Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 6. Chuyện châu Âu: Nước Đức - Phần 2 »»

Đường Không Biên Giới
»» 6. Chuyện châu Âu: Nước Đức - Phần 2

Donate

(Lượt xem: 3.473)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 6. Chuyện châu Âu: Nước Đức - Phần 2

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nói đến Đức ai cũng nghĩ ngay đến Bá Linh (Berlin) nên hôm nay tôi mời quý vị đến thăm vùng đất đặc biệt này. Từ Hannover, nếu muốn đi Bá Linh có thể đi bằng mj trong ba cách như sau:

- Lấy máy bay từ Hannover đến Bá Linh, chỉ độ chừng 20 phút. Nếu ai là người làm trong những cơ quan quan trọng của chính quyền không muốn đi ngang Đông Đức.

- Cách thứ hai là có thể đi xe lửa từ Hannover đến Tây Bá Linh, độ chừng 4 tiếng đồng hồ.

- Cách thứ 3 là đi bằng xe hơi, thời gian không thể xác định được, vì tùy thuộc vào giấy tờ của bạn, có thể sẽ đến được Tây Bá Linh sau 4 tiếng đồng hồ khởi hành từ Hannover, nhưng nếu có gì trục trặc, bạn có khi phải chờ đến 2 hoặc 3 tiếng đồng hồ tại biên giới.

Bá Linh trước đây hồi Đệ nhị Thế chiến là thủ đô của nước Đức, nhưng kể từ khi nước Đức bị chia đôi, thủ đô của Cộng hòa Liên Bang Tây Đức dời về Bonn và thủ đô của Cộng hòa nhân dân Đức (Đông Đức) vẫn đóng tại Đông Bá Linh. Khi Đức thua đồng minh Anh, Pháp, Mỹ hồi Đệ nhị Thế chiến thì thành phố Bá Linh bị chia làm 4 dưới sự kiểm soát của 4 cường quốc: Đông Bá Linh do Nga kiểm soát và Tây Bá Linh chia làm 3 phần do Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát. Do đó, nếu ngày nay sang Tây Bá Linh bạn vẫn còn thấy những vùng quân sự được phân chia bởi những quốc gia này. Đây là mỗi nhục lớn của dân tộc Đức do mộng bá chủ đồ vương của Hitler.

Đồng bào Việt Nam tỵ nạn cộng sản nơi đây độ chừng hơn 1.000 người, có một số lớn đi từ bên Lào sang. Đặc biệt những người này rất sùng bái Đạo Phật. Điều đó cũng dễ hiểu, vì ở nước Lào Phật giáo là quốc giáo nên họ đã thừa hưởng được tinh thần ấy. Điều đó đáng khích lệ và học hỏi nơi họ.

Trước năm 1975, ở Bá Linh có khoảng 300-400 sinh viên Việt Nam, trong số đó có thành phần thân cộng sản cũng trên dưới 200 người và sau 1975 số này giảm bớt đi, vì gia đình thân nhân của họ từ Việt Nam sang kể cho họ nghe những sự “tự do” của cộng sản nên họ bớt sinh hoạt trong hội Đoàn Kết và số khác sau khi tốt nghiệp đã rời Bá Linh để đi Tây Đức hoặc đi nơi khác lập nghiệp sinh nhai.

Tình hình và khuynh hướng chính trị của đồng bào Việt Nam tại Tây Bá Linh rất phức tạp, không nên bàn nhiều nơi đây, vì những vấn đề ấy đã được đề cập nhiều ở những báo chí khác. Dưới con mắt của một nhà tu thì chuyện của người tại Bá Linh chỉ có người Bá Linh mới giải quyết được chứ những người khác bên ngoài khó có thể hàn gắn nổi. Vì Đức Phật dạy rằng: “Sư tử trùng thực sư tử nhục”, nghĩa là chỉ có con trùng sinh ra trong thân con sư tử mới ăn thịt được nó mà thôi, và cũng chính con sư tử ấy mới có thể tự chữa cho mình khỏi bệnh chứ không ai khác có thể chữa lành cho nó cả.

Nhưng dầu sao đi nữa, đất Bá Linh vẫn là đất lành mà nơi đây đa số những người ngoại quốc đều có mặt. Lành là so với chế độ cộng sản ở Việt Nam hay Đông Đức, nhưng Bá Linh cũng thật dữ với những ổ gián điệp động trời trong lịch sử. Bá Linh là võ đài tranh chấp giữa thế giới cộng sản và thế giới tự do, nên cũng không yên ổn gì cho mấy. Trong thành phố Tây Bá Linh người ta ít thấy không khí chiến tranh, nhưng đến gần vùng phi quân sự giữa Đông và Tây Bá Linh mới thấy cảnh chiến chinh dường như vẫn còn đó và “bức tường ô nhục” ngăn chia giữa Đông và Tây Bá Linh là một bằng chứng ghi lại những gì đã bị đổ vỡ bởi chiến tranh và thù hận. Nếu không bằng tình thương thì bức tường này vẫn còn là vết nhơ lịch sử của một dân tộc, mà dân tộc đó vẫn thường tự hào là tốt đẹp hơn tất cả những dân tộc của hoàn cầu.

