Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lẽ sinh diệt, lý tu hành »» 49. Cứ Làm Như Vậy! »»

Lẽ sinh diệt, lý tu hành
»» 49. Cứ Làm Như Vậy!

Donate

(Lượt xem: 3.332)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lẽ sinh diệt, lý tu hành - 49. Cứ Làm Như Vậy!

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
(29) Cứ thực tập thở ra-thở vào như vầy. Đừng quan tâm đến thứ gì khác. Cho dù có ai đang chổng mông lên trời chống đầu xuống đất trước mặt bạn. Đừng thèm chú ý đến. Cứ ở yên với hơi thở-vào và hơi thở-ra. Tập trung sự chú tâm vào hơi thở. Cứ làm như vậy. Cứ tập như vậy.

Đừng để ý thứ gì. Không cần phải phải nghĩ đến việc đạt được thứ gì. Đừng để ý thứ gì. Chỉ đơn thuần biết hơi thở-vào và hơi thở-ra. Hơi thở-vào và hơi thở-ra. Thầm đọc (niệm) chữ Bud khi thở vào; niệm chữ dho khi thở ra. (Giống niệm chữ Đức khi thở vào, niệm chữ Phật khi thở ra). Cứ an trú vào hơi thở thẹo cách như vậy cho đến khi bạn ý thức (tỉnh giác) đựợc về hơi thở vào và ý thức được về hơi thở ra... tỉnh giác về hơi thở vào và tỉnh giác về hơi thở ra. Ý thức tỉnh giác theo cách như vậy cho đến khi tâm được bình an, không còn bị kích thích, không còn bị quấy động, chỉ còn lại hơi thở đi vào và đi ra. Để yên cho tâm ở trong trạng thái này. Chưa cần có mục tiêu gì cả. Đây chính là trạng thái đầu tiên của giai đoạn tu tập đầu tiên.

Nếu tâm được dễ chịu, nếu tâm được bình an thì tự nhiên nó sẽ tỉnh giác. Khi bạn cứ tiếp tục thực tập như vậy, hơi thở sẽ dần dần dịu êm, nhẹ đi. Thân trở nên dễ chịu, dễ ở; tâm trở nên dễ chịu, ngoan ngoãn. Đó là tiến trình tự nhiên. Sự ngồi cũng dễ chịu: bạn không đờ đẫn, không gục đầu, không buồn ngủ. Tâm có một sự trôi chảy, nhạy bén với bất cứ việc gì nó làm. Nó tĩnh tại. Nó được bình an. Và khi bạn rời khỏi trạng thái đạt định (samãdhi), bạn tự hỏi mình rằng: 'Ồ, đó là cái gì vậy?'. Bạn tưởng nhớ lại trạng thái bình an mà bạn mói vừa trải nghiệm. Và bạn chẳng bao giờ quên trạng thái đó.

Hai thứ theo ta sau đó được gọi là sự nhớ, hay sự "niệm" (sati): khả năng tưởng nhớ, niệm lực, khả năng chú tâm và "sự hiểu biết rõ ràng" (sampajanna): sự tự tỉnh giác, sự luôn ý thức, sự thường biết. (Sati là niệm, vì chúng ta luôn nói về sự tu tập sự chú tâm một cách đúng đắn, nên thường dùng luôn chữ "chánh niệm"). Khi ta đang làm gì, khi ta đang nói, khi ta đang đi, khi ta đang đi khất thực, khi ta đang ăn, khi ta đang uống, khi ta đang rửa chén..., ta luôn ý thức (tỉnh giác) về điều đang làm. Chánh niệm một cách liên tục. Chú tâm liên tục. Thường biết, luôn ý thức rõ về mọi điều mình đang làm.

