Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cái vô hạn trong lòng bàn tay »» Chương 3: Đi tìm người thợ đồng hồ vĩ đại »»

Cái vô hạn trong lòng bàn tay
»» Chương 3: Đi tìm người thợ đồng hồ vĩ đại

Donate

(Lượt xem: 6.217)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Chương 3: Đi tìm người thợ đồng hồ vĩ đại

Font chữ:


CÓ HAY KHÔNG MỘT NGUYÊN LÝ SÁNG THẾ?

Thật thú vị khi hình dung một nguyên lý sáng thế điều chỉnh một cách cực kỳ chính xác diễn biến của sự sáng thế và quá trình phát triển sau đó. Sức mạnh vô song của nó sẽ giải thích tất cà và chúng ta sẽ chẳng cần phải đặt ra câu hỏi về sự xuất hiện của tính phức tạp không thể tưởng tượng nổi của Vũ Trụ, của sự sông và sự hài hòa đến kinh ngạc của chúng. Vấn đề về nguồn gốc và số phận của chúng ta từ đó sẽ được giải quyết. Khẳng định hay phủ định sự tồn tại của một Đấng Sáng Thế sẽ làm nả sinh một sự khác biệt cơ bản giữa các truyền thông tâm linh lớn trên thế'giới. Theo Phật Giáo, tiền đề thừa nhận có một nguyên nhân đầu tiên là vô nghĩa. Trong khoa học, việc điều chỉnh rất chính xác khoảng 15 hằng số vật lý và các điều kiện ban đầu của Vũ Trụ được một số người hiểu là kết quả của ngẫu nhiên thuần túy và một sô người khác lại cho rằng đó là kết quả của một nguyên lý sáng thế. Nhưng liệu một khái niệm như thế có đứng vững trước sự phân tích hay không? Liệu nó có cần thiết và logic hay không?

Trịnh Xuân Thuận: Từ thế kỉ XVI, con người không ngừng bị thu nhỏ trong không gian. Năm 1543, linh mục người Ba Lan Nicolas Copemic không còn coi Trái Đất chiếm vị trí trung tâm và gạt nó xuống hàng một hành tinh đơn thuần quay quanh Mặt Trời. Kể từ đó, bóng ma Copemic đã gây ra biết bao đổ vỡ. Nếu hành tinh của chúng ta không chiếm vị trí trung tâm của thế giới, thì chắc chắn Mặt Trời phải giữ vị trí này. Nhưng rồi nhà thiên văn học người Mỹ Harlow Shapley lại phát hiện ra rằng Mặt Trời chỉ đơn giản là một ngôi sao ở ngoại vi trong số hàng trăm tỷ ngôi sao khác tạo thành thiên hà chúng ta. Ngày nay, chúng ta còn biết rằng bản thân dải Ngân Hà, tức thiên hà chúng ta - cũng chỉ là một trong hàng trăm tỷ thiên hà của vũ trụ quan sát được, có bán kính kéo dài khoảng 15 tỷ năm ánh sáng. Rồi con người cũng chỉ là hạt cát trên bãi biển vũ trụ mênh mông. Con người cũng đã bị bé lại trong cả thời gian. Trong cuốn lịch mà 15 tỷ năm của vũ trụ được tính bằng một năm, thì con người văn minh mới chỉ bắt đầu kể từ lúc 23h59 ngày 31 tháng 12.

Sự nhỏ lại của con người đến vô nghĩa đã từng khiến Pascal vào thế kỉ XVII phải thốt lên lo lắng: "Sự im lặng vĩnh hằng của không gian vô tận làm cho tôi sợ”, và đáp lại những lời thảng thốt đó, ba thế kỉ sau, nhà sinh vật học người Pháp Jacques Monod cũng lên tiếng: "Con người mất hút trong sự bao la thờ ơ của vũ trụ, nơi nó đã tình cờ xuất hiện", và nhà vật lý học người Mỹ Steven Weinberg: "Càng hiểu vũ trụ, chúng ta càng cảm thấy mình vô nghĩa".

Theo tôi, chúng ta đã không sinh ra do ngẫu nhiên trong một vũ trụ vô tình. Ngược lại, vũ trụ và con người có mối quan hệ cộng sinh chặt chẽ: sỡ dĩ vũ trụ to lớn như vậy chính là để bảo đảm sự hiện diện của chúng ta.

Matthieu: Đừng tin như thế, điều này cũng giống như Bernadin de Saint-Pierre đã từng nói: "Quả bí ngô được chia thành nhiều múi vì chúng sinh ra như thế là để cho cả gia đình đều được ăn!"

Trịnh Xuân Thuận: Đúng là không nên tin vào những lập luận mang màu sắc mục đích luận. Bản thân khoa học cũng được sinh ra từ sự bác bỏ lần lượt và thẳng thừng sự giải thích các hiện tượng bằng các thuật ngữ như "những nguyên nhân cuối cùng" hay "ý đồ”, những khái niệm mà thực ra chỉ thích hợp với các học thuyết tôn giáo. Tuy nhiên, khoa học về vũ trụ hiện đại đã phát hiện ra rằng sự tồn tại của con người dường như đã được quy định trong các tính chất của từng nguyên tử, từng ngôi sao và từng thiên hà của vũ trụ và trong từng định luật vật lý chi phối vũ trụ. Chỉ cần các tính chất và các định luật của vũ trụ khác đi một chút thì chúng ta đã chẳng có mặt ở đây để nói chuyện với nhau về điều đó. Ngay từ đầu vũ trụ có lẽ đã chứa những mầm mống của các điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của một "người quan sát". Theo nhà vật lý học người Mỹ gốc Anh Freeman Dyson thì "Vũ trụ phần nào đó đã biết trước rằng con người sẽ xuất hiện".

Matthieu: Sự tồn tại của chúng ta được phản ảnh trong từng yếu tố của vũ trụ , điều này cho thấy sự tương thích của chúng với nhau. Từ đó để rồi đưa ra khái tính mục đích, thật đúng là có một sự khác biệt ghê gớm!

Trịnh Xuân Thuận: Tuy nhiên, dường như vũ trụ đã được điều chỉnh một cách hoàn hảo để cho các sinh vật xuất hiện. Làm thế nào để nhận biết được điều đó? Chắc chắn là chúng ta không thể tái tạo Big Bang trong phòng thí nghiệm, nhưng các nhà vật lý thiên văn biết chơi trò Đấng Sáng tạo bằng cách dùng máy tính và các phương trình của họ để xây dựng các mô hình vũ trụ, mà người ta thường gọi là các "vũ trụ-trò chơi". Cần phải biết rằng sự tiến hóa của vũ trụ chúng ta, hay của mọi hệ thống vật lý khác, đều do cái mà người ta gọi là các "điều kiện ban đầu” và 15 con số được gọi là "hằng số vật lý" quy định.

Một đường cong do quả bóng bay vạch ra trong không gian trước khi rơi xuống đất có thể được mô tả hết sức chính xác. Để làm điều này, nhà vật lý sẽ sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và những hiểu biết của anh ta về các điều kiện ban đầu, nghĩa là vị trí và vận tốc của quả bóng ở thời điểm rời khỏi tay người ném. Đến lượt mình, định luật hấp dẫn của Newton lại phụ thuộc vào một con số gọi là "hằng số hấp dẫn" quy định cường độ của lực hấp dẫn. Tương tự như vậy, cũng tồn tại 3 con số khác quy định cường độ của các lực hạt nhân mạnh và yếu và lực điện từ. Sau đó là vận tốc ánh sáng và hằng số Planck quy định kích thước của các nguyên tử. Tiếp theo là các số đặc trưng cho khối lượng của các hạt cơ bản: khối lượng của proton, của electron, v.v... Các hằng số này, như tên của chúng chỉ rõ, không thay đổi trong không gian và thời gian. Chúng ta đã có thể kiểm tra chính xác điều này bằng cách quan sát các thiên hà ở rất xa, nhưng hiện chúng ta vận chưa có một lý thuyết vật lý nào giải thích được tại sao các hằng số đó lại có giá trị như thế này chứ không phải như thế khác. Những con số này được ban cho chúng ta và chúng ta phải sống với chúng.

Matthieu: Thực sự là không có cách giải thích nào ư?

Trịnh Xuân Thuận: Ngoài cách giải thích là do ngẫu nhiên thuần túy, còn có lý thuyết siêu dây, theo đó, các hạt cơ bản là sự dao động của các sợi dây vô cùng nhỏ. Khối lượng hay điện tích của một hạt này hay khác khi đó sẽ do kiểu dao động của các dây quyết định. Nhưng thực ra lý thuyết này chỉ thay thế' vấn đề này bằng vấn đề khác vì nó không giải thích được tại sao dao động của các dây lại có giá trị này chứ không phải là một giá trị khác .