Nếu những truyện ngụ ngôn của văn hào La Fontaine nước Pháp về “con ếch và con bò”, hay “con cáo và con cò” mà ảnh hưởng được những tâm hồn tục lụy như những nhà lãnh đạo của Đức thời xưa trước Đệ nhất hay Đệ nhị Thế chiến thì có lẽ ngày nay Đức sẽ không như vậy, và ngày nay có nói cũng là chuyện đã rồi, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử chứ không là một hình thức quyền uy nào khác.

Từ bức tường bên này có thể trông thấy người bên kia hay ngược lại, nhưng người bên này có vẻ phong lưu, tự tại, trong khi đó người bên kia bị bao phủ bởi những hàng rào dây kẽm gai và chông mìn như những thời tranh đấu năm 1963 giữa Phật giáo và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm. Cùng một dòng máu, cùng một dân tộc, cùng một ngôn ngữ nhưng bên này không thừa nhận bên kia, và bên kia cũng tìm cách phá rối bên này, cũng chẳng khác nào con sông Bến Hải trước và sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Việt Nam vậy.

Du khách đến đây để cảm nhận nỗi đau thương cũ của nhân thế và sự đổi dời của lịch sử Bá Linh, nên không vui khi nhìn bức tường thành ấy. Đôi lúc như cảm thấy mình cũng bị ảnh hưởng bởi sự chia ly này.

Tại thành phố Bá Linh có một chùa tên là “Buddhistische Haus”. Chùa này được xây từ năm 1924 bởi một người Đức là Dr. Paul Dahlke. Ông ta là một học giả uyên thâm của nước Đức, nửa đời vì thấy giáo lý nhà Phật thích hợp với đời sống nội tâm của mình nên từ bỏ công danh sự nghiệp sang Tích Lan để cầu thầy thọ giáo. Thượng Toạ Sunmangala Suriyagoda là vị Thầy nổi tiếng về ngôn ngữ Pali của ông, và ông đã quy y theo Thượng Tọa này. Sau đó không lâu ông về lại Đức, hiến ngôi nhà của mình cho Phật giáo Tích Lan. Ngôi chùa đó nằm tại Edelhofdam 54,1000 Berlin 28 Frohnau. Hiện nay chùa được những vị Sư người Tích Lan trông coi. Chùa có một chánh điện xây theo kiểu Nhật Bản, một thư viện với nhiều sách vở bằng tiếng Pali, Anh, Nhật, Trung quốc, Đức, Pháp v.v... về Phật học và văn học rất phong phú. Ngoài ra chùa còn có một trung tâm tọa thiền và nhập thất cho thiền sinh và tu sĩ. Cảnh vật thật xinh đẹp, chung quanh bao phủ bởi đồi cao thông xanh vi vút. Nếu gọi thành phố Bá Linh là nơi xa hoa kiểu cách, thì hãy xem ngôi chùa này như một bóng mát để chở che những tâm hồn đau khổ.

Mỗi lần Phật tử Việt Nam tại Bá Linh có lễ lộc gì đều có thể mượn nơi đây để nguyện cầu hay hội họp. Vị sư trụ trì thường hay nói với chúng tôi mỗi khi đến thăm rằng chùa là của chung tất cả mọi người chứ không phân biệt Đông Tây, Nam Bắc, vì Phật chỉ có một chứ không hai. Những vị sư ở đây nói tiếng Anh rất thông thạo, nhưng tiếng Đức có phần ít lưu loát hơn!

Tại Bá Linh chưa có một ngôi chùa Việt Nam nào, mặc dầu đồng bào Phật tử nơi đây cũng muốn có một vị sư hay một vị Thầy để lãnh đạo quần chúng Phật tử, nhưng vì chưa thuận duyên nên công việc trên chưa thực hiện được. Tuy nhiên, tại Tây Bá Linh đã có một Chi Hội Phật tử thuộc Hội Phật tử tại Tây Đức. Thành phần cốt cán của ban văn nghệ Hội Phật tử Tây Đức đều tập trung nơi đây. Mỗi lần có lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan hay Tết là bà con Phật tử tại Bá Linh, nhất là ban Văn Nghệ đều kéo về Hannover để dự lễ và đóng góp phần mình vào công việc tổ chức những Đại Lễ trên. Bá Linh là như thế và Bá Linh có lẽ cũng chẳng đổi thay với thời gian và hoàn cảnh.