Khi thực tập cách đi thiền (đi kinh hành, cankama), hãy chọn một lối đi, ví dụ từ một cây này đến một cây kia, khoảng 20-30m. Đi thiền cũng tương tự như ngồi thiền. Tập trung sự chú tâm tỉnh giác: "Bây giờ tôi sẽ nỗ lực. Với sự chánh niệm mạnh mẽ và sự hiểu biết rõ ràng, tôi sẽ làm cho tâm tôi được bình an." Đối tượng tập trung là tùy chọn bởi mỗi người. Chọn đối tượng nào phù hợp với mình. Một số người phóng trải tâm từ (metta) đến mọi người và chúng sinh, rồi bắt đầu nhấc bàn chân phải, bước đi theo bước bình thường, dùng chữ chú niệm 'Bud-dho' (Đức-Phật) theo mỗi nhịp bước chân. Tiếp tục chú tâm vào đối tượng đó. Nếu tâm bị kích thích, thì dừng lại, làm tâm an tĩnh lại, rồi tiếp tục bước đi. Tiếp tục và liên tục tự tỉnh giác, hiểu biết rõ ràng. Tỉnh giác vào từ chỗ bắt đầu đoạn đường, tỉnh giác vào từng chỗ của đoạn đường, từ bắt đầu, giữa, và kết thúc đoạn đường. Làm cho sự hiểu biết này liên tục và rõ ràng trong suốt đoạn đường đi thiền.

Đây là một phương pháp, tập trung vào bước đi kinh hành. Đi thiền có nghĩa là đi qua và đi lại trên một đoạn đường. Thấy vậy chứ không dễ tập đâu. Nhiều người nhìn chúng ta đi thiền, đi qua đi lại, họ nghĩ chúng ta khùng. Họ không biết đi thiền giúp khởi sinh trí tuệ lớn lao. Đi qua và đi lại. Nếu mệt, ta cứ dừng lại và làm tâm an tĩnh. Tập trung vào làm cho hơi thở thoải mái, dễ chịu. Khi tâm được dễ chịu, thoải mái, thì ta chuyển sự chú tâm về lại bước chân.

Những tư thế thiền sẽ tự nhiên hoán đổì lẫn nhau. Đứng, đi, ngồi, nằm. Chúng ta tự thay đổi, thay phiên. Chúng ta không thể đứng hoài, hay ngồi hoài, hay nằm hoài, hay đi hoài. Chúng ta phải phân bổ thời lượng thích hợp cho những tư thế khác nhau, làm cho các tư thế thiền đều mang lại ích lợi cho việc tu thiền của mình. Đó là hành động, đó là hành thiền, thực hành thiền. Chúng ta thực hành liên tục. Đó là việc không dễ dàng lắm đâu.

Để dễ hình dung, hãy lấy một cái ly và đặt xuống đây khoảng hai phút. Sau hai phút đặt cái ly ra trước. Sau hai phút, đặt cái ly về lại đây. Cứ làm như vậy. Cứ làm như vậy cho đến khi bạn bắt đầu thấy mệt chán, đến khi bạn nghi ngờ, đến khi trí tuệ khởi sinh. "Tôi đang nghĩ gì vậy, sao cứ đặt ly chỗ này, rồi đặt qua chỗ kia, rồi đặt lại chỗ này, giống như đồ khùng vậy." Tâm sẽ nghĩ theo thói quen chạy theo hiện tượng của nó. Nó không quan tâm ai nói gì. Nó chỉ liên tục cầm đặt cái ly ở đây, đặt lên trước, đặt lại ở đây. Cứ mỗi hai phút, ừ vậy—không phải năm phút. Ngay khi khoảng hai phút kết thúc, nó cầm ly đặt lại chỗ đây, sau hai phút nó cầm ly đặt lên phía trước. Tập trung vào đó. Đó là vấn đề hành động.

Nhìn vào hơi thở-vào và hơi thở-ra như nhau. Ngồi với bàn chân phải đặt lên chân trái, ngồi thẳng, quan sát hơi thở vào đến tận lúc nó biến mất dưới bụng. Sau khi hết hơi thở vào, để hơi thở ra đi ra cho đến khi không còn trong phổi. Đừng thúc hay ép hơi thở. Dù hơi thở có ngắn, có dài, có mạnh, hay mềm, cứ để nó tự nhiên như nó là. Cứ ngồi và quan sát sự thở vào và sự thở ra, làm cho thân tâm dễ chịu bằng sự quan sát đó. Đừng để tâm bị lạc đi chỗ khác. Nếu tâm bị lạc hay lăng xăng qua thứ khác thì dừng lại, xem nó đang chú tâm đến cái gì, xem tại sao nó không còn chú tâm theo hơi thở nữa. Theo hơi thở và kéo nó quay trở lại chú tâm vào hơi thở. Cứ luôn kéo tâm về lại hơi thở, và một điều chắc chắn, một ngày nào đó bạn sẽ thấy được phần thưởng cho việc tập luyện đó. Cứ tập luyện như vậy, cứ tu tập như vậy, cứ tập chú tâm vào hơi thở như vậy. Cứ làm một cách vô tư, vô sự, như thể bạn chẳng đạt được điều gì, như thể chẳng điều gì hay ho hay kỳ diệu sẽ xảy ra cả, như thể bạn không biết ai đang làm như vậy, nhưng cứ thực tập như vậy! Cứ như lúa ở trong bồ. Bạn cứ lấy lúa ra quăng rải khắp đồng, chẳng cần nghĩ ngợi gì cả. Rồi đến khi lúa mạ mọc lên, bạn nhổ và cấy xuống ruộng, cây lúa lớn lên, đến ngày nào đó lúa nở ra lúa gạo ngọt ngào. Chắc chắn là như vậy.

