Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 15: Phát tâm Bồ-đề »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 15: Phát tâm Bồ-đề

Donate

(Lượt xem: 11.566)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 15: Phát tâm Bồ-đề

Chapter 15: Generating Bodhicitta





Nghi thức để phát khởi tâm nguyện vị tha mong cầu giác ngộ là một nghi thức đơn giản. Mục đích của nghi thức này là tái khẳng định và củng cố sự khao khát đạt đến Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh hữu tình. Sự khẳng định này là thiết yếu để phát triển tu tập tâm bi mẫn.
The ceremony for generating the altruistic mind wishing enlightenment is a simple one. Its purpose is to reaffirm and stabilize our aspiration to attain Buddhahood for the sake of all sentient beings. This reaffirmation is essential for enhancing the practice of compassion.
Chúng ta bắt đầu nghi thức này bằng việc quán tưởng một ảnh tượng của đức Phật. Một khi hình ảnh quán tưởng này đã rõ nét, ta sẽ cố hình dung rằng đích thân đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang thật sự hiện diện trước mặt ta. Ta hình dung ngài được vây quanh bởi những bậc đạo sư Ấn Độ vĩ đại trong quá khứ. Trong số đó có cả ngài Long Thụ, người đã thành lập trường phái Trung Quán trong triết học Phật giáo với những giảng giải tinh tế nhất về tánh Không, và ngài Vô Trước, bậc thầy truyền thừa chính yếu của pháp môn “phương tiện” trong sự tu tập của chúng ta.
We begin the ceremony by visualizing an image of the Buddha. Once this visualization is sharp, we try to imagine that the Buddha Shakyamuni is actually present in person before us. We imagine that he is surrounded by the great Indian masters of the past. Nagarjuna, who established the Middle Way school of Buddhist philosophy and its most subtle interpretation of emptiness, and Asanga, the main lineage master of the vast “method” aspect of our practice, are among them.
Ta cũng hình dung vây quanh đức Phật còn có các bậc Đạo sư thuộc bốn dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng: dòng Sakya, dòng Gelug, dòng Nyingma và dòng Kagyu. Sau đó, ta hình dung chính bản thân mình được vây quanh bởi tất cả chúng sinh hữu tình. Và giai đoạn này chính là thời điểm bắt đầu phát khởi tâm nguyện vị tha mong cầu giác ngộ. Những người thực hành theo các tín ngưỡng khác có thể tham gia nghi thức này chỉ đơn giản bằng cách nuôi dưỡng một thái độ nhân hậu và vị tha hướng đến tất cả chúng sinh.
We also imagine the Buddha surrounded by masters of the four traditions of Tibetan Buddhism: the Sakya, Gelug, Nyingma, and Kagyu. We then imagine ourselves surrounded by all sentient beings. The stage is now set for generating the altruistic mind wishing enlightenment. Practitioners of other faiths may participate in the ceremony simply by cultivating a warm-hearted, altruistic attitude toward all sentient beings.
THỰC HÀNH THẤT CHI NGUYỆN
SEVEN LIMBS OF PRACTICE
Nghi thức [phát tâm Bồ-đề] được bắt đầu với một nghi lễ để tích lũy công đức và tiêu trừ ác nghiệp. Ta tham gia nghi lễ này bằng việc quán chiếu về những điểm tinh yếu trong việc thực hành Thất chi nguyện.
The ceremony begins with a ritual in which merit is accumulated and negativities are removed. We engage in this ritual by reflecting upon the essential points of the Seven Limbs of Practice.
CHI NGUYỆN THỨ NHẤT: LỄ KÍNH
THE FIRST LIMB: HOMAGE
Trong chi nguyện thứ nhất, ta kính lễ đức Phật bằng cách quán chiếu về những phẩm tính giác ngộ của ngài, bao gồm thân, khẩu và ý. Ta có thể bày tỏ đức tin và lòng sùng mộ bằng việc cúi đầu hay lễ lạy trước hình tượng đức Phật mà ta đã hình dung ra được. Bằng sự tôn kính trong lòng mình, ta cũng kính ngưỡng đối với những phẩm tính giống như đức Phật sẵn có trong bản thân ta.
