Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Nghỉ ngơi tâm mỏi mệt »»

Trái tim thiền tập
»» Nghỉ ngơi tâm mỏi mệt

(Lượt xem: 5.809)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Nghỉ ngơi tâm mỏi mệt

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Khi trung tâm Insight Meditation Society mới mở, một trong những người hướng dẫn là Steve Armstrong có làm một tờ quảng cáo nhỏ đùa chơi, trong ấy anh có đăng một câu châm ngôn thật tuyệt: “Thà là ngồi yên không làm gì hết còn hơn là hoang phí thời giờ của bạn.” Mặc dù câu châm ngôn của anh đã không xuất hiện trên tờ quảng cáo thật sự, nhưng nó đã diễn đạt rất chính xác về mục đích của thiền tập. Cơ bản là vậy, chúng ta thực tập chánh niệm, thiền quán là học cách không làm gì hết, để khỏi hoang phí thời giờ cũng như sự sống của mình. Chúng ta tập không hành xử theo tập quán và thói quen, không làm những hành động thất niệm có khuynh hướng tạo khổ đau cho ta và kẻ khác. Không làm gì hết, trong đạo Lão gọi là vô vi, không có nghĩa là ta đóng kín tâm mình lại và đi ngủ, nhưng nó có nghĩa là an nghĩ. Ta an nghĩ tâm mình bằng cách có mặt với bất cứ một việc gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại mà không cộng thêm một cố gắng hoặc một sự kiểm soát nào hết. Vô vi có nghĩa là an trú.

Ở trạng thái bình thường, trong tâm thức ta vẫn có một tiến trình có mặt mà thuật ngữ Phật giáo gọi là bhava, có nghĩa là “trở thành”. Trong trạng thái “trở thành” này, chúng ta thường kín đáo nghiêng về phía tương lai, muốn có được một sự an toàn, một cái gì mà ta có thể nắm bắt được, ta muốn giữ cho sự vật đừng thay đổi. Trong trạng thái ấy ta không thể nào có được sự quân bình, nó thôi thúc ta đi tìm một hơi thở kế tiếp trong khi hơi thở trước mặt vẫn còn đó.

Khi các thiền sư nói về sự buông bỏ hoặc xả ly, là các ngài nói đến việc buông thả cái gánh nặng “trở thành” này và trở về với tự tánh của ta, một trạng thái an lạc tự nhiên. Hành động hữu ích nhất trong thiền tập là sự trở lại, sự nghỉ ngơi, không nghiêng về tương lai, biết buông bỏ. Chúng ta có thể buông bỏ được hết, cho dù đó là sự mong đợi một hơi thở kế tiếp, để ta ngồi yên lại, trở về với giây phút hiện tại, trở về với chính mình. Và vô vi chỉ có nghĩa là vậy.

Thiền tập không phải là xây dựng một cái gì xa lạ bên ngoài ta. Nó cũng không phải là cố gắng đạt được một kinh nghiệm nào đó để cho ta bám giữ. Có lẽ, ta có một ước mơ thầm kín là qua thiền tập ta sẽ thu thập được một số kinh nghiệm kỳ diệu, hay là một vài điều nổi bật, để rồi ta có thể đem ra khoe khoang với kẻ khác. Có lẽ, ta tưởng rằng mình sẽ trở nên cao trọng hơn nhờ những thành quả tâm linh thu lượm được, với một ý niệm sở hữu, như là “sự giác ngộ của tôi,” “tuệ giác của tôi”. Tâm thức chúng ta đã bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa ngày nay, xem việc giác ngộ như là một sự trình diễn nghệ thuật hoặc một cấp bậc trong xã hội: “Người ta chắc chắn thế nào cũng nhận ra tôi là người đã giác ngộ.”

Buông bỏ được gánh nặng của cái tham vọng thu góp và nặng phần trình diễn này, ta sẽ giúp cho tâm mình được nghỉ ngơi thoải mái. Như một vị thầy của tôi, ngài Nyoshul Khen Rinpoche diễn tả: “Hãy đem tâm hồn mỏi mệt về nghỉ ngơi trong một sự an lạc rộng lớn tự nhiên.” Và từ đó, thay vì hoang thí thời giờ của mình, thái độ không làm gì hết, vô vi, có thể đưa ta đến một tuệ giác và sự an nghỉ bất tận.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.97.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...