Việc thiền tập cũng vậy. Cứ ngồi xuống. Đôi lúc các bạn tự hỏi: "Tại sao ta cứ ngồi quan sát hơi thở một cách chú tâm như vậy. Dù có quan sát hay không, hơi thở vẫn tự thở vào thở ra như tự hồi nào đến giờ mà."

Là vầy, bởi bạn luôn luôn tìm kiếm thứ gì đó để suy nghĩ. Đó là một cách nhìn. Đó là một sự thể hiện của tâm. Quên nó đi, đừng tìm kiếm suy nghĩ gì nữa. Chỉ cần tập làm như vậy, tập chú tâm vào hơi thở liên tục, thì bạn sẽ thấy tâm được bình an.

Khi tâm được bình an, hơi thở sẽ dần dần êm nhẹ và gần như biến mất, thân sẽ được thư giãn, tâm trở nên vi tế. Tất cả chúng đều ở trong trạng thái cân bằng cho đến lúc dường như không còn hơi thở, nhưng bạn chẳng bị sao cả. Khi bạn tu tập đến lúc này, hơi thở dường như biến mất, đừng hoảng hốt, đừng đứng dậy bỏ chạy vì nghĩ rằng mình đã ngưng thở. Tình trạng đó chỉ có nghĩa là tâm đang ở trong trạng thái bình an. Bạn không cần phải làm gì cả. Chỉ cần ngồi đó và nhìn, dù đó là gì.

Đôi lúc bạn có thể phân vân: "Ê, ta có còn thở không?" Chỗ này là sai. Đó là cái tâm vẫn đang suy nghĩ. Bất cứ điều gì xảy ra, cứ để mặc nó xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó, cảm giác khởi sinh ra sao cứ để mặc nó. Chỉ cần nhận biết nó, nhìn nó, quan sát nó. Nhưng đừng bị ngu mờ hay bị tác động bởi nó. Chỉ cần làm vậy, chỉ cần làm vậy. Chỉ cần tập luyện như vậy. Tập luyện một cách đều đặn, liên tục. Sau khi ăn, chỉnh y chỉnh áo một chút và bước ra đi thiền. Tiếp tục nghĩ và niệm 'Buddho, Buddho' (Đức Phật, Đức Phật). Nghĩ về chữ chú niệm đó suốt thời gian đi thiền. Tập trung vào chữ 'Buddho' (Đức Phật) khi bước đi. Bước mòn đường luôn, đi mòn đường cho đến khi nó trũng thành một cái mương, sâu đến ống chân ta, sâu đến đầu gối ta. Ta cứ bước đi. Ta cứ tập luyện đi thiền.

Nói vậy không có nghĩa là cứ đi qua đi lại một cách nhàm chán, hãy suy nghĩ về điều này, hãy suy nghĩ việc đi thiền là gì mà bản thân Đức Phật cũng đã tu tập. (Phật cũng đã thường xuyên đi thiền ngay cả ngay sau khi Phật đã giác ngộ nơi gốc cây Bồ-Đề... và suốt mấy chục năm sau đó). Hãy nghĩ đến đoạn đường đi thiền, chứ đừng chạy vào phòng hay cốc của mình nhìn xuống tấm nệm êm ấm, quá hấp dẫn, và nằm xuống lăn ra ngủ như một con heo. Nếu ngủ như vậy thì việc tu tập của bạn sẽ chẳng đi đến đâu, vì đâu có làm gì đến nơi đến chốn. (Nếu tu tập chểnh mảng, không đều đặn, không liên tục, không nỗ lực, mau nản chí như vậy, thì chẳng ai đạt đến kết quả gì cả; tu như vậy cũng chẳng tốt hơn người không đi tu là bao nhiêu.)