Matthieu: Các hằng số vật lý liệu có thể khác trong các vũ trụ khác?

Trịnh Xuân Thuận: Trong giới hạn hiểu biết của vật lý hiện nay, không có một lý do nào ngăn cấm các hằng số này không được thay đổi ở các vũ trụ khác. Chúng đóng vai trò quyết định trong sự tiến hóa của vũ trụ, bởi vì chính chúng có vai trò quyết định không chỉ khối lượng và kích thước của các thiên hà, các vì sao và Trái đất của chúng ta, mà còn cả của các sinh vật nữa: chiều cao của cây cối, hình dạng của một cánh hoa hồng, trọng lượng và kích thước của con kiến, của hươu cao cổ và của con người. Vạn vật quanh ta có thể sẽ khác nếu như các hằng số này có giá trị khác. Còn các điều kiện ban đầu của vũ trụ liên quan đến rất nhiêu thứ trong đó có số lượng vật chất mà vũ trụ chứa và tốc độ giãn nở ban đầu. Nhưng, khi xây dựng rất nhiều vũ trụ-trò chơi, các nhà vật lý thiên văn đã nhận thấy ràng nếu thay đổi, dù chỉ rất nhỏ, các hằng số vật lý và các điều kiện ban đầu này thì vũ trụ sẽ không có sự sống.

Matthieu: Chúng phải thay đổi chính xác là bao nhiêu?

Trịnh Xuân Thuận: Con số chính xác còn phụ thuộc vào từng hằng số hay điều kiện ban đầu mà chúng ta nói tới. Nhưng, trong mọi trường hợp, chỉ một thay đổi rất nhỏ thôi cũng có thể sẽ làm cho vũ trụ không có sự sống. Ví dụ, chúng ta hãy nói đến mật độ ban đầu của vật chất trong vũ trụ. Vật chất tác động một lực hấp dẫn ngược chiều với xung lực của vụ nổ nguyên thủy và làm chậm lại sự giãn nở của vũ trụ. Nếu mật độ ban đầu quá cao, vũ trụ sẽ co lại sau một triệu năm, một thế kỉ hay thậm chí một năm. Khỏang thời gian này quá ngắn, không đủ để cho lò luyện kim hạt nhân trong các vì sao sản sinh ra được các nguyên tố nặng như carbon, nguyên tố cần thiết cho sự sống. Ngược lại, nếu mật độ vật chất ban đầu không đủ thì lực hấp dẫn sẽ yếu, làm cho các ngôi sao không hình thành được. Mà không có các ngôi sao thì sẽ không có các nguyên tố nặng và do đó sẽ không có sự sống. Như vậy, tất cả đều dựa trên một sự cân bằng hết sức tinh vi.

Một ví dụ đáng chú ý khác, đó là mật độ của vũ trụ lúc nó mới hình thành (ở thời gian Planck): mật độ này phải được điều chỉnh với độ chính xác cỡ 10-60. Nói cách khác, nếu thay đối một chữ số sau 60 số 0, vũ trụ sẽ trở nên khô cằn: sẽ không có sự sống và ý thức, không có ông và tôi ngồi đây để mà tranh luận. Sự chính xác đến kinh ngạc của mật độ ban đầu của vũ trụ có thể so sánh với độ chính xác mà người bắn cung phải đạt được để bắn một mũi tên trúng vào một bia hình vuông có cạnh bằng làm đặt ở rìa vũ trụ cách anh ta 15 tỷ năm ánh sáng! Ngay cả khi các hằng số vật lý và điều kiện ban đầu khác không được điều chỉnh cực kỳ chính xác như vậy thì kết luận vẫn không thay đổi: các hằng số và điều kiện này phải được điều chỉnh một cách rất chính xác thì sự sống và ý thức mới xuất hiện.

Như vậy con người (hay mọi dạng ý thức khác trong vũ trụ) dường như đã lấy lại vị trí hàng đầu của mình. Không phải là vị trí trung tâm trong Hệ Mặt Trời mà nó đã chiếm giữ trước thời Copernic, mà là trung tâm trong những bản thiết kế của vũ trụ. Con người không còn phải lo sợ trước sự bao la của không gian vô tận nữa, vì chính sự bao la này đã giúp con người tồn tại. Vũ trụ vô cùng rộng lớn (người ta ước tính rằng nó có bán kính khoảng 15 tỷ năm ánh sáng) bởi vì nó không ngừng to ra theo thời gian. Tuổi của vũ trụ cùng cần thiết để cho các vì sao có đủ thời gian tiến hành các lò luyện hạt nhân nhằm sản sinh ra các nguyên tố hóa học không thể thiếu cho sự sống, và cho phép sự sống leo dần từng bậc thang của độ phức tạp để tiến tới con người (ít nhất cũng phải mất nhiều tỷ năm).

Hóa ra vũ trụ được điều chỉnh một cách vô cùng chính xác để nó có thể che chở cho sự sống và ý thức và để có thể xuất hiện người quan sát có khả năng đánh giá sự hài hòa của nó. Đây là điều mà người ta gọi là "nguyên lý vị nhân". Điều mà tôi nói ở đây là phiên bản "mạnh" của nguyên lý này. Ngoài ra còn có một phiên bản khác gọi là "yếu”, nó không giả thiết có một chủ ý trong Tự nhiên; có thể hiểu như thế này: "Các tính chất của vũ trụ phải tương hợp với sự tồn tại của con người". Thực tế, tính từ " vị nhân" ở đây được dùng chưa đạt lắm. Nó hàm ý rằng vũ trụ chỉ hướng về con người. Thực ra, những lập luận ở đây áp dụng cho tất cả các dạng trí tuệ trong vũ trụ. Như vậy, khoa học vũ trụ hiện đại đã tái phát hiện mối liên hệ sâu sắc giữa con người và vũ trụ. Bức thông điệp hy vọng của Paul Claudel trả lời cho nỗi lo lắng của Pascal và chứng tỏ niềm hân hoan trở lại của thế giới: "Sự im lặng vĩnh hằng của không gian vô tận không còn làm tôi sợ nữa. Tôi dạo chơi trong những khoảng không đó với một niềm tin rằng chúng đã thân thuộc với tôi từ lâu. Chúng ta không sống trong một góc heo hút của một sa mạc xa lạ và không thể vượt qua được. Tất cả trong thế giới này đều thân thiết với chúng ta."

Matthieu: Theo Phật giáo, nguyên lý vị nhân không có ý nghĩa gì lớn lao cả. Viện đến sự can thiệp của một nguyên lý sáng thế hay một tính mục đích nào đó có tác dụng điều chỉnh vũ trụ chính xác đến hoàn hảo để ý thức có thể xuất hiện là điều vô ích. Sự tương hợp giữa thế giới vô sinh và ý thức, đơn giản là do chúng tồn tại song song từ trước tới giờ trong một vũ trụ không có điểm bắt đầu.

Ở đây tôi không muốn nói rằng vũ trụ là tĩnh mà là muốn nói rằng cái dường như là điểm khởi đầu, như Big Bang chẳng hạn, thực ra chỉ là một giai đoạn trong một quá trình liên tục. Các điều kiện của vũ trụ của chúng ta hiện nay hài hòa với các điều kiện của các vũ trụ trước kia và sau này, vì sự móc xích các sự kiện kéo theo sự liên tục và phù hợp về bản chất giữa nguyên nhân và kết quả.

Vũ trụ không được một người thợ đồng hồ vĩ đại điều chỉnh để cho ý thức xuất hiện: chúng cùng tồn tại từ những thời gian không có điểm bắt đầu và như vậy, không thể loại trừ lẫn nhau. Sự điều chỉnh lẫn nhau của chúng chính là điều kiện để cùng tồn tại. Vấn đề của nguyên lý vị nhân và của mọi lý thuyết mang tính mục đích luận là muốn đặt cái này lên trước cái kia và muốn khẳng định rằng cái này tổn tại là để cái kia cùng có thể tồn tại. Nếu người ta xét tính tổng thể của vũ trụ và sự phụ thuộc lẫn nhau ở trong lòng các hiện tượng, thì đây là vấn đề về tính thống nhất hơn là vấn đề về tính mục đích. Như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên đối với việc các điều kiện quan sát được trong vũ trụ tương hợp với các điều kiện cho phép sự sống và ý thức tồn tại. Nguyên lý vị nhân được quan niệm theo cách này chẳng khác gì người ta ngắm nghía hai nửa của cùng một con trai và thết lên: "Thật không thể tin được, người ta nói rằng mảnh vỏ trai thứ nhất được sinh ra tà để cho phép mảnh thứ hai tồng khít hoàn hảo vào nó".

