Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 24. Cư sĩ Long Thư bàn về sự dâm dục và giết hại »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 24. Cư sĩ Long Thư bàn về sự dâm dục và giết hại

(Lượt xem: 8.201)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 24. Cư sĩ Long Thư bàn về sự dâm dục và giết hại

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Việc ăn uống và tình dục giữa nam nữ là hai sự ham muốn lớn nhất của con người. Có thể kiềm chế cho đến mức không còn nữa là bậc thánh. Hạn chế không phóng túng là người hiền. Phóng túng không hạn chế là hạng ngu si hèn kém.

Cả hai việc ấy đều là chỗ khiến cho người tạo nghiệp. Giết hại sanh mạng để được ăn ngon miệng, no bụng, chẳng phải là gây tội hay sao? Dâm dục làm mất đi tánh chân thật trời ban, chẳng phải là gây tội hay sao? Huống chi hai việc ấy đều nương theo nhau mà phát triển. Ăn nhiều món ngon nên khí huyết sung thạnh; khí huyết sung thạnh thì dâm dục nhiều; dâm dục nhiều ắt trở lại hao tổn khí huyết; khí huyết hao tổn lại phải dựa vào việc ăn uống để tự tẩm bổ. Vậy là hai việc ấy đều thay nhau tạo nghiệp.

Muốn giảm bớt cái tội do việc ăn uống, trước hết phải hạn chế sự dâm dục. Nếu có thể hạn chế sự dâm dục, tự nhiên cái tội do việc ăn uống sẽ giảm bớt. Đó là phương cách để được yên thân và sống lâu. Nếu hạn chế được sự dâm dục cho đến dứt bỏ đi, thì dù ăn uống đạm bạc cũng thấy ngon lành. Còn như buông thả phóng túng, số phần được hưởng vốn có giới hạn, khi dùng hết ắt phải dứt sớm.

Thiền sư Từ Giác nói rằng:

Mỗi ngày hai bữa nuôi thân mạng,
Dở ngon tùy phận, món thuốc thường;
Nuốt vào trong bụng thành gì thế?
Sao chẳng lưu tâm khéo xét lường!

Nếu thường suy xét như vậy thì có thể tự mình giảm bớt được tội lỗi gây ra do việc ăn uống.

Vụ Thật Dã Phu có bài thơ rằng:

Một bao da chứa thịt, máu, xương...
Gọi là xinh đẹp, ấy dối lường.
Xưa nay quân tử đều ôm ấp,
Trăm tuổi nào ai thoát mộ đường?

Nếu thường suy xét như vậy thì có thể tự mình giảm bớt sự dâm dục.

Nếu quả thật thấu hiểu được cả hai điều này, thì đời sống không do đâu mà phải chịu tật bệnh, chết yểu. Đến sau khi bỏ thân này, cũng không do đâu mà rơi vào những cảnh giới địa ngục, súc sanh.

Người tu Tịnh độ phải hết sức cẩn thận giữ gìn đối với hai việc này.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Tổng quan về Nghiệp


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.254 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...