In the first of the seven limbs we pay homage to the Buddha by reflecting on the enlightened qualities of his body, speech, and mind. We can demonstrate our faith and devotion by physically bowing or prostrating before our inner vision of the Buddha. By paying respect from the heart, we also pay homage to the Buddha-like qualities within ourselves.
CHI NGUYỆN THỨ HAI: CÚNG DƯỜNG
THE SECOND LIMB: OFFERING
Chi nguyện thứ hai là một lễ cúng dường. Ta có thể dâng cúng những phẩm vật cụ thể, hay chỉ đơn giản hình dung rằng ta đang cúng dường những vật quí giá đến Hội chúng thiêng liêng mà ta đã hình dung là đang hiện diện trước mặt ta. Sự cúng dường sâu xa và có ý nghĩa nhất là cúng dường bằng chính sự tinh tấn tu tập của ta. Tất cả những phẩm tính tốt đẹp mà ta tích lũy được đều là kết quả của những việc làm hiền thiện. Những hành động bi mẫn, quan tâm chăm sóc, hoặc ngay cả việc mỉm cười với người khác hay bày tỏ sự quan tâm đến ai đó đang chịu đau đớn, đều là những thiện nghiệp.
The second limb is an offering. We can make physical offerings or simply imagine that we are offering precious objects to the holy assembly we have visualized before us. Our most profound and meaningful offering is that of our own diligent spiritual practice. All of the good qualities we have accumulated are the result of having engaged in virtuous acts. Acts of compassion, acts of caring, even smiling at someone or showing concern for someone in pain, are all virtuous acts.
Ta cúng dường những thiện nghiệp này và tất cả các trường hợp nói ra những lời hiền thiện. Một số ví dụ tiêu biểu có thể bao gồm những lời khen ngợi ta dành cho người khác, những lời vỗ về hay an ủi, khích lệ - nghĩa là tất cả những hành vi hiền thiện được thực hiện qua lời nói.
We offer these and any instances of virtuous speech. Examples might include compliments we have made to others, reassurances, words of comfort or solace - all positive acts committed through speech.
Ta cũng cúng dường cả những thiện nghiệp của ý. Sự nuôi dưỡng lòng vị tha, ý thức quan tâm chia sẻ, lòng bi mẫn, cũng như đức tin sâu xa và lòng sùng mộ đối với Phật pháp là những điều ta có thể cúng dường theo ý nghĩa này. Tất cả những điều này đều là thiện nghiệp của ý. Ta có thể hình dung những điều này trong dạng thức rất nhiều những vật thể xinh đẹp và quí giá mà ta cúng dường lên đức Phật và Thánh chúng vây quanh ngài, được hình dung đang hiện diện trước mặt ta. Ta có thể cúng dường hết thảy cả vũ trụ, thế giới, môi trường quanh ta với những rừng rậm, đồi núi, đồng cỏ và vườn hoa... Bất kể những thứ này có thuộc sở hữu của ta hay không, ta vẫn có thể dâng cúng về mặt tinh thần.
We also offer our mental acts of virtue. The cultivation of altruism, our sense of caring, our compassion, and our profound faith in and devotion to the Buddhist doctrine are among these offerings. These are all mental acts of virtue. We can imagine them in the form of various beautiful and precious objects that we offer to the Buddha and his enlightened entourage visualized before us. We can mentally offer the entire universe, the cosmos, our environment with its forests, hills, prairies, and fields of flowers. Regardless of whether these belong to us, we can offer them mentally.
CHI NGUYỆN THỨ BA: SÁM HỐI
THE THIRD LIMB: CONFESSION
Chi nguyện thứ ba là sám hối. Yếu tố then chốt trong sự sám hối là thừa nhận những hành vi xấu ác, sai trái mà ta đã phạm vào. Ta phải nuôi dưỡng một ý thức hối tiếc sâu sắc để sau đó hình thành một quyết tâm mạnh mẽ không tái phạm những hành vi bất thiện như thế trong tương lai.
The third limb is that of confession. The key element of confession is acknowledging our negative actions, the wrongdoings that we have engaged in. We should cultivate a deep sense of regret and then form a strong resolution not to indulge in such unvirtuous behavior in the future.