Trịnh Xuân Thuận: Tôi hiểu rằng với giả thiết về sự tồn tại song song không có điềm bắt đầu của ý thức và vật chất, Phật giáo không cần tới nguyên lý vị nhân để giải thích sự sống và ý thức. Nhưng hãy cứ giã sử rằng giả thuyết này là không đúng đi và ta thì cần phải giải thích sự điều chỉnh cực kỳ chính xác của các hằng số vật lý và của các điều kiện ban đầu của vũ trụ. Khi đó, người ta có thể đặt ra câu hỏi rằng sự điều chỉnh này là ngẫu nhiên hay tất yếu, hay theo cách nói của Monod, nó là do ngẫu nhiên hay tất yếu.

Trước hết, chúng ta hãy xét đến giả thuyết do ngẫu nhiên. Để giải thích sự điều chỉnh này cần phải thừa nhận sự tổn tại của rất nhiều vũ trụ khác với tất cả những tổ hợp khả dĩ của các hằng số vật lý và các điều kiện ban đầu. Tất cả các tổ hợp này đều thất bại ngoại trừ tổ hợp của vũ trụ của chúng ta là thắng. Nếu anh chơi xổ số vô hạn lần, thì rồi thể nào cuối cùng anh cũng sẽ trúng số độc

Matthieu: Có phải những vũ trụ khác này là cái mà các nhà vật lý gọi là các vũ trụ song song?

Trịnh Xuân Thuận: Đúng thế. Khái niệm "vũ trụ song song" khá lạ lùng này đã nhiều lần xuất hiện trong vật lý. Một cách giải thích khả dĩ cơ học lượng tử được rút ra từ các công trình nghiên cứu của nhà vật lý người Mỹ Hugh Everett thực tế nói rằng, mỗi khi đứng trước một sự lựa chọn, vũ trụ lại tự tách thành hai bản gần như giống hệt nhau. Một số vũ trụ chỉ khác vũ trụ chúng ta ở vị trí của chỉ một electron trong chỉ một nguyên tử. Một số vũ trụ khác thì khác vũ trụ của chúng ta nhiều hơn. Có thể có một vũ trụ mà ở đó ông đang đi dạo chơi thay vì ngồi đây nói chuyện với tôi. Cũng tồn tại những vũ trụ trong đó con người chưa hề đặt chân lên Mặt Trăng. Một số vũ trụ còn khác nhau một cách cơ bản hơn: có thể chúng có các hằng số vật lý, các điều kiện ban đầu và các định luật vật lý khác. Mỗi khi vũ trụ nhân đôi, tôi và ông, chúng ta cũng sẽ tách mình ra làm đôi. Các vũ trụ song song này tách rời hẳn nhau, do đó không có một mối liên lạc khả dĩ nào giữa chúng hết.

Matthieu: Trong trường hợp các sinh vật có ý thức, giả thuyết này hàm ý rằng, mỗi khi một suy nghĩ xuất hiện trong đầu hoặc khi một nguyên tử chuyển động trong não, là dòng ý thức của chúng ta sẽ lại bị tách ra làm đôi. Như vậy thì khái niệm dòng ý thức của cá nhân sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Trịnh Xuân Thuận: Đây là một lập luận rất thú vị bác lại các vũ trụ song song! Bản thân tôi cũng thấy quan niệm cho rằng vũ trụ tự tách đôi khi có một sự lựa chọn hay quyết định là hết sức kỳ cục. Việc phân thân cơ thể và tinh thần chúng ta xảy ra mà ta không ý thức được, là chuyện chẳng có gì là rõ ràng cả.

Matthieu: Mỗi một quyết định, một suy nghĩ của chúng ta thực sự đều có khả năng sáng tạo ra cả một vũ trụ. Có thể có một vũ trụ, trong đó tôi đã quyết định rẽ phải, điều mà tôi đã làm trong vũ trụ "của tôi", và một vũ trụ khác trong đó tôi đã quyết định rẽ trái, điều mà theo tôi đã không xảy ra. Điều này một lần nữa cho thấy rằng ý tưởng ảo "tôi có thể đã rẽ trái" có thể sản sinh ra một vũ trụ khác. Liệu cái vũ trụ khác này có phi thực như con trai của một người đàn bà vô sinh hay không?

Phật giáo quan niệm có rất nhiều thế giới hay trạng thái của tồn tại nhưng Phật giáo không tán đồng với khái niệm về các vũ trụ song song không có mối liên hệ gì với nhau, bởi vì nó đi ngược lại mối liên hệ phổ biến của các hiện tượng. Nếu ở mỗi thời điểm, số vũ trụ lại được sinh ra bằng với số hạt trong vũ trụ (các hạt này liên tục thay đổi trạng thái, và tương ứng với mỗi sự thay đổi trạng thái này là ít nhất 2 vũ trụ), thì quá trình này sẽ phá bỏ hoàn toàn khái niệm về nhân quả. Thực vậy, cùng những nguyên nhân và những điều kiện ban đầu như nhau nhưng lại có thể dẫn đến đồng thờ/hai kết quả đối lập nhau.

Trịnh Xuân Thuận: Đây chính là trường hợp của cơ học lượng Tử. Các vũ trụ song song thể hiện cái mà người ta gọi là ngẫu nhiên thực sự , nghĩa là không có sự tồn tại giả định của nguyên nhân. Vì tất cả các lựa chọn đều phải được thực hiện, nên sẽ không còn lựa chọn theo đúng nghĩa của nó nữa. Khái niệm trách nhiệm đạo đức cũng sẽ không còn tồn tại. Chẳng hạn, một tên tội phạm trong thế giới của các vũ trụ song song có thể khôn ngoan biện hộ khiến các quan tòa phải mở lượng khoan hồng với lập luận rằng: ngay cả khi hắn đã phạm một tội ác trong vũ trụ này, thì các nửa khác của hắn có thể không hề phạm tội đó trong một vũ trụ song song khác.

Matthieu: Lý thuyết này cũng hàm ý rằng các vũ trụ đông đảo này không thể có liên lạc với nhau, bởi vì nếu điều đó có thể thì các thông tin không tương hợp sẽ cùng tồn tại: cùng một lúc, tôi có thể sống ở vũ trụ này nhưng lại chết ở vũ trụ khác. Sự không thể liên lạc này nhất thiết sẽ dẫn đến sự chia cắt tính tổng thể của vũ trụ. Mà tính tổng thể của các hiện tượng được chứng minh bởi vật lý lượng tử (nhờ định lý Bell và thí nghiệm EPR mà sau đây chúng ta sẽ nói tới), cũng như bởi triết lý của Phật giáo về mối liên hệ lẫn nhau một cách tổng thể, đều chống lại sự phân mảnh như thế. Cái gì có thể "buộc ra khỏi" vô số các hiện tượng đã gắn kết từ xa xưa và mãi mãi sau này? Nếu các hiện tượng chi tồn tại dưới hình thức phụ thuộc lẫn nhau thì không thể tách chúng ra khỏi nhau mà không làm chúng biến mất. Các vũ trụ không tương thích không thể cùng chung sống bên trong tính tổng thể vô hạn này, và việc, theo Phật giáo, thế giới các hiện tượng không có hiện thực tối hậu, không cho phép sự cùng tồn tại của các hiện tượng loại trừ lẫn nhau. Như vậy, sự thực hiện đồng thời tất cả các khả năng được thừa nhận bởi lý thuyết các vũ trụ song song đã hàm chứa cái ngẫu nhiên thực. Nếu như các hiện tượng có thể xuất hiện như thế mà không có nguyên nhân thì tất cả đều có thể được sinh ra từ bất cứ cái gì. Nếu không có ngẫu nhiên thực và nếu các hiện tượng được chi phối bởi mối liên hệ lẫn nhau mang tính tổng thể (điều này khác với quyết định luận tuyệt đối, bởi vì số nguyên nhân và điều kiện là vô hạn), thì tất cả các lựa chọn sẽ không thể được thực hiện.

Trịnh Xuân Thuận: Tôi tán thành ý kiến của ông; tôi thấy khái niệm vũ trụ song song này không thể chấp nhận được. Làm thế nào ý thức và cá tính của chúng ta lại có thể phân thân thành vô số các bản sao mà chúng ta lại không hề nhận thấy? Nhưng khái niệm vô số vũ trụ cũng xuất hiện cả trong những bối cạnh khác. Tôi đã nhắc tới ý tưởng về các vũ trụ tuần hoàn, mà Phật giáo cũng tán đồng, trong đó một Big Bang sẽ được tiếp nối bằng một Big Crunch, và tiếp theo là mọt Big Bang khác và cứ như vậy mãi mãi.

