Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Khuyên những người muốn tránh tai nạn »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Khuyên những người muốn tránh tai nạn

Donate

(Lượt xem: 5.800)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Khuyên những người muốn tránh tai nạn

Font chữ:


Người đời gặp phải thời ly loạn, trốn chạy vào những nơi núi sâu, đồng trống, nguy cấp đủ điều. Xa trông cờ chiến tung bay, ắt đến lúc mẹ con ly tán; vẳng nghe trống trận vang rền, ắt rụng rời kinh hồn táng đởm. Những cảnh lưu lạc chia lìa đảo điên như thế, tuy là vận mệnh chung của cả đất nước, nhưng cũng không ngoài sự chiêu cảm nghiệp riêng của mỗi người.

Thiền sư Từ Thọ có bài kệ rằng:

Người đời thường giết hại,
Nên thọ nghiệp chiến tranh.
Giết hại, phải đền mạng,
Cướp của, bị cháy nhà.
Nay vợ con ly tán,
Do đào hang, phá tổ.
Hãy lắng nghe Phật dạy:
Nhân quả đều tương ứng.

Theo đó mà xét thì bất kể là tự mình gặp họa sát thân hay nhà tan cửa nát, hết thảy đều do nghiệp đã tạo từ trước. Thậm chí những chuyện nhỏ nhặt như chảy máu ngón tay hay đánh mất một cây kim, cho đến phải chịu sự khiếp sợ trong giây lát, không một chuyện gì lại không do nhân đã tạo từ trước.

Nay rộng khuyên hết thảy người đời, khi gặp cảnh chiến tranh loạn lạc, nên hồi tâm tự xét lại rằng: “Ta nay còn chưa bị buộc trói mà đã hốt hoảng khiếp sợ thế này, thì những con vật lúc bị trói chặt [chờ đem giết thịt] sẽ hốt hoảng khiếp sợ đến mức nào? Ta nay gia đình thân quyến vẫn chưa bị chia cách mà đã thê lương thảm hại thế này, thì những con vật lúc bị phân cách, mẹ con ly tán sẽ thê lương thảm hại đến mức nào? Ta nay tay chân chưa bị cắt xẻ mà đã đau đớn khổ sở thế này, thì những con vật lúc bị chặt xương lóc thịt, cắt xẻ phân thây sẽ đau đớn khổ sở đến mức nào?”

Tự suy xét như vậy rồi thì đối với bao nhiêu nghiệp giết hại trong quá khứ đều thành tâm niệm Phật, cầu cho những con vật bị mình giết đều được siêu thoát, đối với sự giết hại trong tương lai thì quyết tâm dứt trừ không tái phạm.

Suy xét và phát tâm được như thế thì đời sau nhất định được sinh vào thời đại thái bình, không phải chịu cảnh tao loạn. Ví như có sinh vào thời loạn, cũng không phải sinh vào những vùng có chiến sự. Đó chẳng phải là phương cách tốt nhất để né tránh tai nạn đó sao? Nên biết rằng, dù trốn lên núi cao hay chạy xuống biển sâu, cũng đều không phải kế vẹn toàn. Cho nên, người xưa có dạy rằng:

Muốn cho thiên hạ thái bình,
Phải ngưng ăn thịt chúng sinh các loài.

Quả báo giết hại, gặp nạn binh đao

Vào đời vua Tống Huy Tông, giặc ngoại xâm từ phương bắc thường đánh vào Trung Nguyên, đi đến đâu cũng đốt phá, giết hại dân thường. Tuy nhiên, chỉ thấy riêng một trấn An Dương là bị giết hại tàn phá thê thảm nhất.

Về sau có một vị tăng tu tập định lực cao thâm, có thể quán chiếu rõ biết nguyên nhân sự việc. Dân chúng nhiều người thưa thỉnh, vị ấy liền nhập định quán chiếu rồi nói: “Dân vùng ấy trước đây tạo nghiệp giết hại rất nặng, nên nay chiêu cảm nghiệp báo phải bị giết hại thê thảm cũng chính tại nơi ấy. Nhưng nghiệp báo đến nay chưa dứt, e rằng toàn dân vùng ấy vẫn còn chưa được an ổn.”

Sau đó liên tiếp nhiều năm binh lửa, người dân vùng ấy nhiều lần bị thảm sát, quả nhiên cuối cùng không một ai sống sót.

