm về những đức tính giúp nuôi dưỡng hạnh phúc của người khác. Chúng ta phải suy ngẫm đến mức thấy được rằng điều này mang lại hạnh phúc và an bình nội tâm cho mọi người như thế nào. Chúng ta phải suy ngẫm đến mức nhận ra được người khác tôn trọng và quý mến ta như thế nào khi ta đối xử với họ bằng một thái độ như thế. Ta phải suy ngẫm về những tác hại của sự ích kỷ, thấy được rằng chúng đã khiến ta hành động bất thiện như thế nào, và sự nghiệp hiện nay của riêng ta là lợi thế có được từ những người kém may mắn hơn ta như thế nào.
In the first step toward a compassionate heart, we must develop our empathy or closeness to others. We must also recognize the gravity of their misery. The closer we are to a person, the more unbearable we find that person’s suffering. The closeness I speak of is not a physical proximity, nor need it be an emotional one. It is a feeling of responsibility, of concern for a person. In order to develop such closeness, we must reflect upon the virtues of cherishing the well-being of others. We must come to see how this brings one an inner happiness and peace of mind. We must come to recognize how others respect and like us as a result of such an attitude toward them. We must contemplate the shortcomings of self-centeredness, seeing how it causes us to act in unvirtuous ways and how our own present fortune takes advantage of those less fortunate.
Việc chiêm nghiệm về lòng tốt của người khác là điều quan trọng. Nhận thức này cũng là kết quả của việc nuôi dưỡng sự cảm thông. Ta phải nhận ra rằng, sự nghiệp vật chất của ta thật sự phụ thuộc vào sự cộng tác và đóng góp của những người khác như thế nào. Mỗi một khía cạnh phúc lợi hiện tại của ta đều nhờ vào sự làm việc khó nhọc của những người khác. Khi ta nhìn quanh mình, ngôi nhà ta đang sống và làm việc, những con đường ta đi, quần áo ta mặc hay thực phẩm ta ăn, ta phải thừa nhận rằng tất cả đều được cung cấp bởi những người khác. Sẽ không có gì trong số những điều đó tồn tại để ta hưởng thụ hay sử dụng, nếu không nhờ vào lòng tốt của quá nhiều người mà ta không quen biết. Khi suy ngẫm theo cách này, sự trân trọng của ta đối với người khác sẽ phát triển, đồng thời sự cảm thông và gần gũi của ta đối với người khác cũng sẽ gia tăng.
It is also important that we reflect upon the kindness of others. This realization is also a fruit of cultivating empathy. We must recognize how our fortune is really dependent upon the cooperation and contributions of others. Every aspect of our present well-being is due to hard work on the part of others. As we look around us at the buildings we live and work in, the roads we travel, the clothes we wear, or the food we eat, we must acknowledge that all are provided by others. None of these would exist for us to enjoy and make use of were it not for the kindness of so many people unknown to us. As we contemplate in this manner, our appreciation for others grows, as does our empathy and closeness to them.
Ta nhất thiết phải nỗ lực để nhận ra sự phụ thuộc của ta vào những người mà ta sinh lòng bi mẫn. Nhận thức này thậm chí sẽ giúp họ gần gũi ta nhiều hơn. Cần phải có sự chú tâm kiên trì để có thể nhìn người khác thông qua lăng kính giảm bớt sự vị kỷ. Ta phải nỗ lực để nhận ra ảnh hưởng cực kỳ lớn lao của người khác đối với hạnh phúc của bản thân ta. Khi ta kiềm chế không buông thả theo một quan điểm sống ích kỷ, ta có thể thay thế bằng một quan điểm biết trân trọng hết thảy mọi chúng sinh.
We must work to recognize our dependence on those for whom we feel compassion. This recognition brings them even closer. It requires sustained attention to see others through less self-centered lenses. We must work at recognizing their enormous impact on our well-being. When we resist indulging in a self-centered view of the world, we can replace it with a worldview that takes every living being into account.
Ta không nên mong đợi là quan điểm của mình đối với người khác sẽ thay đổi một cách tức thì.
We must not expect our view of others to change suddenly.
NHẬN RA KHỔ ĐAU CỦA NGƯỜI KHÁC
RECOGNIZING THE SUFFERING OF OTHERS
Sau khi phát triển sự cảm thông và gần gũi, thực hành quan trọng tiếp theo trong quá trình trau dồi lòng bi mẫn là hiểu thấu được bản chất của đau khổ. Lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh phải bắt nguồn từ việc nhận biết được nỗi khổ đau của họ. Một điều rất đặc thù trong sự suy ngẫm về nỗi khổ đau là, nếu ta chú tâm vào nỗi khổ đau của chính mình rồi sau mới mở rộng nhận thức ấy đến những khổ đau của người khác, thì thực hành đó sẽ có khuynh hướng mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Lòng bi mẫn của ta đối với người khác sẽ phát triển khi nhận thức về những khổ đau của họ được phát triển.