Các vũ trụ này không tồn tại song song theo thời gian, mà là nối tiếp nhau (giả sử ta chấp nhận rằng thời gian có tính liên tục qua vô số Big Bang và Big Crunch). Mỗi lần tái sinh từ đống tro tàn của chính mình, vũ trụ sẽ lại bắt đầu với một tổ hợp mới các hằng số vật lý và các điều kiện ban đầu. Hầu hết các chu kỳ này chỉ sinh ra các vũ trụ khô cằn, nghĩa là không phù hợp với sự xuất hiện của sự sống và ý thức chỉ trừ thỉnh thoảng có vũ trụ như vũ trụ chúng ta là tình cờ có một tổ hợp độc đắc. Nhưng cho tới nay, các quan sát thiên văn dường như chứng tỏ rằng vũ trụ không có lượng vật chất cần thiết đủ để lực hấp dẫn của nó làm đảo ngược được chuyển động chạy ra xa nhau của các thiên hà và dẫn tới một Big Crunch. Theo những hiểu biết cho tới nay thì sự giãn nở của vũ trụ sẽ vẫn còn tiếp tục. Nhưng các nhà vật lý học vốn không bao giờ thiếu trí tưởng tượng đã đưa ra một kịch bản mới, theo đó một Big Bang mới có thể xảy ra mà không có Big Crunch. Nhà vật lý người Mỹ Lee Simolin được khích lệ bởi thực tế là cả Big Bang và tâm của lỗ đen đều có đặc tính là mật độ vật chất cực kỳ cao, đã cho rằng một vũ trụ mới có thể xuất hiện từ các vết nứt của một lỗ đen (l), trong một vụ nổ kinh hoàng, tạo ra một vùng thời gian và không gian mới theo cách hệt như Big Bang của chúng ta. Có thể vũ trụ mới này hoàn toàn không có liên hệ gì với vũ trụ của chúng ta, vì không có một thông tin nào có thể ra khỏi tâm của lỗ đen để trở về vũ trụ chúng ta. Cho đến nay, kịch bản này vẫn chưa có một điểm tựa thực nghiệm nào và nó mang màu sắc của viễn tưởng chứ không phải của khoa học.

Matthieu: Cái vũ trụ mới này, có lẽ, tách rời khỏi vũ trụ chúng ta về mặt truyền thông tin, chứ không phải về mặt nhân quả, vì lỗ đen nằm trong vũ trụ của chúng ta. Do vậy mà vẫn có tính liên tục.

Trịnh Xuân Thuận: Thuyết Big Bang còn cho phép xây dựng một dị bản về lý thuyết các vũ trụ song song: nhà vật lý người Nga Andrei Linde, đã dựng lên một kịch bản, trong đó mỗi một thăng giáng của bọt lượng tử ban đầu đều cho ra đời một vũ trụ, khiến cho thế giới của chúng ta chỉ là một cái bong bóng nhỏ xíu trong một "siêu vũ trụ”, gồm vô số các bong bóng khác không mang sự sống có ý thức vì sự tổ hợp các hằng số và các định luật vật lý của chúng không cho phép điều đó.

Đó là giả thuyết về ngẫu nhiên thuần túy. Cá nhân tôi thấy quan niệm về các vũ trụ song song khó chấp nhận được. Việc chúng không thể quan sát được, và do đó, không thể kiểm chứng được, làm cho một nhà vật lý quan sát vũ trụ như tôi thấy bị xúc phạm.

Không có kiểm chứng bằng thực nghiệm, khoa học đó chẳng mấy chốc sẽ lún sâu vào siêu hình mà thôi.

Matthieu: Ấy thế mà các luận đề siêu hình vẫn không ngừng có vai trò trong hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học? Khi có nhiều giả thuyết không tương thích nhau nhưng lại đều có khả năng giải thích được các sự kiện thực nghiệm, thì cái làm cho nhà vật lý ngả sang phía bên này hay bên kia lại thường là do sự thiên vị ở cấp độ siêu hình của họ. Chẳng hạn, tuyên bố rằng tất cả những gì thoát khỏi sự quan sát đều không tồn tại là một quan điểm siêu hình. Còn cần phải chứng minh sự không tồn tại này.

Trịnh Xuân Thuận: Tôi đồng ý với ông rằng đó là một định kiến siêu hình của tôi. Nhưng, trong khoa học, quan sát luôn luôn là yếu tố quyết định cuối cùng số phận của các lý thuyết. Ví dụ, lý thuyết hấp dẫn của Einstein đã thay thế thuyết hấp dẫn của Newton bởi vì thuyết tương đối giải thích được các quan sát mà lý thuyết của Newton không thể miêu tả được. Dù có chính xác và chặt chẽ đến đâu nhưng nếu thuyết tương đối không được kiểm chứng bằng thực nghiệm thì nó cũng không thể đứng vững. Về một phương diện nào đó, điều này có thể coi như là sự đánh cược kiểu Pascal - một kiểu đánh cược một phần được kích thích bởi nguyên lý tiết kiệm mà người ta thường gọi là "lưỡi dao cạo Occam", tên của nhà thần học và triết học Guillaume d'Occam sống ở thế kỉ XIV. Điểm mấu chốt của nguyên lý này là ở chỗ nó tước bỏ một cách có hệ thống tất cả các giả thuyết không cần thiết cho việc giải thích một sự kiện và cho rằng một sự giải thích đơn giản cho một hiện tượng sẽ có nhiều khả năng đúng hơn là một sự giải thích phức tạp. Trong trường hợp ta đang xét, tại sao lại phải tạo ra vô vàn vũ trụ khô cằn chỉ là để có một vũ trụ có khả năng ý thức về chính mình?

Matthieu: Ông nói cứ như thể có một Đấng tạo hóa đã tạo ra một số các vũ trụ sai lầm, sau đó mới tạo ra được một vũ trụ như ý - chính là vũ trụ đã che chở chúng ta. Điều này lại giả định rằng tạo ra sự sống và tạo ra ý thức là một mục đích. Nhưng mục đích của ai? Của một sinh vật có ý thức chăng? Sinh vật đó từ đâu đến? Hay của một Đấng sáng thế của Đấng sáng thế? Nếu không, phải chăng nó không có nguyên nhân nào ngoài nguyên nhân tự thân? Liệu nó có luôn luôn tự thân không có nguyên nhân không? Nhưng nếu nguyên nhân không có bắt đầu thì làm sao kết quả lại có? Câu trả lời duy nhất cho những vấn đề không có lối thoát này là không nên hình dung ra một mong muốn ban đầu mà là xem xét sự cùng tồn tại từ xa xưa không có bắt đầu của các hiện tượng hữu sinh và vô sinh -, vì thực tế này mà các hiện tượng không bao giờ lại có thể không tương thích với nhau một cách căn bản.

Trịnh Xuân Thuận: Ông nêu ra những vấn đề đã từng làm cho các nhà thần học và triết học quan tâm từ lâu, và đó là những vấn đề dĩ nhiên tôi không có câu trả lời. Đó là một sự đánh cược siêu hình. Một lý do khác khiến tôi phản đối giả thuyết ngẫu nhiên là tôi không thể quan niệm rằng mọi vẽ đẹp, sự hài hòa và thống nhất của thế giới chỉ là kết quả của may rủi. Vũ trụ rất đẹp: những cảnh hoàng hôn, những cánh hoa hồng mỏng manh, những ngôi sao lấp lánh, hay những vệt sáng xoắn ốc do một thiên hà tạo ra làm xao xuyến tâm hồn chúng ta. Vũ trụ hài hòa bởi vì các định luật chi phối nó không thay đổi trong không gian và thời gian.

Matthieu: Lập luận về cái đẹp của ông không đứng vững được!

Khái niệm về cái đẹp là hoàn toàn tương đối. Cánh hoa hồng đẹp trong con mắt của thi nhân, nhưng lại là thức ăn cho côn trùng, và chẳng là gì cả đối với cá voi. Những dải xoắn ốc của các thiên hà chẳng đẹp đối với ai cho tới khi có một nhúm người có thể ngắm nhìn chúng vào thế kỉ XX. Nếu vũ trụ được điều chỉnh để xuất hiện một người quan sát có khả năng chiêm ngưỡng, đánh giá vẽ đẹp và sự hài hòa của nó, thì chỉ cần vẽ đẹp này được phô ra trước mắt của một vài sinh vật thông minh ở rải rác đây đó trong vũ trụ. Phỏng có ích gì vẽ đẹp của các hành tinh không có sự sống hoặc không thể sống được, của các thiên hà mà sẽ chẳng có ai ngắm nghía và khắc khoải chờ đợi người khâm phục chúng?