Đến Bá Linh cũng để nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan của Việt Nam chúng ta trong những thế kỷ trước.

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú.
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.”

Bá Linh là vậy đó. Ai đã có cơ hội đến Tây Đức thì cũng nên đi xem Bá Linh một lần. Đến Bá Linh để hồi tưởng về Việt Nam trong quá khứ, rời Bá Linh để tìm cho mình một niềm vui thanh thoát nhẹ nhàng.

Tôi thương đất nước tôi, nơi quê hương, tình người và Đạo Pháp, nên tôi không bằng lòng cho những ai chia cách núi sông, vì dân tộc tôi phải sống bằng tình thương chứ không là thù hận. Dân tộc tôi phải sống lành mạnh chứ không đói rách đọa đày. Đất nước tôi có anh hùng liệt sĩ, quê hương tôi có đạo Phật lâu đời. Tôi phải sống, phải kiên gan bền chí để tạo cho được ngày về trong vinh quang muôn thuở không còn bóng dáng quân thù mà ngày ấy chỉ có những người thân vì tình đồng bào ruột thịt.

Bá Linh có rất nhiều điều hay và cũng lắm điều lạ, nhưng Bá Linh cũng có không ít chuyện tang thương, nên ai đó trong chúng ta có lòng thì hãy đến thăm Bá Linh để có dịp nhớ về quê cũ. Và đến Bá Linh để tắm gội tình người trong kiếp sống tha hương đầy gian truân khổ nhọc.

Bá Linh duyên dáng như cô thôn nữ yêu kiều, nhưng Bá Linh cũng kiêu sa như những nàng cung phi được vua chiều chuộng nhất. Bá Linh là trung tâm của nước Đức và cũng là cửa ngỏ ngăn đôi giữa Tự Do và Cộng Sản, giữa tình thương và thù hận...

Những trang vừa qua, chúng tôi đã viết khá nhiều về nước Đức, chưa sang được phần những nước khác nên trong bài này, chúng tôi cố gắng tóm lược lại những gì viết và nói về xứ Đức.

Khi đi đám tang cho người Việt Nam hay người Việt gốc Hoa theo Phật giáo, tôi thấy những người Đức làm việc trong những nhà quàn phải gặp khó khăn không ít với mình. Vì sao vậy? Vì Đông và Tây chưa bao giờ gặp nhau. Người Đức ít hiểu về phong tục của người Á Đông. Trong khi đó, người Á Đông cố gắng làm sao để giữ lại một phần nào phong tục của mình để cho người chết được an lòng nơi cõi tịnh, hay người sống được đỡ nhớ thương, vì mồ được yên, mả được đẹp. Những sự khổ tâm ở đây là tập quán và phong tục. Một vị Sư Phật giáo thường hay đứng nhìn vào bàn thờ Phật để cầu nguyện, nhưng một vị Linh Mục Thiên Chúa Giáo hay Mục Sư Tin Lành thường đứng từ trên cao (đại diện cho Thiên Chúa), quay mặt ra ngoài để khuyên dạy giáo dân. Có lần tôi nhờ những người làm trong nhà quàn sắm cho một cái bàn để làm bàn thờ, họ chỉ lên cái bàn bên cây Thánh Giá, tôi nói: “Không phải cái bàn đó, tôi cần cái bàn để đứng nhìn vào chứ không phải đứng nhìn ra. Ông này trố mắt nhìn tôi rồi nói: “Vậy thì Đông và Tây có khác nhau nhỉ?” Tôi gật đầu, không nói thêm gì nữa. Ông ấy hỏi tiếp: “Vậy thì Đông và Tây còn gì khác nhau nữa?” Tôi bảo, còn rất nhiều, nhưng làm sao nói hết được. Ví dụ như người Tây Phương thường ăn mừng sinh nhật hằng năm, điều này chứng tỏ người Tây phương quý trọng và nhấn mạnh sự sống. Trong khi đó, người Đông phương hầu như không ăn sinh nhật, nếu có chỉ là bắt chước theo Tây phương thôi, mà thường hay chú trọng sự chết hơn. Vì sao vậy? Vì sau khi chết người Đông phương hay làm tuần 7 ngày cho đến 49 ngày, rồi 100 ngày, một năm, hai năm, ba năm v.v... rồi mãi mãi cứ mỗi năm là mỗi cúng giỗ. Như vậy không phải là khác biệt với Tây phương sao? Vả chăng người Đông phương quan niệm theo Phật giáo rằng chết không phải là hết, mà chết là để bắt đầu cho kiếp sống mới, trong vòng sinh tử, tử sinh. Ngược lại người Tây phương quan niệm rằng: Chết là hết, ai tin theo Chúa, làm việc thiện được lên Thiên Đường, còn ai không tin hoặc chỉ chuyên làm việc bất thiện thì sau khi chết phải đọa vào địa ngục. Theo Thiên Chúa Giáo, chỉ có hai đường đi lên và đi xuống, nhưng theo Phật giáo thì có rất nhiều đường đi lên, đi xuống, đi qua, đi lại, đi ngang, đi dọc v.v... đi Hằng hà sa số kiếp, đi trọn trong thế giới Ta Bà hay còn đi ra ngoài thế giới này nữa. Bao giờ thành bậc Giác Ngộ rồi, lúc đó muốn đi hay muốn nghỉ là tùy mình. Vì thế nên người Đông phương kỷ niệm một năm đã chết cũng là kỷ niệm một năm đã, đương và sẽ sinh về thế giới khác vậy. Cũng vì vậy nên người Đông phương trọng ngày chết hơn ngày sinh và người Tây phương thì ngược lại.