Cứ làm vậy cho đến khi nào bạn thấy chán ngán và thấy lười biếng đến mức nào. Cứ nhìn xem sự lười biếng đó cho đến khi chấm dứt được nó. Khi nào sự chán ngán và lười biếng có mặt, bạn phải trải qua nó từ đầu đến cuối thì mới có thể vượt qua được nó. Không phải như kiểu bạn chỉ cần nhẩm đọc chữ "bình an" và ngồi xuống thiền thì tâm sẽ được bình an trong tích tắc đâu, và khi sự bình an không có được, bạn chán chường, lười biếng và bỏ cuộc. Nếu trường hợp tu tập của bạn như vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ được bình an.

Nói thì dễ, làm thì rất khó. Cũng giống như những tu sĩ chuẩn bị bỏ y hoàn tục thì nói rằng: "Làm ruộng có vẻ dễ hơn đối với tôi. Thôi tôi thà quay về quê làm ruộng." Họ bắt đầu làm ruộng mà chẳng biết ất giáp gì về trâu bò, cái cày, cái cuốc, việc cày đất, bừa đất. Họ nhận ra họ đã nói làm ruộng có vẻ dễ, nhưng khi họ làm thiệt thì mới biết là quá khó nhọc.

Ai cũng muốn đi tìm sự bình an theo kiểu như vậy. Thực là, sự bình an có sẵn ở đó, chỉ là họ chưa biết thôi. Họ có thể chạy tìm kiếm nó, họ có thể nói về nó, nhưng thực là họ chẳng biết gì về nó.

Do vậy, cứ làm, cứ thực hành. Tu tập như vậy, như vậy, cho đến khi bạn biết mình đã bắt nhịp hòa hợp với hơi thở, biết tập trung vào hơi thở dùng chữ niệm chú 'Buddho' (Đức Phật). Chỉ cần được như vậy. Đừng để cái tâm lăng xăng chỗ này chỗ nọ. Ngay lúc này, chỉ cần biết như vậy. Cứ tập luyện như vậy. Bạn có thể nghĩ làm vậy chẳng có kết quả gì đâu. Ngay cả khi nghĩ vậy, bạn cứ tiếp tục tập luyện. Cứ thực tập như vậy và bạn sẽ biết hơi thở ra sao.

Được không, vậy cứ thử tập luyện! Nếu bạn ngồi xuống tu tập theo cách như vậy và tâm chưa quen với việc đó, thì tâm vẫn đạt đến trạng thái tốt nhất của nó, tâm cũng 'tốt' thôi. Khi tâm được bình an thì sự hiểu biết rõ ràng (sự tự tỉnh giác) sẽ khởi sinh một cách tự nhiên. Rồi lúc đó bạn muốn ngồi thiền cả đêm, bạn cũng chẳng thấy gì khó, bởi vì tâm đang tự thưởng thức nó, (thưởng thức trạng thái bình an và tự tỉnh giác của nó). Khi bạn đã tu tập sâu hơn, khi bạn đã thuần thục về cách thiền này, có lẽ bạn thấy mình muốn nói chuyện tu tập với bạn bè mình từ sáng cho đến lúc tối người ta lùa bò về chuồng. Đó là cách sự tu tập như vậy diễn ra, đôi lúc bạn hứng thú đến vậy đó.

Giống chuyện trước đây khi Por Sang còn là người đang xin được thọ giới vào Tăng đoàn. Một đêm nọ sau khi anh ta đi thiền và bắt đầu ngồi xuống. Tâm của anh ta trở nên sáng suốt và nhạy bén. Anh ta cứ muốn giảng bày về Giáo Pháp. Anh ta không thể cưỡng lại. Tôi nghe tiếng ai đó đang thuyết giảng ở trong khóm tre gần đó, thực sự như đang hát ra. Tôi nghĩ "Giờ này mà nghe như có ai đang thuyết pháp vậy, hay là tiếng ai đang rầy la điều gì?" Tiếng nói không ngừng. Do vậy, tôi cầm đèn pin và đi đến chỗ đó. Tôi đã đoán đứng. Trong khóm tre đó là Por Sang đang ngồi tréo chân bên ngọn đèn lồng và đang nói rất nhanh tôi không nghe theo kịp.