Trịnh Xuân Thuận: Thoạt nghe thì có vẽ đúng. Điều này có vẻ như đi ngược lại nguyên lý "lưỡi dao cạo Occam". Nhưng, về nguyên tắc, có thể một ngày nào đó, các hành tinh và thiên hà này sẽ được chúng ta hoặc một trí tuệ nào đó ngoài Trái đất quan sát.

Matthieu: Khái niệm về mục đích cuối cùng này có vẻ rất giả Tạo.

Trịnh Xuân Thuận: Lập luận cuối cùng đối với sự đánh cược của tôi chống lại ngẫu nhiên: có một sự thống nhất sâu xa trong vũ trụ. Vật lý càng tiến bộ thì các hiện tượng mà người ta tin là hoàn toàn tách biệt lại có thể thống nhất với nhau. Vào thế kỉ XVII, Newton thống nhất Trời và Đất: chính cùng một lực phổ biến, gọi là lực hấp dẫn, đã quyết định sự rơi của một quả táo trong vườn và chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Vào thế kỉ XIX, Maxwell chứng tỏ rằng điện và từ chỉ là hai mặt khác nhau của cùng một hiện tượng. Sau đó, ông hiểu rằng các sóng ánh sáng cũng chính là các sóng điện từ. Đầu thế kỉ XX, Einstein thống nhất thời gian và không gian, và đầu thế kỉ XXI, các nhà vật lý đang nỗ lực để thống nhất bốn lực cơ bản của tự nhiên thành một siêu lực duy nhất Vũ trụ đang hướng về Một.

Matthieu: Sự không có tính mục đích hoàn toàn không loại trừ sự hài hòa và không hàm ý rằng "con người bị mất hút trong mênh mông vô tận thờ ơ của vũ trụ, hoặc vũ trụ là vô nghĩa. Sự phụ thuộc lẫn nhau của thế giới và ý thức cho phép sử dụng ý thức này để tiến đến nhận thức và chắc chắn, sẽ tạo ra một ý nghĩa cho tổng thể.

Trịnh Xuân Thuận: Tôi phải xác định rõ với ông rằng tôi không nghĩ con người là mục đích của vũ trụ. Vũ trụ sẽ tiếp tục vận động, phát triển, và con người cũng vậy. Chắc chắn sự sống vẫn không ngừng tiến đến phức tạp hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn khó có thể nghĩ rằng toàn bộ sự tiến hóa của vũ trụ dẫn tới con người chỉ là một sự tiếp nối những trùng hợp may mắn, có thể xảy ra nhưng cũng có thể không bao giờ xảy ra. Ngẫu nhiên mà tôi nói tới khác với ngẫu nhiên mà nhà hóa sinh học Jacques Monod nêu ra. Khi Monod nói về ngẫu nhiên, ông nghĩ đến những gặp nhau tình cờ giữa các quark để tạo thành các hạt nhân nguyên tử; giữa các nguyên tử ở tâm các vì sao để nuôi dưỡng ngọn lửa của chúng; giữa các nguyên tử sản phẩm của lò luyện kim trong các vì sao, để tạo thành các phân tử giữ các vì sao và các hành tinh; giữa các phân tử hữu cơ của đại dương nguyên thủy để tạo ra các chuỗi xoắn kép ADN.

Theo tôi, cái ngẫu nhiên thực sự nằm trong sự lựa chọn các hằng số vật lý và các điều kiện ban đầu, chứ không phải trong sự gặp nhau của các hạt và các phân tử. Một khi các hằng số đã được xác định, vật chất đã chứa trong nó những mầm mống của sự xuất hiện ý thức và sự hoài thai vũ trụ không tránh khỏi sẽ dẫn tới sự ra đời của chính chung ta.

Nói như vậy nhưng tôi không hề tán đồng một vũ trụ hoàn toàn tất định như vũ trụ của Newton và của Laplace. Sẽ thật là phi lý khi nghĩ rằng việc chúng ta có mặt ở đây và đang tranh luận với nhau đã được quyết định ngay từ những thời điểm đầu tiên của vũ trụ. Tôi chỉ nói rằng một khi đã được xác định, các định luật vật lý sẽ cung cấp một khung vải mà Tự nhiên có thể thêu dệt lên trên đó. Sự nhòe lượng tử trong thế giới các nguyên tử, sự hỗn độn trong thế giới vĩ mô và các hiện tượng ngẫu nhiên (như tiểu hành tinh đâm vào Trái đất cách đây 65 triệu năm giết chết loài khủng long, và như vậy đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các động vật có vú - tổ tiên của chúng ta) đã giải phóng Tự nhiên khỏi chiếc cùm tất định và cho phép vũ trụ thể hiện khả năng sáng tạo bằng cách làm ra sự phức tạp. Giống như một nghệ sĩ nhạc Jazz thêu dệt xung quanh một chủ đề chung để ứng tác những giai điệu mới theo cảm hứng của mình và phản ứng của thính giả, Tự nhiên cũng tỏ ra ngẫu hứng và sáng suốt khi chơi với các định luật vật lý đã có sẵn ngay từ đầu của vũ trụ, và tạo ra cái mới .

Xét đến cùng, nếu người ta gạt sang một bên ngẫu nhiên và lý thuyết các vũ trụ song song, nếu người ta thừa nhận rằng chỉ có một vũ trụ duy nhất là vũ trụ của chúng ta, thì tôi nghĩ rằng cần phải đánh cược, giống như Pascal, về sự tồn tại của một nguyên lý sáng thế.

Matthieu: Hay lắm. Vậy chúng ta hãy cùng nhau xem xét nguyên lý này. Trước hết, nó có giả thiết một ý chí sáng tạo không?

Trịnh Xuân Thuận: Nó điều chỉnh các hằng số và các điều kiện ban đầu để dẫn đến một vũ trụ ý thức được về chính mình. Chúng ta có gọi nó là Thượng đế hay không là tùy chúng ta. Theo tôi, đó không phải là một Thượng đế được nhân hóa, mà là một nguyên lý phiếm thần (Thuyết phiếm thần: một học thuyết triết học nhằm kết hợp Chúa với thiên nhiên làm một thể duy nhất - ND) hiện diện khắp nơi trong Tự nhiên. Einstein đã miêu tả nó như thế này: "Chắn chắn rằng niềm tin, rất gần với tình cảm tôn giáo, rằng thế giới là duy lý hay chí ít cũng là có thể hiểu được, là cơ sở của mọi công trình khoa học ít nhiều nghiêm túc. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về Thượng đế. Đó cũng là quan niệm của Spinoza".

Vả lại, khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ một số lập luận được các nhà triết học và thần học phương Tây sử dụng trong quá khứ để chứng tỏ sự tồn tại của một Thượng đế "cổ điển". Lập luận về tính phức tạp trước hết khẳng định rằng chỉ có một Đấng tạo hóa mới có thể tạo ra một vũ trụ phức tạp và giàu cấu trúc đến thế. Một chiếc đồng hồ chỉ có thể là tác phẩm của một người thợ đồng hồ, nó không thể tự lắp ráp được. Một quyển sách chỉ có thể được viết khi trên bàn có bút, mực

và giấy. Nhưng lập luận này đã không được khoa học hiện đại ủng hộ. Khoa học hiện đại chứng tỏ rằng các hệ thống cực kỳ phức tạp có thể là kết quả của một quá trình tiến hóa hoàn toàn tự nhiên theo các định luật vật lý và sinh học mà chúng ta đã biết, và chúng cần phải nhờ đến một Thượng đế - thợ đồng hồ Tiếp theo là lập luận "vũ trụ học" được Platon, Aristote, thánh Thomas d'Aquin và Kant sử dụng: mọi thứ đều có nguyên nhân. Nhưng do không thể có một chuỗi vô tận các nguyên nhân ngẫu nhiên, nên chuỗi này nhất thiết phải dừng lại ở một nguyên nhân đầu tiên, đó chính là thượng đế.

Matthieu: Thật là một lập luận hết sức kỳ cục. Vì lý do gì mà chuỗi các nguyên nhân lại không là vô tận trong thời gian và trong sự phức tạp? Hay điều này đi ngược lại một định luật nào đó của Tự nhiên? Đến bao nhiêu nguyên nhân thì chúng ta phải dừng lại để nói: "Thế là đủ rồi, tôi sẽ không tiếp tục quay trở lại thời gian đến vô tận nữa, hãy chuyển sang một Đấng sáng thế không có nguyên nhân đi?”

