Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 9: Nuôi dưỡng tâm an định »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 9: Nuôi dưỡng tâm an định

Donate

(Lượt xem: 10.877)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 9: Nuôi dưỡng tâm an định

Chapter 9: Cultivating equanimity





Để có lòng bi mẫn chân thật đối với tất cả chúng sinh, ta phải loại trừ bất kỳ định kiến thiên vị nào trong thái độ ứng xử. Cách nhìn thông thường của ta về người khác bị chi phối hoàn toàn bởi những cảm xúc phân biệt luôn dao động. Ta luôn cảm thấy gần gũi với những người ta thương yêu. Với những người xa lạ hoặc chỉ quen biết sơ qua, ta luôn cảm thấy có khoảng cách. Và rồi với những người mà ta xem như thù địch, không thân thiện hoặc cách biệt, ta luôn cảm thấy căm ghét hoặc khinh bỉ. Tiêu chuẩn cho sự phân biệt giữa bạn và thù của ta dường như rất đơn giản. Nếu ai đó gần gũi hoặc tử tế với ta, thì người đó là bạn. Nếu ai đó gây khó khăn hoặc làm hại ta, đó là kẻ thù. Kèm theo với sự yêu mến ta dành cho những người thương yêu là những tình cảm như tham luyến và sự khao khát thôi thúc ta bộc lộ những cử chỉ trìu mến, thân mật. Tương tự như thế, ta nhìn những người mà ta không ưa thích qua những cảm xúc tiêu cực như giận dữ hoặc căm ghét. Vì vậy, lòng bi mẫn của ta đối với người khác luôn bị giới hạn, thiên vị, có định kiến, và tùy thuộc vào điều kiện là ta có cảm thấy gần gũi với họ hay không.
To feel true compassion for all beings, we must remove any partiality from our attitude toward them. Our normal view of others is dominated by fluctuating and discriminating emotions. We feel a sense of closeness toward loved ones. Toward strangers or acquaintances we feel distant. And then for those individuals whom we perceive as hostile, unfriendly, or aloof, we feel aversion or contempt. The criterion for our classifying people as friends or enemies seems straightforward. If a person is close to us or has been kind to us, he or she is a friend. If a person has caused us difficulty or harm, he or she is a foe. Mixed with our fondness for our loved ones are emotions such as attachment and desire that inspire passionate intimacy. Similarly, we view those whom we dislike with negative emotions such as anger or hatred. Consequently, our compassion toward others is limited, partial, prejudicial, and conditioned by whether we feel close to them.
Lòng bi mẫn chân thật nhất thiết phải là vô điều kiện. Ta phải nuôi dưỡng tâm an định để vượt lên trên bất kỳ cảm xúc phân biệt và thiên vị nào. Có một phương pháp để nuôi dưỡng tâm an định là quán niệm về tính chất không cố định của tình bằng hữu. Trước hết ta phải suy xét, không có gì bảo đảm rằng người bạn thân của ta hôm nay sẽ mãi mãi là bạn ta. Tương tự, ta có thể hình dung rằng sự ghét bỏ của ta đối với một ai đó không nhất thiết là sẽ kéo dài vô hạn. Những quán chiếu như thế làm phân tán và suy yếu đi những cảm xúc mạnh mẽ của sự thiên vị, làm giảm thiểu cảm giác rằng sự tham luyến của ta là mãi mãi không thay đổi.
Genuine compassion must be unconditional. We must cultivate equanimity in order to transcend any feelings of discrimination and partiality. One way to cultivate equanimity is to contemplate the uncertainty of friendship. First we must consider that there is no assurance that our close friend today will remain a friend forever. Similarly, we can imagine that our dislike for someone will not necessarily continue indefinitely. Such reflections diffuse our strong feelings of partiality, undermining our sense of the immutability of our attachments.