Tôi gọi anh ta: "Por Sang, anh bị điên hay sao vậy?" Anh ta trả lời: "Con không biết đó là gì, con cứ muốn nói về Giáo Pháp. Con ngồi xuống và cứ muốn nói, con đi và cứ muốn nói. Con chỉ muốn giảng bày về Giáo Pháp suốt đêm. Con không biết khi nào chuyện này mới hết."

Tôi tự nghĩ: "Khi người ta thực hành Giáo Pháp thì không có giới hạn nào cho những sự việc có thể xảy ra." (Có nhiều sự việc và trạng thái rất kỳ diệu đều có thể xảy ra đối với người tu).

Vậy, cứ tu tập, đừng ngưng, đừng bỏ dở. Đừng chạy theo những tâm trạng hay cảm giác của mình. (Đừng dính theo thói tâm là: nôn nóng, chán chường, lười biếng, bi quan, thấy khó, hứa hẹn ngày sau sẽ tu lại...). Cứ làm ngược lại với thói tâm của mình. Cứ tu tập khi mình thấy siêng năng và cứ tu tập cả khi mình thấy lười biếng, chán nản. (Đó là cách tu tập, chẳng có bí quyết nào khác!) Tu tập khi đang ngồi và tu tập khi đang đi. Tu tập khi đang nằm; khi nằm, tập trung sự chú tâm vào hơi-thở và tự nói với mình rằng: "Tôi sẽ không vùi mình vào cảm giác sướng khoái khi nằm." Dạy tâm mình như vậy. Khi nào thức dậy thì ngồi dậy ngay, và tiếp tục nỗ lực thực hành.

Khi ăn, tự nói với mình: "Ta ăn thức ăn này, không phải vì tham dục thèm khát, mà coi nó như thuốc để nuôi dưỡng thân này một ngày và một đêm, chỉ để ta có thể tiếp tục tu tập."

Khi bạn nằm xuống thì dạy tâm mình ngay. Khi bạn bắt đầu ăn thì dạy tâm mình ngay. Giữ đúng thái độ đó một cách thường trực. Nếu bạn sắp đứng dậy thì tỉnh giác về việc đó. Nếu bạn sắp nằm xuống, tỉnh giác về việc đó. Khi đang làm bất cứ việc gì, tỉnh giác về việc đó. Khi nằm xuống để ngủ, nằm nghiêng bên phải và chú tâm vào hơi thở, dùng niệm chú 'Buddho' (Đức Phật) cho đến khi bạn ngủ đi. Làm như vậy thì khi bạn thức dậy thì cứ như Đức Phật vẫn luôn ở đó trong suốt thời gian bạn ngủ/ không hề bị gián đoạn. Để có được sự bình an, để cho sự bình an khởi sinh, để cho tâm được bình an, ta cần phải luôn luôn chánh niệm mọi lúc mọi nơi (từ sau khi thức dậy cho đến trước khi ngủ). Đừng nhìn vào người khác. Đừng để ý hoặc xía vô chuyện người khác; chỉ cần để ý quan tâm đến việc của mình.

Khi bạn thực tập việc ngồi thiền, ngồi thẳng lưng; đừng chúi đầu về trước, đừng ngả đầu ra sau. Giữ một tư thế ngồi thăng bằng và cân bằng, giống như tượng Phật vậy. Tập làm như vậy rồi thì tâm ta sẽ trong sáng và sáng tỏ.

Cố chịu giữ tư thế ngồi càng lâu càng tốt cho đến khi không còn chịu được nữa thì mói nhích đổi tư thế. Nếu ngồi bị đau, cứ để nó đau. Đừng vội vàng loay hoay chuyển đổi tư thế. Đừng bao giờ lụp chụp, nản chí, đừng bao giờ nghĩ: "Hừm, vậy đủ rồi. Thôi đi nghỉ." Hãy cố kiên nhẫn cho đến khi sự đau đến lúc đau nhất, rồi cố chịu thêm nữa.

Chịu đau, chịu đau cho đến khi ta không còn giữ được niệm chú 'Buddho' (Đức Phật), theo nhịp hơi thở. Sau đó, hãy lấy ngay cái trạng thái đau nhất đó làm đối tượng chú tâm của mình. ”Ồ! Đau. Đau. Đau, đau thiệt." Lúc đó ta có thể lấy sự đau đó làm đối tượng thiền thay vì hơi thở hay chữ chú 'Buddho' (Đức Phật). Tập trung chú tâm vào sự đau đó một cách liên tục. Tiếp tục ngồi. Khi sự đau đạt đến đỉnh đau nhất, hãy nhìn xem điều gì xảy ra.