Trịnh Xuân Thuận: Lập luận vũ trụ học dựa trên một quan niệm tuyến tính về thời gian. Một số người khác đã đưa ra một thời gian khép kín để lảng tránh vấn đề về một nguyên nhân đầu tiên. Theo đó, thay vì sơ đồ tuyến tính trong đó một sự kiện A được sinh ra để tạo ra B và đến lượt mình B tạo ra C và cứ như vậy trong một số triết học, người ta có sơ đồ vòng tròn, trong đó, A sinh ra B, B sinh ra C, và C lại sinh ra A. Con rắn tự cắn đuôi mình và cái vòng tự khép kín mình. Không còn cần tới nguyên nhân đầu tiên nữa.

Matthieu: Lại một ý tưởng kỳ cục nữa! Cũng giống như quan niệm về nguyên nhân đầu tiên, quan niệm về một vòng tròn khép kín chỉ là một cách trốn tránh vấn đề một cách khéo léo của những người không chấp nhận ý tưởng về cái vô hạn.

Trịnh Xuân Thuận: Trong vật lý, sự thành công của cơ học lượng tử đã làm lung lay khẳng định rằng "vạn vật đều có nguyên nhân". Với "nguyên lý bất định" nổi tiếng của mình, năm 1927, Wemer Heisenberg đã chứng tỏ rằng sự bất định và nhòe là những tính chất cố hữu của thế giới nội nguyên tử. Sự nhòe này ngăn cản chúng ta biết chính xác đồng thời năng lượng và thời gian tồn tại của một hạt. Đối với một hạt có thời gian tồn tại rất ngắn (các "hạt ảo”) sự bất định gần với năng lượng của nó là rất lớn, điều này cho phép nó mượn năng lượng ở ngân hàng Tự nhiên và tự vật chất hóa một cách tự phát theo cách không thể đoán trước được, mà không cần bất kỳ một nguyên nhân nào.

Matthieu: Nói rằng một hạt tự vật chất hóa mà không cần nguyên nhân chính là tự bó hẹp mình vào sơ đồ đơn giản hóa về quan hệ nhân quả tuyến tính: A tạo ra B. Rất có thể là cái A của B là không thể nấm bất được vì nó không tự giới hạn vào một số các nhân tố có thể dễ dàng phân tích được. Không có bất kỳ hiện tượng nào lại có thể tách rời hoàn toàn khỏi tổng thể các hiện tượng khác. Nếu theo trò chơi phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng, thì B là kết quả của sự hiện diện của toàn bộ vũ trụ - tức là của vô số các nguyên nhân và các mối quan hệ thăng giáng-, người ta chỉ có thể nói trắng nó đã xuất hiện một cách tự phát và đơn giản vì người ta không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể mà thôi.

Trịnh Xuân Thuận: Dù thế nào chăng nữa, ngay cả vào thời điểm tôi đang nói, thì không gian bao quanh chúng ta vẫn có rất nhiều các hạt ảo tồn tại phù du và ma quái. Giống như một hạt, về lý thuyết, vũ trụ có thể xuất hiện một cách tự phát từ chân không, mà không hề có nguyên nhân ban đầu, do một thăng giáng lượng tử. Bản thân khái niệm nguyên nhân - kết quả cũng mất đi nghĩa thông thường khi nói đến vũ trụ. Khái niệm này đã giả định trước sự tồn tại của thời gian: nguyên nhân có trước kết quả. Vậy mà thời gian và không gian xuất hiện đồng thời với vũ trụ. Câu "Và Thượng đế đã tạo ra vũ trụ có nghĩa gì nếu thời gian không tồn tại? Hành động sáng tạo ra vũ trụ chỉ có nghĩa trong thời gian. Vậy Thượng đế nằm trong thời gian hay ở ngoài thời gian? Mà như Einstein khẳng định, thời gian không phải là tuyệt đối. Thời gian có thể co giãn. Một Thượng đế ở trong thời gian sẽ không còn là đấng tòan năng nữa vì phải tuân theo những biến thiên của thời gian do các chuyển động có gia tốc hay do các trường hấp dẫn mạnh như trường ở xung quanh các lỗ đen gây ra. Còn một Thượng đế ở ngoài thời gian sẽ có sức mạnh vạn năng nhưng lại không thể cứu rỗi chúng ta được, vì các hành động của chúng ta đều nằm trong thời gian. Nếu Thượng đế vượt lên trên cả thời gian thì Ngài hẳn đã biết trước tương lai. Vậy thì tại sao Thượng đế lại phải bận tâm đến sự tiến bộ trong cuộc đấu tranh của con người chống cái ác, vì Ngài chẳng đã biết tất cả từ trước rồi hay sao?

Matthieu: Hoặc là Thượng đế bất biến, và như vậy, Ngài không thể sáng tạo được, hoặc là Thượng đế nằm trong thời gian, và như vậy thì Thượng đế lại không bất biến. Đây chính là một trong những mâu thuẫn mà khái niệm nguyên nhân đầu tiên dẫn tới.

Trịnh Xuân Thuận: Như vậy, nguyên lý sáng thế theo kiểu Spinoza mà lúc trước tôi nói là khá khác với Thượng đế kiểu "cổ điển". Tôi nói về một nguyên lý sáng thế chi phối vũ trụ vào lúc khởi đầu của nó, chứ không phải về một Thượng đế được nhân hóa.

Matthieu: Nếu nói về nguyên lý sáng thế, người ta không thể để nó hoàn toàn mù mờ được. Cần phải nói được một điều gì đó về nó.

Trịnh Xuân Thuận: Tôi xin nhắc lại, đó là một sự đánh cược siêu hình. Khoa học không bàn về chủ đề này. Khoa học không thể giúp chúng ta lựa chọn giữa ngẫu nhiên vâ tất yếu.

Matthieu: Nhưng người ta không thể thừa nhận sự tổn tại của một cái gì đó mà không nói được gì về nó. Nếu nguyên lý sáng thế không có một đặc trưng nào, thì việc nó có tồn tại hay không cũng chẳng có gì khác nhau, và người ta có thể bỏ qua nó, loại bỏ nó nhờ lưỡi dao cạo của Occam. Nguyên lý sáng thế này phải chăng sinh ra từ chính nó? Nó có phải là kết quả của các nguyên nhân? Nó có vĩnh hằng hay không? Có toàn năng không?

Trịnh Xuân Thuận: Ông vừa liệt kê ra những phẩm chất của một Thượng đế: toàn thức, toàn năng, v.v... Đúng là người ta thường đi đến việc đồng nhấ't nguyên tắc sáng thế này với một Thượng đế. Trên thực tế các nhà vật lý không nói về Thượng đế, mà thường nói về các định luật vật lý và các định luật vật lý này có những đặc tính gợi nhớ một cách kỳ lạ đến những đặc tính thường được gán cho một Thượng đế. Những định luật này là phổ quát và được áp dụng khắp nơi trong thời gian và không gian, từ Trái đấ't nhỏ bé của chúng ta tới tận các thiên hà vô cùng rộng lớn. Chúng là tuyệt đối vì chúng không phụ thuộc vào người phát hiện ra chúng. Một người Việt Nam hay một người Mỹ đều có thể phát hiện ra một cách chính xác cùng những định luật như nhau. Những định luật này đứng ngoài thời gian: mặc dù chúng mô tả một thế giới nằm trong thời gian và các hiện tượng không bao giờ ngừng thay đổi, nhưng bản thân chúng lại không thay đổi theo thời gian. Chúng ta sống trong một vũ trụ có thời gian nhưng lại được mô tả bằng các định luật phi thời gian. Chúng là vạn năng vì chúng được áp dụng cho tấ't cả và ở khắp mọi nơi. Cuối cùng, chúng thông suốt mọi việc vì chúng tác động vào các đối tượng vật chấ't mà không cần các đối tượng này phải "thông báo" cho chúng biết về trạng thái cụ thể của mình. Vì chúng đã "biết” trước rồi. Vì thế những đặc tính của các định luật vật lý chính là những đặc tính của Thượng đế.

Matthieu: Tôi không thấy các định luật này chỉ ra hoặc đòi hỏi sự tồn tại của một nguyên lý sáng thế ở điểm nào. Vả lại, không có bất kỳ lý do nào để chúng có một tính mục đích nào đó: Chúng đơn thuần chỉ phản ánh bản chất của sự phụ thuộc lẫn nhau mà thôi.