Ta cũng có thể suy ngẫm về những hệ quả tiêu cực của sự tham luyến mạnh mẽ đối với những người bạn và sự căm ghét đối với kẻ thù. Tình cảm của ta dành cho một người bạn hay người ta thương yêu đôi khi làm cho ta mù quáng trước một số khía cạnh nào đó của người ấy. Ta phóng chiếu lên người ấy một phẩm chất hoàn toàn đáng yêu, tuyệt đối hoàn hảo. Và rồi ta bị sốc khi thấy điều gì đó trái ngược với những phóng chiếu của ta. Ta thay đổi từ cực đoan của sự yêu thương và khao khát sang sự thất vọng, ghét bỏ và đôi khi thậm chí là giận dữ. Ngay cả cảm giác hài lòng và thoả mãn trong một mối quan hệ với người nào đó mà ta yêu thương cũng có thể dẫn đến sự thất vọng, vỡ mộng và căm ghét. Mặc dù ta có thể cảm thấy những cảm xúc mạnh mẽ như tình yêu nam nữ hoặc sự căm ghét chính đáng là có sức thuyết phục sâu xa, nhưng sự hài lòng mà chúng mang lại chỉ là trong thoáng chốc. Theo quan điểm của đạo Phật, việc tránh xa sự chế ngự của những tình cảm như thế ngay từ ban đầu sẽ tốt hơn rất nhiều.
We can also reflect upon the negative consequences of our strong attachment to friends and hostility toward enemies. Our feelings for a friend or a loved one sometimes blind us to certain of his or her aspects. We project a quality of absolute desirability, absolute infallibility, upon that person. Then, when we see something contrary to our projections, we are stunned. We swing from the extreme of love and desire to disappointment, repulsion, and sometimes even anger. Even that sense of inner contentment and satisfaction in a relationship with someone we love can lead to disappointment, frustration, and hatred. Though strong emotions, like those of romantic love or righteous hatred, may feel profoundly compelling, their pleasure is fleeting. From a Buddhist point of view, it is far better not to be in the grip of such emotions in the first place.
Hậu quả của việc bị chế ngự bởi lòng căm ghét mãnh liệt là gì? Chữ “căm ghét” trong tiếng Tây Tạng là “shedang”, hàm nghĩa là sự thù nghịch hằn sâu trong tâm hồn. Có phần nào đó không hợp lý khi ta đáp trả với sự bất công hoặc gây hại của người khác bằng sự đối nghịch. Sự căm ghét của ta không gây ảnh hưởng vật lý gì đến kẻ thù; nó không hề gây hại cho họ. Đúng hơn, chính ta là người phải gánh chịu hậu quả tồi tệ của sự cay đắng tràn ngập [tâm hồn] như thế. Nó gặm nhấm ta từ bên trong. Sự giận dữ bắt đầu khiến cho ta dần dần ăn không ngon, ngủ không yên và cuối cùng phải trằn trọc, trăn trở suốt đêm trường. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến ta, trong khi những kẻ thù của ta thì vẫn vậy, thật sung sướng không biết gì đến tình trạng sa sút của ta.
What are the repercussions of becoming overpowered by intense dislike? The Tibetan word for hatred, shedang, suggests hostility from the depth of one’s heart. There is a certain irrationality in responding to injustice or harm with hostility. Our hatred has no physical effect on our enemies; it does not harm them. Rather, it is we who suffer the ill consequences of such overwhelming bitterness. It eats us from within. With anger we slowly begin to lose our appetite. We cannot sleep at night and often end up just rolling back and forth, back and forth, all night long. It affects us profoundly, while our enemies continue along, blissfully unaware of the state we have been reduced to.
Khi loại bỏ được sự căm ghét và giận dữ, ta có thể phản ứng với những hành vi gây hại cho ta một cách hiệu quả hơn nhiều. Nếu ta tiếp cận sự việc bằng một tâm trí bình thản, ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn và phán đoán được cách tốt nhất để giải quyết. Chẳng hạn, nếu một đứa bé đang làm điều gì đó sai trái, có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân em hoặc người khác, như là đùa nghịch với những que diêm, ta có thể trách phạt em. Khi ta đối xử theo cách thẳng thắn như thế, hành động của ta có nhiều khả năng đạt đến mục đích hơn. Đứa trẻ sẽ không phải phản ứng với sự giận dữ của ta, mà là với sự quan tâm và nhận thức của ta về sự nguy cấp.