After empathy and developing closeness, the next important practice in our cultivation of compassion is an insight into the nature of suffering. Our compassion for all sentient beings must stem from a recognition of their suffering. One thing very specific to the contemplation of suffering is that it tends to be more powerful and effective if we focus on our own suffering and then extend that recognition to the suffering of others. Our compassion for others grows as our recognition of their suffering does.
Tất cả chúng ta đều cảm thông một cách tự nhiên đối với những người đang trải qua nỗi khổ vì bệnh tật đau đớn, hoặc nỗi đau mất người thân yêu. Đây là một loại khổ mà trong đạo Phật gọi là khổ vì đau khổ (khổ khổ).
We all naturally sympathize with someone who is undergoing the manifest suffering of a painful illness or the loss of a loved one. This is one kind of suffering, in Buddhism called the suffering of suffering.
Việc khởi sinh lòng bi mẫn sẽ khó khăn hơn đối với người đang trải qua những gì mà đạo Phật gọi là nỗi khổ của sự đổi thay, biến hoại, trong thuật ngữ truyền thống có thể bao gồm cả những kinh nghiệm vui thích (lạc thọ) như tận hưởng danh vọng hay sự giàu sang. Đây là loại khổ thứ hai - hoại khổ. Khi ta thấy người khác tận hưởng thành công trong đời sống thế tục, thay vì khởi lòng bi mẫn thương xót vì biết rằng [những thứ ấy] cuối cùng sẽ kết thúc, khiến họ phải khổ đau thất vọng vì mất mát, thì ta lại thường có khuynh hướng ngưỡng mộ và đôi khi thậm chí là ghen tỵ. Nếu ta có sự hiểu biết chân thật về khổ đau và bản chất của nó, ta sẽ nhận ra rằng việc thụ hưởng danh vọng và giàu sang là tạm bợ biết bao và niềm vui có được từ đó sẽ kết thúc một cách tự nhiên như thế nào, khiến người ta phải đau khổ.
It is more difficult to feel compassion for someone experiencing what Buddhists refer to as the suffering of change, which in conventional terms would be pleasurable experiences such as the enjoyment of fame or wealth. This is a second kind of suffering. When we see people enjoy such worldly success, instead of feeling compassion because we know that it will eventually end, leaving them to experience disappointment at their loss, often our reaction is to feel admiration and sometimes even envy. If we had a genuine understanding of suffering and its nature, we would recognize how the experience of fame and wealth are temporary and how the pleasure they bring will naturally end, causing one to suffer.
Còn có loại khổ thứ ba với mức độ sâu sắc hơn và là loại đau khổ vi tế nhất - hành khổ. Ta trải qua nổi khổ này triền miên vì nó chính là hệ quả của vòng luân hồi. Bản chất của vòng luân hồi là ta phải liên tục bị sai xử bởi những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Và khi nào ta còn bị chúng sai xử thì bản thân sự hiện hữu của ta chính là một dạng thức biểu hiện của đau khổ. Mức độ đau khổ này bao trùm suốt cuộc đời ta, xô đẩy ta loanh quanh mãi trong vòng luẩn quẩn của những xúc cảm tiêu cực và hành vi bất thiện. Tuy nhiên, loại khổ này rất khó nhận biết. Nó không phải trạng thái đau khổ rõ ràng như ta nhận thấy trong nỗi khổ vì khổ đau (khổ khổ), cũng không phải đối nghịch với sự giàu sang thịnh vượng như ta nhận thấy trong nỗi khổ vì sự thay đổi, biến hoại (hoại khổ). Thế nhưng, nỗi khổ đau bao trùm này (hành khổ) là sâu sắc nhất, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống.
There is also a third and more profound level of suffering, which is the most subtle. We experience this suffering constantly, as it is a by-product of cyclic existence. It is in the nature of cyclic existence that we are continuously under the control of negative emotions and thoughts. And, as long as we are under their control, our very existence is a form of suffering. This level of suffering pervades our lives, sending us round and round in vicious circles of negative emotions and nonvirtuous actions. However, this form of suffering is difficult to recognize. It is not the evident state of misery we find in the suffering of suffering. Nor is it the opposite of our fortune and well-being, as we see in the suffering of change. Nevertheless, this pervasive suffering is most profound. It permeates all aspects of life.