Trịnh Xuân Thuận: Tôi chấp nhận rằng khái niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau có thể giải thích được sự điều chỉnh cực kỳ chính xác của các định luật vật lý và các điều kiện ban đầu cho phép vũ trụ có sự sống và ý thức. Nhưng tôi không thấy nó làm thế nào có thể trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại có một cái gì đó chứ không phải là không có cái gì?

Matthieu: Thừa nhận sự tồn tại của một nguyên lý sáng thế cũng không làm thay đổi được gì câu hỏi này. Tại sao lại phải có một nguyên tắc sáng thế thay vì là không có gì? Bằng cái nguyên lý sáng thế đó ông muốn nói lên điều gì? Phải chăng đó là một thực thể xây dựng lên cái tổng thể này để nó vận hành?

Trịnh Xuân Thuận: Điều quan trọng là nguyên tắc này muốn tạo ra một vũ trụ có một người quan sát.

Matthieu: Muốn ư? Như vậy, nguyên lý sáng thế phải chứa đựng trong nó mọi quyền năng.

Trịnh Xuân Thuận: Tôi nghĩ thế.

Matthieu: Như vậy, nó không phải tuân theo bất cứ một thứ quyền năng nào khác ngoài quyền năng của chính nó?

Trịnh Xuân Thuận: Nếu phải tuân theo một thứ quyền năng nào khác thì nó sẽ không còn là toàn năng nữa.

Matthieu: Trong trừơng hợp đó, nó có quyết định sáng thế hay không sáng thế? Trịnh Xuân Thuận: Nó quyết định sáng thế.

Matthieu: Nếu như nó quyết định sự sáng thế thì nó không có sức mạnh vô song nữa vì nó lại bị ham muốn sáng thế tác động. Hơn nữa, nó đã thay đổi, và do đó mất đi tính bất biến của mình: trước kia, nó không có ham muốn sáng thế, vậy mà bây giờ nó lại có ham muốn sáng thế. Nếu như nó sáng thế mà không quyết định sáng thế thì nó cũng không còn là toàn năng nữa vì nó không còn tự do sáng thế hoặc không sáng thế. Như vậy, tính toàn năng của nó bị bác bỏ. Thứ hai, một nguyên lý như thế liệu có được sinh ra mà không có nguyên nhân hay không, hay nó là nguyên nhân của chính nó?

Trịnh Xuân Thuận: Theo tôi, nó là nguyên nhân của chính nó. Nhưng tôi nhắc lại, tranh luận của chúng ta đã đi ra ngoài khoa học mất rồi .

Matthieu: Nếu như nó là nguyên nhân của chính nó thì nhất định nó phải bất biến. Một thực thể tồn tại từ chính nó không có lý do gì để thay đổi cả. Chỉ có thể thay đổi những gì được sinh ra từ một cái gì khác. Tại sao ư? Bởi vì một cái gì đó vĩnh hằng không thể sinh ra một cái gì đó phù du được. Hơn nữa, nếu như nó sáng thế, thì nó không còn là bất biến nữa, vì sự sáng thế đòi hỏi phải có thay đổi: phải có một hành động sáng tạo. Sau khi đã sáng thế, nó không còn nguyên vẹn nếu: trước đó, nó không phải là tạo hóa, nhưng sau đó, nó đã trở thành tạo hóa. Như vậy, nó đã mất đi tính bất biến. Khái niệm vĩnh hằng làm cho mọi sự nối tiếp của các sự kiện và các điều kiện biến thiên trở nên không thể: một tạo hóa bất biến không thể có hai trạng thái. Cuối cùng, nếu nó sáng thế, thì nó phải được biến đổi trở lại do chính hành động sáng thế của nó, vì mọi hành động đều kéo theo một tác động tương hỗ. Không có một nguyên nhân nào là một chiều, nên quan hệ nhân quả nhất thiết phải có tính tương hỗ. Lại một bằng chứng nữa cho thấy tạo hóa mất đi tính bất biến và đồng thời cả tính vĩnh hằng của mình nữa.

Không gì có thể làm thay đổi một cái gì đó không thể thay đổi được, giống như một lọ thuốc nhuộm không thể tô màu được không gian. Tóm lại, cái không có một nguyên nhân nào khác ngoài chính mình thì không thể tương tác với bất cứ cái gì.

Trịnh Xuân Thuận: Như vậy mỗi sự kiện đều phải có một nguyên nhân, nhưng như thế thì lại thụt lùi tới vô cùng...

Matthieu: Tính vô cùng này chắc chắn sẽ đi ngược lại các niềm tin siêu hình của phương Tây, của tôn giáo cũng như của các nhà khoa học, những người muốn bằng mọi giá phải gán một sự "bắt đầu” cho vạn vật. Mong muốn tìm ra một điểm bắt đầu dựa trên niềm tin rằng vạn vật tồn tại thực và bền vững như trí óc bình thường của chúng ta cảm nhận.

Trịnh Xuân Thuận: Trước đây, tôi đã giải thích rằng cơ học lượng tử cho phép tránh được quan niệm về một nguyên nhân đầu tiên của vu trụ. Sự "bất đầu” của vạn vật không còn là nhất thiết cần nữa.

Matthieu: Nếu sự bất đầu không còn là cần thiết nữa - và tôi cũng đồng ý như vậy - thì nguyên lý sáng thế cũng không còn cần thiết nữa. Nhưng nó làm thế nào có thể tổ chức được các hiện tượng nếu như không có điểm bất đầu? Cùng lắm là nó chỉ có thể thay đổi dần dần diễn biến của chúng.

Lập luận thứ ba: nếu nguyên lý sáng thế này tổ chức toàn bộ thế giới các hiện tượng thì nó phải chứa trong lòng nó tất cả các nguyên nhân của thế giới này. Nếu không, có thể sẽ có một cái gì đó nằm bên ngoài sự sáng tạo của nó.

Trịnh Xuân Thuận: Rất logic.

Matthieu: Nhưng nền tảng của quy luật nhân quả là ở chỗ: sở dĩ một sự kiện không xảy ra chính là vì thiếu một số nguyên nhân hay điều kiện nào đó. Sở dĩ một hạt không nảy mầm là bởi vì nó có khuyết tật hoặc vì thiếu độ ầm, nhiệt độ, v.v... Chừng nào tất cả các nguyên nhân và điều kiện chưa hội đủ thì không thể có một kết quả được sinh ra. Ngược lại, khi tất cả các nguyên nhân và điều kiện đã đây đủ, kết quả nhất thiết phải được sinh ra. Còn nếu nó không được sinh ra thì có nghĩa là vẫn còn thiếu một cái gì đó. Như vậy nếu một nguyên lý sáng thế mang trong lòng nó những nguyên nhân và kết quả của vũ trụ thì nó phải không ngừng tạo ra toàn bộ vũ trụ. Về một phương diện nào đó tin như một Big Bang vĩnh cửu.

Trịnh Xuân Thuận: Nó không thể dừng lại một khoảnh khắc nào.

Matthieu: Đúng như vậy: nếu nó dừng lại thì có nghĩa là nó sẽ không còn chứa trong lòng nó tất cả các nguyên nhân của sáng tạo nữa. Vì thế, nó cần phải có sự giúp đỡ hoặc là của một nguyên lý khác giữ một phần nguyên nhân và nó phải phụ thuộc vào nguyên lý này, hoặc là của một nguyên lý điều chỉnh có khả năng làm cho quá trình sáng thế dừng lại. Trong mọi trường hợp, nó vẫn mất đi sức mạnh vô song. Như vậy, chỉ có hai khả năng: hoặc nó không nắm giữ tất cả các nguyên nhân và điều kiện, và như thế, nó không bao giờ có thể sáng thế; hoặc nó có tất cả các nguyên nhân và điều kiện, và như vậy, nó liên tục sáng tạo ra tất cả.

Trịnh Xuân Thuận: Điều này cũng phi lý.

Matthieu: Lập luận này có thể được tóm tắt như sau: "Khi mà nguyên nhân và hoàn cảnh được hội đủ, thì cho dù tạo hóa có không muốn sáng tạo cũng không thể ngăn cản được nó sáng tạo: không thể không sáng tạo, nó sẽ sáng tạo. Khi không hội đủ nguyên nhân và hoàn cảnh, thì dù nó có muốn sáng tạo nhưng do không thể sáng tạo, nó sẽ không tạo được gì [...]. Nếu tạo hóa tạo ra những kết quả như những nỗi đau khổ địa ngục, thì dù không muốn đi nữa, nó sẽ không còn tự do, mà trở nên phụ thuộc, và ngay cả khi nó muốn, nó vẫn phụ thuộc vào sự mong muốn của mình và sự độc lập của nó sẽ bị lung lay. Ngay cả khi tạo hóa tạo ra tất cả các đau khổ này, thì thử hỏi một Thượng đế thánh thiện ở điểm nào, bởi vì đưa người khác vào đau khổ không phải là công việc của một vị thánh?".