Free of hatred or anger, we can respond to actions committed against us far more effectively. If we approach things with a cool head, we see the problem more clearly and judge the best way to address it. For example, if a child is doing something that could be dangerous to himself or others, such as playing with matches, we can discipline him. When we behave in such a forthright manner, there is a far greater chance that our actions will hit the mark. The child will respond not to our anger but to our sense of urgency and concern.
Đây chính là phương cách để chúng ta nhận ra rằng, kẻ thù đích thực của ta thật sự nằm trong chính bản thân ta. Chính sự ích kỷ, tham ái và sân hận của ta đã gây hại cho ta. Khả năng gây hại cho ta của những kẻ mà ta xem là thù nghịch thật ra là rất hạn chế. Nếu ai đó thách thức ta và ta có thể dựa vào giới hạnh tự thân để kiềm chế không trả đũa, thì rất có thể là dù người ấy có thực hiện bất kỳ điều gì, những hành vi ấy cũng không khiến tâm ta bị xáo trộn. Ngược lại, ngay vào lúc những cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ quá độ, căm ghét hay khao khát vừa sinh khởi trong ta, chúng lập tức làm xáo trộn tâm trí, lập tức hủy hoại sự an ổn tinh thần của ta và mở tung cánh cửa để những bất hạnh và đau khổ tràn vào phá sạch đi mọi thành tựu của ta trên con đường tu tập tâm linh.
This is how we come to see that our true enemy is actually within us. It is our selfishness, our attachment, and our anger that harm us. Our perceived enemy’s ability to inflict harm on us is really quite limited. If someone challenges us and we can muster the inner discipline to resist retaliating, it is possible that no matter what the person has done, those actions do not disturb us. On the other hand, when powerful emotions like extreme anger, hatred, or desire arise, they create disturbance the moment they occur within our minds. They immediately undermine our mental peace and create an opening for unhappiness and suffering to undo the work of our spiritual practice.
Khi ta nỗ lực để phát triển tâm an định, ta có thể suy xét rằng, ngay chính những ý niệm về bạn và thù là có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không một ai khi sinh ra đã là bạn hay thù của ta, và thậm chí không hề có sự đảm bảo rằng những người thân thiết sẽ mãi mãi là bạn ta. Bạn và thù được định nghĩa dựa theo sự tiếp cận và cung cách cư xử của người khác đối với ta. Những người mà ta tin là có thiện ý với ta, yêu thương và quan tâm đến ta thì nói chung được ta xem là bạn, là người thân thiết. Những người mà ta tin rằng có ác ý và muốn gây hại cho ta thì đó là kẻ thù của ta. Vì thế, ta xem người khác là bạn hay thù đều dựa trên sự cảm nhận của riêng ta về suy nghĩ và tình cảm mà họ dành cho ta. Như vậy, chẳng có ai sẵn mang bản chất là bạn hay thù của ta cả.
As we work at developing equanimity, we can consider that the very notions of enemy and friend are changeable and dependent upon many factors. No one is born our friend or enemy and there isn’t even a guarantee that relatives will remain friends. Friend and enemy are defined in terms of people’s toward us and their treatment of us. Those whom we believe to have affection for us, to love and care for us, we generally regard as friends and loved ones. Those whom we believe to have ill will and harmful intentions toward us are our enemies. We therefore view people as friends or enemies based on our perception of the thoughts and emotions they harbor toward us. So, nobody is essentially our friend or essentially our enemy.