Tôi nói một hồi, hay đúng hơn là “thuyết pháp” cho ông ta nghe, ông ta gật đầu, nhưng không có lời nào đáp lại. Tôi định kể nhiều hơn nữa, nhưng trong nhà quàn nói nhiều không tiện, nên đành hẹn ông ta một dịp khác.

Người Á Đông, nhất là người Việt Nam có rất nhiều cái hay, nhưng cũng có khá nhiều cái dở mà chưa chắc có dân tộc nào có. Ví dụ như người Việt Nam lúc còn sống hầu như chỉ chuyên nói chuyện xấu của người này người nọ, chuyện có nói không, chuyện không nói có, thêm bớt đủ điều, nhằm làm giảm uy tín giá trị của đối phương mà mình không ưa thích, nhưng nếu một mai người ấy chết, trong tất cả những bài tiểu sử hay những bài điếu văn đều kể toàn những chuyện tốt để cho nhớ tiếc khóc thương...

Thỉnh thoảng cũng có vài trường họp ngoại lệ, nhưng đa số là như vậy. Chẳng khác nào người Nhật, khi sống thì chẳng quy y theo Đạo Phật, nhưng khi chết rồi mới mời Thầy tới quy y, đặt Pháp danh cho người chết. Nếu Pháp danh nào hay, như Cư Sĩ, Đại Tỷ... thì phải trả tiền nhiều, Pháp danh nào dở như Tín Sĩ, Tín Nữ... thì trả tiền ít hơn.

Người Nhật cũng chỉ vậy thôi. Nếu sống không lo tu hành tinh tấn, lúc chết liệu có mang theo cái Pháp danh hay không, cũng không biết chư Phật có cấp được giấy “thông hành” để sang Tây Phương Cực Lạc hay không. Quả là những chuyện viển vông không đâu mà không đi đúng theo Chánh Pháp, nhưng người đời vẫn tin đó là đúng, là nên làm.

Người Việt Nam chúng ta cũng vậy, ở đâu cũng nghe toàn là những chuyện gì đâu. Bởi thế, không biết bao giờ người Việt Nam mới làm chủ được chính mình? Nếu “sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi” để làm gì? Và nếu không xây dựng được cho nhau thì thôi, đừng đả phá nhau, và đừng khen chê giả dối, hời hợt. Nếu là một Phật tử, nên thực hành theo lời dạy của Đức Phật, có lẽ ít mang khẩu nghiệp về sau. Nếu không là Phật tử cũng nên học cách làm người để tiến thân, cầu đạo...

Nước Đức không phải quê hương tôi, nhưng tôi đi hầu như đã hết chỗ, và nước Nhật cũng thế. Trong khi đó quê hương mình nhưng không được đi đâu cả, kể cũng thương tâm, nhất là lúc đã được “hòa bình, độc lập, thống nhất”. Những nơi như Stuttgart, München, Frankfurt, Koblenz, Bonn, Köln, Aachen, Dortmund, Göttingen v.v... nơi nào cũng có dấu chân tôi đặt đến. Lẽ ra phải viết từng địa phương, nhưng bài ký sự này hơi dài so với nước Đức, nên lần này chỉ giới thiệu tổng quát một số địa phương ở trên.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Kinh Bi Hoa


Cảm tạ xứ Đức


Gõ cửa thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.234.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...