Một số người nói rằng tạo hóa có thể tạo ra thế giới một cách dần dần. Quan điểm này hàm ý rằng các nguyên nhân của vũ trụ là rất nhiều và tạo hóa không có trong tay tất cả các nguyên nhân đó vào lúc bắt đầu sáng thế. Vậy thì sau đó tạo hóa đã lấy các nguyên nhân này từ đâu?

Một số người khác lại lập luận rằng hành động của tạo hóa là phi thời gian, rằng nó tạo ra thế giới hiện nay hoàn toàn giống như nó đã tìm tạo ra và sẽ tạo ra. Chúng ta sẽ biểu diễn quá trình sáng thế dưới góc độ một chuỗi các sự kiện, mà theo quan điểm của tạo hóa thì là đồng thời. Quan điểm này không tránh khỏi phải bác bỏ một nguyên lý sáng thế mang trong lòng nó tất cả các nguyên nhân của vũ trụ, và như vậy, phải liên tục tạo ra toàn bộ vũ trụ đó. Hơn nữa, nếu tất cả các sự kiện của vũ trụ trong quá khứ, hiện tại, tương lai, là đồng thời theo quan điểm của tạo hóa thì điều này sẽ dẫn đến một quyết định luận tuyệt đối. Quan điểm này sẽ làm cho mọi nỗ lực tạo sự chuyển biến bên trong nhằm xóa đi vô minh và đạt tới Giác ngộ trở nên vô ích.

Ngược lại, sự xuất hiện của các hiện tượng thông qua trò chơi các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau không đầu không cuối sẽ tránh được quyết định luận tuyệt đối, vì các nguyên nhân và điều kiện thuộc các quan hệ này là vô số và không thể quy về một nguyên nhân đầu tiên và duy nhất được.

Trịnh Xuân Thuận: Các hiện tượng hỗn độn hoặc ngẫu nhiên, cũng như sự nhòe lượng tử, đúng là đã bác bỏ ý tưởng về một vũ trụ tất định tuyệt đối

Matthieu: Cuối cùng, nếu không chỉ tất cả các nguyên nhân mà còn tất cả các kết quả của chúng đều nằm trong tay tạo hóa thì người ta sẽ thậm chí không thể nói tới sự sáng tạo được nữa, bởi vì mọi thứ đều đã xuất hiện. Hơn nữa, tất cả các lập luận trước sẽ được áp dụng ở đây cho quá trình hiện tại hóa hoặc quá trình thể hiện ra bên ngoài của các kết quả này trong thế giới của chúng ta.

Một số triết gia Ấn Độ nói rằng ở mỗi giai đoạn sáng thế, tạo hóa trở thành nguyên nhân tương ứng nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên vẹn đặc tính của mình, giống như một diễn viên múa đóng các vở khác nhau, vận những bộ đồ khác nhau nhưng vẫn là anh ta chứ không phải là ai khác. Điều này mâu thuẫn với ý tưởng cho rằng tạo hóa là nguyên nhân duy nhất của vũ trụ, vì một nguyên nhân duy nhất không thể tạo ra nhiều kết quả khác nhau. Mật khác, một sự thống nhất trong các mặt luôn thay đổi không thể được coi là một sự thống nhất thực sự, cũng không thể được coi là bất biến. Nếu kết quá là không liên tục thì nguyên nhân của nó không thể là vĩnh hằng được. Tóm lại, theo Phật giáo, dưới góc độ thế giới sắc không, mỗi một thời khắc là một sự ngừng lại và cũng là một sự bắt đầu mãi mãi do tính vô thường cơ bản của các hiện tượng nối tiếp nhau theo các quy luật nhân quả. Dưới góc độ chân lý tuyệt đối, tất cả ác sự kiện trong quá khứ, hiện tại, tương lai đều giống nhau trong chừng mực chúng không có tồn tại tự thân. Vì vậy, chúng không có bắt đầu mà cũng không có kết thúc thực sự. Nếu không có gì thực sự được "sinh ra", sẽ không cần phải băn khoăn về tính chân thực của sự chấm dút. Như vậy, không cần đến khái niệm về nguyên lý sáng thế, nguyên lý làm ra tất cả nhưng bản thân nó lại không được tạo bởi cái gì hết.

Trịnh Xuân Thuận: Như vậy, Phật giáo phủ định thẳng thừng khái niệm về một Thượng đế sáng thế, điều này đi ngược lại với các tôn giáo chỉ thừa nhận một Thượng đế duy nhất. Thế chẳng phải là không phù hợp với hình ảnh từ bi bác ái mà Phật giáo vẫn thường nêu sao? Làm thế nào dung hòa được quan điểm này với sự tôn trọng các tôn giáo khác?

Matthieu: Khái niệm từ bi, dù rất rộng, nhưng không bao hàm một sự gắn kết với các quan điểm siêu hình mà chúng tôi không tán đồng, nhưng bao hàm sự tôn trọng các con đường tu thân khác phù hợp với bản chất và các thiên hướng khác nhau của con người.

Nhưng tất cả cũng còn phụ thuộc vào quan niệm về Thượng đế. Ví dụ, Đạt Lai

Lạt Ma cho rằng: "Nếu người ta xem xét Thượng đế không phải trên phương diện thần thánh cá nhân mà tà với tư cách tà nền tâng của bân thể thì các phẩm chất như lòng vị tha có thểể được gắn với nền tảng thiêng tiêng này của bản thể. Nếu người ta phải hiểu Thượng đế theo cách này thì sẽ có thểể xác tập được những mối quan hệ gần gũi giữa một số yếu tố của tư duy và sự thực hành Phật giáo". Nhưng đó cũng không phải là làm đồng nhất tất cả các tôn giáo, các dạng tâm linh, khoa học, tất cả các chủ nghĩa nhân văn hay các chủ nghĩa bất khả tri hiện cỏn tại trên hành tinh? Đó không phải là mục đích của từ bi. Đạt Lai Lạt Ma nói: "Tôi không tán thưởng việc đi tìm một tôn giáo phổ quát. Tôi không nghĩ điều này tà sáng suốt. Và nếu chúng ta đẩy việc tìm kiếm các điểm tương đông đi quá xa mà không biết những khác biệt thì cái mà chúng ta sẽ đạt được lại chính tà sự khác biệt".

Những quan điểm siêu hình phải được phát biểu một cách rõ ràng; không có lý do gì để nuôi dưỡng những mập mờ của chúng.

Nếu chúng sai lầm, và người ta chứng tỏ được điều đó, thì Phật giáo sẽ sẵn sàng chấp nhận những sai lầm của mình. Sự cố chấp chính là luôn tin vào một sự thật và muốn áp đạt người khác bằng mọi cách phải tin sự thật này. Cần phải có quan điểm rộng mở để hiểu rằng cái phù hợp với chúng ta không nhất thiết phù hợp với tất cả mọi người. "Người ta không thể vì thích ăn món nào đó mà nói rằng "vì tôi thấy món này rất ngon nên tất cả mọi người đều phải ăn nó". Mỗi người phải tự nuôi sống mình bằng những món ăn mang lại cho mình sức khỏe tất nhất tùy thuộc vào thể trạng riêng của mình".

Trên phương diện thực hành tâm linh, niềm tin vào Thượng đế, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng đế đối với mọi chúng sinh. Theo một số người khác, sự hiểu biết sâu sắc về sự phụ thuộc lẫn nhau và về các quy luật nhân quả, cũng như mong muốn đạt đến Giác Ngộ để có thể giúp đỡ người khác hiệu quả hơn, là những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phát triển tình yêu và lòng trắc ẩn. Tóm lại, "khi người ta dấn thân vào một con đường tâm linh nào đó, điều quan trọng là việc hành đạo phải phù hợp nhất với sự phát triển trí óc của mình, với những thiên chất và khuynh hướng tâm linh của mình. [...] Nhờ có điều này, người đó sẽ đạt được đến sự tu chính bên trong, đến sự tỉnh tại bên trong làm cho người đó trở thành một người chín muồi về tâm hồn, một người tốt có tinh thần hỷ xả, thống nhất và có trái tim rộng mở. Đó là tiêu chí để đánh giá khi đi tìm một nguồn dinh dưỡng cho tinh thần"

    « Xem chương trước «      « Sách này có 24 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Vì sao tôi khổ


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.87.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...