CHI NGUYỆN THỨ TƯ: TÙY HỶ
THE FOURTH LIMB: REJOICING
Chi nguyện thứ tư là tu tập hạnh tùy hỷ. Bằng cách tập trung chú ý vào những thiện nghiệp đã làm trong quá khứ, ta phát triển niềm vui lớn lao về những thành tựu đã đạt được. Ta phải chắc chắn không bao giờ hối tiếc về bất kỳ thiện nghiệp nào đã làm, mà thay vào đó phải khởi sinh cảm giác vui mừng và hài lòng với những thiện nghiệp ấy. Thậm chí quan trọng hơn nữa là ta phải tùy hỷ với những thiện nghiệp của người khác, cho dù đó là những chúng sinh thấp kém, yếu ớt hơn ta, hay cao cả, mạnh mẽ hơn ta, hoặc ngang bằng với ta. Điều quan trọng là phải luôn chắc chắn rằng, thái độ của ta đối với những điều tốt đẹp của người khác không bị nhiễm bẩn bởi sự ganh ghét hay lòng ghen tỵ; ta phải cảm thấy hoàn toàn khâm phục và mừng vui trước những phẩm tính tốt đẹp và thành tựu của người khác.
The fourth limb is the practice of rejoicing. By focusing on our past virtuous actions, we develop great joy in our accomplishments. We should ensure that we never regret any positive actions that we have committed but rather that we derive a joyful sense of fulfillment from them. Even more important, we should rejoice in the positive actions of others, be they sentient beings who are inferior to us, weaker than us, superior to us, or more powerful than us, or equal to us. It is important to ensure that our attitude toward the virtues of others not be tarnished by a sense of competition or envy; we should feel pure admiration and joy for their qualities and accomplishments.
CHI NGUYỆN THỨ NĂM VÀ THỨ SÁU: THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN VÀ THỈNH PHẬT TRỤ THẾ
THE FIFTH AND SIXTH LIMBS: REQUEST AND BESEECH
Trong hai chi nguyện kế tiếp, ta thỉnh cầu đức Phật thuyết giảng, hay Chuyển Pháp luân, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, và thỉnh cầu chư Phật không nhập Niết-bàn để riêng hưởng sự an lạc.
In the next two limbs we request that the Buddhas teach or turn the wheel of Dharma for the benefit of all, then beseech that they not seek the peace of nirvana for themselves alone.
CHI NGUYỆN THỨ BẢY: HỒI HƯỚNG
THE SEVENTH LIMB: DEDICATION
Chi nguyện thứ bảy, hay chi nguyện cuối cùng, là sự hồi hướng. Tất cả công đức và nhân lành mà ta đã tạo ra được từ việc tu tập sáu chi nguyện trước cùng với những thiện nghiệp khác đều xin hồi hướng về mục tiêu tâm linh tối hậu là thành tựu quả Phật.
The seventh and final practice is the limb of dedication. All the merit and positive potential we have created from all the preceding limbs of practice and other virtuous deeds are dedicated to our ultimate spiritual goal: the attainment of Buddhahood.
***
***
Sau khi hoàn tất pháp tu tập chuẩn bị là Thất chi nguyện, ta đã sẵn sàng để thực sự bắt đầu phát khởi tâm nguyện vị tha mong muốn đạt đến giác ngộ - hay phát tâm Bồ-đề. Dòng kệ đầu tiên của nghi thức này bắt đầu bằng sự bày tỏ động cơ chính đáng:
Having undertaken the preliminary practice of the Seven Limbs, we are ready to begin the actual generation of the altruistic mind wishing enlightenment. The first verse of the ceremony begins with the presentation of the appropriate motivation:
Với tâm nguyện giải thoát cho tất cả chúng sinh.
With the wish to free all beings.
Dòng kệ thứ hai và thứ ba xác định đối tượng của sự quy y: Đức Phật, Chánh Pháp và Tăng-già. Thời gian của thệ nguyện quy y cũng được xác định trong những dòng kệ này:
The second and third lines identify the objects of refuge: the Buddha, Dharma, and Sangha. The time period of this commitment to seeking refuge is also established in these lines:
Con nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng,
Từ nay và mãi mãi về sau.
I shall always go for refuge
To the Buddha, the Dharma, and Sangha.