Phật đã nói sự đau tự nó khởi sinh và tự biến mất. Nó tự sinh, tự diệt. Cứ để nó diệt; (rồi sẽ hết đau), đừng bỏ cuộc. Nhiều khi bạn đuối sức, đổ mồ hôi. Như có một chuỗi hột, như hột bắp, lăn xuống qua vùng đường ngực. Nhưng khi bạn trải qua sự đau một lần, thì bạn sẽ biết rõ về nó. Cứ làm vậy. Đừng cố thúc ép mình. Cứ luyện tập đều đặn và chắc như vậy.

Tỉnh giác khi đang ăn. Ta nhai và nuốt. Thức ăn đi đâu? Biết rõ thức ăn nào hợp với mình và thức ăn nào không hợp với mình. Cố lường lượng thức ăn. Khi ăn nhìn thức ăn và khi nghĩ rằng mình sẽ no sau khi đưa vào miệng năm lần nữa thì ta ngừng lại và uống nước; như vậy là ta đã ăn một lượng thức ăn vừa đủ.

Tập như vậy. Coi thử mình tập như vậy được không. Nhưng đó là cách mà ta thường không làm trước đó. Trước kia, khi mình cảm thấy no, mình lại thường ăn ráng 'lùa' thêm năm lần vào miệng nữa. Đó là do cái tâm xúi ta như vậy, đó là thói tâm. Tâm chẳng biết cách dạy bản thân nó.

Phật đã dạy chúng ta phải để ý khi chúng ta ăn. Nếu biết mình ăn thêm năm lần vào miệng nữa mình sẽ no thì ngừng lại, và uống nước. Như vậy là vừa đủ no. (Đừng để quá no rồi mới ngừng, và sau đó uống thêm nước thì sẽ bị no tức bụng). Ăn uống vừa đủ no thì sau đó ngồi hay đi cũng cảm thấy nhẹ người, không bị nặng bụng, mệt não. Ăn uống vừa phải như vậy giúp cho thân tâm thiền mau tiến bộ. Nhưng thói thường chẳng ai muốn làm điều tốt như vậy. Ai cũng muốn 'lùa' thêm năm lần bảy lượt nữa vào miệng sau khi đã cảm thấy no. Đó là những người vẫn còn tham dục và còn đầy ô nhiễm; còn tham ăn, tham uống là còn làm ngược lại lời khuyên dạy của Phật. Những người thường quên tâm nguyện và lý do tu tập của mình thì thường không thể giữ được sự ăn uống điều độ, vừa đủ. Các thầy hãy nên để ý cái tâm mình.

Nên cảnh giác với sự ngủ của mình. Sự thành công của bạn phụ thuộc vào sự tỉnh giác của những phương tiện thiện xảo. Nhiều lúc giờ ngủ của bạn bị thay đổi khác nhau theo mỗi ngày, có đêm ngủ đúng giờ, có đêm ngủ trễ. Nhưng hãy cố tập như vầy: dù bạn đi ngủ mấy giờ, khi ngủ thì ngủ một giấc liền! Và khi nào thức dậy, thì ngồi dậy ra khỏi giường ngay! (Đừng để tâm tiếp tục thưởng thức, thèm muốn cái cảm giác nằm ngủ trên giường). Đừng bao giờ nằm ngủ lại. Dù mỗi lần đi ngủ ngủ nhiều hay ngủ ít, chỉ ngủ một giấc liền. Hạ quyết tâm rằng: ngay sau khi thức dậy, dù chưa ngủ đủ giấc, vẫn cứ ngồi dậy và ra khỏi chỗ nằm, rửa mặt, và bắt đầu đi thiền kinh hành hoặc ngồi thiền. Nên biết rõ cách luyện tập bản thân mình theo cách như vậy. Đó không phải là chuyện ta biết chỉ nhờ nghe người khác nói. Ta phải biết rõ nhờ vào việc tự mình luyện tập bản thân, nhờ tự thân thực hành, nhờ tu tập theo cách như vậy.