Ta thường nhầm lẫn giữa hành vi của một con người với chính bản thân con người đó. Thói quen này đưa ta đến kết luận rằng chỉ vì một hành vi hay lời nói cụ thể nào đó mà một người là kẻ thù của ta. Thế nhưng, [về bản chất thì] con người vốn chỉ đơn giản là con người, không hề [sẵn có những tính chất như] bạn hay thù, là Phật tử hay tín đồ Thiên Chúa, là người Trung Quốc hay người Tây Tạng... Do tác động của hoàn cảnh, người mà trước đây là đối tượng công kích của ta có thể thay đổi và trở thành người bạn thân thiết nhất của ta. Không có gì đáng ngạc nhiên với những suy nghĩ kiểu như: “Ồ, ngày trước bạn từng đối xử với tôi chẳng ra gì, nhưng giờ đây chúng ta là những người bạn rất tốt của nhau.”
We often confuse the actions of a person with the actual person. This habit leads us to conclude that because of a particular action or statement, a person is our enemy. Yet people are neutral. They are neither friend nor enemy, Buddhist nor Christian, Chinese nor Tibetan. As a result of circumstances, the person we hold in our sights could change and become our closest friend. The thought “Oh, you used to be so mean to me in the past, but now we are such good friends” is not inconceivable.
Còn có một phương pháp khác để nuôi dưỡng sự an định và vượt qua những cảm xúc thiên vị, phân biệt. Đó là quán chiếu về việc tất cả chúng ta đều bình đẳng như thế nào trong ước muốn được hạnh phúc và vượt qua khổ đau. Hơn thế nữa, tất cả chúng ta đều cảm nhận được rằng, về cơ bản ta có quyền thực hiện ước muốn đó.
Another way of cultivating equanimity and transcending our feelings of partiality and discrimination is to reflect upon how we are all equal in our aspiration to be happy and overcome suffering. Additionally, we all feel that we have a basic right to fulfill this aspiration.
Chúng ta làm thế nào khẳng định được quyền cơ bản này? Rất đơn giản, đó là một phần trong bản chất tự nhiên của chúng ta. Tôi không phải là người duy nhất để có được đặc quyền ưu tiên. Bạn cũng không phải là người duy nhất giữ đặc quyền ưu tiên. Mong muốn được hạnh phúc và vượt qua đau khổ là một phần trong bản chất tự nhiên của tôi cũng như của bạn. Và nếu điều đó là đúng, thì tất cả những người khác cũng đều giống như chúng ta, đều có quyền được hạnh phúc và vượt qua đau khổ, đơn giản chỉ vì họ cũng có cùng bản chất tự nhiên như ta. Chính trên nền tảng của sự bình đẳng này mà ta phát triển tâm an định đối với hết thảy mọi người. Trong khi thiền quán, ta phải nỗ lực để nuôi dưỡng cách nhìn nhận rằng: “Cũng giống như bản thân tôi luôn mong ước được hạnh phúc và vượt qua khổ đau, tất cả những người khác cũng vậy; và cũng giống như bản thân tôi có quyền tự nhiên thực hiện mong ước này, tất cả những người khác cũng vậy.” Ta nên lặp lại ý nghĩ này nhiều lần khi thiền quán cũng như trong sinh hoạt đời thường, cho đến khi nó thấm đẫm vào nhận thức của ta.
How do we justify this right? Very simply, it is part of our fundamental nature. I am not unique; I have no special privilege. You are not unique, nor do you hold special privileges. My aspiration to be happy and overcome suffering is part of my fundamental nature, as it is part of yours. If this is so, then just as we do, all others have the right to be happy and overcome suffering, simply because they share this fundamental nature. It is on the basis of this equality that we develop equanimity toward all. In our meditation we must work at cultivating the attitude that “just as I myself have the desire to be happy and overcome suffering, so do all others, and just as I have the natural right to fulfill this aspiration, so do all others.” We should repeat this thought as we meditate and as we go about our lives, until it sinks deep into our awareness.
