Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 2. Biện minh về học thuyết Dương, Mặc »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 2. Biện minh về học thuyết Dương, Mặc

Donate

(Lượt xem: 5.024)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 2. Biện minh về học thuyết Dương, Mặc

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Ông Vương Trung người ở Thái Nguyên thưa hỏi: “Có người nói đạo Phật là một trong chín học phái, lại có người xem đạo Phật cũng tương tự như các học phái của họ Dương, họ Mặc. Việc ấy có đúng chăng?”

Thiền sư Không Cốc đáp: “Thật là sai lầm quá lắm, sao ông lại không biết? Chín học phái mà ông nói đó, có chép trong sách Sử ký do Tư Mã Thiên trước thuật vào đời vua Hán Võ đế. Thời ấy ở Trung Hoa chưa có Phật pháp, làm sao nói rằng đạo Phật là một trong chín học phái? Hai ông Dương, Mặc chỉ là những người đề xướng một cách sống riêng, còn đức Phật là bậc Đại Thánh khai mở một đạo lớn, há có thể xem là tương tự như Dương, Mặc hay sao?

“Họ Dương, họ Mặc lấy việc làm mà dạy người, không có giáo pháp, đạo lý. Mạnh tử đã từng chê bỏ hai phái ấy, thiên hạ cũng đều chê. Còn Phật theo đạo lớn mà dạy dỗ, bao gồm hết cả Tam giáo trong trời đất. Chỉ tiếc là Tư Mã Thiên chẳng được gặp Phật. Nếu gặp ắt phải suy tôn, kính chuộng và nhận ra được chỗ tốt đẹp đáng học hỏi.”

Vương Trung lại hỏi: “Đạo Phật có nói đến tình thương bình đẳng bao trùm, chẳng phải cũng gần gũi với học thuyết của họ Mặc đó sao?”

Thiền sư Không Cốc đáp: “Các đức tánh từ, bi, hỷ, xả của đạo Phật không phải là thứ tình luyến ái mê đắm. Lòng yêu thương của từ bi gọi là đạo đức, còn sự luyến ái mê đắm chỉ là thứ tình cảm riêng tư mà thôi.

“Hàn Xương Lê có nói: ‘Tình thương rộng khắp là đức nhân, nếu vướng vào tình riêng thì thành ra hỗn tạp, rối loạn.’

“Khổng tử dạy rằng: ‘Người nào mang tài vật thí khắp muôn dân, lại hay cứu giúp tất cả mọi người, ắt phải xưng đó là bậc thánh.’ Mạnh tử nói: ‘Lòng trắc ẩn là đầu mối của đức nhân.’

“Lời dạy của hai vị Khổng, Mạnh không theo tình riêng mê đắm, cũng không lẫn lộn giữa chân thật và giả dối, nên có thể so với lòng từ bi của nhà Phật, trong ngoài đều có chỗ tương hợp.

“Ôi! Đạo Nho dạy trước phải giữ theo cang thường, nhờ đó tự nhiên sáng rõ đạo lý. Đạo Phật dạy trước phải sáng rõ đạo lý, sau đó tự nhiên thuận theo cang thường. Người đời xem qua có vẻ như khác biệt, nhưng kẻ thông đạt thì thấy thật ra là giống nhau.

“Kinh Pháp hoa dạy: ‘Pháp trụ ở ngôi pháp, tướng thế gian vẫn còn.’ Nên dù có giảng thuyết kinh sách thế gian, nói ra những lẽ an dân trị nước, hay chỉ dạy các nghề nghiệp mưu sanh, hết thảy đều là thuận theo Chánh pháp.

“Kinh Hoa nghiêm dạy: ‘Pháp Phật không khác với pháp thế gian, pháp thế gian không khác với pháp Phật.’ Như vậy, lẽ nào lại là đạo không có cang thường hay sao?

“Lão tử nói: ‘Yêu dân, trị nước, há có thể không làm được sao?’ Như vậy thì đạo Phật và đạo Lão cũng đều thuận theo cang thường. Đã thuận theo cang thường, lẽ nào lại không có lòng trung với đất nước, không hiếu thảo với cha mẹ, không tu dưỡng đạo đức, không rộng làm việc nhân nghĩa hay sao? Xét theo đó thì đạo Phật và đạo Lão lẽ nào lại trái với cang thường hay sao?

“Ba vị Thánh nhân của Tam giáo ví như ba chân vạc đứng vững trong thiên hạ, giữ quyền giáo hóa đại đạo. Nếu không biết đến hai đạo Phật, Lão là người không có trí, còn bài bác Phật, Lão là thiếu mất đức nhân.

“Học thuyết Khổng, Mạnh dạy người ta những điều nhân nghĩa. Kẻ đọc sách Nho mà bỏ mất điều nhân nghĩa, lẽ nào chỉ chú trọng ở phần văn chương khéo léo thôi sao? Bởi chỉ dựa vào chỗ văn chương bóng bẩy nên mới theo ý riêng của mình mà sai lệch bài bác Phật, Lão, thật là sai lầm biết bao! Đã tự mình đánh mất tinh thần đạo đức, còn làm cho những người hậu học phải lầm lạc, các ông phải tự mình tỉnh táo mà xét kỹ lẽ ấy.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Giai nhân và Hòa thượng


Giải thích Kinh Địa Tạng


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.60.62 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...