Việc tu tập cái tâm là việc khó làm. Khi bạn đang ngồi thiền, hãy để tâm mình với một đối tượng duy nhất! Hãy để tâm an trú vào duy nhất là hơi thở vào và ra, và làm như vậy tâm sẽ dần dần được an tĩnh. Khi tâm ta đang lăng xăng động vọng là lúc nó đang có nhiều đối tượng. Ví dụ, ngay khi bạn ngồi xuống, bạn có nhớ nhà không? Một số người bỗng nhớ (thèm) món mỳ kiểu Tàu. Ngày đầu sau khi thọ giới vào chùa, bạn cảm thấy rất đói bụng phải không? Bạn muốn ăn, muốn uống như bình thường. Bạn thèm nhớ đến rất nhiều món ăn ngon. Tâm trí bạn thèm nhớ như điên. Nếu điều đó xảy ra, cứ để tâm trí như vậy. Nhưng đến khi nào bạn vượt qua được sự thèm muốn đó, nó sẽ tự biến mất.

Cứ tu như vậy! Các thầy có từng đi thiền chưa? Khi đi thiền thì đi ra sao? Tâm của các thầy có lăng xăng không? Nếu nó lăng xăng thì đứng lại và để tâm quay về lại. Nếu nó lăng xăng quá nhiều thì đừng thở. Giữ hơi thở cho đến khi nào buồng phổi căng tức. Lúc đó tâm sẽ tự nó quay về hướng tâm vào đó. Không cần biết, nếu nó quá lăng xăng chạy nhảy khắp nơi, các bạn cứ nín thở. Khi phổi bắt đầu tức, tâm sẽ quay về lại. Các thầy phải tạo năng lượng cho tâm. Huấn luyện tâm không phải giống như huấn luyện thú. Tâm thực sự khó huấn luyện hơn nhiều. Đừng dễ bị nản chí, đừng để bị thất vọng. Khi rán giữ hơi thở, các thầy sẽ không thể nghĩ về bất cứ thứ gì khác, và tâm sẽ quay trở về lại với mình.

Giống như nước trong chai này. Khi chúng ta đổ nghiêng từ từ thì nước nhỏ ra theo giọt. Nhưng nếu chúng ta dốc đứng chai đổ ra, nước sẽ chảy thành dòng liên tục, chứ không phải theo từng giọt riêng như lúc đầu. Sự chánh niệm của chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta gia tăng nỗ lực, tu tập một cách đều đặn và liên tục, thì sự chánh niệm của chúng ta sẽ 'chảy' liên tục như dòng nước. Dù chúng ta đang đứng, đang đi, đang nằm hay đang ngồi, trí hiểu biết của chúng ta sẽ không bị gián đoạn, giống như một dòng chảy liên tục.

Sự tu tập tâm cũng giống như vậy. Sau một thời gian đầu tu tập, tâm chỉ là nghĩ này nghĩ nọ. Nó bị kích thích, bị kích động và sự chánh niệm không được liên tục. Nhưng dù lúc đó tâm có nghĩ gì, cứ mặc kệ nó, chỉ cần nỗ lực thực tập như đã nói. Cũng giống như những giọt nước đổ sẽ dần dần trở nên đều đặn cho đến khi chúng hợp lại với nhau trở thành một dòng nước chảy. Lúc đó, trí hiểu biết của chúng ta sẽ bao trùm. Đứng, ngồi, đi hay nằm, dù bạn đang làm gì, sự hiểu biết đó sẽ hộ phòng cho bạn.

Này các thầy (vừa mới thọ giới vào chùa), hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Hãy thử thực tập. Nhưng đừng hấp tấp, vội vã. Nếu chỉ ngồi không chờ nhìn thấy kết quả, chỉ phung phí thời gian trôi qua mà thôi. Do vậy hãy chú tâm, hãy thận trọng. Nếu các thầy cố quá thì các thầy cũng không thành công, “dục tốc bất đạt”. Nhưng nếu cứ lơ là, chểnh mảng, trì hoãn, khất thời thì các thầy cũng không thành công gì.

-----------------

(29) [Đây là bài nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Lào tại chùa Wat Pah Pong vào ngày đầu tiên của kỳ An Cư Kiết Hạ, tháng 7,1978, nói với một nhóm Tỳ kheo vừa mói thọ giới].


    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Tổng quan về Nghiệp


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.98.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...