LỜI BÀN

Người đời thấy kẻ chài lưới bắt được con cá to thì vỗ tay tán thưởng, đâu biết rằng đang kết thêm một mối oán cừu. Nhìn thấy con vật bị bắt mà khởi lòng thương xót lập tức tìm cách giải cứu, e rằng vẫn còn không kịp, huống chi lại còn tán thưởng, ưa thích? Tán thưởng việc ấy là ngợi khen sự giết hại; ưa thích việc ấy là vui mừng với sự giết hại. Dùng trí tuệ mà quán xét thì đó đều là những hạt giống gây nạn binh đao về sau.

Rồng cứu nạn

Tại vùng Cổ Sào, một hôm nước sông đột ngột dâng lên rất cao, không bao lâu liền rút nhanh xuống, nơi cảng sông có một con cá rất to mắc cạn, nặng đến mười ngàn cân, nằm lại đó ba ngày thì chết. Dân cả quận kéo nhau ra xẻ thịt ăn, chỉ duy nhất có một bà lão không ăn.

Sau đó, bà lão bỗng nhiên gặp một ông lão đến nói: “Cá chết đó là con của ta, không may gặp nạn ở đây. Chỉ riêng bà có lòng thương không ăn thịt nó, ta sẽ báo đáp cho bà. Hãy lưu ý con rùa đá ở cửa thành phía đông, nếu thấy mắt nó có màu đỏ thì bà phải gấp rút đi ra khỏi thành. Cả thành này sẽ bị chìm lấp.”

Bà lão nghe lời, mỗi ngày đều đến cửa thành phía đông xem chừng con rùa đá. Có đứa bé thấy lạ gạn hỏi, bà nói thật cho nó biết. Thằng bé tinh nghịch liền lấy son đỏ lén bôi lên mắt rùa đá. Bà lão vừa thấy thế liền gấp rút ra khỏi thành, gặp một đứa trẻ mặc áo xanh đón lại nói: “Cháu là con của Long vương.” Rồi đưa bà lên một ngọn núi. Quả nhiên, cả thành ấy bị lún sụp xuống thành một cái hồ lớn.

LỜI BÀN

Vào thời đức Phật còn tại thế, có năm vị đại thần. Đêm nọ, một vị đến thỉnh Phật hôm sau thọ trai. Phật không nhận lời, vị ấy ra về. Lát sau, nhà vua cũng đến thỉnh Phật thọ trai, Phật nói: “Đại thần kia đêm nay sẽ chết, ngày mai đâu còn có thể tạo phúc được nữa?”

Vị đại thần kia thường nói với tướng sĩ: “Ta thế nào cũng chết vì binh khí.” Vì thế luôn cho quân lính canh phòng cẩn mật, cho đến bản thân ông khi ngủ cũng mang gươm. Đêm ấy, lúc ông quá buồn ngủ liền trao thanh gươm cho người vợ để thay thế canh phòng. Không bao lâu, bà ngủ gục để rơi thanh gươm làm đứt đầu chồng. Bà giật mình hốt hoảng la lên: “Chồng tôi chết rồi.” Đức vua nghe chuyện liền triệu tập cả bốn vị đại thần còn lại, hỏi rằng: “Các ngươi cùng theo bảo vệ, cốt yếu là để đề phòng kẻ gian gây biến, làm sao vợ ông ấy có thể gây nên tội như thế này, lúc đó bọn các ngươi sao không có ai bên cạnh?” Liền ra lệnh trị tội bằng cách chặt đứt cánh tay phải của cả bốn người.

Ngài A-nan qua việc này liền thưa hỏi nguyên nhân. Đức Phật dạy: “Người chồng kia đời trước là một trẻ chăn dê, còn người vợ khi ấy là một con dê mẹ lông trắng. Bốn vị đại thần đó, ngày xưa là bốn tên giặc cướp. Lúc gặp đứa trẻ chăn dê, cả bốn người đều đưa cánh tay phải chỉ con dê mẹ lông trắng mà quát bảo nó phải giết thịt cho mình ăn. Đứa trẻ khóc lóc mà làm theo, giết dê cho cả bọn cùng ăn thịt. Trải qua nhiều kiếp sinh tử, đến nay bọn họ mới gặp lại nhau để đền trả nợ cũ.”

Việc đứa trẻ tinh nghịch bôi sơn đỏ vào mắt rùa đá, cũng là do nhân duyên nghiệp lực mà có, [nên chuyện giả hóa thật]. Khi nhân duyên hội đủ thì mọi việc sẽ tự nhiên xảy ra, [nếu không thì] không thể gượng ép mà được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những tâm tình cô đơn


Các tông phái đạo Phật


Kinh Phổ Môn


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.13.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...