Còn một suy xét cuối cùng là, trong xã hội loài người, hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào hạnh phúc của những người khác, và ngay chính sự tồn tại của ta cũng là kết quả đóng góp của rất nhiều người. Sự ra đời của ta phụ thuộc vào cha mẹ, và rồi ta cần có sự chăm sóc và yêu thương của cha mẹ trong những năm sau đó. Cho đến phương kế sinh nhai, nơi ăn chốn ở của ta, thậm chí là sự thành công và danh vọng của ta, cũng đều là kết quả đóng góp của vô số con người. Dù là trực tiếp hay gián tiếp, có vô số những người khác liên quan đến sự tồn tại của ta - đó là chưa nói đến hạnh phúc của ta.
There is one last consideration. As human beings, our well-being very much depends upon that of others, and our very survival is a result of contributions made by many, many beings. Our birth is dependent upon our parents. We then need their care and affection for a number of years. Our livelihood, our dwelling, our sustenance, even our success and fame, are the result of contributions made by innumerable fellow human beings. Whether directly or indirectly, countless others are involved in our survival - not to mention our happiness.
Nếu ta mở rộng cách suy luận này ra khỏi phạm vi một đời người, ta có thể hình dung rằng, suốt qua những kiếp sống trước đây của ta - thực ra là từ vô thủy đến nay - đã có vô số người khác từng đóng góp nhiều vô kể cho hạnh phúc của ta. Từ đó, ta đi đến kết luận: “Mình dựa vào đâu mà đối xử phân biệt? Làm sao mình có thể đối xử thân thiện với một số người và thù địch với những người khác? Mình phải vượt qua mọi cảm xúc phân biệt và thiên vị. Mình phải làm lợi ích cho tất cả mọi người, ai cũng như ai.”
If we extend this line of reasoning beyond the confines of a single lifetime, we can imagine that throughout our previous lives - in fact, since time without beginning - countless others have made innumerable contributions to our welfare. We conclude, “What grounds have I to discriminate? How can I be close to some and hostile toward others? I must rise above all feelings of partiality and discrimination. I must be of benefit to all, equally!”
THIỀN QUÁN ĐỂ AN ĐỊNH
MEDITATION FOR EQUANIMITY
Ta tu tập như thế nào để nhận thức được sự bình đẳng về cơ bản của tất cả chúng sinh? Tốt nhất là hãy nuôi dưỡng cảm xúc an định bằng cách chú tâm trước hết vào những người tương đối xa lạ hoặc chỉ quen biết sơ qua, tức là những người mà ta không có cảm xúc mạnh mẽ theo bất kỳ khuynh hướng nào. Từ khởi điểm đó, bạn phải quán chiếu một cách bình đẳng, rồi hướng đến bạn bè và sau đó nữa là những kẻ thù nghịch. Khi đã đạt được một cách nhìn không thiên lệch đối với tất cả chúng sinh rồi, bạn nên thiền quán về lòng yêu thương, nguyện cho chúng sinh đạt được hạnh phúc mà họ mong cầu.
How do we train our minds to perceive the essential equality of all living beings? It is best to cultivate the feeling of equanimity by first focusing on relative strangers or acquaintances, those for whom you have no strong feeling one way or the other. From there you should meditate impartially, moving on to friends and then enemies. Upon achieving an impartial attitude toward all sentient beings, you should meditate on love, the wish that they find the happiness they seek.
Hạt giống bi mẫn sẽ phát triển nếu bạn gieo trồng trên mảnh đất màu mỡ là một nhận thức thấm đượm tình thương yêu. Khi bạn đã tưới tẩm cho tâm thức bằng tình thương yêu, bạn có thể bắt đầu thiền quán về lòng bi mẫn. Ở đây, lòng bi mẫn chỉ đơn giản là niềm mong ước cho tất cả chúng sinh hữu tình đều được thoát khỏi khổ đau.
The seed of compassion will grow if you plant it in fertile soil, a consciousness moistened with love. When you have watered your mind with love, you can begin to meditate upon compassion. Compassion, here, is simply the wish that all sentient beings be free of suffering.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.253.73 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...