Bài kệ thứ hai là sự phát khởi thật sự tâm nguyện vị tha mong muốn đạt đến giác ngộ, hay phát tâm Bồ-đề:
The second verse is the actual generation of the altruistic mind wishing enlightenment.
Thôi thúc bởi trí tuệ và lòng bi mẫn,
Hôm nay con đối trước Như Lai,
Nguyện phát tâm cầu đạo Bồ-đề,
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Enthused by wisdom and compassion,
Today in the Buddha’s presence
I generate the Mind Wishing Full Awakening
For the benefit of all sentient beings.

Bài kệ này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp nhất giữa trí tuệ và lòng từ bi. Sự giác ngộ không phải là lòng từ bi thiếu vắng trí tuệ hoặc trí tuệ tách rời khỏi từ bi. Chính trí tuệ nhận biết tánh Không được đề cập đến ở đây một cách cụ thể. Việc có được sự trực nhận về tánh Không, hoặc thậm chí chỉ là sự hiểu biết thuộc phạm trù khái niệm hay lý luận, có nghĩa là có khả năng chấm dứt tình trạng mê lầm chưa giác ngộ. Khi một trí tuệ như thế được kết hợp với lòng từ bi, thì phẩm tính của lòng từ bi ngay sau đó sẽ càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
This verse emphasizes the importance of uniting wisdom and compassion. Enlightenment is not compassion devoid of wisdom or wisdom divorced from compassion. It is particularly the wisdom of realizing emptiness that is referred to here. To have a direct realization of emptiness, or even a conceptual or intellectual understanding of it, suggests the possibility of an end to our unenlightened existence. When such wisdom complements our compassion, the ensuing quality of compassion is ever so much more powerful.
Từ ngữ “thôi thúc” trong [dòng đầu tiên của] bài kệ này hàm ý một lòng từ bi tích cực và nhập cuộc, không chỉ là một trạng thái của tâm thức. Dòng kệ tiếp theo:
The word “enthused” in this verse suggests a very active or engaged compassion, not just a state of mind. The next line,
Hôm nay con đối trước Như Lai
Today, in the Buddha’s presence
hàm ý rằng ta khao khát đạt đến trạng thái hiện thực của quả vị Phật. Dòng kệ này cũng có thể đọc lên để bày tỏ rằng ta đang thỉnh cầu tất cả chư Phật rủ lòng chứng minh cho sự kiện này, như được nêu rõ trong câu tiếp theo:
suggests that we are aspiring to attain the actual state of a Buddha. It may also be read to mean that we are calling the attention of all the Buddhas to bear witness to this event, as we state,
Nguyện phát tâm cầu đạo Bồ-đề,
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
I generate the mind wishing full awakening
For the sake of all sentient beings.

Bài kệ cuối cùng được trích từ tác phẩm Nhập Bồ Tát hạnh của ngài Tịch Thiên (Shantideva), một bậc thầy Ấn Độ vào thế kỷ 8, nội dung như sau:
The final verse, from the eighth-century Indian master Shantideva’s Guide to the Bodhisattva’s Way of Life, reads:
Bao lâu còn đó hư không,
Sinh linh cam chịu trong vòng khổ đau,
Nguyện rằng con vẫn còn đây,
Tận trừ đau khổ đến ngày sáng tươi.
As long as space remains,
As long as sentient beings remain,
Until then, may I too remain,
And dispel the miseries of the world.