Một khi ta phát triển được sự hiểu biết sâu sắc về ba mức độ đau khổ qua kinh nghiệm của chính bản thân mình, việc chuyển sự quan tâm của ta đến [những khổ đau của] người khác và suy ngẫm về ba mức độ khổ đau [như trên của họ] sẽ dễ dàng hơn. Từ đó ta có thể phát triển tâm nguyện mong sao cho tất cả chúng sinh đều được thoát khỏi mọi khổ đau.
Once we have cultivated a profound understanding of the three levels of suffering in our own personal experience, it is easier to shift the focus onto others and reflect upon these three levels. From there we can develop the wish that they be freed of all suffering.
Một khi ta có thể kết hợp sự cảm thông đối với người khác và sự hiểu biết sâu sắc về những nỗi khổ đau mà họ đang chịu đựng, ta sẽ dễ dàng sinh khởi lòng bi mẫn chân thật đối với họ. Chúng ta nhất thiết phải thực hiện điều này một cách liên tục, không gián đoạn. Ta có thể so sánh tiến trình này với việc tạo ra một tia lửa bằng cách chà xát hai que củi. Chúng ta biết rằng, để đạt đến thời điểm phát ra tia lửa, ta nhất thiết phải duy trì lực ma sát liên tục để đều đặn tăng dần nhiệt độ lên đến mức mà que củi có thể bốc cháy. Tương tự, khi ta nỗ lực để phát triển những phẩm chất tinh thần như lòng bi mẫn, ta nhất thiết phải chuyên cần vận dụng những pháp tu tập tinh thần cần thiết để đạt đến kết quả mong muốn. Loay hoay với việc này theo cách ngẫu hứng sẽ chẳng mang lại chút lợi ích thật sự nào.
Once we are able to combine a feeling of empathy for others with a profound understanding of the suffering they experience, we become able to generate genuine compassion for them. We must work at this continually. We can compare this process to the way in which we start a fire by rubbing two sticks together. To get to the smoldering point, we know that we must maintain a continuous friction to ratchet up the temperature to the point where the wood can catch fire. Similarly, as we work at developing mental qualities such as compassion, we must diligently apply the mental techniques necessary to bring about the desired effect. Going about this in a haphazard way is of no real benefit.
Trong khi lòng bi mẫn là mong muốn mọi người thoát khỏi khổ đau, thì lòng từ ái là mong muốn mọi người đều được hưởng hạnh phúc. Cũng giống như với lòng bi mẫn, khi ta nuôi dưỡng lòng từ ái thì điều quan trọng là phải bắt đầu bằng việc chọn một con người cụ thể để tập trung sự quán niệm, và sau đó mở rộng phạm vi quan tâm ngày càng rộng hơn nữa, cho đến mức hoàn thiện cuối cùng và bao gồm tất cả chúng sinh. Một lần nữa, ta cũng bắt đầu bằng cách chọn một đối tượng quán niệm là người không gây cảm xúc gì mạnh mẽ nơi ta. Sau đó, ta mở rộng sự quán niệm này đến bạn bè, người thân trong gia đình, và cuối cùng là những người đặc biệt đối nghịch với ta.
Just as compassion is the wish that all sentient beings be free of suffering, loving-kindness is the wish that all may enjoy happiness. As with compassion, when cultivating loving-kindness it is important to start by taking a specific individual as a focus of our meditation, and we then extend the scope of our concern further and further, to eventually encompass and embrace all sentient beings. Again, we begin by taking a neutral person, a person who inspires no strong feelings in us, as our object of meditation. We then extend this meditation to individual friends and family members and, ultimately, our particular enemies.
Đối tượng quán niệm của ta phải là một con người thật sự, và ta phải phát triển lòng từ bi hướng về người đó đến mức có thể thật sự khởi sinh lòng từ bi đối với tất cả những người khác. Mỗi lần thực hành ta chỉ nên chọn một người để quán niệm. Nếu không, pháp quán từ bi của ta có thể cuối cùng cũng chỉ tạo ra một cảm xúc rất chung chung đối với tất cả mọi người, và không tạo ra được sự tập trung hay năng lực đặc biệt cho sự quán niệm. Và như vậy, khi ta thật sự vận dụng sự quán niệm theo cách này hướng đến những con người đặc biệt mà ta không ưa thích, ta thậm chí có thể sẽ [không sinh khởi được lòng từ bi và] nghĩ rằng: “Ồ, hắn ta là một trường hợp ngoại lệ.”
We must use a real individual as the focus of our meditation, and then enhance our compassion and loving-kindness toward that person so that we can really experience compassion and loving-kindness toward others. We work on one person at a time. Otherwise, we might end up meditating on compassion toward all in a very general sense, with no specific focus or power to our meditation. Then, when we actually relate this kind of meditation to specific individuals we are not fond of, we might even think, “Oh, he is an exception.”