Những dòng kệ này bày tỏ một tình cảm mạnh mẽ. Một vị Bồ Tát phải xem chính bản thân mình là thuộc về những chúng sinh hữu tình khác. Cũng giống như mọi hiện tượng trong thế giới tự nhiên đều hiện hữu để cho mọi chúng sinh khác tận hưởng và sử dụng, thế nên toàn bộ cuộc sống và sự hiện hữu của bản thân ta nhất thiết cũng phải sẵn sàng để phụng sự tất cả chúng sinh. Chỉ khi nào bắt đầu suy nghĩ theo cách như thế, ta mới có thể phát triển được ý tưởng mạnh mẽ rằng “Tôi sẽ cống hiến trọn cuộc đời của mình vì lợi ích của mọi chúng sinh khác. Tôi tồn tại chỉ duy nhất là để phụng sự tất cả chúng sinh.”
These lines express a powerful sentiment. A bodhisattva should view himself or herself as the possession of other sentient beings. Just as phenomena in the natural world are there to be enjoyed and utilized by others, so must our own entire being and existence be available to them. It is only once we start thinking in such terms that we can develop the powerful thought that “I will dedicate my entire being for the benefit of others. I exist solely to be of service to them.”
Những tình cảm mạnh mẽ như thế tự chúng sẽ biểu lộ ra bên ngoài thành những hành động làm lợi ích cho chúng sinh hữu tình, và trong tiến trình [phụng sự] đó, những nhu cầu của riêng ta được đáp ứng trọn vẹn. Ngược lại, nếu ta sống trọn đời với sự thúc đẩy của tâm ích kỷ, cuối cùng rồi ta cũng không thể đạt được ngay cả những khát khao ích kỷ của riêng ta, huống chi là mang lại hạnh phúc cho người khác.
Such powerful sentiments express themselves outwardly in acts that benefit sentient beings, and in the process our own needs are fulfilled. In contrast, if we live our entire lives motivated by selfishness, we ultimately cannot achieve even our own self-centered aspirations, much less the well-being of others.
Nếu như xưa kia đức Phật Thích-ca Mâu-ni, vị Phật có thật trong lịch sử mà ta tôn kính, từng duy trì tâm ích kỷ như chúng ta, hẳn là giờ đây ta sẽ đối xử với ngài cũng giống như cách mà chúng ta đang đối xử với nhau và sẽ nói ra [những lời thô lỗ] như: “Thôi im đi. Câm miệng đi.” Nhưng sự thật không phải vậy. Vì đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chọn con đường từ bỏ tâm ích kỷ và yêu thương phụng sự người khác, nên [giờ đây] ta xem ngài là đối tượng của lòng tôn kính.
Were the Buddha Shakyamuni, the historical Buddha whom we revere, to have remained self-centered like us, we would now be treating him just the way we do one another, saying, “You keep quiet. You shut up.” But this is not the case. Because Shakyamuni Buddha chose to shed his selfish ways and to cherish others, we regard him as an object of reverence.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và những bậc đạo sư Ấn Độ nổi tiếng như Long Thụ và Vô Trước, cũng như các bậc thầy Tây Tạng kiệt xuất trong quá khứ, tất cả đều đã đạt đến giác ngộ nhờ vào kết quả của sự đảo ngược khuynh hướng căn bản nhất đối với chính bản thân các ngài và người khác. Các ngài đã quy y. Các ngài hướng đến hạnh phúc của mọi chúng sinh hữu tình. Các ngài nhận ra rằng tâm ích kỷ và chấp ngã là những kẻ thù luôn đi đôi với nhau, là nguồn gốc của mọi điều bất thiện. Các ngài nỗ lực chống lại hai thế lực xấu xa này và loại bỏ được chúng. Nhờ vào kết quả tu tập đó mà giờ đây các bậc thầy vĩ đại này đã trở thành đối tượng của sự kính ngưỡng và noi theo. Ta nhất thiết phải noi gương các ngài và nỗ lực để nhận ra rằng tâm ích kỷ và chấp ngã là những đối nghịch cần phải loại trừ.
Shakyamuni Buddha, the illustrious Indian masters Nagarjuna and Asanga, and the outstanding Tibetan masters of the past all attained their enlightened state as a result of a fundamental reversal in attitude toward themselves and others. They sought refuge. They embraced the well-being of other sentient beings. They came to see self-cherishing and grasping at self as twin enemies and twin sources of nonvirtue. They fought with these two forces, and they eliminated them. As a result of their practice these great beings have now become objects of our admiration and emulation. We must follow their example and work at seeing self-cherishing and grasping at self as enemies to be discarded.
Vì vậy, trong lúc khởi lên những tư tưởng như trên và suy ngẫm về chúng, ta lặp lại ba lần ba bài kệ dưới đây:
So, while bringing these thoughts to mind and reflecting upon them, we read the following three verses three times:
Với tâm nguyện giải thoát cho tất cả chúng sinh
Con nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng,
Từ nay và mãi mãi về sau.
Cho đến khi con đạt được Giác ngộ viên mãn.
With a wish to free all beings
I shall always go for refuge
To the Buddha, Dharma, and Sangha
Until I reach full enlightenment.
Thôi thúc bởi trí tuệ và lòng bi mẫn,
Hôm nay con đối trước Như Lai,
Nguyện phát tâm cầu đạo Bồ-đề,
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Enthused by wisdom and compassion,
Today in the Buddha’s presence
I generate the Mind Wishing Full Awakening
For the benefit of all sentient beings.
Bao lâu còn đó hư không,
Sinh linh cam chịu trong vòng khổ đau,
Nguyện rằng con vẫn còn đây,
Tận trừ đau khổ đến ngày sáng tươi.
As long as space remains,
As long as sentient beings remain,
Until then, may I too remain,
And dispel the miseries of the world.

Những điều nói trên hợp thành nghi thức phát khởi tâm nguyện vị tha mong cầu giác ngộ, hay phát tâm Bồ-đề. Ta nên suy ngẫm ý nghĩa của những bài kệ này hằng ngày, hoặc bất cứ khi nào có thời gian. Tôi đã thực hiện như vậy và thấy rằng đây là điều rất quan trọng trong sự tu tập của tôi.
This constitutes the ceremony for generating the altruistic mind wishing enlightenment. We should try to reflect upon the meaning of these verses daily, or whenever we find the time. I do this and find it very important to my practice.
Xin cảm ơn tất cả quý vị.
Thank you.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.198.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...